Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội kêu gọi những chính sách toàn cầu chống lại sự loại trừ xã hội

Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội kêu gọi những chính sách toàn cầu chống lại sự loại trừ xã hội

Lo ngại về sự lan rộng phân mảnh xã hội và sự cần thiết chống lại nghèo đói liên quan đến những bất bình đẳng xã hội
3 tháng Năm, 2017
Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội kêu gọi những chính sách toàn cầu chống lại sự loại trừ xã hội
Photo By Zenit
Hôm thứ Ba, Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội đưa ra kết luận của Phiên họp Khoáng đại ở Vatican về chủ đề sự loại trừ xã hội, có tiêu đề “Tiến Đến Một Xã Hội Tham Gia Của Mọi Người: Những Con Đường Mới Tiến Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Và Văn Hóa.”
Sự hội nhập của con người phù hợp theo khả năng của họ, trong bối cảnh của thế giới toàn cầu hóa, không mang nghĩa đặt dấu chấm hết cho những bất bình đẳng nhưng trước hết là dấu chấm hết cho sự nghèo đói, những người tường thuật giải thích.
Buổi tường thuật hôm thứ Ba trong Văn phòng Báo chí Tòa Thánh là vị Chưởng ấn, Đức Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo, cùng với Chủ tịch Hàn lâm viện, Giáo sư Margaret S. Archer; Giáo sư Pierpaolo Donati của Đại học Bologna và Giáo sư Paulus Zulu, thuộc Đại học Natal, Nam Phi.
Đức Thánh Cha Phanxico gửi một sứ điệp đặc biệt nhân dịp Phiên họp Khoáng đại, phát hành ngày 29 tháng Tư trên L’Osservatore Romano, góp phần cho nền tảng vả chủ điểm của công việc.
Những người tham dự trong Phiên họp Khoáng đại thảo luận về vấn đề của một xã hội tham gia, đầu tiên định nghĩa tất cả những khái niệm của sự tham gia, việc đấu tranh chống lại sự loại trừ và hội nhập xã hội và văn hóa, sau đó cân nhắc về những hiện tượng thu được từ thực tiễn, những nguyên nhân và giải pháp khả thi của nó. Chúng là những khái niệm và tiến trình đa chiều kích mà giữa chúng không hoàn toàn giống nhau nhưng lại được kết nối với nhau theo nhiều cách.
Sự tham gia có thể mang tính tổ chức hay tự phát. Sự loại trừ có thể chủ động (có chủ tâm, như trong trường hợp phân biệt đối xử vì những lý do thuộc nguồn gốc sắc tộc hay tôn giáo) hay thụ động (do những nguyên nhân ngẫu nhiên, chẳng hạn sự khủng hoảng kinh tế nặng nề).
Trong cả hai trường hợp nó là kết quả của những tiến trình đã được phân tích trong những cơ cấu tự sinh của chúng, cứ cho là sự hội nhập xã hội và văn hóa là kết quả của sự biến thể của những cơ cấu này, gồm có kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị.
Không thể theo đuổi mục tiêu của sự bao gồm con người và các cộng đồng trong xã hội bằng những biện pháp cưỡng bức hoặc trong một mô hình tiêu chuẩn hóa (ví dụ, với những hệ thống trường học không cân nhắc đến những văn hóa khác nhau và những văn hóa địa phương). Sự tham gia xã hội thực sự là khả thi chỉ khi nào có sự tự do tôn giáo.
Về một mặt, công việc cho thấy những lo lắng về sự lan rộng của sự phân mảnh xã hội, đồng thời lại cho thấy sự bất lực của những hệ thống chính trị điều hành xã hội. Hai hiện tượng này đang lan rộng ở nhiều quốc gia và chúng tạo ra những tình trạng phân rã xã hội rất mạnh, trong đó càng ngày càng gia tăng sự khó khăn để tạo ra những hình thức tham gia xã hội đặt nền tảng trên những nguyên tắc của sự công bằng, đoàn kết và huynh đệ.
Nguyên nhân của những khuynh hướng đáng lo ngại này đang chống lại một xã hội có sự tham gia của mọi cá nhân đã được nhận thấy qua sự khủng hoảng của tình trạng chính trị, qua những bất bình đẳng xã hội ngày càng cao, qua sự mất cân đối về nhân chủng học trên mức độ toàn cầu, qua sự di cư ngày càng nhiều và con số người tị nạn ngày càng lớn, qua vai trò hai mặt của công nghệ thông tin và truyền thông và qua những xung đột tôn giáo và văn hóa.
Rõ ràng, yếu tố quan trọng nhất chống lại sự tham gia xã hội là sự bất bình đẳng xã hội ngày càng lớn giữa những nhóm thiểu số có đặc quyền và đại đa số dân thường. Những thống kê về sự phân phối tài sản và cơ hội của cuộc sống cho thấy những khác biệt khổng lồ giữa các quốc gia và trong các quốc gia.
Thực tế rất đáng lo là ở Châu Âu và Châu Mỹ tầng lớp trung lưu đã suy yếu rất nhiều, đối nghịch lại với những quốc gia khác, chẳng hạn Ấn độ và Trung quốc, ở đây tầng lớp này đã và đang mạnh lên rất nhiều.
Phải nói rõ rằng, khi tầng lớp trung lưu lâm vào tình trạng thoái trào, nền dân chủ tham gia sẽ rơi vào sự nguy hiểm.
Bất kể tất cả những vấn đề này, chúng ta có thể hoạt động cho một “xã hội tham gia” tốt hơn miễn là sự hợp tác phụ trợ có thể được thiết lập giữa một hệ thống chính trị nhạy cảm với tiếng nói của những người không được đại diện, một nền kinh tế văn minh và những hình thức liên kết của xã hội công dân dựa nền tảng trên những mạng lưới của mối quan hệ tương hỗ. Cần thiết phải tạo ra những con đường xoay vòng cho sự tham gia đi từ trên xuống, và từ dưới lên, đánh giá những thực tại trung gian dựa trên nguyên tắc phân chia quyền lực.
Về bản chất, xã hội tham gia là một xã hội bảo vệ và thăng tiến nhân quyền, ý thức rằng pháp chế trên họ không thể đạt được một chương trình không tưởng của sự biến đổi xã hội, nhưng chỉ tạo ra những điều kiện lạc quan trong đó những con người và các nhóm có thể hành động theo đúng đạo đức, nghĩa là, có cơ hội để cống hiến bản thân cho thiện ích lẫn nhau, và chuẩn bị những sáng kiến xã hội mới nhằm tạo ra sự bao gồm xã hội rộng lớn hơn.

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 04/05/2017]


Đức Thánh Cha dâng lễ thường ngày: Rao giảng Tin mừng, hãy ra đi, lắng nghe, mừng vui

Đức Thánh Cha dâng lễ thường ngày: Rao giảng Tin mừng, hãy ra đi, lắng nghe, mừng vui

Đức Thánh Cha dâng lễ thường ngày: Rao giảng Tin mừng, hãy ra đi, lắng nghe, mừng vui
Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta.
04/05/2017 14:01
(Vatican Radio) Giáo hội phải luôn sẵn sàng trên đôi chân mình và bước đi trên hành trình, lắng nghe những khắc khoải của con người, và luôn có niềm vui. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico sáng nay trong bài giảng Lễ tại nhà nguyện Thánh Marta.
Trong tám chương đầu của sách Công vụ Tông đồ, Đức Thánh Cha nói, “có sự tóm lược toàn bộ lịch sử của Giáo hội”: rao giảng, rửa tội, hoán cải, phép lạ, bách hại, niềm vui, nhưng cũng có những tội xấu xa của những người vào Giáo hội vì mục đích riêng của họ, “những  nhà mạnh thường quân đó của Giáo hội cuối cùng lại lừa gạt Giáo hội,” như Anania và Sapphira. Đức Thánh Cha bắt đầu bài giảng với suy tư này, sau đó chuyển sang phân tích các bài đọc trong ngày. Trước hết ngài nhấn mạnh rằng Thiên Chúa ngay từ đầu đã luôn đồng hành cùng các tông đồ của Người, tăng thêm sức mạnh của Lời bằng những dấu chỉ phép lạ. Người không bao giờ để họ cô đơn, thậm chí cả trong những thời khắc đen tối nhất.
Đức Thánh Cha Phanxico tập trung vào ba “từ” lấy trong Bài đọc Một trong ngày, mời gọi những người hiện diện đọc lại trích đoạn ở nhà. Lời đầu tiên là lời của thiên thần nói với ông Phi-líp-phê: “Hãy đứng dậy và đi.” Đức Thánh Cha nói, “đây là một dấu chỉ của việc rao giảng tin mừng”: ơn gọi, và là sự ủi an lớn lao của Giáo hội, là rao giảng.
“Nhưng để rao giảng: ‘Hãy đứng dậy và đi!’ Không ai nói: ‘Cứ ngồi im, bình tĩnh, trong nhà của bạn’: Không! Để trung thành với Chúa, Giáo hội phải luôn sẵn sàng trên đôi chân và trên hành trình: ‘Đứng dậy và đi.” Một Giáo hội không đứng lên, không bước trên hành trình, là Giáo hội đang bị bệnh.”
Và, Đức Thánh Cha tiếp tục, việc này có thể làm cho Giáo hội khóa chặt vào chính mình, với nhiều tổn thương về tâm lý và tinh thần – “khóa mình vào trong một thế giới nhỏ bé của sự đồn thổi, của những thứ … khóa chặt, không có những chân trời.” Và vì thế, ngài nói, Giáo hội phải “đứng dậy và ra đi,” Giáo hộp phải “sẵn sàng trên đôi chân và trên hành trình.” Đây là cách Giáo hội phải ra đi về việc rao giảng.
“Hãy tiến lên đuổi kịp xe đó” – thông điệp thứ hai mà Phi-líp-phê nhận từ Thần Khí – là câu nói tiếp theo Đức Thánh Cha nhấn mạnh vào. Trên xe có một người Ê-ti-ô-pi-a, một người trở lại từ đạo Do thái, một quan thái giám đến Giê-ru-sa-lem để hành hương. Khi ông đến, ông đang đọc về ngôn sứ I-sai-a. Trích đoạn về sự trở lại của một “tổng quản kho bạc,” Đức Thánh Cha nói, có nghĩa đó là một “phép lạ vĩ đại.” Thần Khí sai ông Phi-líp-phê đuổi kịp và ngồi cùng xe với người đàn ông kia, Đức Thánh Cha tiếp tục, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Giáo hội hiểu rằng Giáo hội phải lắng nghe thao thức trong tâm hồn của mọi con người:
“Tất cả mọi người đều có một thao thức trong tâm hồn – [chúng có thể] là tốt hoặc xấu, nhưng luôn có một thao thức. Hãy lắng nghe thao thức đó. Không thể nói rằng: ‘Hãy ra đi và cải đạo cho họ.’ Không, không! ‘Hãy ra đi và lắng nghe.” Lắng nghe là bước thứ hai. Bước thứ nhất: ‘Hãy trỗi dậy và ra đi’; bước thứ hai: ‘Hãy lắng nghe.’ Khả năng lắng nghe đó: Người ta cảm thấy thế nào? Con tim của người ta cảm nhận thế nào? Nó suy nghĩ gì? Liệu họ có suy nghĩ đến những điều sai lầm không? Nhưng tôi muốn lắng nghe những điều sai lầm, để có thể hiểu được sự thao thức nằm ở đâu. Tất cả chúng ta đều có sự thao thức này ở bên trong. Bước thứ hai cho Giáo hội là tìm kiếm sự thao thức của con người.”
Rồi sau đó, chính người Ê-ti-ô-pi-a nhìn thấy Phi-líp-phê tiến đến, hỏi ông đang đọc ngôn sứ nào, và yêu cầu ông được đi cùng xe. Và như thế, Đức Thánh Cha nói, Phi-líp-phê bắt đầu rao giảng “bằng sự dịu dàng.” Thao thức trong tâm hồn của người đàn ông đó đã tìm được một lý giải cho niềm hy vọng trong tâm hồn của ông. Đức Thánh Cha tiếp tục, “việc này là có thể vì Phi-líp-phê đã cùng đi với ông và lắng nghe ông ta.”
Khi người Ê-ti-ô-pi-a lắng nghe, Chúa hoạt động trong ông. Bằng cách này, người đàn ông đó hiểu rằng Ngôn sứ I-sai-a đang nói về Đức Giê-su. Niềm tin của ông vào Đức Giê-su phát triển quá lớn lên một mức độ khi đến nơi có nước, ông ta xin được chịu phép thánh tẩy.  “Ông xin phép Thánh tẩy vì Thiên Chúa đã hoạt động trong tâm hồn ông,” Đức Thánh Cha nói. Rồi, sau khi ông được thánh tẩy, khi Thần khí đem ông Phi-líp-phê đi mất, viên thái giám tiếp tục trên con đường của mình, lòng ngập tràn niềm vui. “Niềm vui này của người Ki-tô hữu”, Đức Thánh Cha nói, là “lời” thứ ba trong Bài đọc.
Đức Thánh Cha Phanxico kết luận bài giảng bằng sự hy vọng rằng Giáo hội sẽ “luôn sẵn sàng trên đôi chân,” “là một mẹ hiền lắng nghe,” và “với ơn sủng của Thánh Thần … tìm được Lời để nói”:
“Mẹ Giáo hội, bằng cách này đã đem đến ánh sáng cho rất nhiều đứa con, chúng ta nói rằng – đây không phải là phương pháp cải đạo: nó là cách làm chứng tá cho sự vâng phục. Giáo hội, nói với chúng ta hôm nay: ‘Hãy vui lên.’ Để vui lên; niềm vui. Niềm vui được làm người Ki-tô hữu, ngay cả trong những thời khắc đen tối. Vì sau khi ném đá Stê-pha-nô một cơn bách hại lớn nổ ra, và các Ki-tô hữu phải tản mác khắp nơi, như những hạt giống được gió mang đi. Và họ lại rao giảng Lời của Chúa Giê-su. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho tất cả chúng ta ơn sủng để sống tinh thần Giáo hội theo con đường này: luôn sẵn sàng trên đôi chân và ra đi, lắng nghe những thao thức của con người, và luôn trong niềm vui.”

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 05/05/2017]