Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Đức Thánh Cha: Chấp nhận đau thương bằng niềm tin vào Thiên Chúa, sẽ dẫn chúng ta đến niềm vui

Đức Thánh Cha: Chấp nhận đau thương bằng niềm tin vào Thiên Chúa, sẽ dẫn chúng ta đến niềm vui

Trong bài giảng Thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Thánh Martha, Đức Phanxico động viên các tín hữu hãy suy ngẫm về hình ảnh một người mẹ đang sinh con. Suy ngẫm này sẽ “giúp chúng ta khi chúng ta phải đi qua những khó khăn, những rắc rối và đau khổ”; Đức Giê-su ban tặng hạnh phúc “vĩnh cửu” và không bao giờ qua đi.
Đức Thánh Cha Phanxico niềm tin và hy vọng dẫn đến niềm vui

06/05/2016
DOMENICO AGASSO
VATICAN CITY

Người Ki-tô hữu không tê cứng trước khổ đau nhưng sống cùng khổ đau, trong niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ ban cho mình “hạnh phúc đời đời”. Một niềm vui bất tận không ai có thể lấy mất hay làm giảm bớt đi, Đức Thánh Cha Phanxico nói trong Thánh lễ sáng nay trong nah2 nguyện Thánh Martha.  
 
Bài đọc Tin Mừng hôm nay nhắc lại giây phút trước Cuộc thương khó, khi Đức Giê-su nói với các tông đồ rằng các ông sẽ rất buồn nhưng nỗi buồn sau đó sẽ vỡ òa thành tiếng kêu hoan hỉ. Con Thiên Chúa lấy hình ảnh của người phụ nữ sinh con: “bà đau đớn vì thời gian phải đến; nhưng khi bà đã sinh đứa con trong lòng mình ra, bà không còn nhớ đến sự đau đớn của mình nữa.”
Đức Thánh Cha nói, “Đây là điều mà sự hân hoan và hy vọng sẽ trộn lẫn trong đời sống chúng ta khi chúng ta phải đi qua những khó khăn, những rắc rối và những đau khổ. Nó không phải là một liều thuốc mê,” Đức Phanxico phân tích rằng, đau đớn là đau đớn nhưng khi chúng ta chấp nhận nó với niềm vui và hy vọng, nó sẽ mở ra cánh cửa đưa đến sự hân hoan của sự trổ sinh một hoa trái mới.”
 
“Hình ảnh này của Thiên Chúa là một sự bổ sức lớn lao cho chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn; đôi khi những khó khăn này có thể rất kinh khủng, tồi tệ và thậm chí có thể làm cho chúng ta phải đặt câu hỏi về niềm tin của mình … Nhưng niềm vui và hy vọng giúp chúng ta tiến bước vì vượt qua cơn giông tố này sẽ tạo ra một con người mới, như người phụ nữ khi sinh con. Chúa Giê-su nói rằng niềm hân hoan và hy vọng này là trường tồn chứ không qua đi.”
Đức Giám mục của thành Roma nhấn mạnh rằng niềm vui và hy vọng luôn đi cùng nhau: niềm vui mà không có hy vọng chỉ là chuyện hài hước, là một cái vui qua nhanh. Hy vọng mà không có niềm vui thì không phải là hy vọng, nó chẳng có gì khác hơn là sự lạc quan về sức khỏe. Nhưng nếu niềm vui và hy vọng đi cùng nhau thì cả hai tạo ra sự bùng phát mà Giáo hội trong nghi thức Tiệc Thánh của mình gần như  – Cha mạn phép sử dụng từ này – phải kêu lên một cách thật tự nhiên không khép nép: “Thật hoan hỉ Giáo hội! Hân hoan trong niềm vui. Không cần nghi thức”, vì khi niềm vui quá lớn sẽ không còn nghi thức gì nữa: đó là niềm vui thuần khiết”.
 
Đức Phanxico nhận xét: Thiên Chúa “nói rằng chúng ta sẽ gặp những khó khăn” trong đời sống và Người bảo rằng niềm vui và hy vọng này không phải là cuộc hội hè: nó là cái gì đó rất khác biệt.” Niềm vui tăng sức mạnh cho hy vọng và hy vọng sẽ làm trổ hoa trong niềm vui. Và điều này sẽ giúp chúng ta bước tới. Và cả hai điều này, tạo nên một thái độ mà Giáo Hội mong muốn trao phần thưởng cho chúng. Những đức hạnh này của người Ki-tô hữu là một dấu chỉ cho thấy chúng ta đang thoát ra  khỏi con người của mình”. Hơn thế nữa, “những người hân hoan không thu mình vào trong một vỏ ốc; niềm hy vọng sẽ đưa các con tới bến, nó là cái neo trên bãi biển thiên đàng và nó sẽ đưa các con ra, thoát khỏi con người của mình,” ngài nhấn mạnh thêm, “với niềm vui và hy vọng”.
Đức Thánh Cha Phanxico giải thích: “Bất cứ điều gì, bất cứ sự khó khăn nào cũng có thể lấy mất niềm vui của con người,” nhưng Chúa Giê-su muốn ban tặng cho chúng ta một niềm vui mà không ai có thể lấy mất: nó là “trường tồn, ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất.”.
 
Đây là điều xảy ra trong khi Chúa lên trời: “Khi Chúa đi và các ông không còn nhìn thấy Người, các tông đồ còn đứng đó nhìn chằm chằm lên trời cảm thấy buồn bã. Nhưng các thiên thần đã đánh thức các ông” và theo Tin Mừng Thánh Lu-ca cho biết, các ông cảm thấy hạnh phúc trở lại, tràn đầy hân hoan. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Niềm hân hoan này, có được khi biết rằng nhân loại của chúng ta lần đầu tiên được vào nước Thiên Đàng.”  
 
Niềm hy vọng muốn “trải nghiệm và tiến đến bên Chúa” sẽ biến thành một “niềm hân hoan ngập tràn toàn thể Giáo Hội”.
Lời cầu nguyện cuối của Đức Phanxico: Xin Chúa “ban cho chúng con ân sủng của một niềm vui lớn lao để diễn tả cho sự hy vọng, sự hy vọng mạnh mẽ, mà nó sẽ trở thành niềm vui trong cuộc sống của chúng con và nguyện xin Chúa bảo vệ cho niềm vui và sự hy vọng này để không một ai có thể lấy được niềm vui và hy vọng khỏi chúng con.”


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/05/2016]


Đức Phanxico cảnh báo chống lại việc chăm sóc y khoa đang trở thành “phòng mạch cho các yếu nhân”

Đức Phanxico cảnh báo chống lại việc chăm sóc y khoa đang trở thành “phòng mạch cho các yếu nhân”

Đức Thánh Cha nói với các bác sĩ đang làm việc tại Châu Phi rằng họ đang thể hiện tình chăm sóc của người mẹ của Hội Thánh cho những người bên lề xã hội
Đức Thánh Cha phanxico
07/05/2016
CHRISTOPHER LAMB
VATICAN CITY

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe phải phục vụ những người nghèo nhất trong xã hội hơn là một nhóm giàu có, Đức Thánh Cha Phanxico nói hôm nay.
Ngài nói với một nhóm bác sĩ đang làm việc ở Châu Phi rằng họ cho thấy Giáo Hội không phải là một “siêu phòng mạch cho các yếu nhân” nhưng là một “bệnh viện mở” đầy nhân ái giúp đỡ những người bị thương và bị nhục nhã.
“Chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở mức độ chăm sóc cơ bản nhất, bị từ chối ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều vùng ở Châu Phi.” Đức Thánh Cha nói với một nhóm trong số 9.000 thành viên của nhóm “Bác sĩ cho Châu Phi” của Ý có tên gọi là CUAMM (Collegio Universitario Aspiranti e Medici Missionari).  
“Tiếp cận được với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều trị và thuốc vẫn còn là một ảo vọng. Những người nghèo nhất không thể chi trả và bị loại ra khỏi những dịch vụ bệnh viện, ngay cả với sự chăm sóc cơ bản nhất.”
Đức Phanxico nhấn mạnh rằng chăm sóc sức khỏe không thể được coi là một “hàng hóa tiêu dùng” nhưng phải xem là một “quyền lợi chung”, một vị trí ngài đã phân tích rất rõ trong một bài diễn văn đọc trước sự hiện diện của Joe Biden, Phó Tổng thống Hoa Kỳ, một quốc gia có đa phần các dịch cụ chăm sóc sức khỏe thuộc sở hữu của các công ty tư nhân.
CUAMM hoạt động ở một số vùng thiếu thốn nhất thuộc vùng Châu Phi Hạ Sahara gồm có Nam Sudan và Ethiopia - là những nơi mà ngài Phanxico mô tả là “chặng cuối cùng” của hệ thống chăm sóc sức khỏe vì là nơi có quá nhiều bà mẹ bị chết khi sinh nở và quá nhiều em bé phải bỏ mạng vì suy dinh dưỡng và bệnh tật.

Đức Thánh Cha động viên các bác sĩ hãy ở  lại “trong giữa tình nhân đạo què quặt” mà ngài gọi đó là sống Tin Mừng giúp đỡ người bệnh tật.

“Quý vị có thể là đại diện cho Giáo hội mẹ đang khom mình xuống trước những người yếu đuối nhất để chăm sóc họ,” ngài giải thích trong một diễn văn đọc trong sảnh đường Giáo Hoàng Phaolo VI.

Trong một phỏng vấn khi bắt đầu triều đại của mình Đức Thánh Cha nói ngài muốn Giáo Hội giống như một “bệnh viện mở” để chữa lành các vết thương và ngài luôn luôn kiên trì thể hiện sự quan tâm đến những người đau yếu và khuyết tật.

CUAMM được bác sĩ Francesco Canova và linh mục Luigi Mazzucato thành lập 65 năm trước như là một sáng kiến truyền giáo của giáo phận Padua. Từ đó nhóm đã gửi 1.400 người đến 41 quốc gia - chủ yếu ở Châu Phi - để mang sự chăm sóc y tế đến cho một phần dân số thấp kém nhất trên thế giới.


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/05/2016]


Đức Thánh Cha Phanxico: Ước mơ của một người con

Ước mơ của một người con

6 tháng 5, 2016
Giải thưởng Charlemagne đã được trao cho Đức Thánh Cha Phanxico trong một buổi lễ đơn sơ, minh bạch và trang nghiêm theo đúng mong muốn của ngài. Thực tế những bài diễn văn tôn vinh ngài – đặc biệt là diễn văn của ngài Thị trưởng Aachen – đều thừa nhận một cách thẳng thắn sự khủng hoảng Châu Âu đang phải đối mặt. Trên tất cả, trong bài diễn văn đáp từ của mình, Đức Thánh Cha diễn tả mong muốn trao lại giải thưởng của ngài cho “Châu lục thân yêu này.” Trong thời điểm mà ý thức về sự mất phương hướng của Châu Âu ngày càng rõ nét, Đức Phanxico với cách dùng từ ngữ đã hỏi đi hỏi lại ba lần, “Châu Âu, chuyện gì đã xảy ra với các bạn?”, khi ngài lượt qua một loạt rất nhiều những thành tựu của quá khứ.
Đức thánh cha Phanxico nhận giải thưởng Charlemagne
Một sự kiện rất đáng chú ý là giải thưởng này, một giải thưởng mang biểu tượng chủ đạo của Châu Âu và được thành lập chỉ vài năm sau Chiến Tranh thế giới thứ II, lần đầu tiên được trao cho một vị lãnh đạo tôn giáo vào năm 1989. Vào năm đó, ngay trước khi bức tường Berlin sụp đổ, người nhận giải thưởng là Roger Schutz, sáng lập viên và là cha bề trên của cộng đoàn Taizé, một cộng đoàn trong suốt hơn 30 năm miệt mài dệt lên tấm thảm hòa giải và hòa bình liên tôn, thậm chí đã âm thầm góp một tay trong việc tháo Bức Màn Sắt [biên giới vô hình phân chia Châu Âu thành 2 miền Đông - Tây từ 1945 đến 1991. Bên Đông theo Xô-Viết, phía Tây theo Tư bản chủ nghĩa (chú thích của người dịch)].
Năm 2004, giải thưởng được trao dưới hình thức một “phiên bản đặc biệt” cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II vào gần cuối triều đại dài của ngài, vinh danh không chỉ công nghiệp của ngài mà thực sự còn là của các vị tiền nhiệm của ngài trong nỗ lực thúc đẩy tiến trình thống nhất Châu Âu. Động lực của sự đóng góp này đã được làm nổi bật một năm sau đó khi một vị người Đức đã được ngồi vào Ngai tòa Phê-rô, và đó đã đánh dấu cho sự hòa giải giữa Ba Lan và Đức mà điều này đã được dự đoán trước bởi các thành viên hồng y đoàn đương nhiệm ngay tại  thời điểm diễn ra Hội nghị.
Diễn văn đáp từ của Đức Thánh Cha hôm nay là một sự tiếp nối cho những gì ngài đã nói ở Strasbourg năm 2014. Ngài đã nhắc đến một cách dứt khoát 3 “vị tiền nhân đặt nền móng” cho tiến trình thống nhất Châu Âu. Trong sự lộn xộn của bộ mặt châu lục sau chiến tranh, ba vị gồm – Robert Schuman, Alcide De Gasperi, Konrad Adenauer – “đã dám tìm kiếm những giải pháp từ nhiều phía cho các vấn đề vốn đã trở thành vấn đề chung cho tất cả.”
Bảy mươi năm tiếp nối “sự khởi đầu mới” được đưa ra sau một xung đột kinh khủng toàn cầu, vì chiến tranh và những đau khổ đang bùng phát ở Syria, Trung Đông, và Châu Phi gây ra sự gia tăng những làn sóng di cư khổng lồ chưa từng có, trong khi những bước tường vô dụng vẫn đang được dựng lên và những tiếng kêu gào thống thiết vang lên từ mọi hướng, Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta cần phải thức thời, hay “cập nhật”, ý tưởng về một lục địa Âu Châu để có thể “hội nhập”, “đối thoại”, và “xây dựng”. Bằng cách này, Đức Thánh Cha Phanxico đối chiếu một “Châu Âu mệt mỏi, già nua” chỉ muốn xây tường lũy xung quanh thoát khỏi những sợ hãi, với một châu lục muốn quay trở lại làm một “người mẹ tận tâm” xây dựng một loạt những “tiến trình” hòa hợp mới và tích cực.
Thật vậy, vị Giáo hoàng người Châu Mỹ đầu tiên của chúng ta nhắc nhở chúng ta rằng giá trị riêng biệt của Châu Âu luôn là sự năng động, vì châu lục này hòa trộn “những đặc điểm văn hóa khác biệt” qua bao năm. Nói đến những tiền nhân người Ý, Đức Phanxico xem mình “như một đứa con tái khám phá ra những nguồn cội của sự sống và đức tin ở Châu Âu, như mẹ của ngài”; một người con hôm nay mơ về một “chủ nghĩa nhân văn Châu Âu mới” để tái sinh lại một châu lục không thể chối bỏ nguồn cội và lịch sử của mình. Và chính Giáo Hội “có thể và phải đóng góp” vào tiến trình này: nghĩa là, mọi người đều phải làm chứng nhân cho Tin Mừng và và dùng “nước tinh sạch” của Tin Mừng để tắm mát cho “những gốc rễ của Châu Âu”.
g.m.v.

[Dịch từ phiên bản tiếng Anh: TRI KHOAN 08/05/2016]



Vệ binh Thụy Sĩ tuyên thệ bảo vệ Đức Thánh Cha bằng mạng sống của mình

Vệ binh Thụy Sĩ tuyên thệ bảo vệ Đức Thánh Cha bằng mạng sống của mình

Lễ tuyên thệ của vệ binh Thụy sĩ
Một tân Vệ binh người Thụy Sỉ diễu hành trong buổi lễ tuyên thệ cho 23 Vệ binh tại Vatican ngày6 tháng 5. Các tân Vệ binh tuyên thệ hàng năm vào ngày 6 tháng 5, là ngày tưởng nhớ 147 vệ binh đã hy sinh năm  1527 để bảo vệ Đức Thánh Cha trong một cuộc tấn công vào Roma. (CNS/Paul Haring)
Junno Arocho Esteves
Catholic News Service
VATICAN CITY (CNS) — Với bàn tay trái nắm chặt theo đúng nghi thức và tay phải giơ lên với 3 ngón mở ra tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi, 23 tân Vệ binh người Thụy Sĩ tuyên thệ phục vụ “tận tâm, trung thành và chính trực” và bảo vệ Đức Thánh Cha và, nếu cần, sẽ hy sinh mạng sống vì ngài.
Cảnh hùng tráng của buổi lễ ngày 6 tháng 5 thường niên không làm bớt đi sự long trọng của buổi lễ đánh dấu năm 1527 khi 147 Vệ binh người Thụy sĩ đã hy sinh mạng sống để bảo vệ Đức Thánh Cha Clê-men-tê VII trong một cuộc tấn công cướp phá Roma.
Buổi lễ trong sân San Damaso của Vatican có ý nhắc nhở những tân Vệ binh tính quan trọng của lời tuyên thệ trong ngày kỷ niệm sự hy sinh của những tiền nhân của họ.
Cha Thomas Widmer, Cha tuyên úy của Đội Vệ binh Thụy sĩ, đọc trước các tân vệ binh lời thề bảo vệ Đức Thánh Cha và Hồng y đoàn khi Ngôi tòa Phê-rô trống.
Theo sau lời tuyên thệ, mỗi tân vệ binh thề “tận lực và trung thành” tuân theo lời thề qua sự bảo trợ của “Chúa và … các thánh.”
Trước buổi lễ, các tân vệ binh và gia đình, bạn bè và những vệ binh khác tham dự thánh lễ sáng do Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican cử hành.
Đức Hồng y Parolin huấn dụ các vệ binh đáp trả lại tiếng gọi ban đầu của họ như những Ki-tô hữu được rửa tội: là “đem Tin Mừng đến cho mọi người và làm chứng nhân cho thông điệp vui mừng của sự sống thật.”
Ngài nói, sự hy sinh của 147 vệ binh can đảm đã chết trong cuộc cướp phá Roma chắc đã không xảy ra nếu không có “niềm tin vào Thiên Chúa hằng sống, mà không có niềm tin vào sự phục sinh.”
“Trung thành với đức tin vào Chúa Giê-su Phục sinh và được tăng sức mạnh bởi niềm hân hoan tin rằng Thiên Chúa sẽ ban cho sự sống với ý nghĩa trọn vẹn của nó, Cha kêu gọi các anh em vệ binh thân yêu, hãy can đảm làm chứng nhân trong thế giới ngày nay vượt qua mọi khó khăn,” Đức Hồng y nói.


[TRI KHOAN 08/05/2016]