Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Phép lạ đã cứu một linh mục thoát khỏi lưỡi dao của một chiến binh jihad

Phép lạ đã cứu một linh mục thoát khỏi lưỡi dao của một chiến binh jihad

15 tháng Tám, 2017
Phép lạ đã cứu một linh mục thoát khỏi lưỡi dao của một chiến binh jihad
Abuna Nirwan

Một trải nghiệm kinh hoàng của Cha Dòng Phan-sinh Abuna Nirwan ở Iraq

Cha Abuna Nirwan là một linh mục dòng Phan-sinh, xuất thân từ Iraq, cha đã học ngành y khoa trước khi thụ phong linh mục.
Năm 2004, khi đang sống ở Đất Thánh, các Nữ tu dòng Phan-sinh Mân Côi, được thành lập bởi Nữ tu Maria Alphonsine Danil Ghattas (một phụ nữ người Palestine được tôn lên bậc chân phước năm 2009 và được phong hiển thánh năm 2015), tặng cho cha một thánh tích của đấng sáng lập dòng và cỗ tràng hạt mà thánh nữ đã sử dụng. Cha Nirwan luôn mang những báu vật đó bên mình.
Năm 2013, khi Đức Thánh Cha Benedict XVI yêu cầu điều tra một phép lạ cho việc phong hiển thánh của nữ tu Maria Alphonsine, theo thông lệ Tòa Thánh ra lệnh xác của nữ tu phải được cải lại. Như thường lệ, trách nhiệm của giám mục địa phương chỉ định một bác sĩ chịu trách nhiệm tiến trình này. Cha Abuna Nirwan được yêu cầu thực hiện việc khai quật và chuẩn bị báo cáo y khoa phù hợp.
Hai năm trước lễ phong thánh của thánh nữ, một điều hết sức khác thường đã xảy ra qua sự can thiệp của thánh nữ — cộng với phép lại được công nhận — theo lời kể của Cha Santiago Quemada trên blog của cha, Một Linh Mục Ở Đất Thánh:
“Câu chuyện chúng tôi sắp kể xảy ra ngày 14 tháng Bảy năm 2007. Cha Abuna Nirwan về thăm gia đình ở Iraq. Cha đi trên xe taxi thuê tại biên giới Syria. Cha kể câu chuyện của cha trong bài giảng của Thánh lễ cha dâng ở Bet Yalla”:
Lúc đó không thể đi bằng máy bay để thăm gia đình tôi. Điều đó bị cấm. Phương tiện giao thông duy nhất là một chiếc xe hơi. Dự định của tôi là đến Baghdad, và từ đó đi đến Mosul, nơi cha mẹ tôi đang sống.
Người tài xế rất sợ, vì tình hình ở Iraq trong thời gian đó. Một gia đình — một người bố, một người mẹ, và một bé gái 2 tuổi — hỏi xin liệu họ có thể cùng đi với chúng tôi. Người tài xế taxi nói rằng họ đã xin trước, và chẳng có gì phải từ chối. Họ là người Hồi giáo. Người tài xế là một người Công giáo. Ông ta nói với họ rằng xe vẫn còn chỗ trống, và họ có thể cùng đi với chúng tôi. Chúng tôi dừng lại ở một trạm đổ xăng, và một người thanh niên Hồi giáo xin cùng đi đến Mosul. Vẫn còn chỗ trống, nên chúng tôi nhận lời anh ta.
Mãi đến khi mặt trời lên thì biên giới giữa Jordan và Iraq mới được mở. Khi mặt trời lên, rào chắn được mở ra, và khoảng 50 hay 60 xe bắt đầu nối đuôi nhau thành hàng, tất cả đều chạy chậm chậm.
Chúng tôi dứt khoát tiếp tục chuyến đi. Sau hơn một giờ trong xe, chúng tôi đến một điểm có trạm kiểm soát. Chúng tôi chuẩn bị hộ chiếu. Chúng tôi dừng lại. Người lái xe nói, “Tôi rất sợ nhóm này.” Trước đây, nó là một trạm kiểm soát quân sự, nhưng các thành viên của một tổ chức khủng bố Hồi giáo đã giết các lính gác và chiếm địa điểm.
Khi chúng tôi đến, họ đòi xem hộ chiếu của chúng tôi, và họ bắt chúng tôi xuống xe. Họ đem hộ chiếu vào văn phòng. Một người trở lại, đến chỗ tôi và nói, “Này ông cha, chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra. Ông phải đến văn phòng phía đàng kia. Xa ở phía sau là sa mạc.” “Được thôi,” tôi trả lời, “nếu phải đi thì chúng tôi đi.” Chúng tôi đi bộ khoảng 15 phút thì đến một cái lều họ chỉ cho chúng tôi.
Khi chúng tôi đến, hai người đàn ông bước ra mang khăn che mặt. Một người tay cầm một máy ảnh và tay kia cầm một con dao. Người kia có râu, và cầm theo kinh Koran. Họ bước đến chỗ chúng tôi, và một người hỏi tôi, “Này ông cha, ông từ đâu đến?” Tôi nói với họ tôi từ Jordan tới. Rồi họ hỏi người lái xe.
Tiếp theo đến lượt người thanh niên đi cùng chúng tôi; người đàn ông túm lấy cậu ta và khóa tay cậu ra phía sau, và giết cậu thanh niên bằng con dao. Họ trói tay tôi ra phía sau. Rồi, một tên nói, “Ông cha, bọn tao phải ghi hình việc này lại cho Al Jazeera. Ông có muốn nói vài lời không? Không được quá một phút.” Tôi nói, “Không, tôi chỉ muốn cầu nguyện.” Chúng cho tôi một phút để cầu nguyện.
Sau đó, hắn đạp vào đầu gối chân của tôi cho đến khi tôi khuỵu chân quỳ xuống, rồi hắn nói, “Ông là một linh mục, và có một điều cấm là máu của ông không được rơi trên đất, vì nó là sự bất kính.” Thế là hắn quay đi tìm một cái xô, và quay trở lại xách theo một cái, để cắt cổ tôi.
Lúc đó tôi chẳng biết mình cầu nguyện điều gì nữa. Tôi quá sợ hãi, và tôi nói với Marie Alphonsine, “Đúng là tình cờ mà tôi lại mang anh đi với tôi. Nếu Chúa thấy cần cất tôi đi khi tôi còn trẻ, tôi sẵn sàng, còn nếu không, con xin Người đừng để ai khác phải chết.”
Hắn dùng tay túm lấy đầu tôi, giữ chặt hai vai tôi, và kề lưỡi dao vào cổ. Có vài giây im lặng trôi qua, rồi bất chợt hắn hỏi, “Ông là ai?” Tôi trả lời, “Một linh mục.” Và hắn nói, “Và tại sao tôi lại không bỏ con dao xuống? Ông là ai?” Và rồi, không đợi tôi trải lời, hắn nói, “Này ông cha, ông và những người khác — quay trở về xe đi.” Chúng tôi liền quay trở lại chỗ chiếc xe.
Ngay từ giây phút đó, tôi không còn cảm giác sợ chết. Tôi biết rằng một ngày nào đó tôi phải chết, nhưng bây giờ tôi hiểu rõ hơn rằng chuyện đó sẽ đến chỉ khi nào Thiên Chúa muốn. Từ đó, tôi chẳng còn cảm giác sợ hãi điều gì nữa. Bất cứ điều gì xảy ra cho tôi đều là vì thánh ý của Thiên Chúa, và Người sẽ cho tôi đủ sức mạnh để mang Thánh giá của Người. Điều quan trọng là có đức tin. Thiên Chúa luôn chăm lo cho những ai tin tưởng nơi Người.
Bài viết ban đầu được đăng trên Religión en Libertad, và được dịch và biên tập trên Aleteia phiên bản tiếng Tây Ban nha. ’s Spanish edition.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/08/2017]



Tại sao các nhà thờ đặt Đức Mẹ ở bên trái và Thánh Giu-se ở bên phải?

Tại sao các nhà thờ đặt Đức Mẹ ở bên trái và Thánh Giu-se ở bên phải?

16 tháng Tám, 2017
Tại sao các nhà thờ đặt Đức Mẹ ở bên trái và Thánh Giu-se ở bên phải?

Nhiều nhà thờ ở Mỹ có cách sắp xếp các bức tượng như vậy. Tại sao?

Khi bước vào một nhà thờ Công giáo ở Mỹ (và những nơi khác trên thế giới), chúng ta thường thấy một tượng Mẹ Maria Đồng Trinh ở bên trái của bàn thờ và một tượng Thánh Giu-se ở bên phải.
Có lẽ bạn chưa bao giờ chú ý đến điều này, nhưng bây giờ điều này được giải thích rõ, bạn sẽ nhìn thấy ở khắp nơi.
Việc sắp xếp như vầy không phải là ngẫu nhiên.
Sự thật là không có những quy tắc hoặc những quy định đặc biệt liên quan đến việc bố trí đặt các tượng. Trước đây có một truyền thống đặt tượng thánh bổn mạng của giáo xứ ở giữa nhà thờ, phía trên nhà tạm, nhưng gần đây truyền thống đó đã bớt dần và thay vào đó là tượng Chuộc tội ở trung tâm.
Về vị trí đặt tượng Mẹ Maria, Mẹ đứng ở bên trái vì khi được đặt ở đó, Mẹ đứng ở phía tay phải của Chúa Giê-su theo “góc độ quan sát của Ngài” — từ góc độ quan sát của một người đứng nhìn ra từ gian cung thánh.
Điều này phù hợp với truyền thống của người Do thái là Mẫu Hậu luôn ngồi bên tay phải của Vua. Điều này được kể trong sách Các Vua 1, “Bà Bát Se-va vào yết kiến vua Sa-lô-môn để thưa chuyện với vua giúp A-đô-ni-gia-hu. Vua đứng lên, ra đón và sấp mình chào bà; đoạn vua ngồi trên ngai, đồng thời cũng truyền đặt một ngai cho bà thái hậu, bà ngồi bên hữu vua” (1 V 2:19).
Đức Giáo hoàng Pi-ô X xác quyết về truyền thống này trong thông điệp Ad Diem Illum Laetissimum lời lời tuyên bố rằng “Mẹ Maria ngự bên hữu Con của Mẹ.”
Một giải thích khác cho biết rằng vì mé trái của nhà thờ được xem là “Hướng của Tin mừng” của nhà thờ và Mẹ Maria theo Kinh thánh được xem là “E-va mới,” với vai trò chính của Mẹ trong Lịch sử Cứu độ.
Trong các nhà thờ Đông phương một ảnh Mẹ Thiên Chúa cũng được đặt ở mé trái của thánh tượng môn phân chia gian cung thánh và phần lòng nhà thờ. Một bài bình luận giải thích lý do tại sao, “Mẹ Thiên Chúa ẵm Chúa Hài đồng Giê-su, và tượng trưng cho khởi đầu của ơn Cứu độ.”
Sự hiện diện của Thánh Giu-se ở bên phải được dựa trên quan điểm về vai trò vinh dự của Mẹ Maria. (Cũng có trường hợp đặt một vị thánh khác ở đó thay vì Thánh Giu-se.)
Tuy nhiên, nếu một ảnh Thánh Tâm được đặt “bên cạnh Mẹ Maria” thì tượng Mẹ được đặt “bên cạnh Thánh Giu-se,” vì vị trí của Mẹ ít nổi bật hơn của Con của Mẹ.
Một một thời kỳ trong Giáo hội có truyền thống phân chia giới tính, đưa phụ nữ và trẻ em về một bên và nam giới ở phía bên kia của nhà thờ. Điều này lý giải tại sao một số nhà thờ đặt tượng ảnh tất cả thánh nữ ở một bên và tất cả thánh nam ở bên kia.
Vì vậy không có quy tắc nghiêm ngặt và chắc chắn, việc bố trí theo truyền thống trái-phải được phát triển theo thời gian dựa trên văn bản kinh thánh và truyền thống văn hóa khác nhau.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/08/2017]


Caritas Việt nam giúp các nạn nhân lũ lụt

Caritas Việt nam giúp các nạn nhân lũ lụt

Caritas Việt nam giúp các nạn nhân lũ lụt
Caritas Việt nam - RV
17/08/2017 14:37
Một nhóm sáu thành viên của Carias Việt nam đến thăm các nạn nhân ở huyện Mù Cang Chải thuộc tỉnh Yên Bái ngày 17 tháng Tám, để cung cấp cứu trợ khẩn cấp cho các nạn nhân lũ lụt.
Đức Giám mục Giu-se Nguyễn Văn Yến, phó chủ tịch Caritas Việt nam, dẫn đầu đoàn sáu thành viên đến các tỉnh vùng tây bắc xa xôi của Việt nam nơi những hoạt động của người Công giáo bị giới hạn bởi chính quyền cộng sản.
"Người Công giáo địa phương không được các giới chức chính quyền công nhận, vì vậy họ phải thực hiện chuyến thăm các nạn nhân thật nhanh và trong yên lặng, an ủi họ và tặng người dân ít tiền để họ có thể đối phó với tình hình,” Đức Giám mục Yến nói trước chuyến đi.
Đức Giám mục nói rằng các nạn nhân rất cần sự trợ giúp tài chính để sửa chữa nhà cửa, mua nhu yếu phẩm và hạt giống để tiếp tục các vụ mùa. Trẻ em trong làng cũng cần sách vở và quần áo cho năm học mới bắt đầu từ đầu tháng Chín.
Đức Giám mục Yến nói đoàn sẽ khảo sát tình hình mà người địa phương đang phải hứng chịu để lập kế hoạch giúp đỡ họ trong tương lai.
Cha Giu-se Nguyễn Trọng Dưỡng, trông coi huyện Mù Cang Chải, nói rằng nhà cửa, gia súc và mùa màng của người dân địa phương bị lũ cuốn trôi sạch. Huyện có số dân 50.000 người, 90 phần trăm là người làng sắc tộc H’mong.
Lũ lụt ở bốn tỉnh miền núi Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Yên Bái do các trận mưa lớn ngày 1-6 tháng Tám gây ra. Theo báo cáo của chính quyền các trận lũ cướp đi mạng sống 26 người và 15 người vẫn còn mất tích. Các trận lũ cũng tàn phá 230 căn nhà, 340 héc-ta mùa màng và 145 hệ thống tưới tiêu. (UCAN)

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/08/2017]