Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Đức Thánh Cha: ăn chay đích thực là giúp đỡ người khác

Đức Thánh Cha: ăn chay đích thực là giúp đỡ người khác

Đức Thánh Cha: ăn chay đích thực là giúp đỡ người khác
Đức Thánh Cha Phanxico giảng Lễ sáng trong nhà nguyện Thánh Marta.
03/03/2017 12:52
(Vatican Radio) Chay tịnh thực sự là giúp đỡ tha nhân; trong khi ăn chay giả tạo là trộn lẫn giữa lòng đạo đức với những vụ thỏa thuận làm ăn dơ bẩn và những sự đút lót vì lòng kiêu căng. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico trong Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta hôm thứ Sáu.
Các bài đọc trong ngày nói về việc ăn chay; nghĩa là, Đức Thánh Cha giải thích, “về sự sám hối mà chúng ta được kêu gọi thực hiện trong Mùa Chay,” để đến gần hơn với Thiên Chúa. Thiên Chúa vui mừng trong “tâm hồn thống hối,” Thánh vịnh nói, “tâm hồn của người cảm thấy mình là một tội nhân, người biết mình là một tội nhân.” Trong Bài đọc Một, trích sách Ngôn sứ I-sai-a, Thiên Chúa quở trách tính đạo đức giả khi ăn chay của những kẻ giả hình, trong khi vẫn tiếp tục thực hiện những mục đích riêng, áp bức những người làm công, “đánh đập bằng móng vuốt độc ác”; về một mặt, làm việc sám hối, trong khi mặt khác lại sống bất công, thực hiện những “vụ thỏa thuận làm ăn dơ bẩn.” Vì thế Thiên Chúa kêu gọi chúng ta ăn chay thực sự, đó là việc chúng ta phải quan tâm đến tha nhân:
“Mặt khác có một loại ăn chay ‘giả hình’ – đó là cụm từ Chúa Giê-su thường sử dụng – một việc ăn chay làm cho bạn nhìn thấy mình là công bình, hoặc cảm thấy mình là công bình, nhưng trong khi đó tôi lại làm những điều hết sức bất công, tôi không công bình, tôi bóc lột người khác.
“‘Nhưng,’ [có người có thể nói,] ‘tôi quảng đại, tôi đóng góp lớn cho nhà thờ.’
“‘Nhưng hãy cho tôi biết,’ [người khác có thể trả lời,] ‘Anh có trả lương xứng đáng cho người giúp việc của anh không? Anh có trả lương “lậu” cho công nhân của anh không? Hay, trả theo đúng luật đòi hỏi, [đủ] để họ có thể nuôi con cái của họ?’”
Đức Thánh Cha Phanxico kể câu chuyện về sự việc ngay sau Chiến tranh Thế giới Thứ Hai xảy ra cho Cha Dòng Tên Pedro Arrupe, lúc đó ngài là nhà thừa sai ở Nhật. Một thương gia giàu có tặng ngài một khoản dâng cúng cho những hoạt động rao giảng của ngài, nhưng đem theo với ông ta một nhà nhiếp ảnh và một nhà báo. Phong bì chỉ có mười đô-la:
“Đây là điều tương tự như những gì chúng ta làm khi chúng ta không trả lương xứng đáng cho người làm của chúng ta. Chúng ta rút ra từ những sự sám hối, từ những hành động cầu nguyện, ăn chay, bố thí của chúng ta … chúng ta lấy một khoản đút lót: đút lót cho lòng ngạo mạn, khoản đút lót để được mọi người nhìn thấy. Và điều đó là không thật lòng, đó là giả hình. Vì vậy khi Chúa Giê-su nói, ‘Khi anh cầu nguyện, hãy làm nơi kín đáo; khi anh bố thí, đừng khua chiêng thổi kèn; khi anh ăn chay đừng làm bộ mặt rầu rĩ,” thì nó cũng tương tự như Ngài nói: ‘Xin làm ơn, khi anh làm điều tốt, đừng lấy sự đút lót của công việc tốt lành này, chỉ làm việc đó dành cho Thiên Chúa.’”
Ngài trích một đoạn từ sách I-sai-a trong đó Thiên Chúa nói với những kẻ giả hình về việc ăn chay đúng nghĩa – những lời này, Đức Thánh Cha nói, dường như nói với chúng ta hôm nay:
“‘Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao:
mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,
trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm?
Chẳng phải là chia cơm cho người đói,
rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ;
thấy ai mình trần thì cho áo che thân,
không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?
“Chúng ta hãy suy nghĩ về những lời này, chúng ta hãy suy tư trong tâm hồn chúng ta, tôi ăn chay, tôi cầu nguyện, tôi giúp đỡ như thế nào? Và điều đó sẽ giúp chúng ta phải suy nghĩ về cảm giác của chúng ta sẽ như thế nào khi một người, chẳng hạn sau một bữa ăn trị giá 200 euro, trên đường về nhà và nhìn thấy một người đói, mà chẳng nhìn đến người đó, vẫn tiếp tục bước đi. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó.”

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 04/03/2017]


Báo cáo của Hội thảo Vatican về ‘Sự tuyệt chủng Sinh học: Cứu thế giới tự nhiên mà chúng ta phải chịu lệ thuộc’

Báo cáo của Hội thảo Vatican về ‘Sự tuyệt chủng Sinh học: Cứu thế giới tự nhiên mà chúng ta phải chịu lệ thuộc’

Buổi họp diễn ra trong Hàn Lâm Viện Giáo hoàng về Khoa học, từ 27 tháng Hai đến 1 tháng Ba, 2017
2 tháng Ba, 2017
Trình bày của Hội thảo Vatican về ‘Sự tuyệt chủng Sinh học: Cứu thế giới tự nhiên mà chúng ta phải chịu lệ thuộc’
Wikimedia Photo Of Casina Pio IV
Dưới đây là tuyên ngôn của hội thảo được tổ chức bởi Hàn Lâm Viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội với chủ đề ‘Sự Tuyệt chủng Sinh học: Cứu thế giới tự nhiên mà chúng ta phải chịu lệ thuộc,’ được phát hành hôm nay. Buổi họp diễn ra từ ngày 27 tháng Hai - 1 tháng Ba, 2017,tại Casina Pio VI trong các Khu vườn của Vatican:
***
Sự Tuyệt chủng là mãi mãi: Làm sao để tránh nó
Một tuần lễ nghiên cứu được triệu tập tại Casina Pio IV trong Vatican từ ngày 27 tháng Hai đến 1 tháng Ba, 2017, bởi Hội đồng Giáo hoàng về Khoa học và Hội đồng Giáo hoàng về Khoa học Xã hội để đánh giá xem chúng ta biết gì về sự tuyệt chủng sinh học, những nguyên nhân và con đường chúng ta có thể giới hạn sự lan rộng của nó. Các tham dự viên kết luận, dựa trên các so sánh với ghi chép hóa thạch, tỷ lệ biến mất của các chủng loại hiện tại cao hơn khoảng 1.000 lần so với tỷ lệ trong lịch sử, và có lẽ một phần tư tất cả các chủng loài hiện nay đang trong nguy cơ tuyệt chủng và khoảng phân nửa trong số này sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này. Vì chúng ta phải lệ thuộc vào những sinh vật sống là loài cân bằng chức năng của hành tinh của chúng ta, thực phẩm, rất nhiều loại thuốc trị bệnh và những nguyên liệu khác, sự tiêu tan chất thải và sự cân bằng khí hậu, và với hầu hết vẻ đẹp của trái đất, những mất mát này sẽ gây ra những tàn phá không thể tính toán nổi về những viễn cảnh chung của chúng ta nếu chúng ta không kiểm soát được chúng. Chúng ta đã khám phá và liệt kê được ít hơn một phần năm (⅕) những chủng loài được ước tính sẽ tồn tại, và vì vậy chúng ta đang bỏ qua khả năng chưa xác định và nó đe dọa chức năng cân bằng căn bản của hành tinh của chúng ta.
Trước khi nền nông nghiệp phát triển khoảng 10.000 năm trước, con người sống theo từng nhóm khoảng vài ba chục người và sự sinh tồn của họ là một thách thức toàn diện. Lúc đó, có lẽ có khoảng một triệu người sống trên khắp mặt đất. Tuy nhiên, khi con số tăng lên, chúng ta bắt đầu hình thành những làng mạc, thị trấn, và thành phố trong đó nền văn minh của chúng ta được phát triển. Một phần ba của trái đất dần dần được chuyển sang nông nghiệp. Cách đây hai trăm năm, lần đầu tiên chúng ta phát triển lên một tỷ người, và sau đó lên hai tỷ vào năm 1930 và bùng lên đến 7,4 tỷ người ngày nay. Từ năm 1950, GDP của thế giới đã tăng 15 lần trong khi dân số thế giới tăng gấp ba. Sự gia tăng lợi tức gấp năm lần tính trên đầu người này đã mang đến những thành tựu to lớn cho điều kiện của con người đương thời.
Ngoài sự đe dọa hàng triệu chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng, sự gia tăng khổng lồ trong hoạt động kinh tế đặt cơ sở dựa trên lợi tức và trên việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang đặt những sức ép lớn lên năng lực của trái đất thực hiện chức năng bền vững. Những dấu hiệu liên quan rõ rệt nhất bao gồm sự biến đổi khí hậu và những tàn phá đi kèm theo cho hệ thống của trái đất mà nó mang đến đang cảnh báo chúng ta, chẳng hạn mực nước biển tăng cũng như sự a-xít hóa đại dương (ocean acidification) và giảm ô-xi mô (anoxia), những yếu tố này tác động trực tiếp trên sự tuyệt chủng sinh học.
Dân số của địa cầu được đánh dấu bằng sự bất bình đẳng về kinh tế rộng khắp. Theo đó 19% số người giàu nhất thế giới sử dụng hết trọn vẹn hơn phân nửa các nguồn tài nguyên của thế giới tính theo mức tiêu thụ của họ. Lợi tức trung bình tính trên đầu người của 1,4 tỷ người giàu nhất đạt $41.000; đối nghịch lại, 1 tỷ người nghèo nhất, trong vùng Châu Phi Hạ-Sahara, có lợi tức bình quân $3.500. Do vậy giới giàu có về căn bản chịu trách nhiệm về nhiệt độ nóng lên toàn cầu, và hậu quả từ đó làm suy giảm hệ sinh thái. Những người nghèo nhất, họ không được hưởng lợi ích của nhiên liệu hóa thạch, không trực tiếp chịu trách nhiệm về sự phá rừng và một số tàn phá hệ sinh thái, vì những hoạt động của họ diễn ra trong một hệ thống kinh tế thế giới bị thống trị bởi những nhu cầu đòi hỏi của giới giàu có, là những người có mức tiêu thụ chung cao hơn rất nhiều nhưng lại không phải trả cho bất kỳ các hậu quả nhằm bảo tồn hệ sinh thái toàn cầu.
Vì những hoạt động của con người phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả xấu này, ngày nay chúng ta cần hoạt động tích cực của con người cho sự phát triển bền vững của hệ sinh thái.
Một tình trạng không thể bỏ qua để đạt được sự bền vững toàn cầu là sự tái phân phối tài sản, vì những mức tiêu thụ cao ở bất kỳ nơi đâu đều có những tác động lên toàn cầu trong việc làm suy giảm chức năng của hệ thống trái đất và phá hủy hệ sinh thái. Chấm dứt tình trạng nghèo đói cùng cực, sẽ tiêu tốn khoảng $175 triệu hay dưới 1% tổng lợi tức của những quốc gia giàu nhất trên thế giới, là con đường duy nhất để bảo vệ môi trường toàn cầu của chúng ta và bảo tồn hệ sinh thái ở mức cao nhất có thể được cho tương lai. Việc này có thể được hoàn tất ở những khu vực nghèo. Trên biển, việc thành lập những vùng bảo tồn đại dương lớn có bảo vệ là một yếu tố quan trọng khác trong việc duy trì năng suất của toàn bộ hệ sinh thái. Để làm được việc này, chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc đạo đức hòa giải được đưa ra trong Tông huấn Chúc Tụng Chúa (Laudato si’) là Tông huấn đã khơi gợi ý tưởng cho buổi họp của chúng ta.
Sự thành lập những hệ thống nông nghiệp mở rộng, khi được thực hiện đúng cách qua sự luân phiên mùa vụ và kết hợp với chăn nuôi gia súc và tái đầu tư lợi tức vào những nền kinh tế khu vực, trong những vùng thích hợp là một phần quan trọng của chiến lược bảo vệ hệ sinh thái, vì năng suất tập trung kích thích sự phát triển bền vững của những khu vực khác, bảo tồn được hệ sinh thái, như đang diễn ra ở vùng Amazon. Liên quan đến những phương pháp biến đổi gien hiện tại, như Đức Thánh Cha Phanxico nêu ra, “Đây là một vấn đề về môi trường phức tạp; nó kêu gọi một sự tiếp cận toàn diện đòi hỏi, ở mức độ tối thiểu, những nỗ lực lớn hơn để tài trợ cho nhiều phạm vi nghiên cứu đa ngành, độc lập để soi dọi ánh sáng mới cho vấn đề.” Một điều cũng quan trọng khác nữa là thận trọng nghĩ đến một thiết kế khả thi tốt nhất cho các thành phố của tương lai, nơi đa phần người dân của thế giới sẽ sống trong đó, với những vùng ngoại vi cũng phải được hưởng các ích lợi tương tự như các trung tâm thành phố.
Chúng tôi đúc kết buổi họp của chúng tôi trong tinh thần của câu nói đầy tính thuyết phục của Đức Thánh Cha Phanxico trong Tông huấn Chúc tụng Chúa và chúng ta cùng quyết tâm tìm kiếm những cách thức mới để làm việc với nhau xây dựng một thế giới bền vững, ổn định, và công bằng về xã hội. Nhân loại đã trải qua sự thất bại cục bộ nghiêm trọng trong quá khứ, nhưng chúng ta phải học cách yêu thương nhau, hợp tác và xây dựng những chiếc cầu nối trên khắp thế giới tới một mức độ chưa ai hình dung ra trước đây.
[Văn bản gốc: tiếng Anh]

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 03/03/2017]