Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

G20: Hãy dành “Ưu tiên tuyệt đối” cho người nghèo, người tị nạn, người đau khổ, người bị loại trừ

G20: Hãy dành “Ưu tiên tuyệt đối” cho người nghèo, người tị nạn, người đau khổ, người bị loại trừ

Đức Thánh Cha lên tiếng kêu gọi cho người dân Châu Phi
7 tháng Bảy, 201
G20: Hãy dành “Ưu tiên tuyệt đối” cho người nghèo, người tị nạn, người đau khổ, người bị loại trừ
G20 Hamburg, / Wikimedia Commons - Kremlin.Ru, CC BY 4.0
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxico gửi tới các tham dự viên Hội nghị Thượng đỉnh G20, đang được tổ chức tại Hamburg, Đức, ngày 7-8 tháng Bảy, 2017, là hãy “dành ưu tiên tuyệt đối cho người nghèo, người tị nạn, người đau khổ, người tản cư và người bị loại trừ” và “từ bỏ xung đột vũ trang.”
Trong một lá thư gửi cho Thủ tướng Đức là bà Angela Merkel, nhân dịp khai mạc hội nghị, Đức Thánh Cha lên tiếng kêu gọi đặc biệt cho người dân đang chết vì đói ở Châu Phi.
Trong thông điệp ký ngày 29 tháng Sáu, Đức Thánh Cha nêu lên những quan tâm mà ngài luôn mang nặng “trong lòng.” Đứng trước “tính nghiêm trọng, tính phức tạp và sự liên kết của những vấn đề toàn cầu,” nổi bật là thảm kịch của di dân, ngài kêu gọi những tiến trình có thể đưa ra được các giải pháp tiến bộ và không làm tổn thương và nó có thể dẫn đến trình tự ngắn hạn cho sự di chuyển và sự định cư của con người nhắm đến ích lợi cho tất cả.”
Trong tâm trí và trong con tim của những nhà lãnh đạo các chính phủ, và trong mỗi giai đoạn ban hành các biện pháp chính trị, cần phải đưa ra được sự ưu tiên tuyệt đối cho người nghèo, người tị nạn, người đau khổ, người tản cư và người bị loại trừ, bỏ qua mọi sự phân biệt về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo hay văn hóa, và từ bỏ những xung đột vũ trang,” ngài nói thêm.
Đức Thánh Cha gửi một lời thỉnh cầu tới cộng đồng toàn cầu về “tình hình bi đát ở Nam Sudan, lưu vực Hồ Chad, Horn of Africa (Sừng Châu Phi) và Yemen, là những nơi có 30 triệu người đang thiếu lương thực và nước uống để sinh tồn.”
Dưới đây là toàn bộ thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico, bản dịch (tiếng Anh) của Tòa Thánh. Văn bản gốc bằng tiếng Đức. (ak/vf)
*  * *
Kính gửi bà Thủ tướng
Bà Angela Merkel
Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức
Sau lần gặp gỡ gần đây ở Vatican, và để trả lời cho lời yêu cầu rất sâu sắc của bà, tôi xin nêu lên những quan tâm mà tôi, cùng với tất cả giới giáo sĩ của Giáo hội Công giáo, đánh giá là rất quan trọng trước thềm của cuộc họp G20 sắp tới, nhóm họp các Nguyên thủ của các Nhà nước và Chính phủ trong Nhóm các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới và các giới chức cao cấp nhất của Liên minh Châu Âu. Làm việc này, tôi noi theo truyền thống đã bắt đầu bởi Đức Giáo hoàng Benedict XVI vào tháng Tư 2009 nhân dịp G20 ở London. Tương tự như vậy Đấng Tiền nhiệm của tôi đã viết thư gửi Thủ tướng năm 2006, khi nước Đức giữ vai trò chủ tịch của Liên minh Châu Âu và G8.
Trước hết, tôi xin gửi đến bà, và đến tất cả các nhà lãnh đạo đang có mặt tại Hamburg, lòng cảm phục vì những nỗ lực đang được thực hiện để bảo đảm sự kiểm soát và ổn định của nền kinh tế thế giới, đặc biệt liên quan đến các thị trường tài chính, thương mại, các vấn đề công khố và, tổng quát hơn, một sự phát triển kinh tế toàn cầu bền vững hơn và mở rộng hơn (x. Thông cáo các Nhà Lãnh đạo G20, Hội nghị Thượng đỉnh Hangzhou, 5 tháng Chín 2016). Đúng như chương trình của Hội nghị Thượng đỉnh, những nỗ lực như vậy không thể tách rời khỏi nhu cầu giải quyết các xung đột đang diễn ra và vấn đề di cư toàn cầu.
Trong Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Tin mừng) của tôi, tài liệu chương trình hoạt động của triều đại của tôi gửi toàn thể tín hữu Công giáo, tôi đề nghị bốn nguyên tắc hành động để xây dựng những xã hội huynh đệ, công bằng và hòa bình: thời gian lớn hơn không gian; đoàn kết chiến thắng xung khắc; thực tại quan trọng hơn ý tưởng; tất cả thì lớn hơn một phần. Những nguyên tắc hành động này rõ ràng thuộc về sự khôn ngoan của người cao niên của toàn thể nhân loại; tôi tin rằng chúng cũng có thể được dùng để hỗ trợ cho những ý tưởng của hội nghị ở Hamburg và cho sự đánh giá kết quả của hội nghị.
Thời gian lớn hơn không gian. Tính nghiêm trọng, tính phức tạp và sự liên kết của những vấn đề toàn cầu quá lớn đến mức dường như không có các giải pháp làm thỏa mãn hoàn toàn và tức thời. Thật đáng buồn, cuộc khủng hoảng di cư là minh chứng cho điều này, và nó không thể tách rời khỏi vấn đề nghèo đói và bị đẩy đến mức trầm trọng hơn bởi những cuộc xung đột vũ trang. Tuy vậy, vẫn có thể đặt ra những tiến trình hành động để đưa ra được những giải pháp tiến bộ và không làm tổn thương, và nó có thể dẫn đến trình tự ngắn hạn cho sự di chuyển và sự định cư của con người nhắm đến ích lợi cho tất cả. Tuy nhiên, sức ép giữa không gian và thời gian, giữa sự giới hạn và sự trọn vẹn, đòi hỏi một động tác hoàn toàn đối nghịch trong tâm trí của các nhà lãnh đạo và giới quyền lực. Sẽ chỉ có thể đạt được một giải pháp hiệu quả, tồn tại dài với thời gian, nếu mục tiêu cuối cùng của tiến trình được thể hiện rõ ràng trong chương trình của nó. Trong tâm trí và trong con tim của những nhà lãnh đạo các chính phủ, và trong mỗi giai đoạn ban hành các biện pháp chính trị, cần phải đưa ra được sự ưu tiên tuyệt đối cho người nghèo, người tị nạn, người đau khổ, người tản cư và người bị loại trừ, bỏ qua mọi sự phân biệt về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo hay văn hóa, và từ bỏ những xung đột vũ trang.
Đến đây, tôi không thể không gửi trực tiếp đến những vị Nguyên thủ Nhà nước và Chính phủ của G20, và đến toàn thể cộng đồng thế giới, lời kêu gọi thành khẩn cho tình hình bi đát ở Nam Sudan, lưu vực Hồ Chad, Horn of Africa (Sừng Châu Phi) và Yemen, là những nơi có 30 triệu người đang thiếu lương thực và nước uống để sinh tồn. Một cam kết đáp ứng cho các tình hình khẩn cấp này và cung cấp sự hỗ trợ tức thời cho các dân tộc đó sẽ là một dấu hiệu cho tầm quan trọng và tính chân thành của cam kết sửa đổi nền kinh tế thế giới và là một bảo đảm cho sự phát triển sâu rộng của nó.
Đoàn kết chiến thắng xung khắc. Lịch sử của nhân loại, cả trong thời đại của chúng ta hôm nay, đang trình bày trước mắt chúng ta một bức tranh toàn cảnh của những xung đột tiềm ẩn. Tuy nhiên, chiến tranh không bao giờ là một giải pháp. Gần đến ngày đánh dấu kỷ niệm 100 năm Thư của Đức Giáo hoàng Benedict XV gửi các Nhà lãnh đạo các quốc gia đang lâm chiến, tôi cảm thấy buộc phải kêu gọi thế giới kết thúc tất cả những “cuộc tàn sát vô ích” này. Mục đích của G20 và của các cuộc họp thường niên tương tự khác là để giải quyết những khác biệt về kinh tế một cách hòa bình và thỏa thuận về những quy tắc tài chính và thương mại chung nhằm cho phép sự phát triển toàn diện cho tất cả, để áp dụng Chương trình Hành động 2030 và Những Mục tiêu Phát triển Bền vững (x. Thông cáo các Nhà Lãnh đạo G20, Hội nghị Thượng đỉnh Hangzhou). Tuy nhiên điều đó sẽ không khả thi nếu tất cả các bên không tự cam kết giảm bớt các mức độ xung khắc về căn bản, cũng như đồng ý thảo luận một cách chân thành và minh bạch tất cả những khác biệt của họ. Có một nghịch lý và mâu thuẫn rất lớn trong tính thống nhất được trình bày trong các diễn đàn chung về các vấn đề kinh tế và xã hội, và sự tán thành, chủ động hoặc thụ động, đối với những xung đột vũ trang.
Thực tại quan trọng hơn ý tưởng. Những hệ tư tưởng theo định mệnh của tiền bán thế kỷ hai mươi đã được thay thế bằng những hệ tư tưởng mới của quyền tự chủ tuyệt đối của thị trường và đầu cơ tài chính (x. Tông huấn Niềm vui của Tin mừng - Evangelii Gaudium, 56). Theo sau thảm kịch của chúng là sự loại trừ, lãng phí vá thậm chí là cái chết. Về mặt khác, những thành tựu đáng kể về chính trị và kinh tế của thế kỷ trước luôn được đánh dấu bằng chủ nghĩa thực dụng hoàn toàn và tinh vi, được hướng dẫn bởi sự khôn khéo của con người và nỗ lực hòa nhập và phối hợp sự đa dạng và có những lúc chống lại với những thực tại, trên căn bản tôn trọng mỗi người và mọi công dân. Tôi cầu xin Chúa ban cho Hội nghị Thượng đỉnh Hamburg được soi sáng bởi mẫu gương của những nhà lãnh đạo đó của Châu Âu và thế giới, là những người trước sau như một đặt đối thoại và sự tìm kiếm những giải pháp chung vào vị trí hàng đầu: Schuman, De Gasperi, Adenauer, Monnet và nhiều vị khác nữa.
Tất cả thì lớn hơn một phần. Các vấn đề cần phải được giải quyết một cách rõ ràng và phải có sự chú ý thích đáng đến tính đặc thù của chúng, nhưng những giải pháp như vậy, để tồn tại lâu dài, không thể bỏ qua một tầm nhìn rộng lớn hơn. Vì vậy chúng phải xét đến những tác động cuối cùng trên tất cả các quốc gia và công dân của những quốc gia đó, đồng thời phải tôn trọng quan điểm và ý kiến của người dân. Đến đây tôi xin lặp lại lời cảnh báo mà Đức Benedict XVI đã gửi đến Hội nghị Thượng đỉnh G20 London năm 2009. Điều được xem là hợp lý khi các Hội nghị Thượng đỉnh G20 chỉ giới hạn cho một con số nhỏ những quốc gia đại diện cho 90% sản lượng của cải và dịch vụ trên toàn thế giới, thực tế này phải thúc đẩy quý vị tham dự phải có suy tư thật sâu sắc. Những nhà nước và các cá nhân kia là những người có tiếng nói yếu nhất trên trường chính trị thế giới lại chính là những người gánh hậu quả nhiều nhất từ những tác động nguy hại của những cuộc khủng hoảng kinh tế mà chính họ rất ít hoặc không chịu trách nhiệm về nó. Nhóm đa số này, nói theo thuật ngữ kinh tế chỉ sở hữu 10% trong tổng số, là một phần của nhân loại có tiềm năng lớn nhất đóng góp cho sự tiến bộ của mọi người. Vì thế, luôn luôn phải nhắc đến tại Liên Hợp quốc, các chương trình của Liên Hợp quốc và những cơ quan liên quan, và các tổ chức thuộc khu vực, phải tôn trọng và đề cao những hiệp ước quốc tế, và tiếp tục thúc đẩy một sự tiếp cận đa phương, để những giải pháp thực sự trở nên phổ quát và bền lâu, vì ích lợi của tất cả (x. Benedict XVI, Thư gửi Thủ tướng Anh Gordon Brown, 30 tháng Ba 2009).
Tôi đưa ra những suy xét này như là một đóng góp cho công cuộc của G20, với niềm tin vào tình đoàn kết đang hướng dẫn cho tất cả quý vị tham dự. Tôi khẩn xin ơn lành của Thiên Chúa đổ xuống trên Hội nghị Hamburg và mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế để định hình cho một kỷ nguyên phát triển mới có tính đổi mới, có sự tương quan, bền vững, tôn trọng môi trường và bao gồm tất cả các dân tộc và mọi cá nhân (x. Thông cáo các Nhà Lãnh đạo G20, Hội nghị Thượng đỉnh Hangzhou).
Nhân dịp này tôi xin gửi đến bà sự trân trọng và lòng kính mến của tôi.
Từ Vatican, 29 tháng Sáu 2017
Francis
© Copyright – Libreria Editrice Vaticana

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/07/2017]


Joaquin Navarro-Valls, người phát ngôn của giáo hoàng qua đời ở tuổi 80

Joaquin Navarro-Valls, người phát ngôn của giáo hoàng qua đời ở tuổi 80

05 tháng Bảy, 2017

Joaquin Navarro-Valls, người phát ngôn của giáo hoàng qua đời ở tuổi 80

Nhà ký giả-chuyên gia tâm thần người Tây ban nha sát cánh cùng Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II trong suốt 20 năm

Một trong những khuôn mặt quen thuộc trong Vatican suốt mấy thập kỷ qua là cựu phát ngôn viên của giáo hoàng, ông Joaquin Navarro-Valls, đã qua đời ở tuổi 80.
Cái chết của ông được thông báo trên một đoạn đăng tải của giám đốc văn phòng báo chí Vatican hiện tại, Greg Burke. Ông Navarro-Valls đã qua đời lúc 8:41 tối thứ Tư tại nhà sau khi được nhà thương Campus Biomedico do Opus Dei điều hành ở Roma trả về nhà, theo National Catholic Register. Ông được chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối vài tuần trước.
Navarro-Valls là một học giả, nhà tâm lý học và ký giả người Tây Ban nha giữ vị trí giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh từ 1984 đến 2006 — đa phần thời gian dưới triều đại Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II. Lý lịch trong ngành báo chí của ông giúp ông có mối liên hệ với các phóng viên trên toàn thế giới, và kiến thức được huấn luyện trong ngành y giúp ông trong việc thông báo rõ ràng tình trạng sức khỏe giảm sút của Đức Gio-an Phao-lô trong năm cuối của ngài.
Navarro-Valls tiếp tục ở lại vị trí trong gần suốt 2 năm dưới triều của vị kế nhiệm Đức Gio-an Phao-lô II là Đức Giáo hoàng Benedict XVI, nhưng ông từ chức năm 2006. Từ năm 2007, ông phục vụ trong vị trí chủ tịch của ban cố vấn của Đại học Biomedical của Roma.
Sinh ở Cartagena, Tây Ban nha, ngày 16 tháng Mười Một, 1936, Navarro-Valls là một trong năm người con. Ông học y khoa tại các Đại học Granada và Barcelona, cũng như ngành báo chí tại Đại học  Navarra ở Pamplona, Tây Ban nha. Trong những năm ở đại học, ông chú ý đến ngành diễn viên.
Ông cũng theo học các khóa sau đại học tại Harvard. Luận án tiến sĩ của ông về những rối loạn tâm thần khi não bị tổn thương.
Navarro-Valls là bác sĩ của Hải quân Tây Ban nha trong đầu thập niên 1960.
Năm 1958, ông gặp nhà sáng lập Opus Dei, Thánh Josemaría Escrivá, và gia nhập vào tổ chức mà một ngày sau đó được chọn vào làm giám hạt riêng. Navarro-Valls trở thành một thành viên tận hiến. Ông chuyển đến trụ sở của Opus Dei ở Rome năm 1970, và cộng tác với Thánh Josemaria trong công cuộc truyền thông. Trong vị trí này, ông đã thông báo cái chết của vị sáng lập ngày 26 tháng Sáu, 1975.
Năm 1977, ông trở thành phóng viên cho tờ ABC ở Madrid, phụ trách nước Ý và Đông Địa Trung hải. Ông thường được gửi đến Nhật, Philippine, và vùng Châu Phi xích đạo với vai trò là một ký giả.
Năm 1984, Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II gọi ông về để tổ chức lại và hướng dẫn văn phòng báo chí Vatican. Ông Navarro-Valls trở thành người đầu tiên không trong hàng giáo sĩ được chỉ định làm giám đốc Văn phòng Báo chí Vatican. Ngoài trách nhiệm là một người phát ngôn, ông là một thành viên của phái đoàn Tòa Thánh đến các hội nghị quốc tế của LHQ ở Cairo, Copenhagen, Bắc Kinh, và Istanbul từ 1994–96.
Năm 1996, ông bắt đầu làm giáo sư thỉnh giảng tại phân khoa truyền thông của Đại học Giáo hoàng Thánh Giá ở Roma.
Là tác giả của nhiều sách viết về gia đình và thông thạo nhiều ngôn ngữ, ông tháp tùng với Thánh Gio-an Phao-lô trên hầu hết các chuyến tông du của ngài.
Theo Catholic News Service, năm 1992 ông thay thay đổi lại toàn bộ văn phòng báo chí Vatican với những trang thiết bị hiện đại và cách mạng hóa việc chuyển tải lên mạng bằng cách tạo những bộ lưu trữ, tài liệu và thống kê liên quan đến hoạt động của giáo hoàng.
Trong một thông báo gửi Catholic News Service, ông Greg Burke nói rằng người tiền nhiệm của ông “luôn cư xử đúng như một quý ông Ki-tô hữu.”
“Joaquin Navarro là hiện thân của điều mà văn hào Ernest Hemingway định nghĩa về lòng can đảm: sự lịch thiệp dưới áp lực,” ông Burke nói. Tôi biết ông Navarro khi tôi còn làm cho Time, và tạp chí lúc đó chọn Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II là Người của Năm. Tôi mong tìm thấy một con người của đức tin, nhưng tôi đã tìm thấy một con người của đức tin và cũng là một nhà chuyên môn hạng nhất.”

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/07/2017]