Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Đức Thánh Cha Phanxico: Những bình luận tại đài Tưởng Niệm Khu Bình Địa (toàn văn)

Đức Thánh Cha Phanxico: Những bình luận tại đài Tưởng Niệm Khu Bình Địa (toàn văn)

Pope Francis delivers his speech after praying with members of different religions during an interfaith service at the Sept. 11 Memorial Museum at ground zero in New York, Friday Sept. 25, 2015 - AP
Đức Thánh Cha Phanxico đọc diễn văn sau phần cầu nguyện chung với các thành viên thuộc các tôn giáo khác trong một buổi cầu nguyện liên tôn tại Viện Bảo Tàng Tưởng Niệm 11 tháng 9 tại Khu Bình Địa ở New York, Thứ Sáu 25 tháng 9, 2015 - AP
10/09/2016 16:00
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico đã đến thăm đài tưởng niệm Khu Bình Địa tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York ngày 25 tháng 9, 2015. Dưới đây, xin đọc toàn văn bài bình luận của Đức Thánh Cha chuẩn bị cho dịp này, và đọc trong một lần họp đặc biệt với các lãnh đạo tôn giáo và các truyền thống đức tin khác nhau.
************************************************
Tôi mang lấy rất nhiều cảm xúc khác nhau khi đứng tại Khu Bình Địa (Ground Zero), nơi hàng ngàn mạng sống đã bị lấy mất bởi một hành động phá hủy vô nghĩa. Tại đây sự đau thương quá lớn. Dòng nước chúng ta nhìn thấy chảy về hố nhỏ trống không kia nhắc chúng ta nhớ đến tất cả những mạng sống đã bị rơi vào làm miếng mồi cho những kẻ nghĩ rằng sự tàn sát, sự phá hủy, là cách duy nhất để làm ổn định những xung đột. Nó là một tiếng kêu thầm lặng của những người là nạn nhân của một cách suy nghĩ chỉ biết đến bạo lực, lòng hận thù và báo thù. Một cách suy nghĩ chỉ gây ra sự đau thương, tàn phá và nước mắt.
Dòng nước chảy cũng là một biểu tượng cho nước mắt của chúng ta. Bao nhiêu nước mắt chảy vì quá nhiều tàn phá và đổ nát, quá khứ và hiện tại. Đây là nơi chúng ta đã phải khóc rất nhiều, chúng ta khóc vì cảm giác của sự bất lực trước khuôn mặt của bất công, của giết chóc, và sự thất bại trong việc ổn định những xung đột bằng con đường đối thoại. Tại đây chúng ta than khóc cho sự mất mát bất công và vô nghĩa của những người vô tội vì không thể nào tìm ra được những giải pháp nhằm tôn trọng lợi ích chung. Dòng nước này nhắc chúng ta nhớ lại những dòng nước mắt của ngày hôm qua, nhưng cũng là tất cả những dòng nước mắt đang chảy hôm nay.
Một vài tháng trước tôi tôi gặp một số gia đình bị ảnh hưởng đầu tiên. Gặp gỡ họ làm tôi một lần nữa nhớ lại những hành động phá hủy không bao giờ là bâng quơ, trừu tượng hay chỉ đơn thuần là vật chất. Chúng luôn luôn có một khuôn mặt, một câu chuyện cụ thể, có tên gọi. Trong những thành viên gia đình đó, chúng ta nhìn thấy khuôn mặt của đau thương, một sự đau thương vẫn đánh động chúng ta và kêu lên thấu trời cao.
Đồng thời, những thành viên gia đình đó cho tôi thấy khuôn mặt khác của cuộc tấn công, khuôn mặt khác của đau thương: sức mạnh của tình yêu và ký ức. Một ký ức không để chúng ta cô đơn và thoái lui. Tên của rất nhiều người thân yêu được viết lên xung quanh những dấu chân của các tòa tháp. Chúng ta có thể nhìn thấy chúng, chúng ta có thể đụng chạm vào chúng, và chúng ta có thể không bao giờ quên.
Tại đây, giữa những đau thương và sầu khổ, chúng ta cũng có một cảm nhận mãnh liệt về những điều tốt đẹp anh hùng mà con người có thể có, những nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà chúng ta có thể lấy ra. Trong những hố sâu của đau thương và chịu đựng, quý vị cũng đã chứng kiến những đỉnh cao của lòng quảng đại và phục vụ. Những bàn tay được đưa ra, những sự sống được cho đi. Ở giữa một thủ phủ mà dường như không ai quan tâm ai, rất lạnh lùng, cô đơn, anh chị em đã thể hiện một tình hiệp nhất mạnh mẽ được sinh ra bởi sự tương trợ lẫn nhau, bởi tình yêu và sự hy sinh quên mình. Không còn ai nghĩ đến sắc tộc, quốc tịch, anh em, tôn giáo hay chính trị. Tất cả là vì tình hiệp nhất, đáp ứng ngay những nhu cầu cần kíp, tất cả là huynh đệ. Đó là tình anh em chị em. Những nhân viên cứu hỏa của thành phố New York bước vào trong những tòa tháp đổ nát vụn, không màng đến sức khỏe của bản thân. Nhiều người đã chết; sự hy sinh của họ làm cho những con số người được cứu lớn hơn.
Nơi của sự chết chóc này cũng đã trở thành nơi của sự sống, một nơi của những sự sống được cứu thoát, một bản tụng ca vinh quang sự sống vượt trên những kẻ chủ trương phá hủy và chết chóc, một bản tụng ca lòng tốt vượt trên mọi tội ác, sự hòa giải và hiệp nhất vượt lên trên lòng hận thù và chia rẽ.
Trong nơi buồn đau và tưởng niệm này, tôi cảm thấy tràn đầy hy vọng, vì tôi có cơ hội được tham gia cùng với các  nhà lãnh đạo đại diện của nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau làm phong phú đời sống của thành phố khổng lồ này. Tôi tin rằng sự hiện diện của chúng ta cùng nhau ở đây sẽ là một dấu chỉ mạnh mẽ thể hiện lòng khát khao cùng nhau trở nên một sức mạnh của sự hòa giải, hòa bình  và công bằng trong cộng đồng này và trên toàn thế giới. Với tất cả những sự khác biệt và bất đồng, chúng ta vẫn có thể trải nghiệm một thế giới hòa bình. Để chống lại những cố gắng tạo ra một sự đồng nhất cứng ngắc, chúng ta có thể và phải xây dựng sự đoàn kết trên nền tảng của tính đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo, và phải lên tiếng chống lại bất kỳ điều gì làm cản trở trên con đường tiến tới sự hiệp nhất như vậy. Cùng nhau chúng ta được kêu gọi để nói “không” trước mọi nỗ lực áp đặt tính đồng nhất và nói “có” với tính đa nguyên được thừa nhận và hòa hợp.
Điều này chỉ có thể xảy ra được nếu chúng ta nhổ tận gốc rễ trong tim chúng ta mọi cảm giác hận thù, sự oán giận và lòng báo thù. Chúng ta biết rằng đó là khả năng duy nhất như một quà tặng của thượng đế. Ở đây, trong nơi tưởng niệm này, tôi xin tất cả chúng ta cùng nhau, mỗi người theo cách riêng của mình, dành ra một thời gian thinh lặng và cầu nguyện. Chúng ta hãy khẩn xin đấng ở trên cao ân ban món quà là trách nhiệm kiến tạo hòa bình. Hòa bình trong nhà của chúng ta, trong gia đình của chúng ta, trong trường học và trong cộng đồng của chúng ta. Hòa bình ở những nơi mà chiến tranh dường như không bao giờ chấm dứt. Hòa bình cho những khuôn mặt chưa hiểu biết gì ngoài những sự đau đớn. Hòa bình trên toàn thế giới này mà Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta như là một căn nhà của tất cả và là một căn nhà cho tất cả mọi người. HÒA BÌNH. Xin chúng ta cầu nguyện trong thinh lặng.
(một thời gian thinh lặng)
Bằng cách này, cuộc sống của những người thân yêu của chúng ta sẽ không trở thành cuộc sống sẽ bị lãng quên một ngày nào đó. Thay vì vậy, họ sẽ hiện diện bất cứ khi nào chúng ta cố gắng trở thành những người tiên báo không phải phá hủy nhưng là những nhà tiên tri xây dựng, những tiên tri của sự hòa giải, những tiên tri của hòa bình.

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/09/2016]



Giảng Kinh Truyền Tin: Sự Mừng Vui Của Thiên Chúa Khi Tội Nhân Ăn Năn Trở Về

Giảng Kinh Truyền Tin: Sự Mừng Vui Của Thiên Chúa Khi Tội Nhân Ăn Năn Trở Về

“Anh chị em có bao giờ nghĩ mỗi lần chúng ta đi xưng tội thì có niềm vui và ca mừng trên trời như thế nào không?”
11 tháng 9, 2016
Pope Francis during the Angelus of 23 august 2015
PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của ZENIT về bài giảng của Đức Thánh CHa Phanxico hôm nay trước khi đọc kinh Truyền Tin giữa trưa với những người tại Quảng trường Thánh Phê-rô.
__
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Phụng vụ hôm nay đem đến cho chúng ta Chương 15 của Tin Mừng Thánh Luca, được gọi là chương của lòng thương xót. Chương này kể ba dụ ngôn qua đó Chúa Giê-su trả lời lại cho tiếng lầm bầm của những người kinh sư và Pha-ri-sêu, họ đang chỉ trích những hành động của Ngài rằng, “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng” (c. 2).
Bằng ba câu chuyện này, Chúa Giê-su muốn cho chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa Cha là người đầu tiên có thái độ chào đón và thương xót với các tội nhân. Thiên Chúa luôn có thái độ này.
Trong dụ ngôn đầu tiên, Thiên Chúa được đại diện bằng một người chăn chiên đã để lại 99 con và đi tìm một con bị mất. Trong dụ ngôn thứ hai Ngài được ví như một người phụ nữ mất một đồng xu và đi tìm cho đến khi tìm được. Trong dụ ngôn thứ ba, Thiên Chúa được vẽ nên như một người cha chào đón đứa con trai đã bỏ ông ra đi; nhân vật người cha ở đây tiết lộ trái tim của Thiên Chúa hay thương xót, được thể hiện nơi Đức Ki-tô.
Một điểm chung trong cả ba dụ ngôn này được mô tả bằng những động từ có nghĩa là cùng nhau mừng vui, ăn mừng. Sự buồn bã không được nói đến, chỉ có sự mừng vui. Người chăn chiên đi gọi các bạn bè và hàng xóm lại và nói, “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó” (c. 6). Người phụ nữ gọi các bạn bè và hàng xóm của bà lại và nói, “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất” (c. 9). Và người cha nói với con: “Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (c. 32).
Hai dụ ngôn đầu tập trung vào niềm vui quá lớn đến mức nó phải được chia sẻ với “bạn bè và hàng xóm.” Dụ ngôn thứ ba tập trung vào sự hân hoan vui mừng rộn lên trong tim của người cha đầy lòng thương xót và lan tỏa nó ra trong cả nhà. Sự hân hoan vui mừng của Thiên Chúa đối với những người ăn năn trở lại với Người rộn rã lên hơn bao giờ hết trong Năm Thánh mà chúng ta đang sống này, vì cụm từ bản thân nó miêu tả: “lễ mừng,” (jubilee) tức là sự mừng vui (jubilation).
Với ba dụ ngôn này, Chúa Giê-su trình bày cho chúng ta thấy dung nhan đích thực của Thiên Chúa, một Thiên Chúa với đôi vòng tay luôn rộng mở, một Thiên Chúa luôn đối xử với các tội nhân bằng lòng nhân hậu và thương xót. Dụ ngôn gây xúc động nhất cho mọi người — vì nó thể hiện tình yêu vô biên của Thiên Chúa — là dụ ngôn người cha choàng tay ôm chặt lấy đứa con đã được tìm thấy. Nghĩa là, chi tiết cảm động không tập trung nhiều vào câu chuyện buồn của người thanh niên đi vào sa đọa, nhưng tập trung vào câu nói rất quả quyết của anh ta, “Ta sẽ đứng lên và đi về cùng cha” (c. 18).
Con đường trở về gia đình là con đường của hy vọng và của sự sống mới. Thiên Chúa chờ đợi chúng ta trở lại hành trình, Ngài chờ đợi chúng ta với lòng kiên nhẫn, Ngài nhìn thấy chúng ta khi chúng ta vẫn còn cách Ngài rất xa, Ngài chạy lại với chúng ta, Ngài ôm chúng ta, Ngài hôn chúng ta, Ngài tha thứ cho chúng ta. Và sự tha thứ của Ngài gạt bỏ đi quá khứ và tái sinh chúng ta trong tình yêu. Quên đi quá khứ — đây là điểm yếu của Thiên Chúa. Khi Ngài ôm lấy chúng ta, Ngài tha thứ chúng ta, và Ngài bị mất trí nhớ của Ngài. Ngài không còn bộ nhớ lúc đó. Ngài đã quên quá khứ. Khi chúng ta là những tội nhân ăn năn hối cải và đưa chúng ta được trở lại gặp gỡ Thiên Chúa, sự trách mắng và sự nghiêm khắc không đợi chúng ta, vì Thiên Chúa giải thoát chúng ta, Ngài chào đón chúng ta trở về nhà với niềm vui và tiệc mừng.
Chính Đức Giê-su trong Tin mừng hôm nay nói, “Trên trời ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.”
Cha xin hỏi anh chị em một câu: Anh chị em có bao giờ nghĩ mỗi lần chúng ta đi xưng tội thì có niềm vui và ca mừng trên trời như thế nào không? Anh chị em có bao giờ nghĩ như vậy không? Nó rất đẹp.
Điều này làm chúng ta ngập tràn hy vọng vì không có tội lỗi nào mà chúng ta đã vấp ngã, và với ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta lại không thể đứng dậy trở về. Không bao giờ có một con người không thể được phục hồi; không ai là không có thể được cứu chữa, vì Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ không muốn những điều tốt đẹp cho chúng ta — ngay cả khi chúng ta phạm tội!
Nguyện xin Mẹ Maria Đồng Trinh, nơi nương náu của các tội nhân, làm dấy lên trong tâm hồn chúng ta sự tự tin mà nó đã soi sáng trong tim của người con hoang đàng: “Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha’” (c. 18). Trên con đường này, chúng ta có thể đem lại vinh quang cho Thiên Chúa, và vinh quang của Người có thể trở thành tiệc vui mừng của Người và của chúng ta.
[Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]




Tin Mừng Chúa nhật, 11 tháng 9

Luca 15:1-3
Books
Robert Cheaib - Www.Flickr.Com/Photos/Theologhia - Robert Cheaib - Www.Flickr.Com/Photos/Theologhia
Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:
"Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó. Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.
"Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được? Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất. Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối."
Rồi Đức Giê-su nói tiếp: "Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.

"Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu,  nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy. Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.

Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. .. Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng.

"Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ. Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: "Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!

"Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy."

[Nguồn:  zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/09/2016]