Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Bài giảng Lễ sáng của Đức Thánh Cha: ‘Tình yêu vô bờ bến’

Bài giảng Lễ sáng của Đức Thánh Cha: ‘Tình yêu vô bờ bến’
© Vatican Media

Bài giảng Lễ sáng của Đức Thánh Cha: ‘Tình yêu vô bờ bến’

Trong Thánh Lễ sáng, Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng không có sự yêu thương, Giáo hội không thể chuyển động hay phát triển

26 tháng Tư, 2018 13:07

Yêu thương vô bờ bến, và không có sự yêu thương, Giáo hội không thể chuyển động hay phát triển.

Theo Vatican News, Đức Thánh Cha Phanxico nhấn mạnh đến điểm này trong Thánh Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta khi ngài suy tư về Tiệc Ly, trong đó Chúa Giê-su dạy tình yêu thương qua phép Thánh thể và sự phục vụ qua việc rửa chân.

Nhắc lại Tin mừng trong ngày theo Thánh Gioan, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tình yêu của Chúa Giê-su trong buổi tối hôm đó cho thấy rằng không một người phục vụ nào cao trọng hơn ông chủ.

Đức Thánh Cha Dòng Tên giải thích, trình thuật Tin mừng chứa đựng ba chân lý nền tảng cho Giáo hội: Chúa Giê-su dạy chúng ta yêu thương qua Bí tích Thánh Thể, Người dạy chúng ta sự phục vụ qua việc rửa chân cho các môn đệ, và nói rằng không người phục vụ nào cao trọng hơn ông chủ.

Đức Thánh Cha nói Chúa Giê-su đã làm hai “hành động mang tính thể chế” tại Bữa Tiệc Ly: một là qua việc hiến thân Người làm của ăn và máu Người làm của uống trong Bí tích Thánh Thể; hai là qua việc rửa chân cho các môn đệ.

Ngài nói, “Hai hành động này tiết lộ những điều răn sẽ làm cho Giáo hội phát triển, nếu chúng ta trung thành.”

Ngài nói điều răn đầu tiên là yêu thương. “Đó không còn là việc ‘yêu thương tha nhân như chính bản thân’,” Đức Thánh Cha nói, “vì Chúa Giê-su đi một bước xa hơn khi Ngài nói “yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con.”

“Yêu thương vô bờ bến. Không có yêu thương, Giáo hội không thể tiến bước; Giáo hội không thể hít thở. Không có yêu thương, Giáo hội không thể phát triển, và sẽ bị biến thành một tổ chức trống rỗng, được hợp thành bởi những hình thức và hoạt động không trổ sinh hoa trái. Qua những hành động của mình, Chúa Giê-su nói cho chúng ta biết phải yêu thương như thế nào, nghĩa là yêu đến tận cùng.”

Đức Thánh Cha nói “Phục vụ nhau” là điều răn thứ hai được thể hiện qua việc rửa chân.

Đức Phanxico nhấn mạnh, bài học thứ ba đó là phục vụ một cách khiêm nhường, biết rằng chúng ta ‘được sai đi’ và không thể cao trọng hơn người khác.

“Ý thức rằng Người là đấng cao trọng hơn tất cả chúng ta, và chúng ta là người phục vụ không thể vượt qua Chúa Giê-su. Chúng ta không thể sử dụng Chúa Giê-su. Người là Chúa, không phải chúng ta. Đây là ý định của Chúa. Qua việc hiến thân mình làm của ăn và của uống, Người bảo chúng ta phải yêu thương nhau theo cách này. Qua việc rửa chân, Người bảo chúng ta phải phục vụ nhau theo cách này.”

“Nhưng hãy coi chừng,” Đức Phanxico cảnh báo, “không người phục vụ nào cao trọng hơn người đã sai anh ta đến, đó là ông chủ. Những lời thẳng thắn và hành động này là các nền tảng cho Giáo hội. Nếu chúng ta tiến bước trong tinh thần của ba điểm này, chúng ta sẽ không bao giờ vấp ngã.”

Đức Thánh Cha nói những vị tử đạo và nhiều thánh nhân đã hành động “với ý thức mình là người phục vụ.”

Đức Thánh Cha Phanxico kết luận đưa ra lời mời gọi sau: “Hãy để cho ánh mắt nhìn của Chúa Giê-su đi vào trong tôi. Chúng ta sẽ cảm nhận được nhiều điều: sự yêu thương, có thể chẳng có điều gì … Chúng ta có thể cảm thấy bị kẹt ở đó hoặc cảm thấy xấu hổ. Nhưng hãy luôn để cho ánh mắt nhìn của Chúa Giê-su đi vào.”



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/4/2018]


Truyền thông phải ủng hộ sự tự do bày tỏ

Truyền thông phải ủng hộ sự tự do bày tỏ
From Holy Cross Website

Truyền thông phải ủng hộ sự tự do bày tỏ

‘Đối thoại, tôn trọng và tự do bày tỏ trong phạm vi cộng đồng’

20 tháng Tư, 2018 17:18

Hơn 400 nhà chuyên môn về truyền thông Giáo hội tập trung về Roma ngày 17-19 tháng Tư, 2018, để bắt đầu thảo luận về đặc tính thật của tự do bày tỏ trong phạm vi cộng đồng trong xã hội kết nối toàn cầu liên tục hôm nay.

“Đối thoại, tôn trọng và tự do bày tỏ trong phạm vi cộng đồng” là chủ đề của Hội nghị Chuyên đề lần thứ 11 cho các Văn phòng Truyền thông Giáo hội được tổ chức tại Đại học Giáo hoàng Thánh giá.

Trong thời gian hiện tại, khi những “tin giả” và bản tin “sự thật theo cảm tính” thống trị sự tranh luận của công chúng, thì những hạn chế về tự do bày tỏ bắt đầu được đưa ra. Theo các nhà lãnh đạo các hội đồng giám mục, ở một số quốc gia, chính thông điệp Ki-tô giáo cũng là đích ngắm của những giới hạn khắt khe này, thể hiện qua sự kiểm duyệt, qua những tranh luận dàn dựng, để mở ra những sự bắt bớ. Các văn phòng truyền thông giáo hội có trách nhiệm truyền đi những nguồn thông tin tự do và sự thật, đó là một sự phục vụ không thể thiếu trong xã hội.

Như Đức Thánh Cha Phanxico yêu cầu, để trưởng thành trong cách hiểu và tôn trọng môi trường truyền thông đại chúng, trước hết có nghĩa là nhận biết rằng công việc này “bao gồm con người với tên họ đầy đủ” chứ không phải là “đám đông,” Đức ông Fernando Ocariz, giám chức Opus Dei và Chưởng ấn của Đại học Giáo hoàng Thánh giá, nói trong bài đánh giá bế mạc sự kiện.

Trong số các vấn đề cần giải quyết có những bản tin sự thật theo cảm tính và tin giả gần đây. Liên quan đến vấn đề này, Đức ông Ocariz nhắc lại sự bùng nổ những bản tin sai sự thật, để hiểu và tôn trọng nó có nghĩa là phải “đổi mới lại nghề truyền thông ngay từ bên trong,” đào sâu “phạm vi phục vụ” vì “một người nắm rõ thông tin là một người tự do, và trách nhiệm, và từ đó có thể hoạt động trong xã hội trong sự đoàn kết.”

Liên quan đến việc đối thoại, người truyền thông cần phải nuôi dưỡng khát khao “hiểu người khác, hiểu được quan điểm của họ,” để tìm ra “những khía cạnh cụ thể vẫn chưa được đưa ra cân nhắc” và vì thế làm rõ những ý kiến để chúng dễ hiểu hơn, ngài nói. Và một nhu cầu rất lớn – đặc biệt trong thế giới kinh doanh với nét đặc thù là tốc độ và tính tức thời – phải thực hiện công việc với “sự thanh thản”, một thái độ “cho phép chúng ta đem chiều sâu vào trong công việc, để khám phá chiều kích trường tồn và bình an trong Chúa.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/4/2018]