Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

Toàn văn huấn từ Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha ngày 9 tháng Chín

Toàn văn huấn từ Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha ngày 9 tháng Chín

© Vatican Media

Toàn văn huấn từ Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha ngày 9 tháng Chín

Phản ứng của người Kitô giáo trước đại dịch xuất phát từ tình yêu

09 tháng Chín, 2020 14:29

ZENIT STAFF

 

Phản ứng của người Kitô giáo trước đại dịch xuất phát từ tình yêu.

Dưới đây là toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi Tiếp kiến chung hàng tuần ngày 9 tháng Chín năm 2020, tuần thứ hai từ sau đợt bùng phát virus khi các tín hữu có thể hiện diện trong sân San Damaso của Vatican thuộc Điện Tông tòa. Văn bản (ND: tiếng Anh) được cung cấp bởi Vatican.

******

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua do đại dịch ảnh hưởng đến tất cả mọi người; chúng ta sẽ vượt qua nó để trở nên tốt đẹp hơn nếu tất cả chúng ta cùng tìm kiếm ích chung; ngược lại chúng ta sẽ thoát ra khỏi nó xấu hơn. Thật không may, chúng ta nhìn thấy những lợi ích đảng phái đang nổi lên. Chẳng hạn, một số người muốn độc quyền những giải pháp khả thi, chẳng hạn trường hợp của vaccine, rồi bán chúng cho người khác. Một số đang lợi dụng tình hình để xúi bẩy những chia rẽ: để tìm kiếm những lợi thế kinh tế và chính trị, tạo ra hoặc làm trầm trọng thêm những xung đột. Những người khác thì chẳng bận tâm đến sự đau khổ của người khác, họ bước ngang qua và đi theo con đường của họ (xem Lc 10:30-32). Họ là những tín đồ trung thành của Phongxiô Philatô, rửa tay trước sự đau khổ của người khác.

Phản ứng của người Kitô giáo trước đại dịch và trước cuộc khủng hoảng tiếp theo về kinh tế xã hội được đặt nền tảng trên tình yêu, trên hết là tình yêu của Thiên Chúa là Đấng luôn luôn đi trước chúng ta (xem 1 Ga 4:19). Người yêu thương chúng ta trước, Người luôn đi trước chúng ta trong tình yêu và trong các giải pháp. Người yêu chúng ta một cách vô điều kiện và khi chúng ta chào đón tình yêu nước Trời đó thì chúng ta có thể đáp lại một cách tương tự. Tôi không chỉ yêu những người yêu tôi – gia đình, bạn bè, nhóm của tôi – nhưng tôi cũng yêu cả những người không yêu tôi, tôi yêu cả những người không biết tôi hoặc những người hoàn toàn xa lạ, và thậm chí cả những người làm tôi đau khổ hay những người tôi cho là kẻ thù của mình (xem Mt 5:44). Đây là sự khôn ngoan của người Kitô hữu, đây là cách Chúa Giêsu hành động. Và tột đỉnh của sự thánh thiện, chúng ta cứ nói như vậy, là yêu thương kẻ thù của mình là điều không hề dễ dàng, nó không hề dễ dàng. Chắc chắn, yêu thương tất cả mọi người, gồm cả kẻ thù, là khó khăn – cha muốn nói nó thậm chí là một nghệ thuật! Nhưng là một nghệ thuật có thể học và cải thiện. Tình yêu đích thực trổ sinh hoa trái và tự do thì luôn luôn chan hòa, và tình yêu đích thực không chỉ chan hòa, nó còn bao dung. Tình yêu này chăm sóc, chữa lành, và làm việc thiện. Không biết bao nhiêu lần một cử chỉ âu yếm hữu ích hơn rất nhiều những cãi vã, chúng ta có thể nghĩ đến một cử chỉ quan tâm như lời xin lỗi thay vì những cãi vã để bảo vệ bản thân. Chính tình yêu bao dung đó chữa lành.

Vì vậy, yêu thương không chỉ giới hạn trong mối quan hệ giữa hai hay ba người, hoặc với bạn bè hoặc gia đình, nó còn vượt xa hơn. Nó bao gồm những mối tương quan dân sự và chính trị (xem Giáo lý Giáo hội Công giáo [CCC], 1907-1912), gồm có mối tương quan với thiên nhiên (xem Tông huấn Laudato Si’ [LS], 231). Tình yêu là bao dung, mọi thứ. Vì chúng ta là những hữu thể có tính xã hội và chính trị, một trong những cách bày tỏ tình yêu tột đỉnh là tính xã hội và chính trị quyết định cho sự phát triển của con người và để đối phó với bất kỳ khủng hoảng nào (nt., 231). Chúng ta biết rằng tình yêu làm cho gia đình và tình bạn hưng thịnh; nhưng cũng phải nhớ rằng nó cũng làm cho những mối tương quan xã hội, kinh tế, và chính trị phát triển, cho phép chúng ta xây dựng một “nền văn minh tình yêu”, như Thánh Phaolô VI thường nói [1], và sau đó là Thánh Gioan Phaolô II. Không có động lực này thì văn hóa ích kỷ, thờ ơ, loại bỏ sẽ chiến thắng – tức là loại bỏ bất kỳ thứ gì tôi không thích, những ai tôi không thể yêu hoặc những người đối với tôi dường như không còn hữu ích trong xã hội. Hôm nay ở cổng vào, một đôi vợ chồng nói với chúng tôi: “Xin cầu nguyện cho con (chúng con) vì chúng con có một đứa con trai khuyết tật.” Cha hỏi: “Con của ông bà bao nhiêu tuổi?” “Nó khá lớn tuổi.” “Vậy ông bà làm gì?” “Chúng con đồng hành với cháu, giúp đỡ cháu.” Suốt cuộc đời làm cha mẹ của họ dành cho đứa con trai khuyết tật đó. Đây là tình yêu. Và những kẻ thù, những nhà chính trị đối kháng, dường như là những nhà chính trị “khuyết tật” theo ý kiến của chúng ta, về xã hội, họ dường như là như vậy. Chỉ có Chúa mới biết họ có thật sự như vậy hay không. Nhưng chúng ta phải yêu thương họ, chúng ta phải đối thoại, chúng ta phải xây dựng nền văn minh tình yêu này, nền văn minh hiệp nhất thuộc chính trị và xã hội này của toàn nhân loại. Bằng không, chiến tranh, chia rẽ, đố kỵ, thậm chí chiến tranh trong gia đình: vì tình yêu bao dung thuộc xã hội, thuộc gia đình, thuộc chính trị … nó thấm nhập vào mọi thứ.

Coronavirus cho chúng ta thấy rằng thiện ích thật sự của mỗi con người là ích chung, nó không thuộc riêng về cá nhân, và ngược lại, ích chung là thiện ích thật sự cho con người (xem CCC, 1905-1906). Nếu một người chỉ tìm kiếm ích riêng cho bản thân, người đó là ích kỷ. Thay vì vậy, người đó tốt bụng hơn, cao thượng hơn, khi ích riêng của họ được mở ra cho mọi người khi nó được chia sẻ. Sức khỏe, ngoài việc là một ích riêng, cũng là ích chung. Một xã hội khỏe mạnh là một xã hội chăm sóc sức khỏe cho mọi người, cho tất cả.

Phải đối phó với loại virus không phân biệt những ranh giới, những biên giới, hay những khác biệt về văn hóa hoặc chính trị bằng một tình yêu không có ranh giới, không có biên giới, hoặc không có những khác biệt. Tình yêu này có thể tạo ra những cơ cấu xã hội khuyến khích chúng ta chia sẻ hơn là ganh đua, nó cho phép chúng ta bao gồm những người dễ bị tổn thương nhất mà không gạt họ ra bên ngoài, nó giúp chúng ta bày tỏ điều tốt nhất thuộc bản chất con người chứ không phải điều xấu nhất. Tình yêu đích thực không biết đến văn hóa loại bỏ, nó không biết văn hóa đó là gì. Quả thật, khi chúng ta yêu thương và thể hiện sự sáng tạo, khi chúng ta tạo ra niềm tin và tình liên đới, thì chính khi đó những sáng kiến cụ thể sẽ xuất hiện vì ích chung.[2] Và điều này có giá trị ở mức độ cho cả những cộng đồng nhỏ nhất và lớn nhất, cũng như ở cấp độ quốc tế. Những gì được làm trong gia đình, những gì được làm trong khu xóm, những gì được làm trong thôn làng, những gì được làm trong các thành phố lớn và quốc tế đều như nhau, chính cùng hạt giống đó lớn lên, lớn lên, phát triển và trổ sinh hoa trái. Nếu trong gia đình, trong khu xóm bạn bắt đầu bằng sự đố kỵ, bằng những cuộc chiến, thì cuối cùng sẽ có chiến tranh. Thay vì vậy, nếu bạn bắt đầu bằng tình yêu, để chia sẻ sự yêu thương, tha thứ, thì sẽ có yêu thương và thứ tha cho mọi người.

Ngược lại, nếu các giải pháp cho đại dịch mang dấu ấn của sự ích kỷ, bất kể đó là do những cá nhân, những doanh nghiệp, hay các quốc gia, chúng ta có thể sẽ vượt qua khỏi cuộc khủng hoảng coronavirus, nhưng chắc chắn không vượt qua cuộc khủng hoảng con người và xã hội mà virus đã phơi bày chúng ra ánh sáng và làm lộ rõ chúng. Vì thế, hãy cẩn thận đừng xây nhà trên cát (xem Mt 7:21-27)! Để xây dựng một xã hội lành mạnh, bao dung, công bằng, và hòa bình, chúng ta phải xây nhà trên nền đá là ích chung.[3] Ích chung là nền móng bằng đá. Và đây là công việc của mọi người, không chỉ là công việc của một vài chuyên gia. Thánh Thomas Aquinas thường nói rằng việc thúc đẩy ích chung là trách nhiệm của sự công bằng của mỗi người công dân. Mỗi người công dân đều chịu trách nhiệm về ích chung. Và đối với người Kitô hữu, nó cũng là một sứ mạng. Như Thánh Ignatius Loyola dạy, đưa những nỗ lực mỗi ngày của chúng ta hướng về ích chung là con đường để lãnh nhận và loan truyền vinh quang của Chúa.

Thật không may, chính trị thường không được tiếng tốt, và chúng ta biết tại sao. Điều này không có nghĩa là tất cả các chính trị gia đều xấu, không, tôi không muốn nói điều này. Tôi chỉ nói rằng thật không may, chính trị thường không được tiếng tốt. Tại sao? Nhưng nó không được đầu hàng trước cái nhìn tiêu cực này, mà thay vào đó phản ứng với nó bằng cách thể hiện những việc làm cho thấy một nền chính trị tốt là có thể, hay đúng hơn là nền chính trị [4] đặt nhân vị và lợi ích chung vào trung tâm trách nhiệm. Nếu anh chị em đọc lịch sử nhân loại, anh chị em sẽ tìm thấy nhiều chính trị gia thánh thiện đã đi trên con đường này. Mọi công dân, và đặc biệt là những người đảm nhận các vị trí và cam kết xã hội và chính trị, có thể đặt nền tảng cho các việc họ làm theo những nguyên tắc đạo đức và nuôi dưỡng nó bằng tình yêu chính trị và xã hội. Các Kitô hữu, đặc biệt là giáo dân, được mời gọi nêu gương tốt về điều này và có thể làm được điều đó nhờ đức ái, nuôi dưỡng chiều kích xã hội nội tại của nó.

Do đó, đã đến lúc phải cải thiện tình yêu xã hội của chúng ta – cha muốn nhấn mạnh đến điều này: tình yêu xã hội của chúng ta – với sự đóng góp của mọi người, bắt đầu từ sự nhỏ bé của chúng ta. Ích chung đòi hỏi sự tham gia của mọi người. Nếu tất cả mọi người đều đóng góp phần của mình, và nếu không ai bị bỏ rơi, chúng ta có thể tái tạo các mối quan hệ tốt đẹp trên các cấp độ cộng đồng, quốc gia, quốc tế và thậm chí là hài hòa với môi trường (xem LS, 236). Như vậy, qua những cử chỉ của chúng ta, ngay cả những người khiêm tốn nhất, một cái gì đó thuộc hình ảnh Thiên Chúa mà chúng ta mang trong mình sẽ trở nên hữu hình, bởi vì Thiên Chúa là Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa là tình yêu. Đây là định nghĩa đẹp nhất về Thiên Chúa trong Kinh thánh. Thánh Tông đồ Gioan, người vô cùng yêu mến Chúa Giêsu, đã cho chúng ta định nghĩa đó. Với sự giúp đỡ của Người, chúng ta có thể chữa lành thế giới đang hoạt động, vâng, tất cả cùng nhau vì ích chung, vì ích chung của mọi người. Cảm ơn anh chị em.

_______________________

[1] Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ X, 1 tháng Một năm 1977: AAS 68 (1976), 709.

[2] Xem Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Sollicitudo rei socialis, 38.

[3] Nt., 10.

[4] Xem Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới,1 tháng Một năm 2019 (8 tháng Mười Hai năm 2018).


****

LỜI KÊU GỌI

Hôm nay, lần đầu tiên Ngày Quốc tế Bảo vệ Giáo dục khỏi sự Tấn công – tại các khu vực xung đột vũ trang – được tổ chức. Cha mời anh chị em cầu nguyện cho những học sinh và sinh viên đang bị tước đoạt nghiêm trọng quyền học hành do chiến tranh và khủng bố. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực hết sức để các cơ cấu bảo vệ học sinh, sinh viên được tôn trọng. Ước mong những nỗ lực đảm bảo môi trường an toàn cho giáo dục cho các em sẽ không (vô ích), đặc biệt trong các hoàn cảnh khủng hoảng nhân đạo.

© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 10/9/2020]


Linh mục bị đánh trong Thánh Lễ Chúa nhật ở Berlin

Linh mục bị đánh trong Thánh Lễ Chúa nhật ở Berlin

Linh mục bị đánh trong Thánh Lễ Chúa nhật ở Berlin  Bên trong Nhà thờ Thánh Giuse ở Wedding, Berlin, Đức. Credit: Ansgar Koreng/CC BY-S.A 3.0 (DE).   CNA Staff, 31 tháng Tám, 2020 / 04:30 sáng MT (CNA). - Một kẻ tấn công không rõ danh tính đã đấm một linh mục trong Thánh lễ Chúa nhật ở Berlin, Đức. Theo CNA Deutsch, đối tác bản tin tiếng Đức của CNA, đưa tin rằng vụ tấn công xảy ra vào ngày 30 tháng Tám tại Nhà thờ Thánh Giuse ở quận Wedding. Theo lời kể của các nhân chứng, vào khoảng 10:30 sáng, một người đàn ông “ngồi lặng lẽ” trong Thánh lễ đứng dậy và nhổ nước bọt xuống đất. Anh ta được cho là “chủ đích đi” về phía cung thánh của nhà thờ Müllerstraße ở Berlin-Mitte, trong khi nói những lời chống lại tôn giáo. Anh ta đấm vị linh mục 61 tuổi, khiến ngài ngã xuống đất. Cảnh sát Berlin cho biết: “Ngay sau đó, kẻ lạ mặt đã lấy quyển Kinh thánh và xé ra một số trang. Người em trai 56 tuổi của [linh mục] chạy đến để trợ giúp vị linh mục bị tấn công. Kẻ tấn công đã đánh ông ngã xuống bằng quyển Kinh Thánh và thoát khỏi nhà thờ mà không ai nhận diện được. Vị linh mục bị đánh ngã và bị thương nhẹ cùng với em trai, cũng chỉ bị thương nhẹ, đã được sơ cứu tại chỗ.” Vụ tấn công đang được điều tra bởi phòng điều tra tội phạm về chính trị thuộc Văn phòng Cảnh sát Hình sự Nhà nước. Nhà thờ Thánh Giuse hiện đang tổ chức các thừa tác vụ phụng vụ của Nhà thờ Chính tòa Thánh Hedwig, là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Berlin, hiện đang đóng cửa để tu sửa.  [Nguồn: catholicnewsagency]  [Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 5/9/2020]

Bên trong Nhà thờ Thánh Giuse ở Wedding, Berlin, Đức. Credit: Ansgar Koreng/CC BY-S.A 3.0 (DE).

 

CNA Staff, 31 tháng Tám, 2020 / 04:30 sáng MT (CNA). - Một kẻ tấn công không rõ danh tính đã đấm một linh mục trong Thánh lễ Chúa nhật ở Berlin, Đức.

Theo CNA Deutsch, đối tác bản tin tiếng Đức của CNA, đưa tin rằng vụ tấn công xảy ra vào ngày 30 tháng Tám tại Nhà thờ Thánh Giuse ở quận Wedding.

Theo lời kể của các nhân chứng, vào khoảng 10:30 sáng, một người đàn ông “ngồi lặng lẽ” trong Thánh lễ đứng dậy và nhổ nước bọt xuống đất. Anh ta được cho là “chủ đích đi” về phía cung thánh của nhà thờ Müllerstraße ở Berlin-Mitte, trong khi nói những lời chống lại tôn giáo. Anh ta đấm vị linh mục 61 tuổi, khiến ngài ngã xuống đất.

Cảnh sát Berlin cho biết: “Ngay sau đó, kẻ lạ mặt đã lấy quyển Kinh thánh và xé ra một số trang. Người em trai 56 tuổi của [linh mục] chạy đến để trợ giúp vị linh mục bị tấn công. Kẻ tấn công đã đánh ông ngã xuống bằng quyển Kinh Thánh và thoát khỏi nhà thờ mà không ai nhận diện được. Vị linh mục bị đánh ngã và bị thương nhẹ cùng với em trai, cũng chỉ bị thương nhẹ, đã được sơ cứu tại chỗ.”

Vụ tấn công đang được điều tra bởi phòng điều tra tội phạm về chính trị thuộc Văn phòng Cảnh sát Hình sự Nhà nước.

Nhà thờ Thánh Giuse hiện đang tổ chức các thừa tác vụ phụng vụ của Nhà thờ Chính tòa Thánh Hedwig, là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Berlin, hiện đang đóng cửa để tu sửa.



[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 5/9/2020]