Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Đức Thánh Cha: Cái nhìn của người Ki-tô hữu hướng về trời, đôi chân đặt trên đất

Đức Thánh Cha: Cái nhìn của người Ki-tô hữu hướng về trời, đôi chân đặt trên đất

Đức Thánh Cha: Cái nhìn của người Ki-tô hữu hướng về trời, đôi chân đặt trên đất
Đức Thánh Cha Phanxico giảng Lễ sáng trong nhà nguyện Thánh Marta
26/05/2017 14:06
(Vatican Radio) Vị trí của người Ki-tô hữu trên trần gian để loan báo Chúa Giê-su; nhưng cái nhìn của họ hướng về trời để được kết hiệp với Ngài: đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico trong Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta hôm thứ Hai.
Ga-li-lê, nơi gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giê-su
Đức Thánh Cha Phanxico nói trong bài giảng rằng Kinh Thánh cho chúng ta ba cụm từ, ba điểm tham khảo cho hành trình của người Ki-tô hữu. Cụm từ thứ nhất là “ghi nhớ.” Chúa Giê-su Sống Lại bảo các tông đồ đi đến Ga-li-lê trước Ngài, và đó là nơi gặp gỡ đầu tiên với Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta “có Ga-li-lê riêng của chúng ta,” nơi Chúa Giê-su tỏ lộ Ngài ra lần đầu tiên, nơi chúng ta được biết Ngài và có được “niềm vui, sự nhiệt thành để bước theo Ngài.” Để “trở nên người Ki-tô hữu tốt lành luôn cần phải có sự ghi nhớ này về lần gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giê-su, hoặc những lần gặp gỡ sau đó.” Đó là “ơn sủng ghi nhớ” mà trong lúc bị thử thách cho tôi được sự vững vàng.”
Một cái nhìn hướng về trời, đôi chân đứng trên mặt đất
Điểm thứ hai để tham khảo là “cầu nguyện.” Khi Chúa Giê-su lên trời, Đức Thánh Cha giải thích, Ngài không cắt đứt mối quan hệ của Ngài với chúng ta: “Về mặt thân xác là đúng, nhưng Ngài luôn luôn liên kết với chúng ta qua cách can thiệp cho chúng ta. Người cho Chúa Cha thấy những vết thương của Ngài, cái giá mà Ngài phải trả cho chúng ta, cho ơn cứu độ của chúng ta.” Và vì vậy “chúng ta phải cầu xin ơn sủng biết chiêm ngắm nước trời, ơn sủng biết cầu nguyện, mối quan hệ với Chúa Giê-su trong lời cầu nguyện, trong giây phút Ngài nghe thấy chúng ta, Ngài ở với chúng ta”:
“Rồi có điểm [tham khảo] thứ ba: “thế gian”. Chúa Giê-su, trước khi Ngài rời bỏ các ông — như chúng ta nghe hôm qua trong Tin mừng về việc Chúa Lên Trời — nói với các ông: ‘Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.’ Hãy đi: vị trí của người Ki-tô hữu trên trần gian này là loan báo Lời của Chúa Giê-su, để nói rằng chúng ta được cứu rỗi, rằng Ngài đến để ban cho chúng ta ơn sủng, để đem tất cả chúng ta về cùng Ngài trước mặt Chúa Cha.”
Ghi nhớ, cầu nguyện, và sứ mạng
Đức Thánh Cha nói, đây là “vị thế tinh thần của người Ki-tô hữu,” ba điểm tham khảo cho cuộc sống của chúng ta: ghi nhớ, cầu nguyện, sứ mạng; và ba cụm từ cho hành trình của chúng ta: Ga-li-lê, nước trời, trần gian:
“Người Ki-tô hữu phải chuyển động trong ba chiều kích này, và cầu xin ơn sủng biết ghi nhớ: hãy nói với Chúa, “Xin đừng để con quên giây phút khi Người chọn con, xin đừng để con quên giây phút con gặp Chúa.” Rồi cầu nguyện, nhìn lên trời vì Người ở đó, đang can thiệp cho chúng ta. Ngài can thiệp cho chúng ta. Và rồi, ra đi thi hành sứ mạng: nghĩa là, không phải mọi người đều phải ra đi thi hành sứ mạng ở nước ngoài; thi hành sứ mạng là sống và mang lấy chứng tá Tin mừng, đó là làm mọi người biết Chúa Giê-su. Và làm việc đó qua chứng tá và qua Lời Người: vì nếu tôi nói với người khác về Chúa Giê-su, và về đời sống của người Ki-tô hữu, nhưng rồi tôi sống như người ngoại, điều đó chẳng ích gì. Sứ mạng sẽ không thể phát triển.”
Đời sống người Ki-tô hữu ngập tràn niềm vui
Thay vì vậy, nếu chúng ta sống trong sự ghi nhớ, trong lời cầu nguyện, và trong sứ mạng, Đức Thánh Cha kết luận, đời sống của người Ki-tô hữu sẽ rất đẹp, và cũng ngập tràn niềm vui:
“Và đây là lời cuối cùng Chúa Giê-su nói với chúng ta hôm nay trong Tin mừng: ‘Trong ngày đó, ngày mà anh em sống đời sống người Ki-tô hữu theo con đường này, anh em sẽ biết mọi thứ và không ai có thể lấy mất niềm vui của anh em.” Không ai, vì tôi có sự ghi nhớ lần gặp gỡ với Chúa Giê-su; tôi chắc chắn rằng Chúa Giê-su trên trời trong giây phút này Ngài đang can thiệp cho tôi. Người ở cùng tôi; và tôi cầu nguyện và tôi có sự can đảm để nói ra, để thoát ra khỏi con người của tôi, và nói với người khác và mang lấy chứng tá trong đời sống của tôi rằng Chúa Giê-su đã sống lại, Người đang sống. Sự ghi nhớ, cầu nguyện, sứ mạng. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn sủng hiểu được vị thế này của đời sống người Ki-tô hữu và tiến bước với niềm vui, với niềm vui không ai có thể lấy của chúng ta.”
[Nguồn: radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/05/2017]


Đức Hồng y Parolin: ‘Tòa Thánh luôn sẵn sàng’

Đức Hồng y Parolin: ‘Tòa Thánh luôn sẵn sàng’

Ngài Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh gửi Thư đến Diễn đàn Toàn cầu về Giảm thiểu Nguy cơ Thảm họa
25 tháng Năm, 2017
Đức Hồng y Parolin: ‘Tòa Thánh luôn sẵn sàng’
ZENIT - HSM
Tòa Thánh luôn sẵn sàng đưa ra những đóng góp cụ thể khi Diễn đàn hoạt động để giải quyết những thách đố trước mặt chúng ta.
Lời cam kết này được ngài Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Phê-rô Parolin, gửi tới các tham dự viên tại Diễn đàn Toàn cầu về Giảm thiểu Nguy cơ Thảm họa đang diễn ra tại Cancun, Mexico, 22-26 tháng Năm, 2017.
Hơn 5000 chuyên gia, gồm những nhà hoạch định chính sách và những nhà quản lý nguy cơ thảm họa, đang tham dự diễn đàn, đánh dấu buổi họp mặt đầu tiên của những bên liên quan cam kết trong việc giảm thiểu nguy cơ thảm họa và xây dựng khả năng phục hồi cho các cộng đồng và dân tộc.
Trong thư gửi đến Tổng thống Mexico chủ trì diễn đàn, Đức Hồng y Parolin trình bày: “Nhân danh Đức Giáo hoàng Phanxico, tôi bày tỏ mong muốn rằng công việc của Diễn đàn Toàn cầu sẽ chứng tỏ được tính hữu ích, thành công và hiệu quả để tạo cơ hội cho sự phục hồi cùng diễn ra song song với sự phát triển của một sự hợp tác chân thực, trách nhiệm và huynh đệ đặt nền tảng trên thiện ích chung.”
Dưới đây là văn bản lá thư do Vatican cung cấp:
***
Kính thưa ngài Tổng thống,
Cộng đồng quốc tế đang ngày càng trở nên ý thức hơn về tầm quan trọng của việc ngăn chặn và phục hồi. Quả thật, năm 2015 đã chứng kiến việc thông qua ba hiệp ước, ba Chương trình Hành động, tất cả đều có sự tương quan và tầm quan trọng sâu sắc cho tương lai của nhân loại: Khuôn khổ Sendai cho sự Giảm thiểu Nguy cơ Thảm họa 2015-2030, Chương trình Nghị sự cho sự Phát triển Bền vững và Hiệp ước Paris 2015 về Biến đổi Khí hậu. Năm 2017 thể hiện một bước đi quan trọng trong tiến trình quyết định những phương cách cụ thể và hiệu quả cho việc áp dụng chúng.
Tiến trình này có một trong những thách đố chính đó là sự hợp nhất những hoạt động giảm thiểu nguy cơ thảm họa với những sáng kiến nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững, đẩy lùi sự cùng khổ và loại trừ xã hội, làm dịu bớt sự biến đổi khí hậu và phục hồi lại nó.
Trước những vấn đề trên, tôi muốn nhấn mạnh đến ba lĩnh vực đặc biệt quan tâm cho chủ điểm của cuộc họp này: giảm thiểu nguy cơ thảm họa.
Trước hết, có một sự thúc bách tăng cường công cuộc ngăn ngừa, giáo dục và huấn luyện, để giảm bớt những thiệt hại về con người, tài sản và kinh tế bị gây ra bởi những thảm họa tự nhiên. Những thảm họa này, như chúng ta đều biết, thường do sự quản lý yếu kém và bị làm xấu thêm do những kế hoạch không thích đáng không suy xét đến trật tự của những ưu tiên. Tăng cường ý thức về những nguy cơ do những đe dọa của thiên nhiên đòi hỏi sự chú ý đặc biệt nhằm nâng cao ý thức về những nguy cơ đó và những khả năng khác nhau để ngăn chặn chúng. Điều này cũng sẽ dẫn đến việc quản lý tốt hơn một số lĩnh vực. Ví dụ, tôi nghĩ đến việc quản lý nguồn nước (x. Đức Thánh Cha Phanxico, Diễn từ tại Hội nghị về Nhân quyền đối với Nước, 24 tháng Hai 2017), một nguồn tài nguyên quý giá và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính của những thảm họa tự nhiên. Nhiều chương trình giáo dục và những cơ chế cảnh báo sớm hiện đang hoạt động; được sử dụng hiệu quả, những việc này có thể giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng do các thảm họa tự nhiên và hình thành một văn hóa thật sự về việc giảm thiểu nguy cơ thảm họa và phục hồi trên các mức độ toàn cầu và địa phương. Một văn hóa như vậy sẽ thực sự nâng cao những nỗ lực chống lại sự cùng khổ và phản ứng lại với sự biến đổi khí hậu, chưa nói đến việc nâng cao ý thức công nhận về nhân phẩm và trung tâm của nhân vị.
Một lĩnh vực quan tâm khác là nhu cầu bức thiết cho những tiến trình nâng cáo ý thức về sự chú ý đặc biệt dành cho những người thấp kém nhất. Thường thường người nghèo chịu đau khổ nhất vì những thảm họa thiên nhiên, nó làm mất ổn định những nền kinh tế và xã hội ít an toàn hơn, và đánh thẳng vào những môi trường sống bấp bênh hoặc môi trường. Sẽ tốt hơn nếu những người đó được tham dự trực tiếp và trên nhiều mức độ khác nhau trong các chương trình huấn luyện, chia sẻ kiến thức và nâng cao ý thức trong các lĩnh vực ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ thảm họa. Đồng thời, cùng với việc ngăn ngừa, chúng ta phải đặt sự quan tâm gần hơn tới cách chúng ta phản ứng với tác động của các thảm họa thiên nhiên, điều, đương nhiên đòi hỏi phải có sự cứu trợ về vật chất, nhưng cũng phải có sự hỗ trợ về con người và tinh thần. Đánh giá “sự thiệt hại” gây ra bởi những thảm họa thiên nhiên phải được cân nhắc đến ‘sự thiệt hại tâm hồn,’ sự đau khổ của những người đã bị mất những người thân yêu và chứng kiến những hy sinh của những cuộc sống bị quét đi” (Đức Giáo hoàng Phanxico, Diễn từ ở Mirandola, Ý, 2 tháng Tư, 2017). Do đó nhìn thấy tầm quan trọng của những nỗ lực chung nhằm phục hồi lại những điều kiện sống đúng phẩm giá cho những người bị ảnh hưởng bởi các thảm họa như vậy.
Một lĩnh vực thứ ba cần quan tâm là sự thừa nhận rằng các nạn nhân và những người thấp kém nhất có một vai trò trong các tiến trình ngăn ngừa, phản ứng và tái xây dựng. Họ là những người có sự quan tâm lớn nhất đến những chương trình dài hạn để ngăn chặn nguy cơ của những thảm họa thiên nhiên. Không bao giờ đánh giá thấp năng lực huy động chính những con người này của các cộng đồng địa phương trong những hoàn cảnh đau thương. Những truyền thống tôn giáo và văn hóa cũng đóng một vai trò quan trọng và thể hiện một nguồn dồi dào cho công cuộc phục hồi. Tất cả những điều này đòi hỏi sự tham gia, hợp tác, hội nhập và đối thoại rộng lớn giữa mọi nhân tố, đặc biệt trong những cộng đồng địa phương, gồm cả những người dân bản địa. Những quan tâm này là trung tâm cho Diễn đàn Toàn cầu nhằm Giảm thiểu Nguy cơ Thảm họa này, một diễn đàn nhằm mục tiêu nhận ra và chia sẽ những giải pháp sáng tạo cho một bước tiếp cận hội nhập ở mọi mức độ, từ địa phương đến quốc tế.
Một sự áp dụng đúng đắn ba tài liệu đã nói ở trên đòi hỏi một sự thay đổi về trí lực và lối sống. Khi chúng ta nhìn đến tương lai của nhân loại, chúng ta không thể giới hạn mình vào những phạm vi kỹ thuật hay khu vực. Chúng ta đang đối mặt với những giá trị chung, những trách nhiệm và sự bày tỏ tình đoàn kết bao gồm sự tốt đẹp cho toàn thể gia đình nhân loại. Như Đức Giáo hoàng Phanxico đã nhận xét, “khi con người trở nên vị kỷ và khóa chặt vào bản thân, lòng tham của họ lớn lên … Vì thế sự quan tâm của chúng ta không thể giới hạn đơn thuần vào sự đe dọa của những biến cố thời tiết cực đoan hay những thảm họa thiên nhiên lớn, nhưng cũng phải mở rộng tới những hậu quả thảm khốc của sự bất ổn xã hội. Sự ám ảnh của một lối sống tiêu dùng, đặc biệt khi chỉ có số ít người có khả năng giữ được nó, chỉ có thể dẫn đến bạo lực và sự phá hủy lẫn nhau” (Tông huấn Laudato Si’, 204).
Nhân danh Đức Giáo hoàng Phanxico, tôi bày tỏ mong muốn rằng công việc của Diễn đàn Toàn cầu sẽ chứng tỏ được tính hữu ích, thành công và hiệu quả để tạo cơ hội cho sự phục hồi cùng diễn ra song song với sự phát triển của một sự hợp tác chân thực, trách nhiệm và huynh đệ đặt nền tảng trên thiện ích chung. Liên quan đến vấn đề này, Tòa Thánh luôn sẵn sàng đưa ra sự đóng góp cụ thể.
Tôi được vinh dự gửi đến ngài, và tất cả những quý vị tham dự trong buổi họp quan trọng này, những lời cầu chúc tốt đẹp nhất của Đức Giáo hoàng cho các kết quả tốt đẹp từ những cuộc thảo luận của quý vị và ngài tin tưởng rằng chúng sẽ dẫn đến những nỗ lực dứt khoát hơn để đối mặt với những thách đố trước mặt chúng ta bằng tình đoàn kết và quan tâm chung lớn hơn bao giờ hết.
Pietro Parolin
Quốc vụ khanh
[Văn bản chính: tiếng Anh]

[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/05/2017]