Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Ý nghĩa Mùa Vọng

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Ý nghĩa Mùa Vọng

Và sự cần thiết ‘phải coi chừng và tỉnh thức, sẵn sàng đón Đức Ki-tô khi Ngài trở lại’
3 tháng Mười Hai, 2017
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Ý nghĩa Mùa Vọng
CTV Screenshot
KINH THÀNH VATICAN, 3 THÁNH MƯỜI HAI, 2017 (Zenit.org). - Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau khi đọc Kinh Truyền Tin giữa trưa với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
* * *
Trước Kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến!
Hôm nay chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Vọng, đỉnh điểm là ngày Lễ Giáng sinh. Mùa Vọng là thời gian chúng ta được tặng ban để đón chào Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta, để kiểm tra lại lòng ước mong gặp gỡ Thiên Chúa, để hướng nhìn về phía trước và chuẩn bị tâm hồn cho ngày Chúa đến. Ngài sẽ đến với chúng ta trong ngày Lễ Giáng Sinh, là thời điểm chúng ta kỷ niệm lần đến trong lịch sử của Ngài trong sự khiêm nhường của con người; tuy nhiên, Ngài lại đến với chúng ta mỗi lần chúng ta sẵn sàng tiếp đón Ngài, và Ngài sẽ đến trong ngày sau hết để “phán xét người sống cũng như kẻ chết.” Vì vậy, chúng ta phải luôn tỉnh thức chờ đợi Chúa trong niềm hy vọng được gặp gỡ Ngài. Quả thật, phụng vụ hôm nay giới thiệu cho chúng ta chủ đề gợi nhiều suy tư về sự tỉnh thức và mong chờ.
Trong Tin mừng Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta (x. Mc 13:33-37) phải tỉnh thức coi chừng, sẵn sàng chào đón Ngài trong giây phút Ngài trở lại. Ngài nói với chúng ta: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến [...] kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ” (cc. 33-36).
Người luôn tỉnh thức là người giữa những sự ồn ào của trần gian không để mình bị chìm ngập bởi những sao lãng hoặc sự hời hợt. nhưng sống trọn vẹn và luôn ý thức, quan tâm hàng đầu đến tất cả mọi người. Với thái độ này, chúng ta mới ý thức được những giọt nước mắt và sự thiếu thốn của anh em của chúng ta và chúng ta mới có thể nắm bắt được những khả năng con người và tinh thần cũng như những giá trị của người đó. Người luôn tỉnh thức cũng nhìn ra thế giới, cố gắng chống lại sự thờ ơ và sự ác độc trong nó, và vui mừng trước những gia tài của những sự tuyệt mỹ hiện hữu và được bảo vệ.
Nó cũng là thái độ của cái nhìn thấu hiểu nhận biết những đau khổ và nghèo khó của những cá nhân và cộng đoàn, hoặc nhận ra được sự phong phú ẩn chứa trong từng điều nhỏ bé hằng ngày, chính ở đó là nơi Thiên Chúa đã đặt chúng ta vào.
Người luôn tỉnh thức là người biết đón nhận lời mời gọi phải đề phòng, cụ thể đó là không để mình bị ngủ mê trong sự ngã lòng, thiếu hy vọng, chán nản, đồng thời từ chối những cám dỗ của những sự hư ảo tràn ngập trên thế gian mà nhiều khi đàng sau nó, thời gian và sự bình an của cá nhân và của gia đình bị hy sinh. Đó là kinh nghiệm đau thương của dân tộc Israel mà Ngôn sứ I-sai-a kể lại: Thiên Chúa dường như đã rời bỏ dân Người vì họ đi lang thang xa rời những con đường của Người (x. 63:17), nhưng đây cũng là hậu quả của tính bất trung của chính họ (x. 64:4b). Chúng ta cũng tìm thấy chính chúng ta trong sự bất trung này trước tiếng gọi của Thiên Chúa: Người chỉ ra cho chúng ta con đường tốt lành, con đường của đức tin, con đường của yêu thương, nhưng chúng ta lại tìm hạnh phúc cho chúng ta ở nơi khác.
Tỉnh thức coi chừng là những trạng thái không tiếp tục “lang thang xa rời những con đường của Chúa,” lạc lối trong tội và trong những sự bất trung của chúng. Tỉnh thức và coi chừng là những điều kiện để cho Chúa có thể đi vào cuộc đời của chúng ta, để lấy lại ý nghĩa và giá trị của nó bằng sự hiện diện tràn đầy tốt lành và nhân từ của Người. Nguyện xin Mẹ Maria Rất Thánh, là mẫu gương của sự chờ đợi Thiên Chúa và là biểu tượng của sự tỉnh thức, xin hướng dẫn chúng con đến gặp Giê-su Con của Mẹ, làm hồi sinh lại tình yêu của chúng con với Ngài.
© Libreria Editrice Vatican
[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]





Sau Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến,
Tối hôm qua tôi trở về sau chuyến Tông du đến Miến điện và Bangladesh. Tôi xin cảm ơn tất cả anh chị em đã hiệp thông trong lời cầu nguyện cho tôi và tôi mời gọi anh chị em cùng tôi tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đã ban ơn cho tôi được gặp gỡ những dân tộc đó, đặc biệt là những cộng đoàn Công giáo, và được soi sáng bởi chứng tá của họ. Ấn tượng trong ký ức của tôi nổi rõ lên quá nhiều khuôn mặt bị thử thách bởi cuộc sống, nhưng vẫn cao quý và nở nụ cười. Tôi ôm lấy tất cả trong tim tôi và trong lời cầu nguyện. Xin cảm ơn dân tộc Miến điện và dân tộc Bangladesy rất nhiều!
Tôi đặc biệt cầu nguyện cho người dân Honduras, để họ có thể vượt qua những khó khăn hiện tại trong con đường hòa bình.
Tôi gửi lời chào đến tất cả anh chị em, người Roma và khách hành hương hiện diện ở đây. Đặc biệt, tôi gửi lời chào các tín hữu đến từ Bratislava (Slovakia) và Ludwigshafen ở Đức.
Cha chào nhóm đến từ Pregaziol (Treviso) và các ứng viên Thêm sức của Mestrino (Padua), và cộng đoàn Rumania đang sống ở Ý và hôm nay anh chị em đang kỷ niệm ngày quốc khánh Rumania.
Tôi xin chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật hạnh phúc và một hành trình Mùa Vọng tốt lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!
© Libreria Editrice Vatican
[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]
JF

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 4/12/2017]


Đức Thánh Cha thăm linh mục Dòng Tên đầu tiên người Miến điện

Đức Thánh Cha thăm linh mục Dòng Tên đầu tiên người Miến điện


Fr. Wilbert Mireh with his mother and brother, on his ordination day, May 2013.  Credit: Jesuit Asia Pacific Conference

Cha Wilbert Mireh với thân mẫu và anh trai trong ngày được truyền chức, tháng Năm 2013. Credit: Jesuit Asia Pacific Conference
Yangon, Miến điện, 30 tháng Mười Một, 2017 / 01:00 chiều (CNA/EWTN News) . - Khi Đức Thánh Cha Phanxico đi tông du khắp nơi trên thế giới, ngài thường dành thời gian để thăm các cộng đoàn Dòng Tên địa phương. Tuần này, Cha Wilbert Mireh, SJ, có mặt trong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha với Dòng Tên ở Miến điện. Vai trò của Cha Mireh trong chuyến viếng thăm này là duy nhất: cha là linh mục Dòng Tên đầu tiên người Miến điện được truyền chức linh mục.
Cha Mireh nói với Catholic News Agency, một linh mục dòng Tên người Miến điện “là một hồng ân của Thiên Chúa cho Dòng Tên đã được mời trở lại đất nước sau khi bị chính thể quân sự trục xuất khỏi đất nước trong thập niên 1960.”
Cha Mireh vào dòng Tên năm 2000, và được truyền chức linh mục tháng Năm 2013, trở thành linh mục dòng Tên đầu tiên người Miến điện trong hơn 470 năm lịch sử của dòng Tên. Cha là giám đốc của Học viện Campion của Miến điện, và phục vụ trong một giáo xứ ở Loikaw. Cha là một trong số 32 cha dòng Tên làm việc và hoạt động ở Miến điện.
Cha Mireh giải thích rằng “ưu tiên cho Dòng Tên trong thập niên vừa qua là việc đào tạo linh mục dòng Tên địa phương.”
Cha nói thêm rằng “Dòng Tên cũng cam kết trong những thừa tác vụ tông đồ khác bao gồm giáo dục, xã hội, tinh thần và thừa tác vụ, mặc dù đây vẫn còn trong những bước khởi đầu.”
Cha Mireh nhấn mạnh rằng “với những nhu cầu to lớn của đất nước, nhưng chỉ với sức người và những tài nguyên có hạn trong một đất nước đang phát triển nơi số người Công giáo chỉ chiếm một phần trăm tổng dân số, thách đố là phải ưu tiên cho những thừa tác vụ theo con đường thực tiễn.”
Cha Mireh lưu ý rằng đây là “thời gian của những thách đố và những thất vọng,” và các cha Dòng Tên “chia sẻ niềm vui của người dân trong sự hân hoan chào đón chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxico,” nó “là dấu hiệu của tiếng gọi của Thiên Chúa đối với Dòng Tên ở Miến điện.”
Các cha Dòng Tên đã là những thừa sai ở Miến điện từ những năm đầu của Dòng. Thánh Phanxico Xavier, một người bạn của nhà sáng lập Dòng Tên là Thánh I-nha-xi-ô Loyola, xin Thánh I-nh-xi-ô gửi các cha Dòng Tên đến làm thừa sai ở vương quốc Pegu, một địa hạt hiện nay là thuộc một phần của Miến điện.
Các nhà thừa sai Dòng Tên cũng đã hoạt động trong thành phố Mandalay của Miến điện.
Trong hai thập niên 1950 và 1960, các Cha Dòng Tên Mỹ được yêu cầu hướng dẫn một chủng viện Công giáo mới trong đất nước này. Vì nhà độc tài xã hội nên các Cha Dòng Tên phải trốn khỏi Miến điện giữa thập niên 1960, sau khi thể chế quân sự ngăn cấm mọi liên lạc với người nước ngoài.
Trong suốt thập niên 1990, các đức Giám mục Miến điện, những vị đã được đào tạo trong chủng viện do Dòng Tên điều hành, yêu cầu Cha Hans Kolvenbach, về sau là Bề trên Tổng quyền, gửi thêm các Cha Dòng Tên đến đất nước này. Một nhóm các cha Dòng Tên trở lại địa hạt Miến điện năm 1998.
Dòng Tên mở một nhà tập, là nơi Cha Mireh theo học, và bắt đầu những dự án tông đồ khác.
Cha Mireh nằm trong số nhiều hoa trái của 500 năm rao giảng tin mừng trong địa hạt này và 400 năm sứ vụ Tông đồ của Dòng Tên ở Miến điện.
Cha Mireh sống ơn gọi và vị trí đặc biệt của mình một cách thanh thản.
“Cho dù tôi có những bất toàn của mình – cha nói – tôi tin rằng đó là sự đáp lời riêng tư của tôi cho tiếng gọi của Thiên Chúa và tôi đã cố gắng làm hài hòa một cách trung thành vào trong đời sống hàng ngày của tôi.”
[Nguồn: catholicnewsagency]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 1/12/2017]



Bangladesh: Gặp gỡ Tổng thống Abdul Hamid

Bangladesh: Gặp gỡ Tổng thống Abdul Hamid

Thảo luận riêng tại Dinh Tổng thống
30 tháng 11, 2017
Bangladesh: Gặp gỡ Tổng thống Abdul Hamid
© L'Osservatore Romano
Đức Thánh Cha Phanxico đã có cuộc nói chuyện riêng với ông Abul Hamid, Tổng thống nước Cộng hòa Bangladesh, vài giờ sau khi ngài đến quốc gia này ngày 30 tháng Mười Một, 2017.
Chính Tổng thống ra đón Đức Thánh Cha tại phi trường Dhaka, thủ đô Bangladeshi, tại đây quân đội có nghi thức chào đón danh dự vào buổi chiều. Sau đó buổi phỏng vấn thứ hai của hai vị được tổ chức trong Dinh Tổng thống, khoảng 5:30 chiều giờ địa phương (12:30 giờ Roma). Khi ngài bước xuống xe, Bộ trưởng Quân sự đón Đức Thánh Cha và tháp tùng ngài đến Cổng Danh dự, nơi ông Abdul Hamid đang đứng chờ ngài.
Đức Thánh Cha và Tổng thống nói chuyện riêng trong Đại sảnh Credentials, trước khi hai vị tặng quà cho nhau theo truyền thống. Đức Thánh Cha tặng Tổng thống một bộ sách viết tay của Thư viện Tông đồ Vatican có niên kỷ 1472. Tác phẩm được đặt trong túi đựng theo khổ lớn (597×427 mm.) có chứa tám quyển sách về Địa lý của Claudio Tolomeo (thế kỷ thứ 2 sau công nguyên, bản dịch tiếng La-tinh của Iacopo Angeli da Scarperia. Đáng chú ý là người ta tìm thấy trong đó một bản mô tả về Châu Á.
Sau cuộc phỏng vấn này, Đức Thánh Cha gặp gỡ các giới chức của quốc gia, với các đại diện của xã hội dân sự và của Ngoại giao đoàn, và ngài có bài diễn từ trước họ. Trong chuyến viếng thăm, Đức Thánh Cha ký vào Sổ Danh dự, lời chúc bằng tiếng Anh rằng “xin Đấng Toàn năng ban cho toàn thể dân tộc Bangladesh thân yêu món quà hòa bình và niềm vui.”
Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester

JF

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 1/12/2017]