Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Đôi tân hôn Công giáo chọn bữa ăn cho trẻ em nghèo thay vì buổi tiệc chiêu đãi đám cưới

Đôi tân hôn Công giáo chọn bữa ăn cho trẻ em nghèo thay vì buổi tiệc chiêu đãi đám cưới

Đôi tân hôn Công giáo chọn bữa ăn cho trẻ em nghèo thay vì buổi tiệc chiêu đãi đám cưới


22 tháng Ba, 2019

"Chúng tôi quyết định chiêu đãi những người thật sự cần nó.”

Mọi thứ rất đẹp. Những chi tiết diễn ra đúng như cô dâu và chú rể mong muốn. Ana Paula Meriguete và Victor Ribeiro kết hôn trong Nhà thờ Công giáo và nhận những lời chúc mừng của khách mời trong buổi tiếp tân nhẹ sau đó. Nhưng bữa tiệc chính vẫn chưa diễn ra, và nó không phải là một bữa tiệc truyền thống: thay vì một bữa dạ tiệc đám cưới, đôi vợ chồng trẻ quyết định cung cấp một bữa ăn cho trẻ em nghèo và gia đình của các em trong thành phố duyên hải Guarapari, thuộc bang Espírito Santo của Brazil. Có 160 khách tại bữa tiệc.

“Chúng tôi quyết định chiêu đãi những ai thật sự cần nó, vì các thành viên của gia đình chúng tôi đã có đủ những gì họ cần,” chú rể nói, đối với anh ý tưởng về một bữa dạ tiệc đám cưới theo truyền thống chẳng đem lại ý nghĩa gì giữa quá nhiều người còn thiếu thốn. “Chẳng có gì sai với bữa dạ tiệc đám cưới; nó là buổi kỷ niệm xứng đáng, nhưng chỉ đơn giản là chúng tôi không thể làm được điều đó,” người thầy giáo môn thể dục nói với tờ Estadão của Brazil.

Đôi tân hôn, tham gia phục vụ trong ca đoàn của giáo xứ, nói rằng ý tưởng cung cấp bữa ăn được truyền cảm hứng từ một bài thánh ca nổi tiếng của Brazil, “Vương quốc của tôi còn nhiều điều để nói,” thường được hát trong các Thánh Lễ. Lời hai của bài hát có đoạn:

“Nếu bạn muốn cho tôi bữa ăn tối,

đừng mời bạn bè, anh em, và những người khác.

Hãy ra các con phố và tìm những người

không thể trả lại cho bạn,

Và hành động của bạn sẽ được Chúa ghi nhớ.”

Đương nhiên, những lời này được lấy trực tiếp từ Tin mừng (Lu-ca 14:12-14).

Cô dâu và chú rể muốn tự mình trả tiền cho bữa ăn. Tuy nhiên, bạn bè và gia đình của họ cũng muốn chung sức. Đó mới chỉ là sự khởi đầu; những khoản tiền đóng góp và sự tình nguyện giúp sức của những người thiện nguyện bắt đầu đổ đến. Mạng lưới đoàn kết phát triển, và cuối cùng bữa ăn thậm chí được cung cấp miễn phí bởi một công ty cung cấp thực phẩm chuyên nghiệp.

Trên tài khoản Instagram @rezacomigo của đôi vợ chồng, Victor viết trong một bài đăng, “Tấm ảnh này tóm tắt một chút về tính cách của chúng tôi, sự đồng lòng, tình yêu của chúng tôi, và chúng tôi thật sự là ai! Yếu đuối, tội nhân, cần có Thiên Chúa, nhưng ý thức về Lòng thương xót của Chúa. Chúng tôi luôn là những người bạn tốt, và chúng tôi chăm sóc cho nhau, đặc biệt về đời sống tinh thần của chúng tôi, và hôm nay hơn bao giờ hết chúng tôi cần trở thành bạn đời, những người bạn trung thành, những người cùng sánh bước trên con đường nên thánh, trên con đường về nước trời! Có một điều rất rõ ràng: đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình, nhưng cũng đừng quên phó thác chúng cho Thiên Chúa qua bàn tay của Mẹ Maria Đồng trinh. Một người mẹ không bao giờ để những đứa con của mình không được bảo vệ!”



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/3/2019]


Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức) - Bài 10 (104-113)

Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức) - Bài 1
Thượng Hội đồng - Vatican Media

Tài liệu gồm nhiều phần và TRI KHOAN trích đăng từng phần nhỏ. Bải đăng cuối cùng sẽ kèm theo bản PDF toàn bộ tài liệu. Nếu quý vị cần toàn bộ tài liệu có thể download trong bài đăng cuối. Cảm ơn quý vị)

Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức)

‘Mọi ơn gọi khác nhau đều quy về một tiếng gọi chung duy nhất là nên thánh, đó là sự viên mãn của tiếng gọi đến với niềm vui yêu thương vang lên trong tâm hồn của mỗi người trẻ’

15 tháng Một, 2019 12:47

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của Vatican tài liệu đúc kết của thượng hội đồng giám mục về giới trẻ, đức tin, và sự phân định ơn gọi, diễn ra vào tháng Mười, 2018.


* * *

Tài liệu Đúc kết của Thượng Hội đồng Giám mục


về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định Ơn gọi



Bài đăng 10 (Số 104 - 113):


**************

PHẦN II

Chương IV

Nghệ thuật phân định

Giáo hội, một môi trường cho sự phân định

Những ý nghĩa giữa sự đa dạng của các truyền thống thiêng liêng

104. Đồng hành với ơn gọi là một chiều kích then chốt của tiến trình phân định về phía người được kêu gọi lựa chọn. Thuật ngữ “phân định” được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, mặc dù có sự liên quan với nhau. Theo một ý nghĩa tổng quát hơn, sự phân định thể hiện tiến trình trong đó các quyết định quan trọng được thực hiện; theo nghĩa thứ hai, tiêu biểu hơn cho truyền thống Ki-tô giáo và phù hợp hơn cho mục đích của chúng tôi, nó tương tự như động lực tinh thần mà một người, một nhóm hoặc một cộng đoàn tìm cách nhận biết và vâng theo ý định của Thiên Chúa trong hoàn cảnh cụ thể của họ: “hãy cân nhắc mọi sự; điều gì tốt thì giữ” (1 Tx 5:21). Nó đạt đến mức đi tìm kiếm để nhận ra tiếng nói của Thần Khí và để chấp nhận tiếng gọi của Thần Khí, sự phân định là một chiều kích thiết yếu theo cách sống của Chúa Giê-su, một thái độ căn bản hơn là một hành động ngoại lệ.

Xuyên suốt lịch sử của Giáo hội, các linh đạo khác nhau đã phân tích chủ đề phân định với những điểm nhấn mạnh khác nhau, và liên quan đến những đặc sủng và các thời điểm lịch sử khác nhau. Trong Thượng Hội đồng, chúng tôi đã nhận ra một số yếu tố chung, chúng không bị giới hạn trong những khác biệt về ngôn ngữ: sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống và lịch sử của mỗi con người; khả năng nhận biết hành động của Chúa; vai trò của việc cầu nguyện, của đời sống bí tích và sự khổ hạnh; cam kết kiên trì theo các yêu cầu của Lời Chúa; sự tự do liên quan đến những điều chắc chắn đạt được; liên tục đánh giá dưới ánh sáng của cuộc sống hàng ngày; tầm quan trọng của sự đồng hành thích đáng.

Trung tâm của Ngôi Lời và của Giáo hội

105. Đến mức độ trở thành “một thái độ nội tâm bắt nguồn từ một hành vi của đức tin, (Phanxico, Huấn từ tại Tổng Công nghị của Thượng Hội đồng Giám mục, 3 tháng 10 năm 2018), sự phân định được đặt vào trung tâm của Giáo hội, với sứ mạng đưa mọi người nam và nữ đến gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng đã hoạt động trong cuộc sống và trong tâm hồn của họ.

Bối cảnh giáo hội xây dựng một bầu không khí tin tưởng và tự do khi các cá nhân tìm kiếm ơn gọi của họ trong môi trường tĩnh tâm và cầu nguyện; nó mang đến những cơ hội cụ thể để đọc lại lịch sử của một người và để khám phá những ân tứ và những yếu đuối của một người dưới ánh sáng của Lời Chúa; nó cho phép gắn kết với các chứng nhân là những người thực hiện nhiều lựa chọn của cuộc sống. Và sự gặp gỡ với người nghèo nhanh chóng đào sâu những gì là trọng yếu trong đời sống, trong khi các bí tích – đặc biệt là Bí tích Thánh Thể và Hòa giải – nuôi dưỡng và gìn giữ những người tiến bước trên con đường khám phá ý định của Thiên Chúa.

Chân trời của cộng đoàn luôn được bao hàm trong mọi sự phân định, không bao giờ được thu hẹp nó vào chiều kích cá nhân. Đồng thời, mọi sự phân định cá nhân đặt câu hỏi cho cộng đoàn, mời họ lắng nghe những gì Thần Khí đang nói qua trải nghiệm thiêng liêng của các thành viên cộng đoàn: cũng như mọi người tín hữu, Giáo hội cũng luôn tìm sự phân định.


Lương tâm trong sự phân định

Thiên Chúa nói với tâm hồn

106. Sự phân định tập trung chú ý vào những gì thực sự đang diễn ra trong tâm hồn của mỗi người nam và nữ. Trong Kinh thánh, thuật ngữ “quả tim” được sử dụng để chỉ về trung tâm điểm của nội tâm con người, nơi diễn ra việc lắng nghe Lời Chúa liên tục nói với chúng ta, trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá cuộc sống và những lựa chọn của chúng ta (x. Tv 139). Kinh Thánh xét đến chiều kích cá nhân, nhưng đồng thời nhấn mạnh đến chiều kích cộng đoàn. Ngoài ra, “quả tim mới” được các ngôn sứ hứa không phải là ân sủng dành riêng cho cá nhân, nhưng liên quan đến toàn thể dân Israel, trong đó truyền thống và lịch sử cứu độ của người tín hữu diễn ra (x. Ed 36:26-27). Các Tin mừng cũng theo cùng một cách: Chúa Giê-su liên tục khẳng định tầm quan trọng của nội tâm và Ngài đặt trung tâm của đời sống đạo đức trong tâm hồn (x. Mt 15:18-20).

Quan niệm của Ki-tô giáo về lương tâm

107. Thánh Phaolô mở rộng những gì truyền thống Kinh Thánh đã nói về tâm hồn, đưa nó ngang hàng với thuật ngữ “lương tâm”, mà ngài lấy từ văn hóa thời đại của mình. Trong lương tâm, chúng ta thu thập hoa trái của sự gặp gỡ và kết hiệp với Đức Ki-tô: một sự biến đổi của ơn cứu độ và chấp nhận một sự tự do mới. Truyền thống Ki-tô giáo nhấn mạnh vào lương tâm là nơi riêng biệt dành cho sự mật thiết đặc biệt với Thiên Chúa và gặp gỡ với Người, nơi tiếng nói của Người được nghe thấy: “Lương tâm là trung tâm thầm kín nhất và là thánh điện của một con người. Ở đó, chỉ một mình con người với Thiên Chúa, với tiếng nói của Người vang vọng trong sâu thẳm” (Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 16). Lương tâm này không phải là tình cảm tức thời và hời hợt, cũng không phải là “sự tự ý thức”: nó biểu lộ cho một sự hiện hữu siêu việt mà mỗi con người khám phá trong nội tâm của riêng mình, nhưng con người không điều khiển nó.

Rèn luyện lương tâm

108. Rèn luyện lương tâm của chúng ta là công việc của cả cuộc đời, trong đó chúng ta học cách nuôi dưỡng những tình cảm của Chúa Giê-su Ki-tô, áp dụng các tiêu chí đằng sau những lựa chọn của Ngài và những ý định đằng sau các hành động của Ngài (x. Phl 2:5). Để đạt đến chiều kích sâu thẳm nhất của lương tâm, theo cái nhìn của Ki-tô giáo, điều quan trọng là phải trau dồi nội tâm để nó phát triển qua các thời gian thinh lặng, suy ngẫm cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, về sự bền đỗ có được từ các Bí tích và từ giáo huấn của Giáo hội. Ngoài ra, chúng ta cần phát triển thói quen làm việc tốt, là những việc chúng ta rà soát lại khi xét mình: bài tập này không chỉ là xác định tội lỗi, mà bao gồm cả sự nhận biết công việc của Chúa trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong các sự kiện lịch sử và văn hóa của chúng ta, trước sự chứng kiến của rất nhiều người nam và nữ khác đã đi trước chúng ta hoặc những người đồng hành cùng chúng ta với sự khôn ngoan của họ. Tất cả việc này sẽ giúp chúng ta trưởng thành trong nhân đức khôn ngoan, đưa ra một định hướng chung cho đời sống chúng ta qua những lựa chọn cụ thể, trong ý thức về những ân ban và những giới hạn của chúng ta. Sa-lô-môn trẻ đã xin ân ban này hơn bất cứ thứ gì khác (x. 1 V 3:9).

Lương tâm cộng đoàn

109. Ở mức độ cá nhân nhất, lương tâm của mọi người tín hữu luôn liên quan đến lương tâm cộng đoàn. Chỉ qua sự trung gian của Giáo hội và truyền thống đức tin của Giáo hội, chúng ta mới có thể tiếp cận dung nhan đích thực của Thiên Chúa được mặc khải trong Chúa Giê-su Ki-tô. Do đó, sự phân định thiêng liêng được coi là một công việc ngay thẳng của lương tâm, trong trách nhiệm của chúng ta biết rằng điều tốt là có thể, trên nền tảng qua đó đưa ra những quyết định có trách nhiệm về cách thực hiện đúng lý trí thực tiễn, trong và dưới ánh sáng của mối quan hệ cá nhân của chúng ta với Chúa Giê-su.


Thực hành sự phân định

Hiểu biết Thiên Chúa

110. Như một cuộc gặp gỡ với Chúa diễn ra sâu thẳm trong tâm hồn, sự phân định có thể được hiểu là một hình thức cầu nguyện đích thực. Do đó, nó đòi hỏi có đủ thời gian cho sự hồi tưởng, vừa trong bối cảnh của cuộc sống hàng ngày vừa trong những thời điểm đặc biệt, như tĩnh tâm, các khóa linh thao, hành hương, v.v. Sự phân định nghiêm túc được trợ giúp bởi tất cả những cơ hội đó khi chúng ta gặp gỡ Chúa và đào sâu thêm sự hiểu biết của chúng ta về Ngài, dưới nhiều hình thức hiện diện khác nhau của Ngài: các Bí tích, và đặc biệt là Bí tích Thánh Thể và Hòa giải; lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, Lectio Divina trong cộng đoàn, kinh nghiệm huynh đệ của cuộc sống chung, và gặp gỡ với người nghèo – là những người mà Chúa Giê-su đồng hóa.

Thái độ của tâm hồn

111. Mở lòng để lắng nghe tiếng nói của Thần Khí đòi hỏi những định hướng nội tâm đặc biệt: trước hết là sự tập trung của tâm hồn đạt được qua sự thinh lặng và bởi sự tự trút bỏ là điều đòi hỏi tính khổ hạnh. Nền tảng quan trọng khác là sự tự nhận thức, tự chấp nhận và ăn năn, kết hợp với tinh thần sẵn sàng đưa cuộc sống vào một trật tự, từ bỏ bất cứ điều gì nổi lên như một trở ngại và lấy lại sự tự do nội tâm cần thiết để đưa ra những lựa chọn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Sự phân định tốt cũng đòi hỏi việc chú ý đến những biến động của tâm hồn, khi chúng ta phát triển khả năng nhận biết và đặt tên cho chúng. Cuối cùng, sự phân định đòi hỏi lòng can đảm để gắn kết vào cuộc chiến đấu tâm linh, vì sẽ không thiếu những cám dỗ và chướng ngại mà Tà Thần đặt trên lối đi của chúng ta.

Đối thoại đồng hành

112. Các truyền thống thiêng liêng khác nhau đều đồng ý rằng sự phân định tốt đòi hỏi sự tương tác thường xuyên với một người linh hướng. Chuyển kinh nghiệm sống của chúng ta thành từ ngữ một cách xác thực và giúp chúng ta nhìn thấy rõ hơn. Đồng thời, người đồng hành cung cấp cho chúng ta một yếu tố quan trọng của tính trách nhiệm, trở thành người trung gian cho sự hiện diện của Mẹ Giáo hội. Chức năng tinh tế này đã được xét đến trong chương trước.

Quyết định và xác nhận

113. Sự phân định như một chiều kích trong cách sống của Chúa Giê-su và các môn đệ của Ngài làm cho các tiến trình cụ thể trở nên khả thi giúp chúng ta vượt qua được sự thiếu chắc chắn, đạt đến mức độ chúng ta có thể chịu trách nhiệm về các quyết định. Do đó, những tiến trình phân định không thể kéo dài vô hạn, hoặc là trong cuộc sống riêng của chúng ta, hoặc trong đời sống của các cộng đoàn và các tổ chức. Việc quyết định được tiếp nối bởi một giai đoạn căn bản khác là việc thực hiện và xác minh trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, điều cần thiết là phải bắt đầu từ việc chăm chú lắng nghe những thúc đẩy trong lòng để nghe được tiếng nói của Thần Khí. Gắn kết với thực tiễn hàng ngày có tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạn này. Các truyền thống thiêng liêng khác nhau cho thấy giá trị của đời sống huynh đệ và sự phục vụ người nghèo như một thử nghiệm cho các quyết định đã được đưa ra và như một bối cảnh trong đó con người bộc lộ chính mình một cách trọn vẹn.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/3/2019]