Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Đức Thánh Cha: Thị trường, Nhà nước, Xã hội phải hợp tác với nhau

Đức Thánh Cha: Thị trường, Nhà nước, Xã hội phải hợp tác với nhau

Diễn từ trước Hàn Lâm Viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội
20 tháng Mười, 2017
Đức Thánh Cha: Thị trường, Nhà nước, Xã hội phải hợp tác với nhau
© L'Osservatore Romano
Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng có “một nhu cầu vô cùng khẩn thiết, đó là phát triển những mô hình hợp tác giữa thị trường, Nhà nước và xã hội dân sự, trước những thách đố của thời đại chúng ta.”
Trình bày của ngài ngày 20 tháng Mười, 2017, trong Đại sảnh Clementine của Điện Tông Truyền, nơi ngài tiếp các tham dự viên của cuộc họp do Hàn Lâm Viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội tổ chức.
Đức Thánh Cha tập trung vào hai điểm then chốt:
  • Sự gia tăng sự bất bình đẳng và bóc lột hành tinh theo vùng miền và có hệ thống, vượt xa so với sự gia tăng lợi tức thu nhập và của cải.
  • Nguyên nhân khác của sự loại trừ là việc làm không xứng đáng đối với nhân phẩm.
Diễn từ của Đức Thánh Cha
Kính thưa quý vị,
Tôi xin chào thân ái những Thành viên của Hàn Lâm Viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội cùng các vị tham dự trong những ngày nghiên cứu tại đây, cũng như các tổ hỗ trợ cho sáng kiến này. Sự kiện này kéo chú ý đến một nhu cầu vô cùng khẩn thiết, đó là phát triển những mô hình hợp tác giữa thị trường, Nhà nước và xã hội dân sự, trước những thách đố của thời đại chúng ta. Nhân dịp này tôi muốn tập trung ngắn gọn vào hai nguyên nhân chính làm gia tăng tính loại trừ và sự tồn tại của những khu vực ngoại vi.
Thứ nhất là sự gia tăng sự bất bình đẳng và bóc lột hành tinh theo vùng miền và có hệ thống, vượt xa so với sự gia tăng lợi tức thu nhập và của cải. Tuy nhiên sự bất bình đẳng và bóc lột là điều không tránh khỏi, nhưng chúng cũng không phải là sự cố hữu của lịch sử. Chúng là điều không tránh khỏi vì chúng vừa lệ thuộc vào những thái độ đối xử cá nhân và những quy định kinh tế mà một xã hội quyết định áp dụng. Chúng ta có thể kể đến việc sản xuất năng lượng, thị trường việc làm, hệ thống ngân hành, phúc lợi xã hội, hệ thống thuế, khu vực trường học. Tùy thuộc vào những chương trình đã được lên kế hoạch của các khu vực này, chúng sẽ tạo ra những kết quả khác nhau trong đó lợi tức và của cải được phân chia giữa những người tham gia trong hoạt động của nó. Nếu mục tiêu nhắm vào lợi nhuận chiếm ưu thế, nền dân chủ có chiều hướng biến thành một xã hội tài phiệt trong đó những sự bất bình đẳng gia tăng, cùng với sự bóc lột hành tinh. Tôi lặp lại: đây không phải là điều cần thiết; trong một số quốc gia, có những lúc sự bất bình đẳng giảm bớt và môi trường được bảo vệ tốt hơn.
Nguyên nhân loại trừ khác nữa là việc làm không xứng đáng đối với nhân phẩm. Trước kia, trong thời kỳ của Thông điệp Rerum novarum (1891), …. Ngày nay, vượt ra ngoài sự đòi hỏi thiêng liêng này, chúng ta phải tự hỏi bản thân tại sao chúng ta vẫn chưa thành công trong việc đem ra thực hành nội dung của Hiến chế Mục vụ Gaudium et spes (Giáo hội trong thế giới ngày nay): “Toàn bộ tiến trình của công việc sản xuất … phải phù hợp với nhu cầu của con người và cách sống của người đó” (số 67) và chúng ta có thể thêm vào với Tông huấn Laudato si’ (Chúc tụng Chúa), với sự tôn trọng tạo vật, ngôi nhà chung của chúng ta.
Đặc biệt trong thời gian này, khi tạo ra việc làm mới cần có những con người với đầu óc cởi mở và dám nghĩ dám làm, cần những mối quan hệ huynh đệ, và sự nghiên cứu và đầu tư trong việc phát triển năng lượng sạch để đương đầu với những thách đố của biến đổi khí hậu. Ngày nay điều này hoàn toàn khả thi. Điều cần thiết nữa là phải gạt bỏ khỏi chúng ta những áp lực của các vận động chung và riêng nhắm bảo vệ cho các lợi ích phe nhóm, đồng thời phải vượt qua được các hình thức lười biếng tinh thần. Hoạt động chính trị cần phải thực sự hướng đến phục vụ nhân vị, phục vụ thiện ích chung và tôn trọng thiên nhiên.
Vì vậy thách đố phải vượt qua là can đảm vượt xa hơn mô hình trật tự xã hội hiện đang phổ biến, biến đổi từ chính bên trong nó. Chúng ta phải yêu cầu thị trường vừa đạt hiệu quả trong việc tạo nên của cải và bảo đảm sự phát triển bền vững, đồng thời cũng phải đặt bản thân nó vào sự phát triển con người toàn diện. Chúng ta không thể hy sinh “con bê vàng” của thời đại chúng ta – đó là những giá trị nền tảng như dân chủ, công bằng, tự do, gia đình, tạo vật – trên bàn thờ của tính hiệu quả. Về căn bản, chúng ta phải nhắm đến việc “truyền bá văn minh” cho thị trường, đặt trên nền tảng đạo đức thân thiện với con người và môi trường.
Một vấn đề tương tự là cân nhắc lại hình ảnh và vai trò của Quốc gia dân tộc trong một bối cảnh mới chẳng hạn toàn cầu hóa đã thay đổi sâu sắc trật tự quốc tế trước đây. Quốc gia không thể được hiểu chỉ là một người nắm giữ thiện ích chung duy nhất và độc quyền, mà không cho phép những cơ quan trung gian trong xã hội dân sự được tự do thể hiện tất cả tiềm năng của họ. Điều này là một sự vi phạm nguyên tắc phân quyền, mà khi nó được kết hợp với sự đoàn kết, sẽ tạo thành một rường cột chính cho giáo huấn xã hội của Giáo hội. Thách đố ở đây là làm sao để hòa giải được các quyền cá nhân với thiện ích chung.
Theo ý nghĩa này, vai trò đặc biệt của xã hội dân sự có thể được so sánh với vai trò mà Charles Péguy gán cho nhân đức hy vọng: giống như một trung gian giữa hai nhân đức – tin tưởng và bác ái – hai tay nắm lấy chúng ta kéo chúng tiến tới. Đối với tôi dường như đây phải là vị trí của xã hội dân dự: “kéo” quốc gia và thị trường tiến tới để họ tái suy nghĩ lại vai trò thật sự của họ và cách họ hoạt động.
Các bạn thân mến, tôi cảm ơn các bạn vì sự quan tâm đến những suy tư này. Tôi khẩn cầu ơn lành của Chúa đổ xuống trên các bạn, những người thân yêu của các bạn và công việc của các bạn.
© Libreria Editrice Vatican
JF

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 21/10/2017]


Đức Thánh Cha Phanxico sẽ kết nối với Trạm Không gian vào thứ Năm

Đức Thánh  Cha Phanxico sẽ kết nối với Trạm Không gian vào thứ Năm

Tín hiệu kết nối sẽ được truyền đi bởi VTC
24 tháng Mười, 2017
2017 Wikimedia Commons NASA Jack Fischer, Public Domain
2017 Wikimedia Commons NASA Jack Fischer, Public Domain
Thứ Năm, 26 tháng Mười, 2017, Đức Thánh Cha sẽ được kết nối qua vệ tinh với Trạm Không gian quốc tế (ISS). Sự kết nối, được thực hiện trong phòng Auletta của Đại sảnh Phao-lô VI trong Vatican, sẽ được truyền trực tiếp bởi Trung tâm Truyền hình Vatican. Bản tin được thông báo thứ Hai, 23 tháng Mười.
Nhóm phi hành gia – “Expedition 53” – hiện đang trên quỹ đạo, gồm sáu phi hành gia: ba người Mỹ, hai người Nga và một người Ý, Paolo Nespoli.
Đây là sứ mạng thứ hai của Nespoli. Phi hành gia người ý đã ở trên trạm Không Gian khi đức Giáo hoàng Benedict XVI được kết nối với ISS ngày 21 tháng Năm, 2011.
Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester - ZENIT
JF

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 25/10/2017]