Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Ông Ban Ki-Moon nói với đài phát thanh Vatican sau buổi gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico

Ông Ban Ki-Moon nói với đài phát thanh Vatican sau buổi gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico

Pope Francis meets privately on Wednesday with United Nations Secretary-General Ban Ki-moon - REUTERS
Đức Thánh Cha Phanxico gặp riêng Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon hôm thứ Tư - REUTERS
05/10/2016 19:12
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico đã gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon hôm thứ Tư trước Hội nghị Toàn cầu Lần đầu tiên về Thể thao và Đức tin của chương trình Thể thao Phục vụ Nhân đạo, được tổ chức tại Vatican tuần này.
Sự kiện được tổ chức bởi Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, Liên hợp quốc, và Ủy ban Olympic Quốc tế.
Sau buổi gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxico, Tổng thư ký nói với Alessandro Gisotti của đài phát thanh Vatican.
Xin đọc bản ghi chép của cuộc phỏng vấn dưới đây.
BAN KI-MOON: Tôi rất biết ơn Đức Thánh Cha Phanxico, Vatican, và Ủy ban Olympic Quốc tế đã tổ chức sự kiện đầy ý nghĩa này, tại đây mọi người có thể được truyền hứng khởi để thúc đẩy hòa bình và phát triển qua thể thao. Thể thao là một ngôn ngữ toàn cầu. Nó vượt ra mọi biên giới dân tộc.  Nó vượt ra ngoài tất cả những tính sắc tộc và tính dân tộc và bất kể những khác biệt nào mà con người có thể có. Nó có thể có một sức mạnh cấp thời thúc đẩy năng lượng của con người, và cam kết cho sự phát triển. Có thể dễ dàng nhận ra sự chung sức, sự đoàn kết trong thể thao. Vì vậy Liên Hợp quốc rất quan tâm. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã chọn ngày 6 tháng Tư hàng năm là Ngày Quốc tế Thể thao vì sự Phát triển và Hòa bình, và tôi đã chọn một phái viên đặc biệt để thúc đẩy hòa bình và phát triển qua thể thao. Liên Hợp quốc và Ủy ban Olympic Quốc tế đã xây dựng một quan hệ đối tác rất mạnh; bây giờ Vatican – Tòa Thánh – tham gia. Vatican, Ủy ban Olympic Quốc tế, và Liên Hợp quốc có thể có một lực thúc đẩy rất mạnh để cổ vũ cho hòa bình và phát triển qua thể thao.
Hỏi: Theo ý của ông, vai trò của Đức Giáo hoàng Phanxico trong việc cổ vũ cho hòa bình và hòa giải quan trọng như thế nào?
BAN KI-MOON: Đức Giáo hoàng Phanxico là một con người của hòa bình, một con người có tầm nhìn rộng. Ngài là một người có nhiều tiếng nói. Thật là một vinh dự lớn cho tôi được làm việc với ngài. Ví dụ, khi các nhà lãnh đạo quốc tế thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững 2030, đó chính là nhờ sự thúc đẩy và thỉnh cầu của Đức Giáo hoàng với các nhà lãnh đạo thế giới: Ngài thúc đẩy các nhà lãnh đạo thế giới có một cam kết mạnh mẽ hơn và có tầm nhìn rộng hơn cho thế giới – con người và hành tinh – để họ có thể sống trong hòa bình và thịnh vượng qua sự hợp tác chung. Và cũng như vậy, chính Đức Giáo hoàng, qua thông điệp về thay đổi khí hậu của ngài, Ngôi Nhà Chung [Laudato si’] – theo tên ngài đặt: Hành tinh trái đất của chúng ta là một ngôi nhà chung. Tất cả chúng ta là 7 tỷ người, và tất cả mọi tạo vật phải sống chung với nhau, và điều đó đã tạo ra rất nhiều nguồn cảm hứng. Tiếng nói mạnh mẽ: để các nhà lãnh đạo thế giới thông qua hiệp định thay đổi khí hậu ở Paris năm ngoái. Tôi xin bày tỏ lòng thán phục và lòng tri ân sâu sắc nhất đến Đức Giáo hoàng trong suốt buổi tiếp kiến với ngài.
Hỏi: Cuối cùng, thể thao là một ví dụ hùng hồn ngày nay cho khả năng và cơ hội của Tòa Thánh và Liên Hợp quốc cùng chung một vai trò với nhau. Ông có nghĩ rằng ngay cả trong một xã hội nhân bản hơn – hòa bình, hòa giải, nhân phẩm -  thì Tòa Thánh và Liên Hợp quốc, Giáo hội và Liên Hợp quốc, có thể làm việc với nhau?
BAN: Tòa Thánh, Vatican, và Ki-tô giáo và các tôn giáo khác, họ có những mục tiêu, những tầm nhìn, và những giá trị chung như trong Hiến chương của Liên Hợp quốc: Hòa bình, tôn trọng nhân đạo, và nhân quyền. Và cũng qua thể thao chúng ta có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững. Liên quan đến điều đó, thật vô cùng quan trọng khi Liên Hợp quốc đã làm việc rất gần với Tòa Thánh, và đồng thời là một đối tác mạnh của Ủy ban Olympic Quốc tế. Ý tưởng mở sự kiện Đức tin và Thể thao cho Hòa bình và Phát triển tất cả đều từ Đức Giáo hoàng, và cũng từ Liên Hợp quốc và Ủy ban Olympic Quốc tế. Đó là lý do tại sao một điều chưa từng thấy trước đây là Tổng Thư ký Liên Hợp quốc, Ủy ban Olympic Quốc tế, và Tòa Thánh làm việc với nhau.

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 07/10/2016]



Con người không phải là một trở ngại cho sự phát triển, Tòa Thánh nói tại Liên Hiệp Quốc

Con người không phải là một trở ngại cho sự phát triển, Tòa Thánh nói tại Liên Hiệp Quốc

“Sự đoàn kết toàn cầu có nghĩa là nhìn đến những người khác vượt ra ngoài phạm vi đơn thuần là người hàng xóm, nhưng như những người anh em và chị em”
6 tháng 10, 2016
Bernardito Auza
Holy See Mission
Những thách thức đối mặt toàn cầu đang lên mức độ cao nhất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, phái đoàn Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc nói, và để đối phó với chúng, nhân vị và nhân phẩm và nhân quyền phải được đặt vào trung tâm, vì nếu không nó sẽ dẫn đến “những quan điểm xem nhân vị như là một sự cản trở phát triển, hay thậm chí tệ hơn nữa, như là nguyên nhân gây  ra tình trạng chậm phát triển và sự nghèo túng của riêng người đó.”
Đức Tổng giám mục Bernardito Auza, Sứ thần và là Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh, nói ý này hôm thứ Ba khi ngài đọc diễn văn tại phiên họp thứ 71 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Phiên tranh luận thứ hai của Ủy ban Trung ương.
Dưới đây là văn bản của bài diễn văn:
__
Thưa ông Chủ tịch,
Tôi xin gửi lời chúc mừng của phái đoàn của tôi đến ông và toàn ban chấp hành trong lần bầu cử này và tôi xin bảo đảm sự hợp tác tiếp tục của Tòa Thánh.
Trong tám tháng vừa qua, cộng đồng quốc tế đã chứng kiến những vị Lãnh đạo của các Chính phủ và Nhà nước họp nhau để thông qua Chương trình Khung Sendai để Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai (Sendai Framework for Disaster Risk Reduction), Chương trình Hành động Addis Ababa (Addis Ababa Action Agenda), Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững 2030 (2030 Agenda for Sustainable Development), Hiệp định Paris (Paris Agreement) và, một vài tuần trước vào ngày 19 tháng 9, Tuyên ngôn New York về Người Tị nạn và Nhập cư (New York Declaration for Refugees and Migrants). Nhiệm vụ nặng nề của việc đưa những cam kết này thành những kết quả cụ thể và hiện thực đã được bắt đầu, và phải được hoàn toàn ủng hộ để có thể hoàn thành được lời hứa cao cả là không để ai bị rơi lại đằng sau.
Những cam kết quốc tế quan trọng này thể hiện một sự quyết tâm giữa các nhà lãnh đạo chính trị đến với nhau để giải quyết những thách thức toàn cầu. Tuy nhiên, đồng thời đã có sự suy giảm liên tục lòng tin, vì những sự bất bình đẳng giữa và trong các quốc gia đã trở nên ngày càng lớn và con số những vụ xung đột bạo lựa đã gia tăng, khơi lên những khủng hoảng nhân đạo mà chúng ta đang phải đối mặt hôm nay, và không có gì so sánh được kể từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ Hai.
Tòa Thánh tin rằng để giải quyết những thách thức có tương quan với nhau của sự phát triển môi trường, kinh tế và xã hội, một nền tảng phải được xây dựng cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm. Việc đặt trọng tâm vào nhân vị và thăng tiến nhân phẩm và giá trị của mọi người không có sự phân biệt là cơ sở để tránh một sự tiếp cận giản lược xem nhân vị như một sự cản trở cho sự phát triển, hay thậm chí tệ hơn nữa, như là nguyên nhân gây  ra tình trạng chậm phát triển và sự nghèo túng của riêng người đó. Như Đức Giáo hoàng Phanxico đã trình bày trong Diễn văn trước Đại Hội đồng Liên Hợp quốc năm ngoái, “Những trụ cột của sự phát triển con người toàn diện có một nền tảng chung, đó là quyền được sống” và rộng hơn là “quyền tiếp tục sự sống của chính bản chất con người.”
Vì thế sự phát triển con người toàn diện đòi hỏi phải xây dựng những chính sách kinh tế vĩ mô đủ khả năng tạo nên sự phát triển tài chính, thương mại và kinh tế vững chắc và tiên tiến để đáp ứng được những nhu cầu căn bản của con người. Một mô hình phát triển con người toàn diện phải có khả năng giải quyết được những nhu cầu tinh thần, xã hội, môi trường và thể lý của con người. Nó là một mô hình không thể bị áp đặt từ bên ngoài; hơn thế nữa nó phải được xây dựng từ bên trong những cộng đồng và xã hội đầu tư vào đó và cung cấp những cấu trúc cần thiết để cho phép những thành viên của cộng đồng hay xã hội được thỏa mãn những nhu cầu căn bản của họ như thực phẩm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe và công việc, và được hưởng những quyền ít nhìn thấy hữu hình nhưng lại rất căn bản chẳng hạn giáo dục, tự do bày tỏ và tự do tôn giáo.
Trong Diễn văn trước Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, Đức Thánh Cha Phanxico đã mô tả vắn tắt sự phát triển con người toàn diện như sau: Ở mức độ tối thiểu nó có ba tên gọi: nơi ở, lao động, và đất đai; và một cái tên tinh thần; sự tự do tinh thần, trong đó có sự tự do tôn giáo, quyền giáo dục và tất cả những quyền dân sự khác.”
Quả thật, sự phát triển con người toàn diện không chỉ là con số tổng những nguồn tài nguyên được đầu tư vào những dự án phát triển và những kết quả vật chất có thể đo đạc được, nó cũng còn gồm cả những yếu tố, mặc dù từng lúc có thể là mơ hồ và không thể nhận thấy, trong đó có sự thay đổi đời sống và thực sự đóng góp vào sự thịnh vượng của con người.
Để thực hiện được sự phát triển con người toàn diện như vậy, cần phải làm mới lại một cam kết có những cơ cấu bình đẳng và công bằng trong thương mại toàn cầu và sự hỗ trợ tài chính nhiều phía. Sự tương thuộc toàn cầu là một thực tế trong đó những nguồn tài nguyên về con người và tài chính và những quyết định thường bị tách ra khỏi những người tiêu thụ hay những người sản xuất. Ở mức tồi tệ nhất, sự toàn cầu hóa như vậy có thể cho thấy bản chất của nó trong “thái độ thờ ơ toàn cầu” trước những nhu cầu của người khác. Ở mức độ tốt đẹp nhất, nó thể hiện ra trong sự đoàn kết toàn cầu và cam kết đáp ứng những trách nhiệm của chúng ta đối với những người thiếu thốn. Sức mạnh của sự hợp tác quốc tế được đặt trên nguyên tắc của lòng nhân ái lấy phẩm giá bình đẳng của tất cả mọi người làm gốc.
Sự thừa nhận tính đoàn kết toàn cầu này thúc đẩy nhiều hơn sự kết nối và hòa hợp xã hội. Sự đoàn kết toàn cầu có nghĩa là nhìn đến những người khác vượt ra ngoài phạm vi đơn thuần là người hàng xóm, nhưng như những người anh em và chị em. Vì thế nó đòi hỏi phải bảo đảm rằng thương mại toàn cầu của chúng ta, các hệ thống tài chính và kinh tế phải kết hợp chặt chẽ những cấu trúc đạo đức và luân lý, nó nhận ra trách nhiệm của chúng ta đối với các cộng đồng, địa phương và toàn cầu, và ngôi nhà chung của chúng ta.
Thưa ông Chủ tịch,
Trong một vài tuần nữa, những nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ nhóm họp ở  Quito cho Hội nghị Liên Hợp quốc về sự Phát triển Nhà ở và Đô thị Bền vững. Những thay đổi đột ngột trong các mẫu dân số định cư từ Hội nghị Habitat I 1976 đã đặt ra những thách thức mới và ngày càng tăng cao về gia đình và cộng đồng nỗ lực để thích nghi với những thực tại mới, đặc biệt trong những cấu trúc đô thị khổng lồ. Phái đoàn chúng tôi hy vọng rằng Habitat III sẽ đưa ra được một cơ hội để giải quyết những thách thức về chỗ ở và đô thị hóa trong tinh thần toàn diện và lấy con người làm trung tâm.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.

[Nguồn:  zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/10/2016]