Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Đức Thánh Cha Phanxico thúc giục cầu nguyện sau vụ thảm sát ở Orlando

Đức Thánh Cha Phanxico thúc giục cầu nguyện sau vụ thảm sát ở Orlando

Số lượng người chết đã làm vụ xả súng hôm 12 tháng 6 trở nên tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

CNA/EWTN NEWS

13/06/2016
Mark Wilson and Gerardo Mora/Getty Images
Tất cả các lá cờ đã được hạ xuống thấp một nửa trong khu Đài tưởng niệm Washington để tưởng nhớ những người đã bị giết bởi 1 tay súng ở một hộp đêm tại Orlando, Fla., ngày 13 tháng 6. Ngày 12 tháng 6, 50 người đã bị giết tại hộp đêm Pulse ở Orlando, Bên dưới, cảnh sát Orlando được nhìn thấy bên ngoài Pulse, sau vụ xả súng thảm sát và tình hình con tin. Nghi can xả súng, Omar Mateen, đã bị cảnh sát bắn chết. Đây là vụ xả súng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
– Mark Wilson và Gerardo Mora/Getty Images
VATICAN CITY — Đức Thánh Cha Phanxico và các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Hoa Kỳ đã cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình bị ảnh hưởng bởi vụ xả súng hôm 12 tháng 6 tại một hộp đêm ở Orlando giết chết 50 người.
Trong báo cáo ngày 12 tháng 6, Cha Federico Lombardi, nhân viên phòng báo chí Tòa Thánh nói rằng, “vụ thảm sát khủng khiếp,” để lại một con số quá nhiều những nạn nhân vô tội bị giết chết, đã làm cho Đức THánh Cha Phanxico và tất cả chúng ta những cảm giác đậm nét nhất về sự kinh hoàng và sự lên án, về sự đau đớn và tình trạng rối loạn trước hình thức giết người man rợ mới và lòng hận thù điên rồ.”
Bản báo cáo viết, “Đức Thánh Cha Phanxico đã hiệp thông cùng với các gia đình có nạn nhân và tất cả những người bị thương trong lời cầu nguyện và lòng thương xót. Chia sẻ nỗi đau không lời nào diễn tả của họ, ngài phó thác họ trong bàn tay Thiên Chúa, để họ có thể tìm được nguồn ủi an.”
“Tất cả chúng ta hy vọng rằng có thể tìm ra được những con đường, càng sớm càng tốt, để nhận dạng và đối chiếu những nguyên nhân của tình trạng bạo lực kinh hoàng và vô lý như vậy, mà nó đã làm rúng động lòng mong muốn hòa bình của dân tộc Mỹ và toàn thể nhân loại.”
Ít nhất 50 người đã bị giết chết và 53 người bị thương trong sáng sớm ngày 12 tháng 6, khi một tay súng được nhận diện là Omar Mateen 29 tuổi đã đấu súng với một cảnh sát làm việc tại hộp đêm Pulse, là nơi phục vụ giải trí cho những khách hàng đồng tính.
Mateen, đến từ Florida và là hậu duệ của gia đình người Afghanistan, đã cầm giữ những con tin ít nhất suốt 3 giờ đồng hồ và đã bị lực lượng an ninh SWAT bắn chết. Mặc dù người ta cho rằng vụ bạo lực hàng loạt này có động cơ từ ý thức hệ, nhưng người ta vẫn chưa tìm thấy hắn ta có bất kỳ một mối liên hệ nào với các nhóm khủng bố.

Số lượng người chết đã làm vụ xả súng hôm 12 tháng 6 trở nên tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Đức Giám mục John Noonan địa phận Orlando, Fla., đã bình luận trên Twitter hôm Chúa nhật, “Chúng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ xả súng hàng loạt ở Orlando sáng nay, các gia đình của họ. Nguyện xin lòng thương xót của Chúa đổ xuống trên chúng ta.”
Đức Giám mục Noonan cùng có mặt trong lễ tang và cầu nguyện với Đức Giám mục James Conley địa phận Lincoln, Neb., bình luận rằng: “Xin hãy hiệp thông với tôi để cầu nguyện cho những nạn nhân bạo lực, gia đình của họ và những người yêu thương của họ, ở Orlando.”
“Sau vụ bạo lực không lời nào diễn tả được ở Orlando nhắc chúng ta nhớ rằng sự sống con người thật vô giá,” Đức Tổng Giám mục Joseph Kurtz viết trong báo cáo, ngài là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa kỳ.
“Những lời cầu nguyện của chúng ta dùng cho các nạn nhân, gia đình của họ và tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi hành độn kinh khủng này.”
Đức Giám mục William Lori địa phận Baltimore cũng lên tiếng về nỗi đau của ngài sau vụ xả súng, trong một bình luận trên Twitter gửi đi từ Tổng giáo phận của ngài kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân.
Trong phần báo cáo của ngài, Đức Tổng Giám mục Kurtz viết rằng “Tình yêu thương xót của Chúa Ki-tô kêu gọi chúng ta hãy thể hiện tình đoàn kết trong nỗi đau thương và tìm ra biện pháp để bảo vệ sự sống và giá trị nhân phẩm của mỗi con người.”
orlando

[Nguồn: ncregister]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/06/2016]



Đức Thánh Cha Phanxico nói rằn cầu nguyện cho kẻ thù có thể chữa lành tâm hồn chúng ta

Đức Thánh Cha Phanxico nói rằn cầu nguyện cho kẻ thù có thể chữa lành tâm hồn chúng ta

14-06-2016 Vatican Radio
pope francis
(Vatican Radio) Cầu nguyện cho kẻ thù có thể chữa lành tâm hồn của chúng ta: đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh lễ tại nhà nguyện Casa Santa Marta sáng thứ Ba. Nhớ lại thời nhỏ của ngài ở Argentina, lúc đó người ta cầu xin cho những kẻ độc tài phải xuống hỏa ngục, Đức Thánh Cha nhắc chúng ta con đường chính Chúa Giê-su dạy chúng ta yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi chúng ta.
Suy niệm về bài đọc trích Tin mừng theo Thánh Mát-thêu trong đó Chúa Giê-su bảo các tông đồ của hãy yêu kẻ thù của mình, Đức Thánh Cha Phanxico lưu ý rằng lời dạy này trái ngược lại với những điều các thày thông luật thời đó dạy rằng: Ngươi yêu người anh em hàng xóm của mình và hãy ghét kẻ thù của mình.” Ngài nói, luật của Người Do thái dạy quá lý thuyết, chỉ dựa trên Lề luật mà không dựa trên tình yêu của Thiên Chúa nằm ở trọng tâm của Lề Luật đó.
Đức Thánh Cha nói, vì lý do này, Chúa Giê-su lặp lại mệnh lệnh quan trọng nhất của Cựu ước: Hãy yêu Thiên Chúa bằng hết tâm hồn của m2inh, bằng hết sức lực của mình, bằng hết linh hồn của mình, và hãy yêu anh em mình như chính bản thân mình. Đây không phải là trọng tâm của những gì các thầy thông luật thời đó dạy, ngài nói. Họ chỉ quan tâm đến những chi tiết và từng trường hợp cá biệt, nhưng Chúa Giê-su cho thấy ý nghĩa thực sự của Lề luật mà Người đến để kiện toàn.
Đức Thánh Cha lưu ý về cách mà Chúa Giê-su đưa ra những ví dụ để cho thấy các mệnh lệnh dưới ánh sáng mới và chứng minh rằng tình yêu thì cao trọng hơn các câu chữ trong Lề luật. Từ luật ‘Đừng giết hại’ có nghĩa là không được lăng nhục hay tức giận với anh em, đến những hướng dẫn như đưa áo khoác cho người đòi áo trong của người, hay đi thêm một dặm với người muốn ngươi đi cùng 1 dặm.
Điều này không chỉ là để kiện toàn Lề luật, Đức Thánh Cha nói, nhưng cũng còn để chữa lành tâm hồn chúng ta. Trong những lời giải thích Lề luật của Chúa Giê-su, đặc biệt trong Tin Mừng Mát-thêu, ngài nói, có một con đường để chữa lành. Mọi tâm hồn đều bị thương tổn vì tội lỗi – vì mỗi người chúng ta đều có – phải đi theo con đường chữa lành này để có thể trở nên giống như “Cha trên trời là Đấng toàn thiện” của chúng ta.”
Bước cuối cùng và cũng là khó khăn nhất trên con đường đi đến sự toàn thiện này, Đức Thánh Cha Phanxico nói, có trong lời của Chúa Giê-su trong bài đọc hôm nay: “Các ngươi đã nghe nói rằng, ngươi hãy yêu anh em mình và ghét kẻ thù mình. Nhưng thầy nói với anh em, hãy yêu kẻ thù mình và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi mình.” Đức Thánh Cha nhớ lại lúc còn nhỏ, người ta thường cầu xin Thiên Chúa tống những kẻ độc tài của thời đó xuống hỏa ngục, nhưng thay vì vậy, ngài nói, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta kiểm điểm lại lương tâm của chúng ta và cầu nguyện cho kẻ thù.
Ngài kết luận, nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để biết cầu nguyện cho những cá nhân làm tổn thương và ngược đãi chúng ta. Đức Thánh Cha nói, sức mạnh của lời cầu nguyện sẽ làm 2 điều: nó sẽ làm thay đổi người kia trở nên tốt hơn và nó sẽ làm chúng ta trở nên giống với những người con của Cha trên trời.

[Nguồn: news.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/06/2016]



Sự hy sinh của Chiara Corbella: 'Vâng, anh Enrico, Thánh giá rất ngọt ngào’

Sự hy sinh của Chiara Corbella: 'Vâng, anh Enrico, Thánh giá rất ngọt ngào’

Chiara Corbella Petrillo with her son, Davide. Courtesy of Sophia Institute Press.
Chiara Corbella Petrillo với con trai của cô, Davide. Courtesy of Sophia Institute Press.

Vatican City, 14 tháng 6, 2016 / 03:13 sáng (CNA/EWTN News).- Trong một lời chứng nhân tại Năm Thánh cho Bệnh nhân và Người khuyết tật ở Vatican, người chồng của Chiara Corbella Petrillo – người đã chết sau khi từ chối điều trị thuốc để cứu đứa con chưa ra đời (rejecting medical treatment in order to save her unborn child) – nói về đức tin vui mừng của vợ mình trong khuôn mặt của người bệnh giai đoạn cuối.
“Chiara đẹp. Cô ấy rất tươi. Cô ấy hạnh phúc. Cô ấy luôn sẵn sàng nói câu “Tôi yêu bạn” với mọi người. Cô rất hạnh phúc vì đã sống một cuộc sống trọn vẹn và tuyệt vời. Cô rất sung sướng vì được  yêu.”
Enrico Corbella, đứng trước bàn thờ với con trai của mình là Francesco, bây giờ đã 4 tuổi, nói chuyện với những đám đông ướt sũng dưới cơn mưa, tụ họp ở Quảng trường Thánh Phê-rô để tham dự Thánh lễ với Đức Thánh Cha.
Anh nói với đám đông rằng để “tạo không gian cho ân sủng,” chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận điều mà anh gọi là “tình yêu thiếu công bằng.”
“Có công bằng không khi tôi là một người đàn ông mất vợ? Có công bằng không khi Francesco không có một người mẹ? Có công bằng không khi bị bệnh tật? Có công bằng không khi bị khuyết tật?”
“Có công bằng không khi Con Thiên Chúa chịu chết trên Thập giá? Không, nó không công bằng, nhưng đó là tình yêu: một sự bất công rất tuyệt diệu.”
Chiara Corbella mất ngày 12 tháng 6, 2012 ở tuổi 28, sau khi quyết định từ chối điều trị thuốc để cứu đứa con chưa ra đời khi một khối u được phát hiện trong lần mang thai thứ ba.
Chị và Enrico đã kết hôn ngày 21 tháng 9 năm 2008, gặp nhau ở Medjugorie 6 năm trước đó. Cặp vợ chồng cũng đã phải chứng kiến và chịu đựng cái chết của 2 đứa con đầu, Maria và Davide, những đứa trẻ đã qua đời chẳng bao lâu sau khi sinh.
“Chúng tôi luôn cảm thấy được yêu” Enrico nói trong phần làm chứng nhân. “Thiên Chúa đã cho chúng tôi 2 đứa con đặc biệt để đứng đợi ở cổng Thiên đàng. Chúng tôi đã chứng kiến chúng chìm vào giấc ngủ và chuyển từ cái ôm của chúng tôi sang cái ôm của Thiên Chúa Cha. Chúng tôi suy nghĩ, đâu là sự bất hạnh? Chúng đã được sinh ra.”
Chẳng bao lâu sau khi mang thai đứa con trai thứ ba, Francesco, Chiara nhận được chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối.
Chiara từ chối bất kỳ một liệu pháp điều trị nào để cứu mạng sống của mình trong thời gian mang thai vì nó có thể nguy hiểm đến sự sống của đứa con trai chưa ra đời của mình.
Khi ung thư phát triển, Chiara cảm thấy rất khó khăn khi nói và không nhìn được rõ ràng, gây ra cho chị những chịu đựng đau khổ vô cùng.
Enrico nhắc lại những tháng “đẹp nhất” sống với nhau, lãnh nhận các bí tích và cầu nguyện xin ơn chữa lành, cho dù điều đó không xảy ra. Tuy nhiên, họ nhận ra rằng điều quan trọng hơn là phải xin ơn cứu rỗi.
Trong một lá thư Chiara viết cho con trai Francesco, Enrico nhớ lại, chị nhắc lại câu trong Tin mừng: “Ách của Ta êm ái, gánh của Ta nhẹ nhàng.”
Tuy nhiên, Enrico thừa nhận rằng khi anh theo dõi vợ mình bị quật ngã bởi bệnh tật, anh đã vấp khó khăn với khái niệm này.
“Lúc đó vào khoảng 7 giờ sáng cuối cùng của vợ tôi, trước hộp đựng Mình Thánh, tôi hỏi cô ấy: 'Chiara, Thập giá này có thực sự ngọt ngào như Chúa Giê-su nói không?’ Cô ấy cười với tôi, và với một giọng yếu ớt cô ấy trả lời: “Vâng, Enrico. Thập giá rất ngọt ngào.'”
“Sự ngọt ngào ấy là dành cho vợ tôi, chứ không phải cho tôi,” Enrico nói. “Chính là cô ấy chết, không phải tôi. Thật vậy, Thiên Chúa ban ân sủng vào đúng thời điểm. Và vì thế, tôi ngắm nhìn vợ tôi qua đời thật hạnh phúc. Cô ấy biết rất rõ mình đang đi về đâu.”
“Thưa các anh chị em, cả chúng ta nữa có thể qua đời thật hạnh phúc, nếu chúng ta biết dành không gian cho ân sủng này,” anh kết luận. “Thiên Chúa không phải là người nói dối. Thập giá rất ngọt ngào. Hãy tin đi và điều đó thật đáng để tin.”

[Nguồn: catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/06/2016]