Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

Ba chị em được ơn gọi trở thành nữ tu trong cùng một dòng

Ba chị em được ơn gọi trở thành nữ tu trong cùng một dòng

Ba chị em được ơn gọi trở thành nữ tu trong cùng một dòng

Sơ Isabela, Sơ Roziane, và Sơ Mariana Guimaraes. | Sr. Roziane Guimaraes

Natalia Zimbrão

Brasilia, Brazil, 7 tháng Tư, 2022 / 12:31 pm


Sơ Mariana, Sơ Roziane, và Sơ Isabela Guimaraes là ba chị em ruột đón nhận ơn gọi vào đời sống tu trì trong cùng một hội dòng: Dòng Nữ tu Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành.

Ngày nay Sơ Mariana, 50 tuổi và Sơ Isabela, 35 tuổi, sống trong cùng một nhà của dòng, tọa lạc tại khu đô thị Maricá thuộc bang Rio de Janeiro của Brazil. Sơ Mariana là cố vấn và trong ban quản trị dòng, còn Sơ Isabela chăm sóc các nữ tu lớn tuổi. Sơ Roziane, 37 tuổi, sống ở Belo Horizonte thuộc bang Minas Gerais.

Trong một thông cáo với ACI Digital, hãng thông tấn trực thuộc CNA tiếng Bồ Đào Nha, các Sơ kể rằng họ sinh ở Virginia thuộc bang Minas Gerais trong một gia đình Công giáo có 13 người con, hai người đã chết khi còn nhỏ.

Các Sơ nói rằng cha mẹ là chìa khóa cho ơn gọi tu trì của các Sơ, vì họ đã dạy các Sơ bằng gương sáng sống đức tin của họ trong Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, các Sơ cho biết dù xuất thân trong cùng một gia đình và theo cùng một đặc sủng, nhưng mỗi người sống ơn gọi của mình theo cách riêng, theo tính cách riêng của mỗi người.

“Mẹ của chúng tôi đã dạy chúng tôi mỗi người sống theo cách của riêng mình. Vì vậy, mặc dù chúng tôi là chị em và chúng tôi trong cùng một dòng, nhưng không ai can thiệp vào cuộc sống của người khác,” Sơ Mariana giải thích.

Sơ là người đầu tiên đi theo ơn gọi của mình, từ khi Sơ vào dòng năm 12 tuổi. Sơ nói: “Ngay ở độ tuổi đó, tôi đã cảm nhận tiếng gọi gần gũi hơn với Chúa”. Sơ thuật lại rằng nhờ sự hướng dẫn của một vị linh mục ở giáo xứ, Sơ đã gặp được Nữ Tu Dòng Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành, và một tháng sau khi Roziane chào đời, Sơ gia nhập dòng này.

Tiếp theo là Sơ Roziane, người vào dòng năm 2002. Sơ nói rằng Sơ có “một chút ký ức” rằng ở tuổi lên ba, Sơ đã bày tỏ mong muốn đến dòng, mặc dù “Sơ vẫn chưa gặp Sơ Mariana,” ba năm sau đó Sơ Mariana mới về nhà.

Sơ Roziane nói rằng sau một thời gian, Sơ Mariana bắt đầu về thăm gia đình mỗi năm một lần và chị thường hỏi em gái có muốn đi tu không, “vì Sơ biết ước muốn này.” Sơ Roziane trả lời rằng Sơ muốn đợi cho đến khi học xong ở trường; tuy nhiên, chị nói rằng vào năm thứ hai trung học, chị bắt đầu cân nhắc ơn gọi của mình nhiều hơn.

Sơ nhớ lại: “Tôi đã hẹn hò và bạn trai của tôi là một chàng trai tốt, nhưng anh ấy không đánh thức được tình yêu đó trong tôi. Đó là lúc tôi nhận ra ơn gọi của mình. Khi Sơ Mariana ở nhà vào tháng Giêng, tôi đã đến dòng với chị ấy.”

Người cuối cùng là Sơ Isabela gia nhập dòng năm 2013. Sơ kể rằng ban đầu Sơ không nghĩ đến việc trở thành một nữ tu, cho đến khi Sơ quyết định đi dạo ở tu viện vào năm 2005. Sau đó chị tiếp tục đến thăm tu viện trong tám năm tiếp theo. Tuy nhiên, Sơ không muốn gia nhập dòng chỉ vì có hai chị gái của Sơ ở đó.



[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 11/4/2022]


Tại sao Thánh Gioan Phaolô II chọn Chúa nhật Lễ Lá là Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên

Tại sao Thánh Gioan Phaolô II chọn Chúa nhật Lễ Lá là Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên

Tại sao Thánh Gioan Phaolô II chọn Chúa nhật Lễ Lá là Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên

Mikolaj Niemczewski | Shutterstock

Philip Kosloski 

09/04/22


Thánh Gioan Phaolô II đã chọn Chúa Nhật Lễ Lá là Ngày Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên vào năm 1984, chỉ ra rằng người trẻ đã chào đón Chúa Giêsu khi Người vào Giêrusalem.

Trong khi Ngày Giới trẻ Thế giới thường được biết đến với các cuộc họp mặt khổng lồ cấp quốc tế được tổ chức ba năm một lần, thì Thánh Gioan Phaolô II đã bắt đầu Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên vào Chúa Nhật Lễ Lá năm 1984.

Thoạt nhìn, có vẻ như đó là một ngày kỳ lạ để tổ chức lễ kỷ niệm cho giới trẻ, nhưng vị giáo hoàng người Ba Lan đã làm việc đó dựa trên một câu trong phụng vụ.

Ngài giải thích lý do trong bài giảng cho Chúa nhật Lễ Lá năm 1997.

Hành động [trao thánh giá Ngày Giới trẻ Thế giới] này có sức thuyết phục của riêng nó: đó là việc tái khám phá tầm quan trọng của Chúa nhật Lễ Lá bởi những người trẻ tuổi, khi về thực tế họ giữ vai trò dẫn đầu. Phụng vụ nhắc lại rằng “pueri hebraeorum, portantes ramos olivarum …”

Đức Gioan Phaolô II đã trích dẫn từ phụng vụ của Chúa Nhật Lễ Lá, trong đó quy định hát một bài điệp xướng cổ trong khi linh mục và mọi người rước cành lá vào trong nhà thờ.

Sách Lễ Rôma hiện tại dịch lời ca như sau:

Các trẻ Do Thái, cầm cành ô-liu đi đón Chúa và tung hô rằng: Hoan hô trên các tầng trời.

Trong khi trích đoạn này nói chung đến tất cả mọi người, không chỉ riêng giới trẻ, Thánh Gioan Phaolô II đã nhân cơ hội để giới thiệu những người trẻ và mối liên hệ của họ với thập giá của Chúa Giêsu Kitô.

Đức Gioan Phaolô II tiếp tục suy gẫm trích đoạn này trong phụng vụ, gọi Chúa nhật Lễ Lá đầu tiên là Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên.

Có thể nói rằng “Ngày Giới trẻ Thế giới” đầu tiên diễn ra chính tại Giêrusalem, khi Đức Kitô tiến vào thành thánh; từ năm này sang năm khác, chúng ta được liên kết với biến cố đó. Vị trí của “pueri hebraeorum” đã được những người trẻ thuộc nhiều ngôn ngữ và chủng tộc khác nhau nắm giữ. Như tổ tiên của họ ở Đất Thánh, tất cả mọi người muốn đồng hành với Chúa Kitô, để tham dự vào tuần Khổ nạn của Người, vào Tam Nhật Thánh, vào Thập giá và sự Phục sinh của Người. Họ biết rằng Ngài là Đấng “nhân danh Chúa mà đến”, đem đến bình an trên thế gian và vinh quang trên các tầng trời. Những lời các thiên thần đã hát trên chuồng chiên bò ở Bêlem vào đêm Giáng sinh, hôm nay vang lên thật lớn trước thềm Tuần Thánh, trong đó Chúa Giêsu chuẩn bị hoàn tất sứ mệnh thiên sai của Người, giành ơn cứu rỗi cho thế gian qua Thập giá và Sự Phục sinh của Ngài.

Kể từ Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên đó, Giáo hội tiếp tục hướng đến những người trẻ vào Chúa nhật Lễ Lá và khuyến khích họ vác thập giá của Chúa Giêsu Kitô và bước đi theo Người.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ; TRI KHOAN 10/4/2022]