Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Bảo tàng Kinh Thánh ngoạn mục đang được xây dựng ở Washington, D.C.



(Bấm nút CC dưới màn hình để xem phụ đề tiếng Việt)


“Nhìn vào bộ mặt của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, chúng ta nên tự vấn Chủ nghĩa Dân chủ của Tây phương đã được xuất khẩu như thế nào”

“Nhìn vào bộ mặt của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, chúng ta nên tự vấn Chủ nghĩa Dân chủ của Tây phương đã được xuất khẩu như thế nào”

Trong một phỏng vấn với 1 tờ báo Công giáo của Pháp “La Croix”, Đức Thánh Cha lại một lần nữa nói về hiện tượng di cư do những cuộc chiến đang nổ ra ở Trung đông và Châu Phi và những vùng chậm phát triển. Ngài cũng nói về nạn buôn lậu vũ khí và sự hội nhập. Liên quan đến cái chết êm ái và những liên minh dân sự, ngài nói rằng khi nhà nước phê chuẩn một đạo luật, nó phải tôn trọng lương tâm của con người. Sự từ chối tham gia vì lương tâm cũng là một quyền con người của các viên chức.
la croix phỏng vấn
Báo Công giáo của Pháp “La Croix” phỏng vấn ngài Phanxico (Photo courtesy of La Croix- L’Osservatore Romano)

16/05/2016
ANDREA TORNIELLI
VATICAN CITY
“Nhìn vào bộ mặt của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, có lẽ tốt hơn chúng ta nên tự vấn mình về cách thức một mô hình dân chủ thái quá của Tây phương đã được xuất khẩu sang các quốc gia như Iraq.” Ngài Phanxico đã nói điều này trong một buổi phỏng vấn dành riêng cho tờ báo Công giáo của Pháp La Croix, trong đó ngài nói về di cư, chiến tranh và chủ nghĩa thế tục.
Di dân, chiến tranh và chậm phát triển
Khi được hỏi liệu Châu Âu có khả năng tiếp nhận quá nhiều người di cư không, Đức Phanxico trả lời bằng câu nói: “Đó là một câu hỏi công bằng và đầy trách nhiệm vì một người không thể mở rộng cửa mà không có lý do. Tuy nhiên, câu hỏi còn sâu xa hơn nữa là tại sao ngày nay lại có quá nhiều người di cư. Vấn đề chính là các cuộc chiến ở vùng Trung Đông và ở Châu Phi cũng như những vùng chậm phát triển của lục địa Châu Phi, và nó đang gây ra nạn đói kém. Nếu có chiến tranh, đó là bởi vì có những nhà sản xuất vũ khí – mà người ta thường bào chữa bằng những lý do tự vệ – và trên hết là nạn buôn lậu vũ khí. Nếu có quá nhiều người thất nghiệp, đó là bởi vì còn thiếu sự đầu tư đủ khả năng cung cấp việc làm, đó là những điều Châu Phi đang rất cần.”
 
Một thị trường hoàn toàn tự do không hiệu quả
“Trên bình diện rộng hơn,”  ngài Phanxico nhấn mạnh, “điều này đặt ra câu hỏi về một hệ thống kinh tế thế giới dẫn đưa đến sự sùng bái tiền bạc. Một lượng lớn tài sản của nhân loại rơi vào tay của một nhóm thiểu số trên thế giới. Một thị trường hoàn toàn tự do không hiệu quả. Thị trường tự nó là tốt nhưng nó cũng cần phải có một điểm tựa, một bên thứ ba, hay là một nhà nước để giám sát và cân bằng nó. Nói một cách khác, [điều cần phải có là] một nền kinh tế xã hội.”
 
Di dân phải được hội nhập, chứ không “bị cách ly”
“Quay lại vấn đề di dân,” Đức Thánh Cha nó, “hình thức chào đón tệ hại nhất là “cách ly” họ. Trái  lại, điều quan trọng là phải cho họ hòa nhập. Ở Brussels, những người khủng bố là người Bỉ, con cái của những di dân, nhưng họ phải lớn lên trong khu ổ chuột. Ở London, thị trưởng mới (Sadiq Khan, con trai của người Hồi giáo Pakistan, Ed.) đã tuyên thệ nhậm chức trong một thánh đường và chắc chắn sẽ đi gặp nữ hoàng. Điều này minh họa cho thấy sự cần thiết một Châu Âu biết tái khám phá năng lực của mình để hội nhập. Sự hội nhập này là tất cả những gì cần thiết hơn cho ngày nay vì, hậu quả của sự tìm kiếm ích kỷ cuộc sống dễ dàng sung túc, Châu Âu đang trải qua vấn đề già cỗi vì đã chối bỏ tỷ lệ sinh sản.”
 
Nỗi sợ hãi sự xâm lược của Hồi giáo
Ngài Phnanxico trả lời câu hỏi về nỗi sợ hãi Hồi giáo trong các xã hội Châu Âu. “Ngày nay tôi nghĩ sẽ không phải quá lo sợ về Hồi giáo như vậy ngoại trừ nhóm ISIS và cuộc chiến xâm lược của họ, mà một phần nào tách ra từ đạo Hồi. Sự thật là ý nghĩ về sự chinh phục là cố hữu trong linh hồn của đạo Hồi. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể diễn giải tính khách quan trong Tin mừng Mát-thêu, trong đó Chúa Giê-su gửi các môn đệ đến với mọi dân tộc, như vậy xét về mặt thuật ngữ thì cũng cùng ý tưởng chinh phục. Nhìn vào bề mặt của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, tốt hơn chúng ta nên tự vấn về cách cách thức một mô hình dân chủ thái quá của Tây phương đã được xuất khẩu sang các quốc gia như Iraq, tại đây đã có một chính phủ rất mạnh trước đó. Hay ở Libya là nơi có cấu trúc bộ lạc tồn tại. Chúng ta không thể nào xây dựng tiến bộ mà không cân nhắc đến những nền văn hóa này. Như một người Libya gần đây nói, “Trước đây chúng tôi chỉ có 1 Gaddafi, bây giờ chúng tôi có đến 50’. Rốt cuộc thì sự tồn tại song song giữa Ki-tô giáo và Hồi giáo là điều có thể. Tôi đến từ 1 quốc gia có cả hai tôn giáo cùng tồn tại rất tốt.”
 
Chủ nghĩa thế tục và tôn giáo trong đấu trường công chúng
Đức Thánh Cha cũng trả lời câu hỏi về một mô hình của Pháp gọi là “thế tục” (‘thế tục’ [laicity] đề cập đến một hệ thống của Pháp phân cách giữa Giáo hội và nhà nước, Ed.). “Nhà nước phải thuộc về thế tục. Những nhà nước dựa trên một tôn giáo kết thúc rất tồi tệ; Điều đó đi ngược lại với bản chất của lịch sử,” ngài nói. “Tôi tin rằng một phiên bản của tính thế tục được hỗ trợ bởi một đạo luật vững chắc bảo đảm quyền tự do tôn giáo sẽ tạo ra được một khung nền để tiến tới. Tất cả chúng ta đều bình đẳng với nhau là những người con của Chúa và với phẩm vị riêng của mỗi người. Tuy nhiên, mỗi người phải có sự tự do để thể hiện niềm tin của riêng mình. Nếu một phụ nữ Hồi giáo muốn mang khăn che mặt, bà ta hoàn toàn có thể làm việc đó. Tương tự như vậy khi một người Công giáo muốn đeo Thánh giá. Con người phải được tự do tuyên xưng đức tin của mình ngay chính trong nền văn hóa của họ chứ không phải là ở những lề ngoài. Về điểm này tôi hơi phê bình nước Pháp vì họ đã thổi phồng tính thế tục lên. điều này đã làm dấy lên một kiểu suy nghĩ rằng các tôn giáo chỉ đóng vai như những nền văn hóa phụ hơn là những nền văn hóa nền tảng vững chắc theo đúng quyền của tôn giáo. Tôi sợ rằng cách tiếp cận này, một lối tiếp cận được hiểu như một phần di sản của trào lưu Ánh sáng, vẫn tiếp tục tồn tại. Nước Pháp cần phải tiến thêm một về vấn đề này để thừa nhận rằng mở cửa cho tính siêu việt là một quyền của mọi người.”
 
Luật và quyền được từ chối tham gia vì lương tâm
Đức Phanxico được hỏi bằng cách nào người Công giáo có thể bảo vệ đức tin của họ trên bình diện luật pháp chẳng hạn những luật về cái chết êm ái và các hiệp hội dân sự. “Cái đó tùy Quốc hội thảo luận, tranh luận, giải thích, và đưa lý do [cho các vấn đề này]. Đó là cách xã hội phát triển. Tuy nhiên, khi một luật đã được thông qua, nhà nước phải biết tôn trọng lương tâm [của con người]. Quyền được từ chối gia nhập vì lương tâm phải được đưa vào trong mỗi cấu trúc pháp luật vì đây là quyền con người. Và điều này cũng phải được áp dụng cho một viên chức nhà nước, vì họ cũng là người. Nhà nước cũng phải cân nhắc đến những chỉ trích. Đó mới là hình thức thật của tính thế tục. Anh không thể gạt sang một bên những tranh luận của người Công giáo vì lý do đơn giản nói với họ rằng họ ‘nói nghe như một linh mục’. Không phải, họ đặt mình vào lối  suy nghĩ Ki-tô giáo mà đã làm cho nước Pháp phát triển đáng kể.”
Giáo dân, giáo quyền và nhóm Lefebvre
Liên quan đến tình trạng thiếu linh mục, Ngài Phanxico đề cập đến ví dụ điển hình của Hàn quốc, một quốc gia “trong suốt hai trăm năm” “được rao giảng tin mừng bởi giáo dân”. “Vì thế không thực sự cần thiết có linh mục mới rao giảng tin mừng được. Bí tích rửa tội đã tăng đủ sức mạnh để rao giảng.” Ngài Phanxico lại một lần nữa phản đối sự yếu kém của tính giáo quyền, mà đặc biệt thể hiện rõ ở Châu Mỹ Latin. Nếu lòng đạo hạnh cộng đoàn mạnh mẽ, nó thực sự là do sáng kiến của người giáo dân chưa được lên hàng giáo chức. Đây là điều giáo quyền không hiểu.” Ngài Phanxico sau đó nói về những quan hệ giữa Hội thánh với Giáo hội Thánh Pio X truyền thống, được thành lập bởi Tổng giám mục Lefebvre, ngài nói rằng bề trên của Giáo hội Lefebvre Đức ông Bernard Fellay “là người mà chúng ta có thể đối thoại”. Ngài nói rằng giáo hội Lefebvre là “Công giáo đang trên đường đi đến hiệp nhất”. Ngài nhắc lại rằng Công Đồng Vatican II “có giá trị riêng của mình. Chúng tôi sẽ xúc tiến một cách chầm chậm và kiên nhẫn.” Cuối cùng, ngài lên tiếng bảo vệ cho Đức Hồng Y Philippe Barbarin, người đã bị kéo vào vụ bê bối ấu dâm của các linh mục trước khi ngài được lên giữ chức vụ Tổng Giám mục Lyon. Đức Thánh Cha nói rằng, theo ý ngài, Đức Barbarin không nên từ chức.

[Nguồn: lastampa.it]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/05/2016]


Một vương miện ba tầng cho mỗi Giáo hoàng

Một vương miện ba tầng cho mỗi Giáo hoàng

Chủ tịch Quốc hội của Cộng hòa Macedonia trước đây là Yugoslav, Trajko Veljanoski, đã tặng cho Đức Thánh Cha Phanxico một vương miện 3 tầng. Đức Giáo hoàng Benedict XVI và Gioan Phalo II cũng đã nhận được món quà là vương miện giáo hoàng 3 tầng.
Đức thánh cha phanxico
-
Vương miện Đức Phanxico được tặng từ Trajko Veljanoski
17/05/2016
ANDREA TORNIELLI
VATICAN CITY
Đây là một vương miện mang đặc trưng ngôi vị giáo hoàng qua nhiều thế kỷ. Có lúc nó được làm theo hình cung nhọn, còn nhiều khi lại hình tròn và hơi loe rộng trên đỉnh. Đó là vương miện Đức Giáo hoàng đội trong ngày đăng quang cũng như trong những sự kiện thật trịnh trọng và đặc biệt. Vị Giáo hoàng cuối cùng đội vương miện này là Đức Giáo Hoàng Phaolo VI vào tháng 6 năm 1963.

Đức Thánh Cha Phaolo VI đã bán đấu giá vương miện của ngài và chuyển số tiền thu được giúp người nghèo. Vương miện hiện nay đang được giữ tại bảo tàng của Vương cung Thánh đường Mẹ Vô nhiễm nguyên tội Quốc gia tại Washington. Từ đó trở đi, không vị giáo hoàng kế vị nào sử dụng nữa, thực ra Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã cho tháo nó ra khỏi bộ áo choàng giáo hoàng, thay bằng mũ giám mục. Nhưng sau thời Đức Phaolo VI, các vị giáo hoàng vẫn tiếp tục có vương miện.
Cho mãi tới ngày hôm qua, ngài Phanxico vẫn không có vương miện (và hình như ngài cũng chẳng để ý hay cảm thấy cần phải có một cái): Chủ tịch Quốc hội của Cộng hòa Macedonia trước đây là Yugoslav, Trajko Veljanoski, quyết định tặng ngài một cái do chính các nữ tu thuộc tu viện Rajcica làm bằng tay, với các hạt ngọc trai lấy từ Hồ Ohrid.

Đức Benedict XVI cũng đã được tặng một vương miện cuối buổi Triều yết chung tại Quảng trường thánh Phê-rô vào tháng 5 năm 2011. Vương miện này do một doanh nhân người Đức tên Dieter Filippi tặng. Vương miện này được làm ở Sofia, thủ đô Bulgaria, do công ty Liturgix, một công ty chuyên làm phẩm phục cho Giáo hội Chính thống Đông phương.
Trong phòng  lưu trữ đồ phụng tự ở Vatican cũng có một vương miện bằng kim loại làm theo kiểu trung cổ được những người Hungary tặng cho Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II.

Mặc dù nó không còn được sử dụng trong các nghi lễ nữa và không còn xuất hiện trên bộ áo choàng của Giáo hoàng, vương miện vẫn được thể hiện trên bộ áo choàng của Chính phủ Vatican, cùng với 2 chìa khóa bắt chéo. Biểu tượng này bắt đầu được sử dụng từ thế kỷ IX và X. Khi thế quyền của Giáo hoàng tăng lên, vương miện bắt đầu được trang trí bằng đá quý. Giáo hoàng Boniface VIII đã đội vương miện giáo hoàng thứ hai (năm 1298 hay 1301) và ngài Benedict XII, cái thứ ba (năm 1342): đã cố gắng trong vô vọng mang hình ảnh giáo hoàng trở lại Roma, giáo triều Avignon đã tìm thấy vương miện giáo hoàng như một cách để nhấn mạnh quyền tối thượng trên Giáo hội toàn cầu.

Có một số các vương miện được lưu giữ tại Vatican, nhiều cái trong số này rất giá trị và được sử dụng qua nhiều triều đại giáo hoàng. Tuy nhiên, có một cái được trang trí bằng những viên đá quý giả làm bằng giấy bồi. Vương miện này được sử dụng trong lễ đăng quang của Đức Giáo hoàng Pio VII sau khi ngài được bầu chọn lên làm Giáo hoàng ở mật nghị Venice năm 1800, trong suốt thời gian Roma bị chiếm đóng bởi quân đội của hoàng đế Napoleon.

Trong Hiến chế "Romano Pontifici Eligendo" (1975), Đức Giáo Hoàng Phaolo VI đã để trống khả năng lặp lại lễ đăng quang. Vị kế nhiệm của ngài, Giáo hoàng Gioan Phaolo II - trong Hiến chế "Universi Dominici Gregis" năm 1996, thay lễ đăng quang bằng một thánh lễ nhậm chức ngôi vị giáo hoàng để thay thế, như Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II, Đức Giáo hoàng Benedict XVI và Đức Phanxico.

[Nguồn: lastampa.it]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/05/2016]



Lịch trình đầy đủ chuyến thăm Armenia của Đức Thánh Cha ngày 24-26 tháng 6

Lịch trình đầy đủ chuyến thăm Armenia của Đức Thánh Cha ngày 24-26 tháng 6

13/05/2016
Đức Thánh cha phanxico




Đức Thánh Cha Phanxico sẽ đến Armenia từ 24 đến 26 tháng 6.

THỨ SÁU, 24 THÁNG 6

9:00 sáng. Khởi hành từ sân bay Fiumicino Airport ở Roma đến  Yerevan.

3:00 chiều. Đến sân bay quốc tế "Zvartnots" Yerevan.

Lễ chào mừng.

3:35 chiều. Một buổi cầu nguyện trong thánh đường Etchmiadzin, thánh đường tông truyền và là trụ sở của Giáo hội đông phương Catholicos, lãnh đạo tối cao của Giáo hội Armenia. Chào thăm và chúc mừng Giáo hội đông phương Catholicos.

6:00 chiều. Thăm xã giao Tổng thống tại dinh Tổng thống.

6:30 chiều. Gặp gỡ chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại dinh Tổng thống.

7:30 chiều. Gặp riêng với Giáo hội đông phương Catholicos trong Phủ tông truyền.

THỨ BẢY, 25 THÁNG 6

8:45 sáng. Thăm Tzitzernakaberd, khu tưởng niệm nạn diệt chủng ở Armenian.

10:00 sáng. Chuyển máy bay đến Gyumri.

11:00 sáng. Thánh lễ tại quảng trường Vardanants.

4:45 chiều. Thăm thánh đường tông truyền Bảy mối tội của Armenia.

5:15 chiều. Thăm thánh đường tông truyền các Thánh và Thánh tử đạo của Armenia.

6:00 chiều. Về lại Yerevan.

7:00 chiều. Gặp gỡ huynh đệ và cầu nguyện cho hòa bình tại quảng trường Republic ở Yerevan.

CHỦ NHẬT, 26 THÁNG 6

9:15 sáng. Gặp gỡ các giám mục Công giáo Armenia ở Echmiadzin.

10:00 sáng. Cùng cử hành nghi thức phụng vụ thánh lễ trong thánh đường tông truyền Armenia.

Dùng bữa trưa huynh đệ với Giáo hội Đông phương Catholicos, Các đức Tổng giám mục và Giám mục của giáo hội Đông Phương Armenia, và các hồng y và giám mục Công giáo Armenia.

3:50 chiều. Gặp gỡ các phái đoàn và những người ủng hộ Giáo hội Đông phương Armenia.

4:05 chiều. Ký những tuyên ngôn chung trong Phủ tông truyền.

5:00 chiều. Cầu nguyện tại tu viện Khor Virap.

6:15 tối. Lễ tạm biệt.

8:40 tối. Đến sân bay Ciampino ở Roma.




[Nguồn: romereport]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/05/2016]



Đức Thánh Cha nói, phục vụ, không phải quyền lực, là con đường Ki-tô giáo ngay chính

Đức Thánh Cha nói, phục vụ, không phải quyền lực, là con đường Ki-tô giáo ngay chính


Pope Francis gives the homily at one of his morning Masses in the chapel of the Domus Sanctae Marthae. (CNS file/L'Osservatore Romano)
Đức Thánh Cha giảng trong Thánh lễ sáng trong nhà nguyện Domus Sanctae Marthae. (CNS file/L’Osservatore Romano)
Junno Arocho Esteves
Catholic News Service
VATICAN CITY (CNS) — Những ai chỉ đi tìm quyền lực và sự vĩ đại, đặc biệt trong Giáo hội, là đang đi theo con đường khác với con đường của Chúa Giê-su, Người đã nói với các tông đồ phải ra đi phục vụ chứ không phải để được phục vụ, Đức Thánh Cha Phanxico giảng trong Thánh lễ sáng nay.
Bài giảng trong Thánh lễ ngày 17 tháng 5 tại nơi ngài ở, nhà nguyện Domus Sanctae Marthae, Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giê-su nói đến những ngôn ngữ của nhục hình, của cái chết và của sự cứu rỗi, trong khi những người khác “nói đến những ngôn ngữ của người trèo lên” tức là những người chỉ nghĩ đến việc cố gắng leo lên đứng đầu cộng đồng.
“Người vĩ đại nhất là người phục vụ nhiều nhất, là người luôn luôn phục vụ người khác, không phải là người chỉ biết bốc đồng cái miệng, hay người đi tìm quyền lực, tiền bạc, sự kiêu căng và tự phụ,” ngài nói, theo tường thuật của Vatican Radio.
Đức Thánh Cha tập trung bài giảng vào nội dung bài Tin mừng hôm nay (Mc. 9:30-37), trong đó các tông đồ tranh luận ai là người lớn nhất trong số họ.
“Nếu ai trong anh em muốn là người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người,” Đức Giê-su nói với các ông.
Đức Thánh Cha nói rằng mặc dù các tông đồ bị cám dỗ đi theo con đường trần gian, nhưng Chúa Giê-su dạy các ông theo một con đường khác là “phục vụ là giới răn.”
Ngài nói, đi tìm quyền lực “là một câu chuyện xảy ra hàng ngày trong giáo hội, trong mỗi cộng đoàn: “Ai là người cao trọng nhất giữa chúng ta?’ ‘Ai là người có trách nhiệm?’ Những tham vọng; trong mỗi cộng đoàn — trong giáo xứ hoặc trong các tổ chức — luôn luôn có sự khao khát leo lên, để có quyền lực,” Đức Thánh Cha nói.
Những ai có “khao khát những cái thuộc thế gian” để đi tìm sự tự phụ và quyền lực “sẽ không ngần ngại bước tới (qua) con đường của những lời đồn thổi và phá hủy danh tiếng của người khác, ngài nói.
“Sự đố kỵ và ghen tuông tạo ra những con đường này, và chúng phá hủy; tất cả chúng ta đều biết điều này. Và nó xảy ra hàng ngày trong các tổ chức của giáo hội: các giáo xứ, các học viện và các cộng đoàn khác, ngay cả giữa các giám  mục … xảy ra với tất cả mọi người. Đó là lòng khát khao của con cái trần gian mà tâm hồn tràn ngập sự giàu sang, kiêu căng và tự phụ,” Đức Thánh Cha nói.
Một tâm hồn của trần gian, ngài nói tiếp, là một cám dỗ “để phá hoại người khác để mình được nổi lên,” và nó chỉ “chia rẽ và phá hoại giáo hội.”
“Thật tốt cho chúng ta khi suy nghĩ đã bao nhiêu lần chúng ta nhìn thấy điều này trong giáo hội và đã bao nhiêu lần chính chúng ta làm việc này, và cầu xin Thiên Chúa soi sáng cho chúng ta hiểu được rằng tình yêu cho trần gian — nghĩa là, dành cho con cái thế gian — là thù nghịch với Thiên Chúa,” Đức Thánh Cha nói.
– – –
[Nguồn: cnstopstories.com]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/05/2016]