Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học

Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học

“Từ trước tới nay chưa bao giờ có một nhu cầu dứt khoát như vậy để khoa học bắt tay vào phục vụ cho tình trạng cân bằng sinh thái toàn cầu”
28 tháng 11, 2016
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Dưới đây là bản dịch của Vatican diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay khi ngài tiếp kiến những tham dự viên trong hội nghị khoáng đại của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học, diễn ra tại Vatican từ ngày 25 đến 29 tháng 11 với chủ đề “Khoa học và tính bền vững: sự tác động của kiến thức khoa học và kỹ thuật trên xã hội con người và môi trường”.
_
Thưa quý vị đáng kính,
Tôi rất vui mừng được chào đón quý vị nhân dịp hội nghị khoáng đại của quý vị và tôi xin cảm ơn ngài Chủ tịch, Giáo sư Werner Arber, về những lời tốt đẹp của ngài. Tôi xin cảm ơn quý vị về những đóng góp quý vị đã thực hiện, với thời gian trôi qua, ngày càng cho thấy sự hữu dụng của nó cho tiến bộ khoa học, cho sự hợp tác giữa nhân vị và đặc biệt cho sự chăm sóc hành tinh mà Thiên Chúa đã cho chúng ta được sinh sống trên đó.
Từ trước tới nay chưa bao giờ có một nhu cầu dứt khoát như vậy đối với khoa học để bắt tay vào phục vụ cho tình trạng cân bằng sinh thái toàn cầu. Đồng thời chúng ta đang nhìn thấy sự hợp tác được tái lập giữa các cộng đồng khoa học và Ki-tô giáo, họ đang làm chứng nhân cho sự hội tụ của những bước tiến dứt khoát đến thực tại trong mục tiêu chung bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, bị đe dọa như chúng ta thấy bởi sự sụp đổ của hệ sinh thái và mức độ gia tăng tiếp theo của nạn cùng khổ và loại trừ của xã hội. Tôi rất vui vì quý vị nhận thức sâu sắc được sự thống nhất gắn kết quý vị với nhân loại của cả hôm nay và ngày mai, trong một dấu hiệu cho thấy sự quan tâm lớn dành cho mẹ trái đất. Sự cam kết của tất cả quý vị còn đáng ca tụng hơn nữa trong định hướng tiến đến việc thúc đẩy trọn vẹn sự phát triển con người toàn diện, hòa bình, công bằng, phẩm giá và sự tự do của con người. Bằng chứng cho điều này, ngoài những việc đã hoàn tất của quý vị trong quá khứ, cho thấy trong những chủ đề mà quý vị tìm đến để nghiên cứu trong hội nghị khoáng đại này; những chủ đề trải dài từ những khám phá trong vũ trụ, đến những nguồn năng lượng tái sinh, đến an ninh lương thực, và năng lượng và những giới hạn của trí tuệ nhân tạo.
Trong Tông sắc Laudato Si’ (Chúc tụng Chúa) tôi đã trình bày rằng “chúng ta được kêu gọi để trở thành những khí cụ của Thiên Chúa Cha, để hành tinh của chúng ta có thể trở nên giống như mong mỏi của Người khi Người tạo dựng nó và phù hợp với chương trình của Người cho hòa bình, cho cái đẹp và cho sự hoàn hảo” (53). Trong thế giới hiện đại của chúng ta, chúng ta lớn lên với suy nghĩ rằng chúng ta là những ông chủ của tự nhiên và có toàn quyền cướp đoạt nó mà không cần phải cân nhắc đến tiềm tàng ẩn giấu của nó và những quy luật phát triển, dường như bắt vật chất vô tri giác phải theo ý thích của chúng ta, gây ra hậu quả là sự mất mát nghiêm trọng toàn bộ hệ sinh thái, cùng với những chứng bệnh khác. Chúng ta không phải là những người trông coi viện bảo tàng hoặc trông coi những đồ vật cổ trong đó bị bụi đóng thêm mỗi ngày, nhưng ngược lại, chúng ta phải là những người cộng tác trong việc bảo vệ và  phát triển sự sống và hệ sinh thái của hành tinh và của sự sống con người trên nó. Một sự bảo tồn hệ sinh thái có khả năng hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển bền vững phải bao gồm, theo tính tự nhiên của nó, sự thừa nhận trọn vẹn những trách nhiệm con người của chúng ta liên quan đến tạo vật và những nguồn tài nguyên của nó, cũng như phải có sự tìm kiếm công bằng xã hội và đánh bại được một hệ thống phi đạo đức tạo ra sự cùng khổ, bất bình đẳng và loại trừ.
Nói thật ngắn gọn lại, tôi cho rằng nó rơi vào các nhà khoa học, những người hoạt động thoát ra khỏi những lợi ích chính trị, kinh tế hoặc hệ tư tưởng, để phát triển một mô hình văn hóa có thể đối mặt với sự khủng hoảng biến đổi khí hậu và những hậu quả xã hội của nó, để tiềm năng bao la về năng lực sản xuất sẽ không chỉ dành riêng cho một thiểu số rất ít. Cũng như cộng đồng khoa học, qua đối thoại đa ngành, đã có thể nghiên cứu và chứng minh cuộc khủng hoảng của hành tinh của chúng ta, vì thế hôm nay cũng cộng đồng đó được kêu gọi để đưa ra được những giải pháp chung và riêng cho các vấn đề mà cuộc họp khoáng đại của quý vị sẽ bàn tới: nước, những hình thức năng lượng tái sinh và an ninh lương thực. Bây giờ việc vô cùng quan trọng là xây dựng, qua sự hợp tác của quý vị, một hệ thống quy chuẩn bao gồm những giới hạn bất khả xâm phạm và bảo đảm được việc bảo vệ cho các hệ sinh thái, trước khi những hình thức quyền lực mới sinh ra từ mô hình kinh tế kỹ thuật gây ra sự nguy hại không thể cứu vãn được không chỉ cho môi trường, nhưng còn hại cho cả các xã hội, nền dân chủ, sự công bằng và tự do của chúng ta.
Trong bức tranh toàn cảnh này, chúng ta phải lưu ý rằng những nền chính trị quốc tế đã phản ứng rất yếu ớt – trừ có một vài trường hợp ngoại lệ đáng khen – liên quan đến ý chí dứt khoát tìm kiếm thiện ích chung và tài sản chung, sự dễ dãi qua đó giúp những ý kiến có nền tảng căn cứ khoa học vững chắc về tình trạng của hành tinh bị thiếu quan tâm. Sự biện hộ của các nền chính trị cho một nền công nghệ và một nền kinh tế tìm kiếm lợi nhuận vượt trên tất cả mọi thứ khác, được thể hiện qua “sự lơ là” hay chậm trễ trong việc áp dụng những hiệp ước toàn cầu về môi trường, và liên tục những cuộc chiến tranh thống trị được ngụy trang bằng những tuyên bố nghe rất chính đáng, nó gây ra sự nguy hại còn to lớn hơn nhiều cho môi trường và sự phong phú về đạo đức và văn hóa của các dân tộc
Cho dù việc như vậy, chúng ta đừng mất hy vọng và chúng ta cố gắng tận dụng thời gian Thiên Chúa ban cho chúng ta. Cũng có rất nhiều những tín hiệu đáng khích lệ của nhân loại muốn hồi đáp, muốn chọn lựa thiện ích chung, và tự cải tạo lại chính mình với tính trách nhiệm và sự đoàn kết. Được kết hợp với những giá trị đạo đức, chương trình phát triển bền vững và toàn diện được sắp đặt rất tốt để cung cấp cho tất cả các nhà khoa học, đặc biệt những người có tín ngưỡng, một động lực mạnh mẽ để nghiên cứu.
Tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất cho công việc của quý vị và tôi xin cầu khẩn muôn vàn ơn lành của Thiên Chúa cho các hoạt động của Hàn Lâm Viện, cho từng người trong quý vị ở đây và gia đình của quý vị. Tôi xin quý vị đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin cảm ơn quý vị.

[Nguồn: zenit]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/11/2016]


Đức Thánh Cha nói Khoa học và Đức tin cùng hoạt động chung để bảo vệ Trái đất

Đức Thánh Cha nói Khoa học và Đức tin cùng hoạt động chung để bảo vệ Trái đất

Trong diễn từ trước Hàn lâm viện Giáo hoàng, ngài nói những nhà khoa học thoát khỏi những sức ép của hệ tư tưởng cần phải vẽ ra một mô hình để đương đầu với sự khủng hoảng biến đổi khí hậu
28 tháng 11, 2016
Đức Thánh Cha nói Khoa học và Đức tin cùng hoạt động chung để bảo vệ Trái đất
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Đức Thánh Cha nói Khoa học và Đức tin cùng hoạt động chung để bảo vệ Trái đất
Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng có một “sự cộng tác mới” trong các cộng đồng khoa học và Ki-tô giáo, đã nắm lấy mục tiêu chung là bảo vệ “ngôi nhà chung của chúng ta,” trong “những cách tiếp cận đặc thù với thực tại” của họ.
Hôm nay Đức Thánh Cha đã nói điều này khi ngài trình bày diễn từ trước các tham dự viên trong hội nghị khoáng đại 5 ngày của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học, bàn về chủ đề “Khoa học và tính bền vững: sự tác động của kiến thức khoa học và kỹ thuật trên xã hội con người và môi trường.” Hội nghị kết thúc hôm thứ Ba. Trong số những người tham dự có Stephen Hawking (trong ảnh) người đã trình bày thuyết Không Biên giới nói về những khởi đầu của vũ trụ.
Đức Thánh Cha nói, “Từ trước tới nay chưa bao giờ có một nhu cầu dứt khoát như vậy để khoa học bắt tay vào phục vụ cho tình trạng cân bằng sinh thái toàn cầu.”
Khi chào mừng cộng sự mới tái lập giữa các cộng đồng khoa học và Ki-tô giáo, ngài nói ngài rất “vui vì quý vị nhận thức sâu sắc được sự thống nhất gắn kết quý vị với nhân loại của cả hôm nay và ngày mai, trong một dấu hiệu cho thấy sự quan tâm lớn dành cho mẹ trái đất.”
“Sự cam kết của tất cả quý vị còn đáng ca tụng hơn nữa trong định hướng tiến đến việc thúc đẩy trọn vẹn sự phát triển con người toàn diện, hòa bình, công bằng, phẩm giá và sự tự do của con người,” ngài nói thêm.
Đức Thánh Cha nói rằng những chủ đề khác nhau được cân nhắc trong suốt phiên họp khoáng đại là bằng chứng cho điều này; những chủ đề trải dài từ những khám phá trong vũ trụ, đến những nguồn năng lượng tái sinh, đến an ninh lương thực, và năng lượng và những giới hạn của trí tuệ nhân tạo.

Cần sự lãnh đạo

Ngài Phanxico phải than phiền rằng chúng ta lớn lên với suy nghĩ rằng chúng ta là những ông chủ của tự nhiên và “có toàn quyền cướp đoạt nó mà không cần phải cân nhắc đến tiềm tàng ẩn giấu của nó và những quy luật phát triển.” Nhưng, trong thực tế, chúng ta phải là những người cộng tác trong việc bảo vệ và  phát triển sự sống và hệ sinh thái của hành tinh và của sự sống con người trên nó.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng không những phải biết thừa nhận những trách nhiệm của chúng ta với tạo vật, nhưng còn phải “có sự tìm kiếm công bằng xã hội và đánh bại được một hệ thống phi đạo đức tạo ra sự cùng khổ, bất bình đẳng và loại trừ.”
Ngài kêu gọi những nhà khoa học hãy “hoạt động thoát ra khỏi những lợi ích chính trị, kinh tế hoặc hệ tư tưởng, để phát triển một mô hình văn hóa có thể đối mặt với sự khủng hoảng biến đổi khí hậu và những hậu quả xã hội của nó, để tiềm năng bao la về năng lực sản xuất sẽ không chỉ dành riêng cho một thiểu số rất ít.”
“Cũng như cộng đồng khoa học, qua đối thoại đa ngành, đã có thể nghiên cứu và chứng minh cuộc khủng hoảng của hành tinh của chúng ta, vì thế hôm nay cũng cộng đồng đó được kêu gọi để đưa ra được những giải pháp chung và riêng cho các vấn đề mà cuộc họp khoáng đại của quý vị sẽ bàn tới: nước, những hình thức năng lượng tái sinh và an ninh lương thực. Bây giờ việc vô cùng quan trọng là xây dựng, qua sự hợp tác của quý vị, một hệ thống quy chuẩn bao gồm những giới hạn bất khả xâm phạm và bảo đảm được việc bảo vệ cho các hệ sinh thái, trước khi những hình thức quyền lực mới sinh ra từ mô hình kinh tế kỹ thuật gây ra sự nguy hại không thể cứu vãn được không chỉ cho môi trường, nhưng còn hại cho cả các xã hội, nền dân chủ, sự công bằng và tự do của chúng ta.”

Luật của lợi nhuận

Đức Thánh Cha phàn nàn về phản ứng yếu ớt của các nền chính trị quốc tế và “sự sự dễ dãi qua đó giúp những ý kiến có nền tảng căn cứ khoa học tốt về tình trạng của hành tinh bị thiếu quan tâm.”
Sự biện hộ của các nền chính trị cho một nền công nghệ và một nền kinh tế tìm kiếm lợi nhuận vượt trên tất cả mọi thứ khác, được thể hiện bởi ‘sự lơ là’ hay chậm trễ trong việc áp dụng những hiệp ước toàn cầu về môi trường, và liên tục những cuộc chiến tranh thống trị được ngụy trang bằng những tuyên bố nghe rất chính đáng, nó gây ra sự nguy hại còn to lớn hơn nhiều cho môi trường và sự phong phú về đạo đức và văn hóa của các dân tộc,” ngài nói.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha kêu gọi các thính giả vẫn giữ vững sự hy vọng và sử dụng “thời gian Thiên Chúa ban cho chúng ta.”
“Cũng có rất nhiều những tín hiệu đáng khích lệ của con người muốn hồi đáp, muốn chọn lựa thiện ích chung, và tự cải tạo lại chính mình với tính trách nhiệm và sự đoàn kết,” ngài bảo đảm. “Được kết hợp với những giá trị đạo đức, chương trình phát triển bền vững và toàn diện được sắp đặt rất tốt để cung cấp cho tất cả các nhà khoa học, đặc biệt những người có tín ngưỡng, một động lực mạnh mẽ để nghiên cứu.”
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách cầu xin ơn lành của Thiên Chúa và xin các nhà khoa học cầu nguyện cho ngài.
(Xin mời quý vị đọc toàn văn diễn từ của Đức Thánh Cha trong bài đăng tiếp theo)
[Nguồn: zenit]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/11/2016]


Đức Thánh Cha: Lòng khiêm nhường của người Ki-tô hữu là nhân đức “nên như trẻ thơ”

Đức Thánh Cha: Lòng khiêm nhường của người Ki-tô hữu là nhân đức “nên như trẻ thơ”

Pope Francis delivering his homily - OSS_ROM
Đức Thánh Cha Phanxico đang giảng Lễ - OSS_ROM
29/11/2016 12:43
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico nói hôm thứ Ba rằng lòng khiêm nhường thực sự của người Ki-tô hữu là nhân đức nên như trẻ thơ và không bao giờ là sự khiêm nhường diễn tuồng. Lời của ngài trong Thánh Lễ sáng nay dâng trong nhà nguyện Thánh Marta.
Lấy ý từ các bài đọc trong ngày, bài giảng của Đức Thánh Cha là một suy tư về cách Thiên Chúa tỏ lộ Người ra cho những người khiêm nhường và như trẻ thơ hơn là những người thông thái và uyên bác theo như trong trình thuật Tin mừng của Thánh Lu-ca. Ngài lưu ý rằng bài đọc một trích trong sách I-sai-a cùng có nhiều điều nói về những sự nhỏ bé như “từ gốc tổ Giê-se sẽ đâm ra một nhánh nhỏ” chứ không nói về một đạo quân hùng mạnh sẽ đem lại sự giải phóng. Đức Thánh Cha Phanxico tiếp tục giải thích rằng câu truyện Giáng sinh là những hình ảnh hàng đầu về sự bé nhỏ và khiêm nhường.
“Trong ngày Giáng sinh, chúng ta nhìn thấy những sự nhỏ bé, điều nhỏ bé này: một em bé, một chuồng bò lừa, một người mẹ, một người cha … những người bé nhỏ. Họ có những tâm hồn vĩ đại nhưng mang thái độ của một đứa trẻ. Và Thần Khí của Chúa, Chúa Thánh Thần đến ngự trên nhánh nhỏ này và nhánh nhỏ này sẽ có nhân đức như một trẻ thơ và lòng kính sợ Thiên Chúa. Ngài sẽ bước đi trong sự kính sợ Thiên Chúa. Kính sợ Thiên Chúa không phải là sự kinh hoảng: không, đó chỉ là việc đem ra thực hành những lệnh truyền của Thiên Chúa mà Người đã trao cho tổ phụ A-bra-ham của chúng ta: ‘Hãy bước đi trước mặt ta và hãy sống hoàn hảo,” Khiêm nhường – đây là sự khiêm nhường, kính sợ Thiên Chúa là lòng khiêm nhường.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chỉ nên như trẻ thơ mới có thể hiểu hoàn toàn ý nghĩa của lòng khiêm nhường và lòng kính sợ Thiên Chúa vì chúng bước đi trước mặt Thiên Chúa, được Người theo dõi và bảo vệ, với cảm nhận rằng Thiên Chúa cho chúng sức mạnh để bước tới và đây là sự khiêm nhường đích thực.
“Hãy sống khiêm nhường, tính khiêm nhường của người Ki-tô hữu mang ý nghĩa kính sợ Thiên Chúa, tức là, cha lặp lại, không phải là sự kinh hoảng nhưng chỉ là: ‘Ngài là Thiên Chúa, con là một con người, con tiến bước trên con đường này với những sự nhỏ bé của cuộc sống, nhưng là bước đi trước mặt Ngài và cố gắng sống hoàn hảo.’ Khiêm nhường là nhân đức nên như trẻ thơ và đây là lòng khiêm nhường thực sự chứ không phải là sự khiêm nhường diễn tuồng: không, không phải như vậy: lòng khiêm nhường của một ai đó nói rằng: ‘Tôi khiêm nhường và tôi tự hào về điều đó.’ Không, đấy không phải là lòng khiêm nhường thực sự. Lòng khiêm nhường nên như trẻ thơ là của một người bước đi trước mặt Thiên Chúa, không nói xấu về bất kỳ ai, chỉ tìm đến việc phục vụ với cảm nhận mình là người bé nhỏ nhất … Đó chính là nơi sức mạnh cư ngụ.
Đức Thánh Cha tiếp tục, cũng như vậy, chúng ta nhìn thấy lòng khiêm nhường cao cả của cô thiếu nữ mà Thiên Chúa gửi Con của Người xuống, và cô liền sau đó vội vã đến với người chị họ là Ê-li-za-bét và cô chẳng kể một chút nào về chuyện đã xảy ra. Ngài nói lòng khiêm nhường cũng giống như vậy, bước đi trước mặt Thiên Chúa, hạnh phúc, hân hoan vì họ khiêm nhường như chúng ta nhìn thấy trong bài đọc của Tin mừng hôm nay.
“Nhìn đến Chúa Giê-su, Người vui mừng vì Thiên Chúa tỏ lộ những mặc khải của Ngài cho những người khiêm nhường, tất cả chúng ta hãy cầu xin được ơn sủng biết khiêm nhường, ơn sủng biết kính sợ Thiên Chúa, ơn sủng biết bước đi trước mặt Người và cố gắng trở nên hoàn hảo. Và trong con đường này cùng với lòng khiêm nhường như vậy, chúng ta có thể tỉnh thức cầu nguyện, thực hiện những công việc bác ái huynh đệ và mừng vui ca khen Người.”

[Nguồn:  radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/11/2016]

Đức Thánh Cha: Lòng khiêm nhường của người Ki-tô hữu là nhân đức “nên như trẻ thơ”
Đức Thánh Cha: Lòng khiêm nhường của người Ki-tô hữu là nhân đức “nên như trẻ thơ”
Đức Thánh Cha: Lòng khiêm nhường của người Ki-tô hữu là nhân đức “nên như trẻ thơ”
Đức Thánh Cha: Lòng khiêm nhường của người Ki-tô hữu là nhân đức “nên như trẻ thơ”
Đức Thánh Cha: Lòng khiêm nhường của người Ki-tô hữu là nhân đức “nên như trẻ thơ”
Đức Thánh Cha: Lòng khiêm nhường của người Ki-tô hữu là nhân đức “nên như trẻ thơ”
Đức Thánh Cha: Lòng khiêm nhường của người Ki-tô hữu là nhân đức “nên như trẻ thơ”

Đức Thánh Cha: Lòng khiêm nhường của người Ki-tô hữu là nhân đức “nên như trẻ thơ”


Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Linh mục kể lại “Thứ Sáu Thương Xót” đầu tiên của Năm Thánh

Pope Francis makes a surprise visit to the retirement home Bruno Buozzi on Jan. 15.
Đức Thánh Cha Phanxico có chuyến thăm đầy ngạc nhiên đến nhà hưu dưỡng Bruno Buozzi ngày 15 tháng 1. (L'Osservatore Romano)
VATICAN  |  25 tháng 11, 2016

Linh mục kể lại “Thứ Sáu Thương Xót” đầu tiên của Năm Thánh
Cha Lucio Zappatore nói về một “sự ngạc nhiên” đặc biệt của giáo hoàng giữa các cha cao tuổi ở  Torre Spaccata, Ý.
Deborah Castellano Lubov
“Tôi là Tổng Giám mục Fisichella. Tôi muốn đến Torre Spaccata để mừng Năm Thánh.” Cha Lucio Zappatore nhận được cuộc điện thoại đầu tháng Giêng 2016, cha là một linh mục 73 tuổi dòng Ca-mê-lô, và là linh mục coi xứ ở ngoại ô Roma
“Tuyệt quá!’ tôi nghĩ bụng,” 10 tháng sau, ngài nhắc lại với Register. “Ngay cả trước Năm Thánh cũng đã có sự say mê với những mối phúc thương xót.” Yêu cầu của Đức Tổng Giám mục Fisichella, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc Âm hóa, là đến thăm một tòa nhà không cách xa nhà thờ Thánh Maria Regina Mundi, sau đó là xứ của Cha Zappatore (ngài từ đó chuyển đến xứ Thánh Martino ai Monti). Nó là một tòa nhà tách biệt hẳn với những khu còn lại trong vùng, được chia thành nhiều khu phục vụ: trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, nhà cho những phụ nữ nạn nhân của bạo lực, nhà cho thiếu niên nam, nhà cho người già và một trung tâm chăm sóc chủ yếu các nạn nhân trẻ tuổi của những vụ tai nạn xe nghiêm trọng.
Đức Thánh Cha Phanxico giải thích rằng “lòng thương xót phải trở nên hữu hình bằng những dấu chỉ cụ thể, như chính Chúa Giê-su dạy chúng ta.”
Theo dòng Năm thánh vừa bế mạc, Đức Thánh Cha hứa thực hiện, vào thứ Sáu mỗi tháng, một hành động thể hiện mười bốn mối phúc thương hồn thương xác. “Ngày Thứ Sáu Thương Xót” được thực hiện một cách rất kín đáo. Khi Đức Tổng Giám mục Fisichella đến Torre Spaccata, một cư dân của nhà chăm sóc hỏi, hơi đùa một tí: “Lần tới cha dẫn theo Đức Giáo hoàng nữa nhé.”
“Để xem ...,” Đức Tổng nói một cách mập mờ.
“Rồi ngài rời đi, không nói gì thêm,” Cha Zappatore nhớ lại.
Nhưng ngày 12 tháng Giêng, điện thoại của ngài lại reo lên: “Cha à, Thứ Sáu tới đừng đi đâu nhé,” giọng Đứng Tổng Fisichella ở đầu giây bên kia.
“Nhưng cha không được nói với ai,” ngài nói thêm giọng nghiêm túc.
“Thật là khổ,” cha nói. “Trong xứ có tới ba linh mục; tôi không thể nói gì, thậm chí với các ngài.”
Sáng 15 tháng Giêng khẳng định điều cha xứ trước đó còn hồ nghi: Đức Thánh Cha muốn đến thăm Torre Spaccata.
“Hãy cẩn thận,” Đức Tổng Fisichella cảnh báo. “Nếu Đức Thánh Cha thấy một máy chụp hay một nhà báo, xe của ngài quay bỏ đi ngay đấy”
“Nhưng thật may, điều đó không xảy ra,” vị linh mục giải thích với Register.
Đức Thánh Cha đến
Lúc 4 giờ chiều, Đức Phanxico bước xuống khỏi chiếc Ford Focus của ngài và đi qua cửa nhà chăm sóc, và tất cả mọi người ở đó — gồm các khách và nhân viên của nhà — hoàn toàn không tin được vào mắt họ. Trong khi mọi người, vẫn còn trố mắt ngạc nhiên, bận rộn chụp ảnh và bắt tay với Đức Thánh Cha, chỉ một máy quay phim duy nhất được phép (máy của Trung Tâm Truyền hình Vatican) ghi hình cha Zappatore nói chuyện trên điện thoại. Ngài gọi để tập trung các giáo hữu bị khuyết tật đến gặp Đức Thánh Cha.
Đức Tổng Fisichella có nói: “Khi Đức Thánh Cha đến nơi và vào trong rồi, cha muốn gọi ai cha thích cũng được, nhưng quan trọng là Đức Thánh Cha phải vào bên trong rồi đã.”
Cùng một máy quay sau đó ghi hình Đức Thánh Cha và những người già ngồi vòng tròn, với cảnh Đức Phanxico cầm tay một phụ nữ ngồi cạnh Đức Thánh Cha. Cha Lucio Zappatore kể: “Đầu tiên, Đức Thánh Cha hỏi: ‘Giờ này ông bà thường làm gì? Trả lời: ‘Chúng con uống trà.’ Vậy là ngài bảo, ‘Chúng ta cùng uống nhé?’ Rồi sau đó có hơn một giờ đồng hồ chuyện trò, và Đức Thánh Cha kiên nhẫn lắng nghe mọi người, chẳng hối thúc ai. Tôi là người mất cả kiên nhẫn, vì tôi sợ có ông bà nào đó giữ độc quyền nói chuyện. Cuối cùng, ngài đi lên lầu trên chào cả những ông bà không thể rời khỏi phòng.”
Khi uống trà, Đức Tổng Fisichella tiết lộ cho Đức Thánh Cha biết “giá trị” khác của cha Zappatore: một tập thơ bằng tiếng địa phương của người Roma. Trong số những tác phẩm của cha có rất nhiều bài thơ dành tặng các đức giáo hoàng. Ví dụ, một bài đề ngày 23 tháng 3, 2013, khi Đức Phanxico đến thăm Đức Thánh Cha vừa nghỉ hưu Benedict XVI tại lâu đài Castel Gandolfo, gần Rome.
“Cha cũng có viết một bài thơ về ngày bầu tuyển của Đức Thánh Cha đấy,” Đức Tổng Fisichella kể cho Ngài Phanxico.
“Vậy chúng ta nghe bài thơ đó đi,” Đức Thánh Cha nói. “Lúc tôi đi dạo quanh Roma, tôi nghe người ta nói tiếng địa phương Roma mà tôi chả hiểu gì cả.”
Nhà thơ linh mục giải thích bài thơ: Đức Thánh Cha Phanxico và những Bí mật của Chúa Thánh Thần là một câu chuyện tưởng tượng của một “cuộc điện thoại” mà Cha Zappatore gọi cho Chúa Thánh Thần. Khi mật nghị bầu tuyển đang diễn ra, “vì có rất nhiều tên được nêu ra, con nghĩ đến cách ‘gọi điện’ trực tiếp lên Chúa Thánh Thần để biết ai sẽ là vị Giáo hoàng mới.’
Đức Phanxico cười lớn, rồi hỏi: “Cha cho tôi xin số điện thoại của Chúa Thánh Thần với nhé?”
Những ngày Thứ Sáu Thương Xót khác
Sau chuyến đến thăm Torre Spaccata, còn 10 ngày Thứ Sáu Thương Xót khác. Tất cả đều mang lại sự ngạc nhiên tương tự cho những người được đến thăm và ngập tràn niềm vui với Đức Thánh Cha. Với những người trước đây nghiện ma túy, người khuyết tật, những người bán dâm trước đây, trẻ em không có gia đình, những linh mục đang gặp khó khăn và những cha mẹ của các trẻ em bị bệnh, đối với họ thật tuyệt vời khi được gặp trực tiếp Đức Thánh Cha.
Về phần mình, cha Zappatore và cộng đoàn của cha sẽ nhớ mãi chuyến thăm của ngài.
“Tôi đã đặt tên cho bài thơ tôi viết tối hôm đó sau khi chào Đức Thánh Cha là Giấc mơ,” Cha Zappatore giải thích.
Và bỏ qua vấn đề âm vần của bài thơ khi dịch từ tiếng Ý sang tiếng Anh, nó bị mất hết, nhưng vẫn đáng để suy tư về đoạn kết của bài thơ: “Rồi bất chợt, tôi tỉnh giấc. Nó không phải giấc mơ — nó là sự thật! Đức Thánh Cha Phanxico thực sự đang ở giữa chúng tôi, thực sự  như vậy! Đức Thánh Cha Phanxico, Người sẽ không bao giờ dừng lại! Xin đừng ngưng lại hành trình đến với toàn nhân loại. Chúng con cần — và ngài biết điều đó — một thiên thần yêu chúng con mãi mãi.”
Phóng viên của Register Deborah Castellano Lubov viết từ Roma

[Nguồn:  ncregister]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/12/2016]


Đức Thánh Cha: Để gặp Giê-su, chúng ta phải lên đường

Đức Thánh Cha: Để gặp Giê-su, chúng ta phải lên đường

Pope Francis preaches the homily at the morning Mass at the Casa Santa Marta. - ANSA
Đức Thánh Cha Phanxico giảng Lễ sáng trong nhà nguyện Thánh Marta. - ANSA
28/11/2016 12:17
(Vatican Radio) Đức Tin người Ki-tô hữu không phải là một hệ tư tưởng hoặc một triết học – đó là sự gặp gỡ với Chúa Giê-su. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico trong Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta đầu Mùa Vọng. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng để có thể thực sự gặp gỡ được Giê-su, chúng ta phải lên đường với ba thái độ: tỉnh thức cầu nguyện, siêng năng làm việc bác ái, hân hoan ca khen.
Gặp gỡ Giê-su: đây là “ân sủng chúng ta mong mỏi trong Mùa Vọng.” Đức Thánh Cha Phanxico tập trung bài giảng của Thánh Lễ vào chủ đề gặp gỡ với Thiên Chúa. Ngài lưu ý hàng đầu rằng thời gian này trong năm, Phụng vụ cho chúng ta thấy nhiều sự gặp gỡ với Đức Giê-su: với Đức Mẹ trong cung lòng của người, với Thánh Gioan Tẩy Giả, với các Mục đồng, với Ba Đạo sĩ. Ngài nói, tất cả mọi sự gặp gỡ này cho chúng ta thấy Mùa Vọng là “một thời gian lên đường và tiến bước để gặp gỡ Thiên Chúa, nghĩa là, một thời gian không được đứng im tại chỗ.”
Cầu nguyện, bác ái, và ca khen: con đường để chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa
Vậy chúng ta phải tự hỏi mình bằng cách nào để chúng ta có thể tiến bước đi gặp Chúa Giê-su. “Tôi phải có những thái độ gì để có thể gặp gỡ Thiên Chúa” Đức Thánh Cha đặt câu hỏi, “Tôi phải chuẩn bị tâm hồn như thế nào để gặp gỡ Thiên Chúa?”
Trong lời nguyện đầu Lễ, Phụng vụ chỉ ra ba thái độ: tỉnh thức cầu nguyện, siêng năng làm việc bác ái, và hân hoan ca khen. Nghĩa là, tôi phải cầu nguyện liên lỉ. Tôi phải làm việc bác ái luôn – bác ái huynh đệ, không phải chỉ đưa của bố thí, không; nhưng phải biết khoan dung với người làm tổn thương tôi, khoan dung với con cái ở nhà khi chúng quá ồn ào; hay khoan dung với chồng hoặc vợ khi họ gặp khó khăn; hoặc với mẹ chồng mẹ vợ … Cha không biết nữa … nhưng hãy khoan dung: khoan dung … bác ái, luôn luôn, nhưng phải chăm chỉ. và phải có niềm hân hoan ca tụng Thiên Chúa: ‘Hãy hoan hỉ trong niềm vui.’ Đó là cách chúng ta phải sống hành trình này, sống khát khao gặp gỡ Thiên Chúa. Để gặp gỡ Ngài theo một cách tốt đẹp. Không phải là đứng im. Và chúng ta sẽ gặp được Thiên Chúa.
Tuy nhiên, Đức thánh Cha nói thêm, “sẽ có một sự kỳ diệu, vì Ngài là Thiên Chúa của mọi điều kỳ diệu.” Cả Thiên Chúa nữa, “Người không đứng tại chỗ.” “Tôi đang trên đường đến gặp gỡ Thiên Chúa, và Ngài cũng đang trên đường đến gặp tôi, và khi tôi và Ngài gặp nhau chúng ta mới thấy được điều kỳ diệu vĩ đại đó là Người đã đi tìm tôi trước khi tôi bắt đầu đi tìm Ngài.”
Thiên Chúa luôn luôn đi trước chúng ta trong việc gặp gỡ
Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng “đây là thời gian của điều kỳ diệu vĩ đại được gặp gỡ với Thiên Chúa: Người đi tìm chúng ta trước. Người luôn đi trước. Ngài lên đường để có thể tìm thấy chúng ta.” Đó là điều đã xảy ra với Viên Chỉ huy La Mã:
Thiên Chúa luôn vượt xa, luôn đi trước. Chúng ta đi được một bước thì Người đi mười bước. Luôn luôn là vậy. Dồi dào ân sủng, tràn đầy tình yêu, lòng nhân hậu không bao giờ biết mệt mỏi đi tìm chúng ta. Thậm chí trong những lúc, với những điều rất nhỏ nhặt: chúng ta cứ nghĩ rằng gặp gỡ Thiên Chúa phải là điều gì đó vô cùng to lớn, giống như người đàn ông đó người Syria, Naaman, người bị bệnh phong hủi. Chứ không phải những điều đơn giản … Và người đàn ông kia cũng đã có sự ngạc nhiên lớn trước cách hành động của Thiên Chúa. Và Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của sự kỳ diệu, Thiên Chúa Người đang đi tìm chúng ta, đang chờ đợi chúng ta, và chỉ đòi hỏi chúng ta một bước đi thiện chí nhỏ xíu.
Chúng ta phải có “lòng khát khao gặp gỡ Ngài,” Đức Thánh Cha tiếp tục. Và rồi Người sẽ “giúp chúng ta.” Thiên Chúa, ngài nói, “sẽ đồng hành với chúng ta suốt cuộc đời. Mặc dù có nhiều lúc, có thể, dường như chúng ta xa rời Thiên Chúa, “Người vẫn chờ đợi chúng ta như người cha của đứa con hoang đàng.”
Đức tin không nằm trong việc biết được tín lý, nhưng qua việc gặp gỡ với Đức Giê-su
Ngài nói thêm “Rất thường khi, Người thấy chúng ta muốn tiến đến gần Người, và Người đến gặp chúng ta. Đó là sự gặp gỡ với Thiên Chúa: Đây mới là điều quan trọng! Sự gặp gỡ.” Đức thánh Cha Phanxico nói ngài luôn kinh ngạc trước những điều Đức Giáo Hoàng Benedict nói, “đức tin không phải là một hệ tư tưởng, một triết học, một ý tưởng; nó là một sự gặp gỡ. Một sự gặp gỡ với Đức Giê-su.” Nếu, về mặt khác, một người chưa từng gặp được lòng thương xót của Ngài,” thì cũng có thể chỉ là việc “đọc thuộc lòng Kinh Tin Kính” mà không hề có niềm tin”:
Cá luật sĩ biết mọi điều, mọi tín điều của thời đại đó, mọi điểm luân lý của thời gian đó, mọi thứ. Họ vẫn không có đức tin, vì tâm hồn họ xa Chúa. Xa lánh hay có ý chí lên đường để gặp gỡ. Và đây là ân sủng mà chúng ta phải cầu xin hôm nay: ‘Ôi lạy Chúa, Thiên Chúa Cha của chúng con, xin khơi dậy trong chúng con lòng khát khao tìm gặp Đức Ki-tô của Người,’ với công việc tốt lành để gặp được Chúa Giê-su. Và về điều này chúng ta phải ghi nhớ ân sủng chúng ta đã cầu xin, tỉnh thức cầu nguyện, siêng năng làm việc bác ái, và hân hoan ca khen. Và vì thế chúng ta sẽ gặp được Thiên Chúa và chúng ta sẽ có được sự kỳ diệu tuyệt mỹ.

[Nguồn:  radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/11/2016]

Đức Thánh Cha: Để gặp Giê-su, chúng ta phải lên đường
Đức Thánh Cha: Để gặp Giê-su, chúng ta phải lên đườngĐức Thánh Cha: Để gặp Giê-su, chúng ta phải lên đường
Đức Thánh Cha: Để gặp Giê-su, chúng ta phải lên đường
Đức Thánh Cha: Để gặp Giê-su, chúng ta phải lên đường
Đức Thánh Cha: Để gặp Giê-su, chúng ta phải lên đường
Đức Thánh Cha: Để gặp Giê-su, chúng ta phải lên đường
Đức Thánh Cha: Để gặp Giê-su, chúng ta phải lên đường



Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Đức Tổng Giám mục Auza đọc diễn văn tại Liên Hợp quốc về nước, hòa bình, an ninh

Đức Tổng Giám mục Auza đọc diễn văn tại Liên Hợp quốc về nước, hòa bình, an ninh

Archbishop Bernardito Auza, Permanent Observer of the Holy See to the United Nations - AP
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc - AP
23/11/2016 12:13
(Vatican Radio) Sứ thần Tòa Thánh và Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc tại New York, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, đã trình bày diễn văn của ngài trước các tham dự viên trong Hội đồng Bảo an LHQ về Phiên Thảo luận mở về việc Duy trì Hòa bình và An ninh Quốc tế. Trọng tâm những phân tích của Đức Tổng Auza nhắm vào ba sự tương quan giữa nguồn nước, hòa bình, và an ninh toàn cầu.

Xin đọc toàn văn tham luận của ngài ở dưới
****************************************
Tham luận của Tổng Giám mục Bernardito Auza Sứ thần và Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Phiên Thảo luận mở của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc về việc duy trì nền hòa bình và an ninh Quốc tế: nguồn nước, hòa bình và an ninh
New York, 22 tháng 11, 2016
Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh rất vui khi Phái đoàn của ngài Tổng thống Senegan đã chọn chủ đề rất quan trọng này cho Phiên Thảo luận mở trong Hội đồng Bảo An, làm gia tăng sự chú ý của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. Sự khan hiếm nước vẽ nên một nghịch lý: trong khi nước bao phủ hai phần ba bề mặt Trái đất và không thể dùng hết cho mục đích sinh hoạt sản xuất, nhưng rõ ràng là nguồn dự trữ nước ngọt đang bị giảm bớt rất nhiều. Với sự nở rộng các sa mạc, chặt phá rừng và hạn hán gia tăng, mọi người lo lắng về một tai họa toàn cầu tiềm ẩn do thiếu hụt những nguồn cấp nước. Nước đã và đang rất khan hiếm ở một số nơi do vị trí địa lý, nhưng ở những nơi khác, nó trở nên khan hiếm do sự quản lý kém và sử dụng sai mục đích, gây ra sự lãng phí và phân phối không phù hợp. Sự suy giảm môi trường làm nước bị nhiễm độc và những biến đổi khí hậu làm thay đổi các vòng tuần hoàn nước. Những nguồn nước ngầm ở nhiều nơi bị đe dọa bởi ô nhiễm do những hoạt động khai thác hầm mỏ, nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt ở những quốc gia thiếu kiểm soát hoặc quy định phù hợp. Chất thải công nghiệp, các loại chất tẩy và sản phẩm hóa chất tiếp tục đổ vào các con sông, hồ và biển. Ngành sản xuất nông nghiệp, nguồn tiêu thụ nước ngọt lớn nhất, và các ngành công nghiệp, nguồn tiêu thụ lớn thứ hai, đòi hỏi nước hơn bao giờ hết, đang làm suy kiệt các tầng ngậm nước nhanh hơn mức độ chúng có thể được làm đầy trở lại. Ở nhiều nơi, nhu cầu nước vượt quá mức nguồn cấp cho phép, với những hậu quả thảm kịch ngắn và dài hạn, có liên quan đến hòa bình và an ninh quốc gia, khu vực và quốc tế. Sự nghèo nàn nguồn nước ảnh hưởng đặc biệt đến Châu Phi, tại đây có những khu vực dân cư rộng lớn không có sự tiếp cận được với nguồn nước uống an toàn hoặc phải chịu những đợt hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất nông nghiệp và kích động nên những tranh chấp dữ dội. Sự di cư của các khu vực dân cư từ những vùng chịu sự khan hiếm nước nghiêm trọng bị coi là sự đe dọa đối với những khu vực dân cư có nguồn nước. Tóm lại, những liên quan giữa nước và nền hòa bình và an ninh quốc gia, khu vực và quốc tế có thể không phải là việc phóng đại. Quả thật, những chuyên gia và người ủng hộ nước đưa ra một dự báo đầy lo ngại rằng Chiến tranh Thế giới thứ Ba sẽ liên quan đến nước. Khi đến FAO năm 2014, Đức Giáo hoàng Phanxico nói rằng: “Nước không phải là miễn phí, như chúng ta vẫn thường nghĩ. Nó là một vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến chiến tranh” (1). Sự khan hiếm nước cũng có những liên quan đến công bằng và công lý. Đức Giáo hoàng Phanxico đã nhấn mạnh trong Tông sắc Laudato Si’ (Chúc tụng Chúa), nước uống là một vấn đề mang tầm quan trọng hàng đầu vì vai trò nền tảng của nó cho sức khỏe và sự thịnh vượng chung (2). Trong bối cảnh này, một vấn đề vô cùng nghiêm trọng là chất lượng nước có sẵn cho người nghèo. Mỗi ngày, những căn bệnh do nguồn nước không an toàn gây ra, chẳng hạn kiết lỵ và dịch tả, là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong, đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ em.
Hơn nữa, một khuynh hướng đang nổi lên là tư nhân hóa nguồn nước và biến nó thành một một món hàng bị điều khiển bởi các luật thị trường có thể đe dọa nghiêm trọng đến việc tiếp cận nguồn nước an toàn của người nghèo, và đây là vấn đề không hiểu được, Đức Giáo hoàng Phanxico nói, “việc kiểm soát nguồn nước bởi những công ty đa quốc gia khổng lồ có thể trở thành nguyên nhân chính gây ra xung đột trong thế kỷ này” (3). Trong khi việc quản lý nguồn nước phù hợp phải nhắm vào sự chi tiêu cũng như cước phí sử dụng nước để khuyến khích việc tiêu thụ khôn ngoan, một vấn đề thậm chí còn quan trọng hơn là phải nhớ rằng việc tiếp cận được với nguồn nước uống an toàn là một quyền căn bản và toàn cầu của con người, vì nó quá quan trọng với sự tồn vong của con người và, cũng như vậy, nó là một điều kiện để thực hành những quyền khác của con người. Đức Giáo hoàng Phanxico khẳng định rằng thế giới chúng ta mắc một món nợ xã hội rất lớn đối với người nghèo thiếu sự tiếp cận được với nước uống, vì họ bị từ chối quyền được sống phù hợp với phẩm giá vốn có của họ (4).
Thưa ông Chủ tịch,
Những thách thức liên quan đến nước đối với hòa bình và an ninh, và đối với chính sự sống, không thể bị đánh giá đơn thuần là những mối đe dọa, nhưng còn phải được xem là những cơ hội cho các quốc gia hợp tác gần hơn với nhau để đi đến được những giải pháp, thay vì gắn chặt vào những cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn đối với một nguồn tài nguyên quan trọng đang bị giảm sụt mà cuối cùng có thể dẫn đến chiến tranh và xung đột. Những công nghệ mới tiếp tục được đưa ra giúp chúng ta có thể tránh được một sự khủng hoảng về tính bền vững qua, inter alia, những phương pháp sản xuất lương thực tốt hơn đòi hỏi ít nước hơn và sản xuất công nghiệp giảm thiểu ô nhiễm cho những tầng ngậm nước và những hệ thống nước. Hơn nữa, cho dù có những tiến bộ về kỹ thuật, những giải pháp địa phương và truyền thống cho những thách thức liên quan đến nước cũng không được bỏ qua. Phái đoàn của tôi xin khuyến khích những khu vực công và tư ủng hộ cho những sáng kiến từ phía cộng đồng về việc bảo tồn nước và sử dụng nước. Các cộng đồng địa phương thường hiểu biết về những hệ thống nguồn nước của họ và cách bảo tồn và khai thác tốt nhất. Trong khi sự thiếu hụt nước ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn, những giải pháp địa phương luôn luôn là những yếu tố chính dẫn đến những am hiểu về vấn đề nước. Cuối cùng, giáo dục về tầm quan trọng thiết yếu của nước là việc then chốt. Nước vẫn tiếp tục bị lãng phí và bị ô nhiễm, không chỉ ở trong thế giới phát triển nhưng cả trong những quốc gia đang phát triển sở hữu trữ lượng nước khá nhiều. Điều này cho thấy còn nhiều điều phải là trong việc giáo dục những cá nhân và cộng đồng về những vấn đề chẳng hạn bảo tồn nước, sử dụng khôn ngoan, và sử dụng hợp lý vì mục tiêu thiện ích chung toàn cầu này. Điều quan trọng là phải cấy được ý thức trách nhiệm giữa các dân tộc và các nhà lãnh đạo biết xem việc tiếp cận với nguồn nước là một quyền chung cho tất cả mọi người, không có độc quyền hay phân biệt đối xử. Những thách thức về nước gợi lên những đe dọa về hòa bình và an ninh mang tính kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng cuối cùng chúng ta cũng không quên rằng chúng cũng là những vấn đề luân lý và đạo đức.
Xin cảm ơn Ông Chủ tịch.

[Nguồn:  radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/11/2016]