Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

DIỄN ĐÀN: Chứng nhân của sự bách hại Ki-tô hữu ở Bắc Hàn

DIỄN ĐÀN: Chứng nhân của sự bách hại Ki-tô hữu ở Bắc Hàn

Cha Philippe Blot, thuộc dòng các linh mục Paris cam kết phục vụ trong những sứ vụ nước ngoài, nói về những chuyến thăm của cha đến Bắc Hàn, mang lấy nhiều sự nguy hiểm đáng sợ.
7 tháng Tư, 2017
DIỄN ĐÀN: Chứng nhân của sự bách hại Ki-tô hữu ở Bắc Hàn
ACN Photo
Cha Philippe Blot, thuộc dòng các linh mục Paris cam kết phục vụ những sứ vụ nước ngoài, đã đến thăm Bắc Hàn nhiều lần, mang lấy nhiều nguy hiểm đáng sợ. Tháng trước cha nói tại Vương cung Thánh Đường Đức Bà Paris (Notre Dame), trong “Đêm của những chứng nhân,” một sáng kiến thường niên của Văn phòng Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn Pháp, một tổ chức Bác ái Công giáo.
Bài viết Cha Philippe Blot
***
Mới đây, tôi có đến Bắc Hàn và, mặc dù bị sự theo dõi liên tục rất chặt của công an, tôi vẫn có thể kiểm tra sự thật của những báo cáo khác nhau và nghe nhiều câu chuyện chứng nhân từ những người tị nạn Bắc Hàn.
Trước hết trong các bệnh viện: tình hình đáng nguy hiểm — không có kháng sinh, không trang phục, thậm chí không có xà phòng. Cho các bạn một ví dụ điển hình, thay vì những chai huyết thanh để truyền máu, họ dùng những chai bia đổ đầy nước đường đun sôi!
Tôi có thể thăm một vài trường học. Chúng minh họa sự suy dinh dưỡng kinh niên của toàn thể dân tộc — đương nhiên ngoại trừ giới công chức của chính phủ! Chúng ta cần phải biết rằng một đứa trẻ người Bắc Hàn, 7 tuổi, chiều cao trung bình thấp hơn 8 inch (khoảng 20cm) và trọng lượng khoảng 22 pound (khoảng 10kg) nhẹ hơn một đứa trẻ ở Nam Hàn. Những người tị nạn [tôi đã gặp họ ở Nam Hàn] đều đồng loạt kể cho tôi rằng ở Bắc Hàn, “ông phải hối lộ một vài thành viên của đảng hay quân đội để có thể kiếm được những thứ nhu yếu căn bản.” Vì vậy tham nhũng là một mệnh lệnh.
Tôi không ngạc nhiên khi nhìn thấy bất kỳ người tàn tật nào. Sự thật là chính thể Bắc Hàn, phân biệt chủng tộc và theo thuyết ưu sinh, bị ám ảnh với khái niệm về sự trong sạch chủng tộc trong đó “sự ngoại thường” được chỉ rõ đó không có chỗ đứng. Do vậy họ bị trục xuất khỏi những thành phố chính.
Bắc Hàn là một quốc gia đóng cửa quá kín đến mức không ai có thể vào hoặc đi đây đó mà không có visa — kể cả Chúa” những người tị nạn nói thêm và pha chút hài hước. Hai nguyên tắc chính của sự đàn áp là, về một mặt, sự kiểm soát toàn diện trên mọi hoạt động của dân chúng, về mặt khác, bắt buộc phải thờ ơ tuyệt đối với thế giới bên ngoài, những người tị nạn Bắc Hàn đã trốn thoát thành công khám phá ra trong sự kinh ngạc trước thực tại hoàn toàn khác với những gì họ đã được nghe từ khi sinh ra.
Họ miêu tả việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác-xít tràn lan giáng những cú đòn xuống người dân để biến họ những thây ma, ngoan ngoãn trước Đảng Cộng sản. Nhà độc tài được trình bày đúng như một “vị thần,” một ý tưởng không bao giờ được thiếu trong mọi bài diễn văn, trong mọi bài học, và trong tất cả thông tin. Triều đại Kim là mục tiêu của những nỗ lực tuyên truyền điên cuồng, với 30.000 bức tượng và ảnh chân dung khổng lồ trong mọi thành thị và làng mạc và những khẩu hiệu của nó được viết trên những bảng quảng cáo khổng lồ trên mọi con đường.
Người Bắc Hàn được dạy phải bí mật theo dõi những người hàng xóm và đồng nghiệp và tố cáo lẫn nhau với bất kỳ hành vi thiếu trách nhiệm đối với “Vị Lãnh Tụ Vĩ Đại.” Sau khi bắt giữ người vi phạm, toàn khu dân cư đó và gia đình bị bố ráp để răn đe những sự vi phạm của người bị cho là có tội. Rồi người đó hoặc là bị trục xuất, hoặc mọi người phải chứng kiến việc xử tử người đó.
Nhiều ngàn người Ki-tô hữu đang chết dần mòn trong những trại trục xuất này. Những báo cáo của người chứng kiến tận mắt và những quan sát của các vệ tinh Tây phương cho phép ước lượng con số người bị giam giữ trong những trại tập trung này — bất kỳ chỗ nào là khoảng từ 100.000 đến 200.000 người. Sự tàn bạo của những lính canh trại là lương thực hàng ngày của những tù nhân này, họ phải làm việc 16 tiếng một ngày, chịu tra tấn tàn ác, không nói về những vụ hành quyết nơi công cộng của những người bị cho là đã phạm tội.
Trong số những “tù nhân chính trị” này, những người chịu đựng những hành vi đối xử tồi tệ nhất là người Ki-tô hữu, vì họ bị xem như những gián điệp, như là “những kẻ chống lại cách mạng của tầng lớp thứ nhất.” Theo thể chế này có khoảng 13.000 người, nhưng theo các tổ chức nhân đạo có từ 20.000 đến 40.000 người. Họ bị chọn ra để chịu những hình thức trừng phạt dã man nhất — họ bị đóng đinh, bị treo trên cầu hoặc trên cây, bị dìm nước chết, hoặc bị thiêu sống. Một số hình thức tra tấn quá kinh khủng không thể dùng từ ngữ miêu tả.
Các người lãnh đạo của Bắc Hàn đã trục xuất mọi hình thức tôn giáo, đặc biệt Ki-tô giáo và Phật giáo — vì, theo chủ nghĩa Mác-xít, tôn giáo là “thuốc phiện của con người.” Người Bắc Hàn không biết quyển Kinh Thánh là gì, và cũng chẳng biết Thượng đế là ai. Vài năm trước, với sự tuyên truyền phô trương ầm ĩ, nhà nước đã mở cửa một nhà thờ Công giáo, một nhà thờ Tin lành, và một nhà thờ Chính thống giáo ở thủ đô — nhưng dĩ nhiên chúng chẳng là gì ngoài sự phô trương thuần túy!
Tuy nhiên bất kể những việc như vậy, có một Giáo hội dưới lòng đất ở Bắc Hàn, là mục tiêu của sự bách hại liên tục. Những người tị nạn Bắc Hàn khẳng định rằng họ đã nhìn thấy những người hàng xóm bị bắt vì đọc kinh, ngay tại nhà hay nơi bí mật. Một số thông tin đã được sàng lọc; ví dụ hai năm trước, một phụ nữ mang thai 33 tuổi bị bắt vì sở hữu 20 quyển Kinh thánh. Chị bị đánh dã man, rồi bị treo ngược đầu nơi công cộng. Tháng Năm 2010, khoảng 20 người Ki-tô hữu bị bắt, họ là một phần của Giáo hội bí mật. Ba người ngay lập tức bị giết chết và những người còn lại bị đưa vào trại.
Người ta cho rằng từ năm 1995 ít nhất 5000 người Ki-tô hữu đã bị xử tử, đơn giản chỉ vì họ bí mật đọc kinh hay phân phát Kinh Thánh. Nhiều người Bắc Hàn trở thành Ki-tô hữu nhờ sự có mặt của các nhà thừa sai nước ngoài ở vùng biên giới. Người ta cũng biết rằng một số linh mục người Mỹ và Canada gốc Nam Hàn hiện tại đang bị giam trong các trại tù chính trị vì đã giúp người tị nạn.
Người tị nạn, khi bị bắt, có nguy cơ bị cưỡng bức trở về nước — nghĩa là nhà tù, tra tấn, trại giam và cái chết. Nếu họ không bị hồi hương, họ có nguy cơ rơi vào tay của những tổ chức tội phạm buôn bán nội tạng người. Phụ nữ và các em gái có nguy cơ bị bắt cóc bởi các băng nhóm và bán cho các nông dân, hay thậm chí tệ hơn, cho các chủ nhà chứa. Một em gái Bắc Hàn có thể bán với giá $800-$1200.
Và vì thế, là một thừa sai và một linh mục Công giáo, tôi nói lên ở đây thay mặt cho tất cả những người Bắc Hàn kia đã phải sống những Chặng đàng Thập giá dài nhất trong suốt 60 năm qua trong lịch sử con người. Tôi lên tiếng thay mặt cho những người bị móc mất một con mắt, hay một bộ phận khác — không hề có thuốc mê — để rồi các bộ phận đó được cấy ghép cho những người Trung quốc, Nhật bản và những người giàu có khác! Tôi lên tiếng nói thay mặt cho tất cả những người Bắc Hàn là nạn nhân của những kẻ buôn bán nô lệ!
Tóm lại, đánh giá mọi việc trên căn bản địa chính trị nghiêm túc — cân nhắc đến sự chậm chạp của Trung quốc và các quyền lực Tây phương — 21 triệu người Bắc Hàn có nguy cơ phải chờ đợi một thời gian dài nữa trước khi nhìn thấy được sự cải thiện tận gốc rễ cho số phận của họ. Nếu không có sự can thiệp của Thiên Chúa, nghĩa là — một điều chúng ta phải toàn tâm toàn ý cầu nguyện mỗi ngày cho dân tộc bị đóng đinh này.
[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/04/2017]



Niềm hy vọng cho thế giới: một phỏng vấn ít được biết với Đức Benedict XVI

Niềm hy vọng cho thế giới: một phỏng vấn ít được biết với Đức Benedict XVI

01 tháng Tư, 2017
Niềm hy vọng cho thế giới: một phỏng vấn ít được biết với Đức Benedict XVI
CPP
“Chân lý không bao giờ già nua,” trong khi các hệ tư tưởng “có tuổi thọ được đếm từng ngày.”
VATICAN CITY — Khi các nhà lãnh đạo Châu Âu đột ngột họp tại Roma tuần trước để đánh dấu kỷ niệm 60 năm thành lập Cộng đồng Châu Âu, Quỹ Joseph Ratzinger cho đăng một cuộc phỏng vấn với Đức Benedict XVI về mối quan hệ giữa Ki-tô giáo và Tây phương.
Cuộc phỏng vấn, do Cha Germano Marani S.J. thực hiện năm 2012, lần đầu tiên xuất hiện trong bộ phim “Những Tiếng Chuông của Châu Âu” [Campane d’Europa]. Được Trung tâm Truyền hình Vatican sản xuất (với các nghi thức thuộc về hãng Rai Cinema), bộ phim tài liệu nhìn đến mối quan hệ giữa Ki-tô giáo, văn hóa Châu Âu, và tương lai của đại lục này và vượt xa hơn nữa.
Bộ phim thể hiện những phỏng vấn với các nhà lãnh đạo quan trọng khác trong thế giới Ki-tô giáo, gồm Đức Thượng phụ Đại kết Constantinople, Bartholomew I; Đức Đại Thượng phụ Moscow, Kirill; và đức Tổng Giám mục Canterbury, Rowan Williams, cũng như những nhân vật lỗi lạc trong thế giới chính trị và văn hóa.
Trong buổi phỏng vấn ít được biết đến, được tái phát hành dưới đây, Đức Benedict XVI chia sẻ nhiều lý do tại sao ngài vẫn có hy vọng cho Châu Âu và thế giới, ngài nhắc chúng ta nhớ rằng “con người không thể lãng quên Thiên Chúa mãi mãi,” và “Chân lý không bao giờ già nua,” trong khi các hệ tư tưởng “có tuổi thọ được đếm từng ngày.”
Ngài cũng nói đến những “thao thức” đang “thức tỉnh” nơi những người trẻ tuổi hôm nay, cũng như “sự khủng hoảng về giá trị” hiện tại của Châu Âu, điều mà ngài nói xuất phát từ sự thật rằng “trong Châu Âu ngày nay chúng ta nhìn thấy hai linh hồn.”

Thưa Đức Thánh Cha, các Thông điệp của người trình bày một quan điểm rất thuyết phục về con người: con người sống nhờ vào lòng quảng đại của Thiên Chúa, con người với lý trí được mở rộng nhờ trải nghiệm đức tin, con người gánh vác được trách nhiệm xã hội nhờ động lực bác ái được đón nhận và trao tặng trong chân lý. Thưa Đức Thánh Cha, chính từ quan điểm nhân học này — trong đó thông điệp Tin mừng đề cao tất cả những khía cạnh đáng tán dương của nhân loại, thanh tẩy những bùn nhơ che phủ lấy hình ảnh đích thực của con người được tạo dựng theo hình ảnh giống Thiên Chúa — mà người đã liên tục nhắc đi nhắc lại rằng sự tái khám phá này về hình ảnh của con người, của những giá trị Tin mừng, của những cội rễ sâu thẳm nhất của Châu Âu, là lý do cho niềm hy vọng lớn cho Châu Âu đại lục và vượt xa hơn nữa. Xin người giải thích cho chúng con những lý do cho sự hy vọng của người?
Lý do thứ nhất cho niềm hy vọng của tôi là sự thật của lòng khát khao Thiên Chúa, việc đi tìm Thiên Chúa, đã được khắc sâu trong tâm hồn của mỗi con người và không thể biến mất được. Chắc chắn chúng ta có thể lãng quên Thiên Chúa một lúc nào đó, gạt Ngài sang một bên và lo lắng về bản thân chúng ta với những điều khác, nhưng Thiên Chúa không bao giờ biến mất. Những lời của Thánh Au-gút-tinh là chân lý: con người chúng ta luôn thao thức cho đến khi tìm được Thiên Chúa. Sự thao thức này cũng tồn tại hôm nay, và là một cách bày tỏ niềm hy vọng rằng con người có thể, liên tục và lại một lần nữa, thậm chí hôm nay, bắt đầu hành trình tìm về Thiên Chúa.
Lý do thứ hai cho niềm hy vọng của tôi nằm ở sự thật rằng Tin mừng của Đức Giê-su Ki-tô, niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô, đơn giản là chân lý; và chân lý không bao giờ già nua. Nó cũng có thể có lúc bị lãng quên, nó có thể bị gạt sang một bên và sự chú ý có thể chuyển hướng sang những điều khác, nhưng chân lý không bao giờ biến mất. Những hệ tư tưởng có tuổi thọ được đếm từng ngày. Chúng xuất hiện mạnh mẽ và không thể cưỡng lại được, sau một khoảng thời gian nào đó, chúng hao mòn và mất dần năng lượng vì chúng thiếu sự thật thẳm sâu. Chúng là những mảnh vụn của sự thật, nhưng cuối cùng chúng mất đi. Ngược lại, Tin mừng là sự thật và vì thế không bao giờ bị hao mòn. Trong mỗi giai đoạn của lịch sử, nó tỏ lộ những chiều kích mới, nó xuất hiện trong mọi sự mới lạ và nó phù hợp với nhu cầu của tâm hồn và trí óc của con người, họ có thể bước đi trong sự thật này và khám phá ra chính mình. Vì thế, vì lý do này, tôi tin rằng sẽ có lại một mùa xuân mới cho Ki-tô giáo.
Một lý do thứ ba, một lý do dựa trên kinh nghiệm, là bằng chứng của sự thật rằng ý thức về những thao thức này đang tồn tại giữa những người trẻ tuổi hôm nay. Giới trẻ đã chứng kiến nhiều — những đề nghị của các hệ tư tưởng và của chủ nghĩa tiêu dùng — và họ đã ý thức được sự trống rỗng và thiếu thốn của những thứ đó. Con người được tạo dựng cho sự vô cùng; sự hữu hạn quá nhỏ bé. Vì thế, ngay trong các thế hệ trẻ chúng ta đang nhìn thấy sự thức tỉnh của thao thức này, và cả họ nữa bắt đầu hành trình tìm ra những khám phá mới của sự tuyệt mỹ của Ki-tô giáo, không phải là một phiên bản giảm giá hay lược bớt giá trị, nhưng là Ki-tô giáo trong mọi giá trị và tính sâu thẳm của nó. Vì vậy tôi tin rằng về nhân học đang cho chúng ta thấy sẽ luôn có một sự thức tỉnh mới của Ki-tô giáo. Những sự thật khẳng định điều này trong một cụm từ duy nhất: nền tảng sâu thẳm. Đó là Ki-tô giáo; nó là sự thật và sự thật luôn luôn có một tương lai.

Thưa Đức Thánh Cha, người luôn lặp đi lặp lại rằng Châu Âu đã có, và tiếp tục có, một sức ảnh hưởng văn hóa đến toàn nhân loại, và nó không thể làm gì hơn ngoài cảm nhận một ý thức đặc biệt về trách nhiệm, không phải cho tương lai của riêng đại lục, nhưng còn cho chung cả nhân loại. Nhìn về tương lai, có cách nào để nhận thức rõ những tình trạng của chứng nhân hữu hình Công giáo, Chính Thống giáo và Tin lành ở Châu Âu từ Đại Tây dương đến rặng Utals phải thể hiện sự chào đón hơn và hiệp nhất hơn, sống những giá trị Tin mừng mà họ tin, họ đóng góp vào việc xây dựng một Châu Âu trung thành với Đức Ki-tô, không chỉ đơn thuần là bảo vệ cho di sản văn hóa và tinh thần của họ, nhưng còn cam kết tìm ra những con đường mới để đối mặt với những thách đố lớn là nét đặc trưng của thời đại hậu hiện đại và đa văn hóa?

Đây là một câu hỏi quan trọng. Rõ ràng Châu Âu có một trọng lượng lớn đối với thế giới ngày nay, nói riêng về tầm quan trọng kinh tế, văn hóa và tri thức. Nó có một trách nhiệm lớn như là kết quả tiếp nối của điều này. Nhưng Châu Âu, như anh nói, vẫn phải tìm ra giá trị thực sự của nó để có thể nói và hành động theo đúng trách nhiệm của nó. Theo ý tôi, vấn đề hôm nay không có trong những sự khác biệt dân tộc, tạ ơn Chúa, nó là những khác biệt chứ không phải những chia rẽ. Trong những sự khác biệt về văn hóa, con người và bản chất, các dân tộc là một tài sản giàu có hợp chung với nhau để tạo nên một bản giao hưởng phong phú của các nền văn hóa.
Về căn bản, chúng là một nền văn hóa chung. Tôi tin rằng vấn đề mà Châu Âu gặp phải khi tìm ra giá trị riêng của mình nằm trong sự thật rằng trong Châu Âu hôm nay chúng ta đang nhìn thấy hai linh hồn: một là lý trí chống lại lịch sử phi thực tế, nó tìm cách thống trị tất cả vì nó cho bản thân nó vượt trên mọi văn hóa; nó giống như một kiểu lý trí cuối cùng tự tìm ra chính mình và có khuynh hướng giải thoát mình khỏi tất cả các truyền thống và giá trị văn hóa vì ích lợi của tính hợp lý trừu tượng. Quả quyết đầu tiên của Strasburg về thánh giá là một ví dụ cho kiểu lý trí trừu tượng như vậy, nó tìm kiếm sự giải phóng khỏi tất cả mọi truyền thống, thậm chí thoát khỏi chính cả lịch sử của bản thân nó. Tuy nhiên chúng ta không thể sống như vậy, hơn nữa, ngay cả “duy lý trí” vẫn phải phụ thuộc vào một bối cảnh lịch sử nào đó, và chỉ trong bối cảnh đó nó mới tồn tại. Chúng ta có thể gọi linh hồn khác của Châu Âu là linh hồn Ki-tô giáo. Nó là một linh hồn mở mở ra cho tất cả những gì hợp lý, một linh hồn mà chính nó đã xây dựng tính táo bạo của lý trí và sự tự do của tư duy phản biện, nhưng nó vẫn bám chặt vào những gốc rễ mà qua đó Châu Âu này được sinh ra, những gốc rễ đã tạo ra những giá trị nền tảng và các thể chế lớn của châu lục này, trong tầm nhìn của đức tin Ki-tô giáo. Như anh nói, linh hồn này phải tìm ra một cách biểu đạt chung trong sự đối thoại đại kết giữa các Giáo hội Công giáo, Chính thống giáo và Tin lành. Rồi nó phải gặp gỡ được lý trí trừu tượng này; nói một cách khác, nó phải chấp nhận và duy trì sự tự do của lý trí để phê bình mọi việc nó có thể làm và đã làm, nhưng để thực hành điều này và cho nó hình thức cụ thể dựa trên những nền tảng và trong bối cảnh của những giá trị lớn mà Ki-tô giáo đã để lại cho chúng ta. Chỉ bằng cách pha trộn những yếu tố này thì Châu Âu mới có thể có trọng lượng trong cuộc đối thoại liên văn hóa của con người hôm nay và ngày mai. Chỉ khi lý trí có một giá trị lịch sử và luân lý thì nó mới có thể nói chuyện với người khác, tìm kiếm một “tính đa văn hóa” qua đó mọi người có thể bước vào và tìm được một sự thống nhất căn bản trong những giá trị mở ra con đường cho tương lai, cho một chủ nghĩa nhân văn mới. Đây phải là mục tiêu của chúng ta. Với chúng ta chủ nghĩa nhân văn này nổi lên trực tiếp từ cái nhìn về con người được tạo dựng trong hình ảnh giống Thiên Chúa.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/04/2017]


Đức Thánh Cha Phanxico bổ nhiệm giám mục phó ở Việt nam

Đức Thánh Cha Phanxico bổ nhiệm giám mục phó ở Việt nam

Đức Thánh Cha Phanxico bổ nhiệm giám mục phó ở Việt nam
Nhà thờ Thánh Ni-cô-la ở Đà lạt, Việt nam, và Đức Giám mục phó với quyền kế vị vừa được bổ nhiệm, Nguyễn Văn Mạnh. - RV
08/04/2017 12:19
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico đã bổ nhiệm một giám mục phó với quyền kế vị cho Giáo phận Đà lạt ở miền Nam Việt Nam. Cha Đa-minh Nguyễn Văn Mạnh, Đại diện tư pháp của giáo phận Đà Lạt là giám mục phó, dưới quyền Đức Giám mục An-tôn Vũ Huy Chương. Không giống một giám mục phụ tá, giám mục phó có quyền kế nhiệm trong trường hợp đức giám mục hiện tại về hưu, từ chức hay qua đời.
Đức Giám mục phó Nguyễn Văn Mạnh 62 tuổi sinh ngày 12 tháng Tám, 1955 tại Cần thơ. Ngài học Tiểu chủng viện Simon Hòa Đà Lạt từ 1966 đến 1973. Ngài sau đó theo học triết và thần học tại Giáo hoàng Học viện Thánh Pi-ô từ năm 1973 đến 1977 trong giáo phận. Ngài sau đó tiếp tục phục vụ trong học viện với vị trí giám quản đến 1980. Sau thụ phong ngày 29 tháng Năm 1994, ngài phục vụ ở các vị trí:
1994-2003:  Cha phó xứ Tân hòa, Bảo Lộc
2003-2009: Học giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Urban ở Roma, Ý.
2006 - ...: Đại diện Tư pháp của Giáo phận Đà lạt.
Đà Lạt là một hạt của Tổng Giáo phận Sài gòn được Đức Giáo hoàng Gio-an XXIII thành lập ngày 24 tháng Mười Một năm 1960. Trải rộng trên diện tích 9764 cây số vuông, giáo phận có 377.492 giáo dân trong tổng dân số hơn 1,2 triệu người. Số tín hữu trải đều trong 96 giáo xứ với 290 linh mục phục vụ, 275 nam tu sĩ và 932 nữ tu. 76 chủng sinh đang chuẩn bị cho thánh chức linh mục.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/04/2017]