Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực

TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực

“Ngày nay con người xây dựng những hình ảnh của Thiên Chúa làm cản trở họ không vui hưởng được sự hiện hữu thực sự của Người”
7 tháng 9, 2016
Pope at Jubilee Audience © PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Pope At Jubilee Audience © PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi Triều Yết sáng nay.
* * *
Anh chị em thân mến, xin chào tất cả anh chị em! Chúng ta đã nghe đoạn Tin mừng của Thánh Mát-thêu (11:2-6). Mục đích của tác giả Tin mừng là làm cho chúng ta đi vào sự huyền  nhiệm của Đức Giê-su một cách sâu sắc hơn, để nhận được những ơn lành và lòng thương xót của Ngài. Trích đoạn như sau: Gioan Tẩy giả gửi các môn đệ đến với Chúa Giê-su – Gioan lúc đó đang trong tù – để hỏi Ngài một câu hỏi rất thẳng thắn: “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (c. 3). Chính trong những thời khắc đen tối … Vị Tẩy giả bồn chồn chờ đợi Đấng Mê-xi-a, và trong sự loan báo của mình ông đã mô tả Ngài bằng một ngôn ngữ mạnh mẽ, như một vị thẩm phán cuối cùng sẽ thành lập Vương quốc Thiên Chúa và thanh tẩy dân của Người, ban thưởng cho người tốt và trừng phạt những kẻ xấu. Ông loan báo như sau: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa.” (Mt 3:10). Bây giờ Đức Giê-su đã công khai sứ vụ của Ngài với một phong cách hoàn toàn khác, Gioan phải chịu đau khổ vì ông thấy mình ở trong bóng tối của cả hai bên: bóng tối của ngục tù và của phòng ngục tối, và bóng tối của tâm hồn. Ông không hiểu được phong cách của Đức Giê-su và muốn biết rõ liệu Ngài có phải đúng là Đấng Mê-xi-a không, hay ông phải đợi một người khác.
Và câu trả lời của Đức Giê-su thoáng nghe có vẻ không ăn nhập gì với câu hỏi của vị Tẩy giả: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.” (cc. 4-6). Ý định của Đức Ki-tô trở nên rất rõ ràng ở đây: Ngài trả lời rằng Ngài là một khí cụ cụ thể của lòng thương xót của Chúa Cha, Ngài đến với tất cả mọi người đem lại sự an ủi và ơn cứu độ, và bằng cách này cho thấy sự phán xét của Thiên Chúa. Người mù, người què, người phong cùi, người điếc được phục hồi giá trị và không còn bị loại trừ ra ngoài xã hội vì căn bệnh của họ, người chết được sống lại và Tin mừng được công bố cho người nghèo. Và điều này trở nên sự hòa nhịp trong hành động của Đức Giê-su, bằng cách này Ngài đã làm cho mọi người nhìn thấy được và có thể đụng chạm đến được hành động của Chính Thiên Chúa.
Thông điệp Giáo hội đón nhận từ những minh chứng trong cuộc sống của Đức Ki-tô rất rõ ràng. Thiên Chúa không gửi Con của Người xuống trần gian để trừng phạt người có tội hay tiêu diệt kẻ thủ ác. Thay vì vậy, Ngài đưa đến cho họ một lời mời gọi hoán cải, để khi nhìn thấy những dấu chỉ của phúc lành của Thiên quốc, họ có thể tái khám phá ra con đường trở về. Như Thánh vịnh nói: “Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài.” (130:3-4).
Công lý mà Gioan đặt vào trọng tâm của sự loan báo của ông, việc Chúa Giê-su thể hiện ngay từ đầu là lòng thương xót. Và những nghi ngờ của Người Dọn Đường chỉ được tháo cởi sau những hành động và lời của Ngài. Từ đó mới hiểu được kết luận của câu trả lời của Chúa Giê-su. Ngài nói: “Phúc cho những kẻ không bị vấp ngã vì ta” (c. 6). “Vấp ngã” có nghĩa là “bị cản trở”. Vì thế Chúa Giê-su đã cảnh báo về một mối nguy hiểm đặc biệt: nếu những sự cản trở lòng tin vượt lên trên tất cả những hành động thương xót của Ngài, điều đó có nghĩa là có một hình ảnh sai về Đấng Mê-xi-a. Vì vậy, phúc thay những người, qua dung nhan của những hành động và lời của Đức Giê-su, biết đem lại vinh quang cho Chúa Cha là Đấng ngự trên trời.
Sự nhắc nhở của Chúa Giê-su luôn luôn đúng lúc: ngày nay cũng vậy con người xây dựng những hình ảnh của Thiên Chúa làm cản trở họ không vui hưởng được sự hiện hữu thực sự của Người. Một số người cắt ra cho họ một đức tin “tự chế” đưa Thiên Chúa đến một không gian hạn hẹp theo ước muốn và sự tin tưởng của họ. Nhưng đức tin này không phải là một sự chuyển hướng đến Thiên Chúa là Đấng bày tỏ mình ra, nhưng nó cản trở Người không thử thách được cuộc sống và lương tâm của chúng ta. Có những người lại biến Chúa thành một thần tượng sai lệch; họ dùng Danh Thánh của Người để biện minh cho lợi ích riêng của họ, hay thậm chí là lòng thù hận và bạo lực. Vẫn còn có những người khác xem Thiên Chúa là một nơi để nương náu tâm lý, để được vỗ về trong những lúc khó khăn: đó là đức tin ích kỷ, không để cho sức mạnh của tình yêu thương xót của Chúa Giê-su trải rộng ra đến với anh chị em của chúng ta. Còn nữa, có những người xem Đức Ki-tô chỉ như một người thầy giỏi với những bài giảng về đạo đức, một người trong số rất nhiều người của lịch sử. Cuối cùng, có những người bóp nghẹt đức tin trong một mối quan hệ hoàn toàn riêng tư với Chúa Giê-su, hủy bỏ động lực sứ vụ của Người để biến đổi thế giới và lịch sử. Chúng ta, những Ki-tô hữu, đặt trọn vẹn niềm tin vào Chúa Giê-su Ki-tô, và khát khao của chúng ta là lớn lên trong sự trải nghiệm sống động của màu nhiệm tình yêu.
Vì thế, nguyện xin cho chúng ta không đặt ra một cản trở cho hành động thương xót của Chúa Cha, nhưng chúng ta hãy cầu xin ơn sủng có một đức tin mạnh mẽ để cả chúng ta nữa trở thành những dấu chỉ và những khí cụ của lòng thương xót.

[Văn bản chính: tiếng Ý]  [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

Lời chào bằng cách tiếng Ý
Anh chị em hành hương nói tiếng Ý thân mến, xin chào mừng! Cha rất vui được đón những khách hành hương của giáo phận Alife-Caiazzo và Chiavari, cùng với các đức Giám mục đáng kính, Đức ông Valentino Di Cerbo và Đức ông Alberto Tanasini, cùng các tín hữu của giáo phận Tricarico; các chủng sinh Verona và các thành viên tham dự chương trình Campus được cổ vũ bởi Hội đồng Giám mục Ý. Cha hy vọng rằng chuyến hành hương Năm Thánh của anh chị em được giàu có những hoa trái tinh thần để, bằng cách đi qua cánh cửa Thánh với đức tin, anh chị em nhận được ơn Toàn xá cho chính bản thân, cho những người thân yêu và cho người đã qua đời.
Cha chào mừng những ứng sinh Thêm sức của thành phố Verona; những khách hành hương của Via Francigena thuộc giáo phận Frosinone; hội Các Hiệp sĩ Bác ái Livorno và các cua-rơ xe đạp của Liên đoàn Thể thao Legnanese.
Một lời chào đặc biệt xin gửi tới các bạn trẻ, những anh chị em bệnh nhân và các cặp hôn phối mới. Chúa nhật vừa rồi chúng ta đã mừng Lễ Phong thánh Mẹ Teresa Calcutta. Các bạn trẻ thân mến, hãy nên như mẹ, trở thành những nghệ sĩ của lòng thương xót; anh chị em bệnh nhân yêu mến, hãy cảm nhận sự gần gũi ủi an của mẹ, đặc biệt trong giờ phải mang thánh giá; và các con, những đôi uyên ương mới, hãy quảng đại: hãy khẩn xin mẹ để trong gia đình sẽ không bao giờ thiếu vắng sự quan tâm chăm sóc cho những người yếu đuối nhất.
[văn bản chính: tiếng Ý]  [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực
TRIỀU YẾT CHUNG: Đức Giê-su Đích Thực




[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/09/2016]



Một đoạn trích trong sách Những câu nói chưa bao giờ xuất bản trước đây của Mẹ Teresa

Một đoạn trích trong sách Những câu nói chưa bao giờ xuất bản trước đây của Mẹ Teresa

“Tiếng gọi Lòng thương xót: Những trái tim yêu thương, những đôi tay phục vụ”
16 tháng 8, 2016
lòng thương xót
Image Books
Hôm nay, Image Books phát hành quyển TIẾNG GỌI LÒNG THƯƠNG XÓT: NHỮNG TRÁI TIM YÊU THƯƠNG, NHỮNG ĐÔI TAY PHỤC VỤ (A CALL TO MERCY: HEARTS TO LOVE, HANDS TO SERVE), một quyển sách được xuất bản sau khi thánh nhân qua đời trình bày tư liệu chưa bao giờ xuất bản trước đây của Mẹ Teresa.
Trùng với Năm Lòng thương xót và đang trong những ngày tiến đến lễ phong thánh 4 tháng 9, TIẾNG GỌI LÒNG THƯƠNG XÓT được giới thiệu bởi cáo thỉnh viên án phong thánh của Mẹ, cha Brian Kolodiejchuk, M.C..
Quyển sách đem đến những bài giảng dạy của Mẹ Teresa về lòng thương xót và lòng trắc ẩn.
Dưới đây là một chút sơ lược:
Trích trong Tiếng gọi lòng thương xót: Những trái tim yêu thương, những đôi tay phục vụ của Mẹ Teresa. Được biên tập với phần giới thiệu của cha Brian Kolodiejchuk, M.C.
__
Thật không may tình trạng vô gia cư ngày càng trở nên phổ biến hơn, ngay cả trong những nước phát triển. Khi Mẹ Teresa nói về người vô gia cư, Mẹ quan tâm trực tiếp đến những người nghèo không có nhà cửa đúng nghĩa, nhưng thậm chí quan tâm nhiều hơn đến những người nghèo trên đường phố, “dưới gầm trời,” ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, và thường năm này sang năm khác. Hoàn cảnh của họ tất cả đều khá tuyệt vọng vì họ không thể nhìn thấy một tương lai nào đó cụ thể. Nhận ra tầm nghiêm trọng của vấn đề, Mẹ đã tìm những nơi phù hợp để mở các nhà ở hoặc khu ở cho những người vô gia cư. Những trung tâm này được xây dựng nên như những căn nhà gia đình thực sự, nơi người nghèo được chào đón, được yêu thương, được chăm sóc, và đặc biệt nơi họ “cảm thấy như ở nhà,” như Mẹ vẫn thường nói.
Tuy nhiên, một sự thật kinh khủng về tình trạng vô gia cư, Mẹ Teresa nhìn thấy một vấn đề sâu hơn việc chỉ đơn thuần là không có nhà ở. Mẹ nói đến “hoàn cảnh thể lý của người nghèo bị bỏ rơi trên đường không được quan tâm, không được yêu, không ai hỏi tới.”
Việc hiểu sâu sắc “tình trạng vô gia cư” này cũng xuất phát từ trải nghiệm thần bí của mẹ. Trong một lá thư viết cho một trong những vị linh hướng của mẹ, mẹ nói rằng tình trạng của người nghèo trên đường phố, bị mọi người chối bỏ và bị gạt ra trong nỗi đau khổ của họ, là “hình ảnh thực sự của đời sống tinh thần của mẹ.” Nỗi đau nội tâm và rất lớn này với cảm giác không được cần đến, không được yêu, không được Thiên Chúa ghé thăm, Người mà Mẹ yêu bằng trọn con tim, đã làm cho mẹ có thể hiểu thấu được cảm giác của người vô gia cư trong cuộc sống hàng ngày. Mẹ hoàn toàn nhận biết được sự thống khổ, sự cô đơn, và tình trạng bị chối bỏ của họ. Và người nghèo cảm nhận được lòng trắc ẩn sâu sắc này của mẹ, thương xót và không xét đoán; họ cảm thấy được chào đón, được yêu, và được thấu hiểu.
Hiểu được nỗi đau này, mẹ thường khuyến khích các nữ tu của mẹ là trao tặng “nơi ở cho người vô gia cư — không chỉ một nơi ở được xây bằng gạch nhưng là một trái tim thấu hiểu, biết bảo bọc, biết yêu.” Mẹ đã nỗ lực xây nên một căn nhà gia đình thực sự nơi mọi người có thể cảm thấy được chào đón, được yêu, và được bảo vệ. Mẹ không muốn một tòa nhà lạnh lùng, không có sức sống thiếu vắng tình yêu và thương mến, nhưng là nơi an bình và nghỉ ngơi, nơi người vô gia cư có thể trải nghiệm tình yêu của Thiên Chúa và những người hấp hối có thể “ra đi bình an trong Chúa,” biết rằng họ được yêu và được chăm sóc.
NHỮNG CÂU NÓI CỦA MẸ
Chúa Giê-su đang sống lại Cuộc thương khó của Người trong những người nghèo
“Con là kẻ vô gia cư, và Người dẫn đã đưa con vào.” Mẹ tin rằng Thánh Assisi không biết cái đói của thiếu cơm bánh, nhưng có cái đói tình yêu… Có thể Người không tìm thấy những người nằm ở ngoài đường vô gia cư; nhưng họ vô gia cư vì họ bị chối bỏ, thiếu nhân phẩm, thiếu tình yêu. Các con có biết thánh Assisi khó khăn? Chúng ta có nhà để đón những người vô gia cư từ các con đường của Roma. Ở Carlo Cattaneo, chúng ta có một căn nhà cho những người cô đơn, những người hai bàn tay trắng, những người đói. Mẹ chắc chắn nếu chúng ta cầu nguyện chúng ta có thể tìm thấy ngay ở trong thành phố của chúng ta, trong khu vực của chúng ta, chúng ta sẽ tìm thấy người nghèo.
Chúa Giê-su đang sống cuộc thương khó của ngài trong những người nghèo. Người nghèo thực sự đang đi qua Cuộc thương khó của Đức Ki-tô. Chúng ta phải phục vụ họ với lòng tôn trọng. Chúng ta không nên chuyển họ từ nhà này sang nhà khác — từ Shishu Bhavan đến Nhà Mẹ. Họ đã có quá nhiều điều phải chịu đựng. Chúng ta phải đối xử với họ theo đúng phẩm giá. Những người nghèo này là Chúa Giê-su đang chịu đau khổ của ngày nay. Chúng ta phải tìm cách và phương tiện để giúp họ cách tốt hơn; đừng thêm sự đau khổ cho họ. Người nghèo là đồi Can-va-ri-ô của Đức Giê-su ngày nay.
Ở Calcutta, chúng tôi đã đưa về 52.000 người từ các đường phố — bị xã hội loại bỏ, không được cần đến, không được yêu, không có ai yêu thương họ. Có thể quý vị chưa bao giờ trải nghiệm như vậy, nó là một nỗi đau khủng khiếp, nỗi đau khủng khiếp.
Có thể khi bạn ra ga xe lửa hay đến thăm một vài khu vực nghèo nào đó, bạn sẽ nhìn thấy những người nằm ngủ ở công viên hoặc nhìn thấy họ ngủ trên đường phố. Mẹ đã nhìn thấy họ ở London. Mẹ đã nhìn thấy họ ở New York, Mẹ đã nhìn thấy họ ở Roma ngủ ngoài đường, trong công viên, và đây không phải là loại người vô gia cư duy nhất — thật khủng khiếp, thật khủng khiếp nếu trong một đêm giá lạnh nhìn thấy một người đàn ông, một người đàn bà ngủ trên một tờ báo trên đường. Nhưng còn có một tình trạng vô gia cư lớn hơn — bị chối bỏ, bị gạt bỏ, không được yêu.
Nhưng thưa mẹ, làm sao Mẹ nhìn thấy được Ngài?
Khi Mẹ ở Delhi, mẹ đi xe hơi dọc theo một trong những con phố lớn. Mẹ nhìn thấy một người đàn ông nằm nửa người dưới lòng đường nửa người trên hè. Xe cộ chạy ngang nhưng không xe nào dừng lại để xem ông ta có sao không. Khi Mẹ dừng xe và đưa ông ta về, các nữ tu rất ngạc nhiên. Họ hỏi mẹ: “Nhưng thưa mẹ, làm sao mẹ nhìn thấy ông ta?” Không ai nhìn thấy ông ta, kể cả các nữ tu.
__
In lại theo quyển TIẾNG GỌI LÒNG THƯƠNG XÓT: NHỮNG TRÁI TIM YÊU THƯƠNG, NHỮNG ĐÔI TAY PHỤC VỤ (CALL TO MERCY: HEARTS TO LOVE, HANDS TO SERVE) Copyright © 2016 by The Mother Teresa Center. Published by Image, an imprint of Penguin Random House LLC.

[Nguồn:  zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 07/09/2016]



Sự Thẳng Thắn Trong Cuộc Phỏng Vấn Mẹ Teresa Năm 1988 Tiết Lộ Những Suy Nghĩ Của Mẹ Về Lý Do Cho Sự Thành Công

Sự Thẳng Thắn Trong Cuộc Phỏng Vấn Mẹ Teresa Năm 1988 Tiết Lộ Những Suy Nghĩ Của Mẹ Về Lý Do Cho Sự Thành Công

(Phần cuối)

Register Archives

EDWARD DESMOND
06/09/2016
Courtesy of the Knights of Columbus
Ảnh chân dung phong hiển thánh Mẹ Teresa của họa sĩ Chas Fagan, được Hội Hiệp sĩ Columbus ủy thác
– Courtesy of the Knights of Columbus
Ghi chú của BTV: Năm 1990, tạp chí Time đồng ý cho phép Register xuất bản những lời trích từ một cuộc phỏng vấn Mẹ Teresa, trong đó có những phần vô cùng quan trọng mà Time không đăng trong lần xuất bản ngày 4 tháng 12 năm 1989. Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Trưởng phòng New Delhi của Time, Edward Desmond, năm 1988 và được đăng toàn bộ ở đây. Bản đăng đã được tái biên tập cho hợp mẫu.

_____________________

Nhưng những người la ó phản đối mẹ nói rằng họ cũng chỉ muốn những điều tốt đẹp nhất cho phụ nữ.
Có thể. Nhưng chúng tôi phải nói lên sự thật.
Nghĩa là …?
Chúng ta không có quyền giết người. “Ngươi không được giết người,” một điều răn của Thiên Chúa. Và còn nữa, chúng ta có nên giết một người không có khả năng tự vệ, một trẻ nhỏ? Anh thấy đấy chúng ta quá phấn khởi vì người ta ném bom và vô vàn người bị chết. Đối với người trưởng thành, có quá nhiều điều phấn khởi trên thế giới. Nhưng một em bé trong cung lòng, thậm chí không một tiếng nói. Em bé không có cách gì thoát được. Đó là điều thật kinh khủng. Em bé đó là người nghèo nhất trong những người nghèo.
Chủ nghĩa duy vật ở Tây phương có phải là vấn đề nghiêm trọng tương tự?
Tôi không biết. Tôi có quá nhiều điều cần phải nghĩ. Tôi cầu nguyện rất nhiều về điều đó, nhưng tôi không bị nó chế ngự.
Lấy hội dòng chúng tôi làm ví dụ: chúng tôi có rất ít, vì vậy chúng tôi chẳng có gì để phải bận tâm nhiều. Anh càng có nhiều, anh càng phải bận lo lắng nhiều, anh càng cho đi ít hơn. Nhưng nếu anh có ít hơn, anh sẽ tự do hơn. Sự nghèo nàn cho chúng tôi là một sự tự do. Nó không phải là một sự sỉ nhục, không phải một sự trừng phạt. Nó là một sự tự do hân hoan. Không có TV ở đây, không có cái nay, không có cái kia. Đây là một cái quạt duy nhất trong cả nhà. Chuyện nóng như thế nào cũng chả quan trọng, và nó dành cho khách. Nhưng chúng tôi hoàn toàn hạnh phúc.
Làm sao mẹ tìm được người giàu có?
Tôi thấy người giàu còn nghèo hơn. Đôi lúc họ là người cô đơn hơn trong tâm hồn. Họ không bao giờ thỏa mãn. Họ luôn muốn cái gì đó nhiều hơn. Tôi không có ý nói tất cả họ đều vậy. Không phải ai cũng giống nhau. Tôi thấy sự nghèo đói khó mà đẩy lùi được. Tình trạng đói tình yêu còn khó hơn nhiều so với đói lương thực.
Nơi buồn đau nhất mà mẹ đã đến thăm là gì?
Tôi không biết. Tôi không thể nhớ. Thật buồn khi thấy người ta đau khổ, đặc biệt những gia đình bị tan vỡ, không được yêu, không được chăm sóc. Đó là điều buồn đau lớn  nhất; và luôn luôn những đứa trẻ là người chịu đau khổ nhiều nhất khi trong gia đình không có yêu thương. Đó là một sự đau khổ kinh khủng, rất khó vì anh không thể làm được gì. Đó là sự nghèo khổ lớn nhất. Anh cảm thấy tuyệt vọng. Nhưng nếu anh đưa một người hấp hối vì đói về, anh cho người đó ăn và thế là xong.
Làm sao dòng của mẹ có thể phát triển nhanh quá như vậy?
Khi tôi hỏi các bạn trẻ tại sao họ muốn gia nhập với chúng tôi, họ nói họ muốn đời sống cầu nguyện, đời sống nghèo khó và đời sống phục vụ người nghèo nhất trong những người nghèo. Một cô gái rất giàu có viết thư cho tôi và nói liên tục trong một thời gian dài cô ta ước ao trở thành một nữ tu. Khi cô ấy gặp chúng tôi, cô ấy nói, “Con sẽ chẳng phải từ bỏ một điều gì dù con có từ bỏ mọi thứ.” Anh thấy đấy, đó là tình trạng tâm lý của giới trẻ ngày nay.
Có một số phê bình về chế độ sống nhiệm nhặt của mẹ và các soeur.
Chúng tôi chọn cách sống đó. Đó là sự khác biệt giữa chúng tôi và người nghèo. Vì điều gì sẽ mang chúng tôi lại gần với người nghèo hơn? Làm sao chúng tôi có thể chân thật với họ nếu chúng tôi sống một đời sống khác? Nếu chúng tôi có mọi thứ mà tiền có thể cho được, thế giới có thể cho được, vậy mối liên hệ giữa chúng tôi và người nghèo là gì? Tôi sẽ nói ngôn ngữ gì với họ đây? Bây giờ nếu có ai bảo tôi, “Trời nóng 1ua1,” tôi có thể nói: “Anh/Chị cứ đến xem phòng của tôi.”
Cũng nóng như vậy?
Thậm chí còn nóng hơn, vì phía dưới có nhà bếp. Một người đàn ông đến đây làm người nấu ăn ở nhà cho trẻ em. Trước đây ông ta giàu lắm và rồi lại rất nghèo — mất hết mọi thứ. Ông ta đến và nói, “Mẹ Teresa, tôi không ăn được thức ăn đó.” Tôi nói. “Mẹ ăn nó hàng ngày đấy.” Ông ta nhìn tôi và nói, “Mẹ cũng ăn nó ư? Thôi được, tôi cũng sẽ ăn nó.” Rồi ông ta quay đi hoàn toàn vui vẻ. Bây giờ nếu tôi không thể nói cho ông ta biết sự thật, ông ta có thể còn bị cay đắng hơn. Ông ta có thể không bao giờ chấp nhận cái nghèo của ông ta. Ông ta chắc không bao giờ chấp nhận ăn loại thức ăn đó vì ông ta đã quen với những loại thức ăn khác. Việc đó giúp ông ta tha thứ, giúp ông ta quên.
Nơi vui mừng nhất mà mẹ từng đến thăm là gì?
Kalighat. Khi người ta chết trong bình an, trong tình yêu của Chúa, đó là một điều tuyệt vời. Được nhìn thấy những người nghèo của chúng tôi hạnh phúc với gia đình của họ, thì đây là những điều tuyệt đẹp. Người nghèo thực sự mới hiểu được niềm vui là gì.
Có những người nói rằng chỉ là ảo vọng nếu nghĩ đến người nghèo có niềm vui, họ phải được cho nhà cửa, được nuôi dưỡng.
Vật chất không phải là điều duy nhất cho được niềm vui. Có điều gì đó còn lớn hơn thế nhiều, ý nghĩa sâu thẳm của sự bình an nằm ở trong tim. Đó là sự bằng lòng. Đó là sự khác biệt lớn giữa người giàu và người nghèo.
Nhưng còn những người bị áp bức, bị lạm dụng?
Sẽ luôn luôn có những người như vậy. Và đó là lý do chúng tôi phải đến và chia sẻ niềm vui yêu thương với họ.
Vai trò của Giáo hội có nên chỉ là làm cho người nghèo mừng vui trong Đức Ki-tô như họ có thể được?
Anh và tôi, chúng ta là Giáo hội, không ư? Chúng ta phải chia sẻ với dân tộc của chúng ta. Sự đau khổ của ngày nay là vì người ta đang lo tích trữ, không cho đi, không chia sẻ. Đức Giê-su đã nói rất rõ: Bất cứ điều gì anh làm cho người anh em nhỏ nhất ở đây là anh làm cho thầy. Cho một ly nước uống, là anh cho thầy. Đón nhận một đứa trẻ, là đón nhận thầy.” Đức Giê-su rất rõ ràng.
Nếu mẹ nói chuyện với một nhà lãnh đạo chính trị và ông ta có thể làm nhiều hơn cho dân tộc, mẹ có nói với  ông ta phải làm tốt hơn không?
Tôi không nói như vậy. Tôi nói, “Hãy chia sẻ niềm vui yêu thương với dân tộc của ông.” Vì một nhà chính trị có lẽ không thể cho người dân ăn như tôi đang làm. Nhưng ông ta phải thật rõ ràng trong tâm trí để đưa ra những luật lệ và quy định phù hợp nhằm giúp đỡ dân tộc của ông ta.
Như vậy việc của con là giữ cho các nhà chính trị phải trung thực và việc của mẹ là chia sẻ với người nghèo.
Chính xác. Và phải là vì thiện ích cho người dân và cho vinh quang của Chúa. Điều này sẽ rất hiệu quả.
Như một người kia có nói với tôi rằng “Mẹ đang làm hư người dân vì cho họ con cá ăn. Mẹ phải cho họ cái cần câu để họ câu cá.” Và tôi nói, “Dân của tôi thậm chí không đứng nổi, thì làm sao giữ được cần câu. Nhưng để tôi cho họ cá ăn, và khi nào họ đủ khỏe, tôi sẽ chuyển họ sang cho ông. Để ông sẽ cho họ cần câu để câu cá.” Đó là một sự kết hợp tuyệt đẹp, chứ không ư?
Các nữ tu Công giáo đôi khi nói rằng mẹ nên dồn nỗ lực của mẹ vào việc yêu cầu Vatican tiến chức cho phụ nữ.
Điều đó không đụng chạm đến tôi.
Mẹ nghĩ gì về phong trào phụ nữ giữa các nữ tu ở Tây phương?
Tôi nghĩ chúng ta nên bận rộn với Thiên Chúa hơn là với những việc như vậy, nên bận rộn hơn với Đức Giê-su và loan báo Lời Người. Điều mà phụ nữ có thể cho đi, không người đàn ông có thể cho. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa lại tạo dựng họ riêng biệt như vậy. Nữ tu, phụ nữ, bất kỳ phụ nữ nào: Phụ nữ được tạo dựng để làm trái tim của gia đình, trái tim của tình yêu. Nếu chúng ta bỏ mất điều đó, chúng ta sẽ bỏ mất tất cả. Họ sẽ trao tặng tình yêu đó trong gia đình hoặc họ sẽ trao tặng nó trong sự phục vụ; đó là ngụ ý của Đấng Tạo Hóa ban cho họ.
Thế giới đang muốn biết thêm về mẹ.
Không, không. Hãy để họ đến và tìm biết về người nghèo. Tôi muốn họ yêu người nghèo. Tôi muốn họ cố gắng tìm kiến người nghèo trong gia đình riêng của họ, để mang đến niềm vui và yêu thương trong gia đình của họ trước đã.
Malcolm Muggeridge có lần nói rằng nếu mẹ không trở thành một nữ tu và không tìm được tình yêu của Đức Ki-tô, mẹ sẽ trở thành một người phụ nữ rất khó khăn. Mẹ nghĩ điều đó có đúng không?
Tôi không biết. Tôi không có giờ để nghĩ về mấy điều đó.
Những người làm việc với mẹ nói rằng mẹ quá quyết đoán. Mẹ luôn làm những gì mẹ muốn.
Đúng — tất cả cho Giê-su.
Và nếu họ gặp vấn đề vì điều đó?
Ví dụ, mới đây tôi đến với một người kia và người đó không cho tôi điều tôi cần. Tôi nói, “Chúa chúc lành cho ông,” và tôi đi. Ông ta gọi tôi trở lại và hỏi, “Mẹ sẽ nói gì nếu tôi cho mẹ thứ đó?” Tôi nói, “Tôi sẽ cho ông một câu ‘Chúa chúc lành cho ông’ và một nụ cười lớn. Chỉ có thế thôi.” Thế là ông ta nói, “Thôi vậy đi; tôi sẽ cho mẹ.” Chúng ta phải sống Tin mừng một cách thẳng thắn.
Mẹ có lần gặp Haile Mariam Mengistu, một lãnh tụ cộng sản rất đáng sợ của Ethiopia và là một người vô thần công khai. Mẹ đã hỏi ông ta có cầu nguyện không. Tại sao mẹ lại liều như vậy?
Ông ta là một người con của Chúa.Khi tôi sang Trung quốc, một trong những nhân viên hàng đầu hỏi tôi, “Đối với bà người cộng sản là gì?” Tôi nói, “ Một người con của Chúa.” Thế là sáng hôm sau báo chí tường thuật Mẹ Teresa nói rằng những người cộng sản là con cái Thiên Chúa. Tôi hạnh phúc, vì sau một thời gian rất dài, rất dài, danh Thánh Chúa được in trên các báo chí của Trung Quốc. Quá đẹp.
Mẹ có bao giờ sợ hãi?
Không. Tôi chỉ sợ làm mất lòng Chúa. Tất cả chúng ta là con người; đó là sự yếu đuối của chúng ta, không ư? Quỷ có thể làm bất cứ điều gì để phá hủy chúng ta, để lôi chúng ta ra khỏi Chúa Giê-su.
Mẹ nhìn thấy quỷ ở đâu trong công việc?
Khắp mọi nơi. Khi một người đang khát khao được đến gần Chúa, hắn đưa ra cám dỗ bằng cách nào đó để phá hủy lòng khát khao đó. Tội lỗi ở khắp nơi, trong những nơi thuận tiện nhất.
Nỗi sợ hãi nhất của Mẹ là gì?
Tôi có Giê-su; tôi không có sự sợ hãi.
Sự buồn phiền lớn nhất của Mẹ là gì?
Tôi làm theo ý định của Thiên Chúa, không ư? Khi làm theo ý định của Thiên Chúa, chẳng có sự buồn phiền nào.
Công việc và đời sống tu đức của mẹ có trở nên dễ dàng hơn với thời gian?
Có, càng đến gần Giê-su hơn, chúng tôi càng hăng hái với công việc hơn. Vì anh biết anh đang làm việc đó cho ai. Điều đó rất rõ. Đó là lý do tại sao chúng ta cần một tâm hồn thanh sạch để nhìn thấy Thiên Chúa.
Mẹ có dự định gì cho tương lai?
Tôi chỉ lấy một ngày thôi. Ngày hôm qua đã qua rồi. Ngày mai chưa đến. Chúng tôi chỉ có ngày hôm nay để yêu Giê-su.
Và tương lai của dòng?
Đó là mối bận tâm của Ngài.

[Nguồn:  ncregister]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 07/09/2016]