Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

Gần đến Lễ Phục Sinh: Viếng Đền Thánh Gioan Lateran và những Bậc Thang Thánh

Gần đến Lễ Phục Sinh: Viếng Đền Thánh Gioan Lateran và những Bậc Thang Thánh

Gần đến Lễ Phục Sinh: Viếng Đền Thánh Gioan Lateran và những Bậc Thang Thánh

Antoine Mekary | ALETEIA

Marinella Bandini

28/03/21


Nhà thờ Chặng Đàng Ngày 39: Chúng ta cùng lên Đồi Canvê với Chúa Giêsu.



Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 39

Thời điểm quan trọng nhất của Mùa Chay đang bắt đầu: Tuần Thánh. Hôm nay chúng ta trở lại với Đền Thánh Gioan Lateran. Với nghi thức làm phép lá, Phụng vụ nhắc lại sự kiện hân hoan tiến vào thành Giêrusalem của Chúa Giêsu — nhưng cũng là cuộc Khổ nạn của Ngài.

Bên cạnh vương cung thánh đường, và từng là một phần của Điện Lateran, có một trong những thánh tích đặc biệt nhất của Cuộc Khổ nạn: “Scala Santa” (“Những bậc thang Thánh”). Truyền thống nói rằng đó là cầu thang mà Chúa Giêsu đã bước lên trong cung điện của Phongxiô Philatô. Cầu thang đến Roma vào năm 326 nhờ Thánh Helena. Nó bao gồm 28 bậc thang bằng đá cẩm thạch, bị bào mòn bởi hàng triệu người hành hương qua nhiều thế kỷ đã quỳ gối tiến lên nó.

Không có bàn chân nào được chạm vào những bậc thang đó, đến nỗi Đức Giáo hoàng Innocent XIII đã bao phủ chúng bằng những tấm ván gỗ. Các tín hữu chỉ có thể leo lên bằng đầu gối của họ, một lòng sùng kính được thực hành đặc biệt vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.

Đức Piô IX cổ võ lòng sùng kính, giao thánh địa cho các các Cha Dòng Khổ nạn. Chính ngài đã tự mình leo lên các Bậc thang Thánh bằng đầu gối của mình nhiều lần, kể cả vào ngày 19 tháng Chín năm 1870, vào đêm trước khi thành Roma bị chiếm.

Trên đỉnh các Bậc Thang Thánh là “đền thờ được tôn kính nhất ở Roma”, đền thờ “Sancta Sanctorum.” Nhà nguyện này là nhà thờ riêng của các giáo hoàng cho đến thời kỳ Phục hưng. Nó lưu giữ nhiều thánh tích, bao gồm cả một bức ảnh của Đấng Cứu Thế được gọi là “acheropita”, không phải do bàn tay con người tạo ra. Nó được cho là đã được vẽ bởi Thánh Luca với sự giúp đỡ của một thiên thần.

Tuần này, chúng ta chuẩn bị đi lên đồi Canvê với Chúa Giêsu, để chúng ta cũng có thể đạt đến sự Phục sinh với Ngài.

Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, … Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. (Pl 2:6.8)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Gần đến Lễ Phục Sinh: Viếng Đền Thánh Gioan Lateran và những Bậc Thang Thánh

Đền thờ Scala Santa (bên ngoài). Các Bậc thang Thánh đã từng là một phần của Điện Lateran. Đức Piô IX đã giao đền thờ cho các Cha Dòng Khổ Nạn chăm sóc đền thờ cho đến ngày nay.

Gần đến Lễ Phục Sinh: Viếng Đền Thánh Gioan Lateran và những Bậc Thang Thánh

Đền thờ Scala Santa. Cầu thang Thánh nhìn từ trên xuống, sau lần trùng tu năm 2019. Truyền thống cho rằng đây là cầu thang mà Chúa Giêsu đã bước lên trong cung điện của Phongxiô Philatô, do Thánh Helena mang về Roma.

Gần đến Lễ Phục Sinh: Viếng Đền Thánh Gioan Lateran và những Bậc Thang Thánh

Đền thờ Scala Santa. Chi tiết các bậc thang của Cầu thang Thánh sau lần trùng tu năm 2019. Cầu thang gồm 28 bậc thang lát đá hoa cương.

Gần đến Lễ Phục Sinh: Viếng Đền Thánh Gioan Lateran và những Bậc Thang Thánh

Đền thờ Scala Santa (trước khi trùng tu). Các tín hữu quỳ gối tiến lên đền thờ Scala Santa, cách duy nhất được cho phép.

Gần đến Lễ Phục Sinh: Viếng Đền Thánh Gioan Lateran và những Bậc Thang Thánh

Đền thờ Scala Santa (sau khi trùng tu). Ở trên cùng của Cầu Thang Thánh là một bức bích họa mô tả Khổ hình Thập giá.

Gần đến Lễ Phục Sinh: Viếng Đền Thánh Gioan Lateran và những Bậc Thang Thánh

Đền thờ Scala Santa. Ở trên đỉnh của Cầu Thang Thánh là "đền thờ được tôn kính nhất ở Roma," Đền thờ "Sancta Sanctorum."

Gần đến Lễ Phục Sinh: Viếng Đền Thánh Gioan Lateran và những Bậc Thang Thánh

Đền thờ Scala Santa. Đền thờ Sancta Sanctorum lưu giữ nhiều thánh tích, bao gồm cả bức ảnh Chúa Cứu thế "acheropita" (không phải do bàn tay con người tạo ra).

Gần đến Lễ Phục Sinh: Viếng Đền Thánh Gioan Lateran và những Bậc Thang Thánh

Đền thờ Scala Santa. Đền thờ Sancta Sanctorum nhìn từ nhà nguyện San Lorenzo ở Palatio, nhà thờ riêng của các giáo hoàng cho đến thời kỳ Phục hưng.

Gần đến Lễ Phục Sinh: Viếng Đền Thánh Gioan Lateran và những Bậc Thang Thánh

Đền thờ Scala Santa. Nhà nguyện San Lorenzo ở Palatio.

Gần đến Lễ Phục Sinh: Viếng Đền Thánh Gioan Lateran và những Bậc Thang Thánh

Đền thờ Scala Santa. Nhà nguyện San Lorenzo ở Palatio. Trên vòm trần có một bức bích họa Chúa Kitô được bao quanh bởi các công cụ trong cuộc Khổ nạn của Người.

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 3/5/2021]


Thiếu niên 12 tuổi tử vì đạo được phong Chân phước ở Guatemala

Thiếu niên 12 tuổi tử vì đạo được phong Chân phước ở Guatemala

Thiếu niên 12 tuổi tử vì đạo được phong Chân phước ở Guatemala

HTWE | Shutterstock

VaticanNews.va

24/04/21


Juan Barrera Méndez được mọi người nghĩ đến như Carlo Acutis của Guatemala.

Mười vị tử đạo của thành phố Quiché, Guatemala, đã được phong chân phước ngày 23 tháng Tư, với nghi lễ do Đức Hồng y Álvaro Leonel Ramazzini chủ tế.

Một trong mười vị tử đạo là một thiếu niên 12 tuổi. Những vị khác bao gồm ba linh mục và sáu giáo dân.

Ba vị linh mục thuộc Dòng Thừa sai Thánh Tâm (Tây Ban Nha):

Jose Maria Gran Cirera,

Juan Alonso Fernandez and

Faustino Villanueva;

Và các giáo dân:

Rosalío Benito,

Reyes Us,

Domingo del Barrio,

Nicolás Castro,

Tomás Ramírez,

Miguel Tiú

Tất cả mười người đều bị giết vì “sự thù ghét đức tin” ở Guatemala giữa những năm 1980 và 1991.

Những nhà thừa sai từ nhà này sang nhà khác

Đức Giám mục Rosolino Bianchetti Boffelli giáo phận Quiché nói với Vatican News: “Những vị tử đạo của chúng tôi thật sự là các nhà thừa sai lên đường. Họ đi từ nhà này sang nhà khác, giữ cho đức tin luôn sống động, cầu nguyện với những người anh em của họ, rao giảng phúc âm, dâng lời kêu cầu lên Thiên Chúa của sự sống. Họ là những con người có đức tin vững mạnh, tin tưởng vững vàng vào Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng cống hiến rất lớn để mang đến một sự thay đổi, một đất nước Guatemala khác biệt.”

Giữa các năm 1960 đến 1996, Guatemala gồng mình vượt qua cuộc xung đột giữa chính thể quân sự và các nhóm cánh tả, hơn 200.000 người đã bị giết trong thời gian đó.

Vào khoảng những năm 1980, các thành viên của Giáo hội bắt đầu hứng chịu sự bắt bớ có hệ thống vì vai trò của họ trong việc bảo vệ phẩm giá và quyền của người nghèo.

Theo bước chân Chúa Giêsu

Đức Giám mục Bianchetti nhấn mạnh rằng 10 vị tử đạo không ngần ngại tham gia tiến trình tân phúc âm hóa, một tiến trình được thúc đẩy bởi Công giáo Tiến hành như là “một phương thức, một con đường, một phong cách sống đức tin noi gương Chúa Giêsu Nadarét.”

Ngài cho biết thêm rằng bất chấp những đe dọa, họ đã ôm lấy thánh giá và bị bắt bớ và thậm chí bị giết bởi những người cho rằng các giáo huấn của Tin mừng là một mối nguy hiểm cho lợi ích của giới quyền lực.

“Họ là những con người với phong thái lớn,” ngài nói thêm rằng với Lời Chúa và Chuỗi Mân côi trong tay, họ đi khắp các cộng đoàn để hỗ trợ những người thiếu thốn.

Các linh mục hoạt động như những người hướng dẫn cho người dân, trong khi các giáo dân đến thăm người bệnh, phục vụ trong nhà thờ, và sau khi xong công việc nhà nông của họ, họ giúp các nông dân lấy lại các vùng đất của họ đã bị lấy cắp một cách bất công.

Thiếu niên Juanito

Thiếu niên 12 tuổi tử vì đạo được phong Chân phước ở Guatemala

Đức Giám mục Bianchetti tiếp tục nhấn mạnh mẫu gương của thiếu niên Juan Barrera Méndez, cũng còn được gọi là “Juanito”, mặc dù chỉ 12 tuổi nhưng đã thể hiện sự trưởng thành thiêng liêng sâu sắc trong vai trò là một giáo lý viên dạy thiếu nhi chuẩn bị Rước Lễ lần đầu, và thậm chí chuẩn bị lãnh nhận bí tích Thêm sức.

Ngài kể rằng theo các chứng ngôn cho biết, cậu Juan rất nhiệt thành theo gương Chúa Giêsu, và thậm chí muốn xây một nhà thờ gần nhà của cậu để cha của cậu, một người Kitô hữu yếu kém, có thể tham dự.

Ngài nói thêm rằng Juanito bị tra tấn vào ngày cậu bị bắt trong một cuộc đột kích quân sự trong cộng đồng của cậu và họ đã cắt hai lòng bàn chân của cậu. (Đây là hình thức tra tấn tương tự như thiếu niên Jose Sanchez del Rio ở Mexico đã chịu đựng.)

Rồi họ bắt cậu đi bộ dọc trên bờ sông. “Cậu đứng vững vàng, làm chứng bằng mạng sống của mình, bằng máu của mình. Cậu bị treo trên một cành cây và bị bắn … Giống như ‘Chúa Giêsu bị đóng đinh’ trên một cái cây. Và Juanito hôm nay tỏa sáng. Chứng tá của cậu ‘lan truyền mạnh’; ở đây các thiếu niên nam gọi cậu là ‘Carlo Acutis của Guatemala,’” vị giám mục nói.

Vẫn còn quá nhiều đau khổ

Đức Giám mục Bianchetti làm nổi bật tấm gương của những người tử vì đạo như một nguồn cảm hứng cho các cộng đoàn ở Guatemala ngày nay khi họ đối mặt với những thách đố của thời đại, bao gồm sự nghèo đói, thất nghiệp, bóc lột và di cư cưỡng bức.

“Tại thời điểm này trong thiên niên kỷ thứ ba, vẫn có nhiều cộng đồng không có điện, gồm cả những cộng đồng rất gần với các nhà máy thủy điện. Cũng có đó những sự đau khổ của người di cư, hầu hết họ đều tìm đến Hoa Kỳ và từ đó họ góp phần xây dựng xã hội, trường học, và phát triển các cộng đồng.”

Đức Giám mục nói thêm rằng việc tuyên phong chân phước xem như một tiếng gọi để xây dựng xã hội Guatemala hòa giải với những nỗ lực kết hợp từ tất cả mọi người.

Ngài nói: “Không có một lời chứng nào nói rằng có người trả thù cho cái chết của các vị tử vì đạo. Không ai trả thù vì người ta đã giết người thân của họ, cha họ hoặc bạn bè của họ, hoặc vì người ta đốt nhà của họ. Không có lời chứng nào về sự trả thù. Nhưng có rất nhiều đau khổ và những vết thương mở. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải tiếp tục thực hiện hành trình để chữa lành những vết thương này với đôi mắt và trái tim của chúng tôi hướng về Chúa Giêsu bị đóng đinh và sống lại… Đây là nhiệm vụ của chúng tôi.”

Cuối cùng, khi đối mặt với đại dịch đang diễn ra, Đức Giám mục Bianchetti chỉ ra rằng người dân Guatemala đang đấu tranh để sống với phẩm giá cho dù có những thách thức. Ngài cũng nhấn mạnh rằng, “Giáo hội ở Quiché đây đang tiến bước một cách khiêm nhường, nhưng với nhiều hy vọng, và muốn tiếp tục xây dựng những phương trời mới và những miền đất mới cùng với các vị tử đạo của chúng tôi, với nhiều lòng tin, nhiều hy vọng và nhiều lòng nhiệt thành cho Nước Thiên Chúa.”


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/4/2021]