Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Phải làm gì với những Câu lạc bộ Satan sau giờ học?

Phải làm gì với những Câu lạc bộ Satan sau giờ học?

PATTI ARMSTRONG
04/08/2016
Thủ đoạn tà ma mới nhất là các câu lạc bộ Satan được lên kế hoạch cho các trường tiểu học trên khắp đất nước. Tình hình này cuối cùng dẫn đến quyết định hoặc phải để cho chúng hoạt động trong trường song song với những nhóm Ki-tô giáo, hoặc chấp nhận loại bỏ tất cả các câu lạc bộ tôn giáo.
Đã qua rồi thời các trường học có thể nói: Không, điều này là tội lỗi và điên khùng và nó không được xảy ra ở đây. Thay vì vậy bây giờ là một thế giới hoặc là tất cả hoặc là không gì cả — tất cả mọi người hoặc chẳng ai cả. Mặc dù phần kết của trò chơi rút cuộc là loại bỏ mọi tôn giáo ra khỏi trường học, cho nên bây giờ, các thành viên của Đền thờ Satan đang đặc mục tiêu của họ là buộc các trường học phải cho phép các câu lạc bộ của họ. Nó là một chiến dịch vận động thành công của — tống khứ các nhóm Ki-tô giáo, tượng đài và những buổi cầu nguyện ra khỏi quảng trường công cộng hoặc là chúng ta cũng phải chấp nhận quỷ.
Sự chống đối Ki-tô giáo trong các trường công
Theo một chuyên mục của tờ Washington Post, các lãnh đạo của Đền thờ Satan tháng trước đã tập họ ở Salem, tiểu bang Massachusetts để chống đối lại các nhóm tu sĩ rao giảng Ki-tô giáo sau giờ học. Tờ Post trích lời của Doug Mesner, người đồng sáng lập Đền thờ Satan: “Điều quan trọng sống còn là trẻ em phải hiểu được rằng có nhiều quan điểm khác nhau trên mọi vấn đề, và rằng các trẻ có một sự lựa chọn trong cách suy nghĩ của chúng.”
Website của họ cảnh báo chống lại các Câu lạc bộ Tin vui rao giảng Phúc âm đang gieo rắc sự sợ hãi Hỏa ngục, và việc để Thiên Chúa ở trong các trường học thì chỉ đại diện cho một quan điểm tôn giáo duy nhất. Kế hoạch là các người đứng đầu các nhóm Satan nộp đơn vào các trường yêu cầu ngay lập tức cho pháp các câu lạc bộ của họ. Những người lãnh đạo trong buổi họp này đến từ New York, Boston, Utah, Arizona, Minneapolis, Detroit, San Jose, New Orleans, Pittsburgh and Florida. Video cổ vũ của họ đăng trên website đầy những thái độ nổi loạn và kỳ quặc cùng với những âm thanh chói tai và quái đản. Tôi chỉ xem vài giây, bỏ qua một vài chỗ và tìm thấy một chủ đề ma quỷ rùng rợn chạy xuyên suốt. Xin mọi người đừng mất thời gian xem nhưng nếu cứ muốn xem, trước hết hãy cầu xin được bảo vệ, đặc biệt cầu xin thánh Micae Tổng lãnh Thiên thần.
Website của họ tuyên bố rằng Tòa án Tối cao ra phán quyết năm 2001 về Câu lạc bộ Tin vui chống lại Trường Milford Central rằng các trường học không được kỳ thị chống lại bài giảng tôn giáo nếu một tổ chức tôn giáo muốn hoạt động một câu lạc bộ sau giờ học về những luận thuyết của họ. Các câu lạc bộ Satan sau giờ học khăng khăng rằng họ cũng không thể bị từ chối ở bất cứ chỗ nào có các câu lạc bộ Ki-tô giáo hay các tôn giáo khác hoạt động. Đền thờ Satan khẳng định rằng họ không thực sự tin vào quỷ nhưng họ tuân theo tính hợp lý của khoa học. Chương trình cho các câu lạc bộ nghe có vẻ khá lành mạnh: xây dựng những kỹ năng lập luận và xã hội, có cả bữa ăn giữa buổi hợp sức khỏe, và những môn học văn chương và khoa học, những hoạt động học tập sáng tạo, giải toán, và một dự án nghệ thuật. Cha mẹ cần phải ký một bản cho phép các học sinh được tham gia — một hiệp ước với quỷ, có thể nói như vậy.
Sự trói buộc của luật pháp
Năm 2001, Tòa án Tối cao đã ra phán  quyết rằng chương trình sau giờ học không thể bị loại trừ dựa trên những quan điểm tôn giáo. Vì vậy bây giờ, theo báo cáo có 3.560 câu lạc bộ Tin Vui trong hơn 5 phần trăm các trường tiểu học công của quốc gia. Đền thờ Satan dự định dùng luật tự do tôn giáo để đi vào các trường học. Các câu lạc bộ của họ cổ vũ lòng nhân từ và cảm thông và chỉ trích các Câu lạc bộ Tin vui gieo rắc sự sợ hãi và thiên kiến.
Đền thờ Satan đang sử dụng một chủ nghĩa tích cực chính trị đã rất hiệu quả cho họ về sau này. Năm 2014, sau khi Tòa án Tối cao phán quyết rằng cầu nguyện trước những buổi họp công cộng không vi phạm Hiến pháp Bổ sung lần thứ nhất, Đền thờ Satan đề nghị đọc một lời cầu nguyện của họ tại một buổi họp thành phố Arizona thường được khai mạc bằng lời cầu nguyện của Ki-tô giáo. Thay vì vậy, thành phố chọn cách bỏ qua những lời cầu nguyện.
Mùa xuân năm ngoái, những tài liệu của Satan đã được phân phát trong các trường học ở Colorado. Dựa trên chính sách trường học nói rằng nếu họ chấp nhận một loại hình thức văn chương được thông qua thì họ phải cho phép mọi hình thức thông tin chuẩn bị sẵn cho học sinh. Những người Vô thần và Tư tưởng độc lập ở Tây Colorado thừa nhận rằng họ thực sự đang gửi những bản văn biện luận với mục đích đơn giản buộc mọi tôn giáo phải ra khỏi các trường học. Delta School District đang xem xét  lại chính sách của họ không cho phép các tài liệu về tôn giáo hay tín ngưỡng.
Những thủ đoạn gây hoang mang cũng hoạt động trong các quảng trường nhằm âm mưu buộc phải tháo bỏ mọi tượng đài tôn giáo. Ví dụ, khi Hội đồng thành phố Oklahoma không cho phép một tượng Satan đứng bên cạnh tượng Mười Điều Răn, vụ này đưa lên Tòa án Tối cao tiểu bang và phán quyết cho biết bất cứ điều gì có liên quan đến tôn giáo đều không được phép. Trong những trường hợp này, những người của Satan nhìn thấy chiến thắng của họ theo cả hai hướng: hoặc là mọi thứ thuộc Satan của họ cũng được phép ở nơi công cộng, hoặc mọi thức thuộc Ki-tô giáo phải biến mất.
Là Ki-tô hữu, đôi tay chúng ta đang bị siết lại. Chúng ta bị bắt buộc phải chịu đựng Satan với cái đầu gớm ghiếc của hắn và chiến đấu chống lại hắn một cách công khai cho phần rỗi linh hồn, hoặc phải giấu đi niềm tin tôn giáo của mình. Viễn cảnh nào tốt hơn? Bạn nghĩ như thế nào? Hay có cách nào khác hơn không?

[Nguồn: ncregister]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 05/08/2016]



Vận động viên bơi lội Olympic người Syria cứu 20 người tị nạn bằng cách đẩy con thuyền đang chìm vào đến bờ

Vận động viên bơi lội Olympic người Syria cứu 20 người tị nạn bằng cách đẩy con thuyền đang chìm vào đến bờ

Mardini một trong 10 vận động viên thành lập đội người tị nạn đầu tiên thi đấu tại Olympics
5 tháng 8, 2016
rio-de-janeiro-2016-1177950_960_720
Pixabay
Đài Phát thanh Vatican:
Lễ khai mạc Olympic đã bắt đầu tối thứ Sáu tại Rio de Janeiro. Và lần đầu tiên, một nhóm vận động viên người tị nạn từ khắp thế giới sẽ thi đấu tại Thế vận hội.
Nếu chỉ là lòng can đảm vượt qua những nguy hiểm để thoát khỏi những hoàn cảnh bị đàn áp vì xung đột và bị bách hại thì chưa đủ đối với một số người. Họ muốn cho thế giới thấy tính kiên cường và tài năng tiềm ẩn của họ.
Và cơ quan tị nạn Liên Hiệp quốc tạo cho họ cơ hội bằng cách thành lập lần đầu tiên một đội vận động viên người tị nạn thi đấu tại Thế vận hội Olympic ở Rio.
Mười người tị nạn được chọn trong số hơn 59,5 triệu người phải rời bỏ quê hương trên khắp thế giới để thành lập đội Vận động viên Olympic Tị nạn.
Trong đội hình gồm 2 vận động viên bơi người Syria, 2 vận động viên judo từ Cộng hòa Dân chủ Congo, một vận động viên ma-ra-tông từ Ethiopia, và 5 vận động viên chạy cự ly trung bình từ Nam Sudan.
Cựu vô địch kỷ lục ma-ra-tông thế giới Tegla Loroupe là Trưởng đoàn cho Nhóm Tị nạn.
“Tôi đang nhìn thấy những chức vô địch ở đây. Tôi đang nhìn thấy những kỷ lục của thế giới ở giữa những người này. Chúng tôi vừa bắt đầu hồi tháng 10 năm ngoái, và những người này đến từ những hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Mang trên mình tình trạng tị nạn không hề dễ dàng chút nào: bạn chẳng là gì cả. Bạn là một con người nhưng bạn chẳng là ai trong mắt người khác.”
Một trong những vận động viên bơi của nhóm, Yusra Mardini người Syria, đã tự cứu được mạng sống của mình và của 20 người tị nạn khác khi thuyền của họ bắt đầu bị chìm ngoài khơi Hy lạp.
Cô và em gái của cô nhảy xuống nước và bắt đầu đẩy con thuyền về phía bờ biển Hy lạp.
Miz. Mardini nói rằng sự tham gia của cô vào Thế vận hội đại diện cho niềm hy vọng cho tất cả những người tị nạn.
“Tôi muốn đại diện cho tất cả những người tị nạn vì tôi muốn cho mọi người thấy rằng, sau sự đau đớn, sau cơn bão, sẽ đến ngày bình yên. Tôi muốn mọi người đừng bao giờ từ bỏ những giấc mơ của mình.”
Thế vận hội Olympic sẽ diễn ra đến ngày 21 tháng 8 và sẽ chứng kiến 11.000 vận động viên tham dự từ 205 quốc gia.

[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/08/2016]



Văn bản cuộc đối thoại của Đức Thánh Cha với các Giám mục Ba lan (Phần cuối)

Văn bản cuộc đối thoại của Đức Thánh Cha với các Giám mục  Ba lan (Phần cuối)

Lòng thương xót, giáo xứ, hệ tư tưởng giới tính, di dân và các chủ đề khác
4 tháng 8, 2016
pope francis
L'Osservatore Romano
H.E. Đức ông Leszek Leszkiewicz (Giám mục phó Tarnow):
Thưa Đức Thánh Cha, sự tuyên thệ mục vụ của chúng con đặt trên mô hình truyền thống của cộng đoàn giáo xứ, thực thi đời sống bí tích – một mô hình vẫn tiếp tục trổ sinh hoa trái ở đây. Tuy nhiên, chúng con nhận ra rằng, cũng ở đây, những điều kiện và hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày thay đổi quá nhanh và đòi Giáo hội phải có những con đường mục vụ mới. Các linh mục và tín hữu về một mặt nào đó hơi giống như các tông đồ lắng nghe, dấn thân vào rất nhiều công việc, nhưng vẫn không thể luôn luôn mang lại sự toại nguyện làm động lực truyền giáo bên trong và bên ngoài của các cộng đoàn giáo hội. Thưa Đức Thánh Cha, trong Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui Tin mừng), người nói đến những tông đồ đi rao giảng mang Tin vui cho thế giới hôm nay với lòng hăng say. Người có đề nghị gì cho chúng con? Người có thể cho chúng con sự động viên gì, để chúng con có thể xây dựng một cộng đoàn Giáo hội trong thế giới chúng ta bằng con đường thành công, sinh nhiều hoa trái, với niềm vui và động lực truyền giáo?
Đức Thánh Cha Phanxico:
Xin cảm ơn Đức Giám mục! Cha muốn nhấn mạnh đến một điểm: giáo xứ luôn luôn có giá trị! Giáo xứ phải tồn tại: đó là một cấu trúc chúng ta không thể ném ra ngoài cửa sổ! Thật vậy, giáo xứ là căn nhà của Dân Chúa, trong căn nhà đó mọi người Dân Chúa được sống. Vấn đề là phải xây dựng giáo xứ như thế nào! Có những giáo xứ với những thư ký giáo xứ dường như là “tông đồ của Satan,” làm mọi người hoảng cả lên! Có những giáo xứ với những cánh cửa đóng kín. Nhưng cũng có những giáo xứ với cánh cửa mở rộng, đó là những giáo xứ khi có ai đó đến hỏi, liền có ngay người trả lời: “Vâng, vâng … xin anh cứ tự nhiên. Vâng có chuyện gì ạ?” Và người đó kiên nhẫn lắng nghe, vì chăm sóc dân Chúa thì mệt lả người, nó mệt lắm!
Một Giáo sư đại học giỏi, một linh mục dòng Tên cha có quen ở Buenos Aires, hỏi Bề trên Giám tỉnh rằng khi ngài về hưu liệu ngài có thể về làm cha xứ ở một quận xa được không, để có thêm kinh nghiệm. Linh mục đến Khoa đại học một tuần một lần – ngài bị lệ thuộc vào Cộng đoàn đó – và một ngày kia ngài nói với cha: “Xin nói với Giáo sư môn Giáo hội học của ngài rằng trong luận thuyết của giáo sư hai luận văn đã bị mất.” “Cái nào vậy?” “Thứ nhất: Dân Thánh của Thiên Chúa về cơ bản đang thấy mệt mỏi. Và thứ hai: Thuộc về bản thể luận, Dân Thánh của Chúa làm những gì họ nghĩ là tốt nhất. Và điều này  rất mệt mỏi!”
Ngày nay làm cha xứ là rất mệt: đưa giáo xứ đi lên cũng rất mệt, trong thế giới hôm nay với quá nhiều những vấn đề. Và Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta để chúng ta sẽ phải mệt mỏi một chút, để làm việc chứ không phải nghỉ ngơi. Giáo xứ khá là mệt mỏi khi muốn xây dựng tốt. Sự tái sinh của giáo xứ là một trong những điều các đức giám mục phải luôn có trong con mắt của mình: Giáo xứ này đang hoạt động như thế nào? Nó đang làm gì? Việc dạy giáo lý đang diễn ra như thế nào? Nó được giảng dạy ra sao? Nó có mở cửa không? — rất nhiều thứ. Cha đang nghĩ đến một giáo xứ ở Buenos Aires, khi những đôi đính hôn đến: “Chúng con muốn làm đám cưới ở đây …” “Vâng, được,” người thư ký nói, “và đây là các mức giá tiền.” Điều này không được, giáo xứ như vậy không chạy được. Mọi người được đón tiếp như thế nào? Họ được lắng nghe như thế nào? Có phải lúc nào cũng có người đến tòa giải tội không? Ở những giáo xứ – không phải là những giáo xứ ở những quận nhỏ, nhưng là những giáo xứ ở vùng trung tâm, trên các con đường lớn, nếu có tòa giải tội lúc nào cũng có đèn sáng, người ta sẽ luôn đến xưng tội — luôn luôn! Đó là một giáo xứ mở rộng cửa chào đón.
Các đức Giám mục phải hỏi các linh mục điều này: “Giáo xứ của cha như thế nào rồi? Cha có ra ngoài không? Cha có đến thăm những người bị tù đày không, những người đau yếu, những bà già? Cha hoạt động như thế nào với thiếu nhi? Cha giúp các em chơi đùa như thế nào và quan tâm đến nhà nguyện như thế nào? Đây là một trong những hội đoàn giáo xứ tuyệt vời, ít nhất là ở Ý. Nhà nguyện: mấy em bé trai chơi ở đó và các em được dạy nhiều điều, một ít giáo lý. Các em về nhà mệt nhoài, hạnh phúc và đã có một hạt giống tốt được gieo. Giáo xứ rất quan trọng! Có những người nói rằng giáo xứ không còn hữu ích nữa, vì bây giờ là thời đại của những Người di chuyển. Điều này không đúng! Những người di chuyển có thể hỗ trợ, nhưng họ không được là một sự thay thế cho giáo xứ: họ phải giúp sức trong giáo xứ, đưa giáo xứ tiến lên, giống như Tu hội Maria làm, như Hội Hành động Công giáo làm và cũng giống như rất nhiều hội đoàn khác làm.
Chúng ta có nên tìm đến với tính cách tân hoặc thay đổi cấu trúc giáo xứ không? Điều cha nói đây có thể giống như, có lẽ vậy, là dị thuyết, nhưng đó là cách cha sống: Cha nghĩ rằng nó là một cái gì đó hơi giống với cấu trúc Episcopal (Ghi chú của ND: một giáo phái Anh giáo): chắc chắn nó khác nhưng có hơi giống giống. Giáo xứ là cấu trúc không được động chạm đến: nó phải được duy trì như là một nơi của sự sáng tạo, của sự gặp gỡ tham khảo, của tình mẫu tử và tất cả mọi điều khác. Và hãy thể hiện ở đó khả năng sáng tạo; và khi một giáo xứ đi lên theo cách này thì điều mọi người nhận ra chính là điều cha đã đặt tên cho nó là một “giáo xứ tiến bước” – trong sự nối kết với các tông đồ truyền giáo. Ví dụ, cha đang nghĩ đến một giáo xứ — một mẫu gương tốt sau đó được nhiều xứ khác bắt chước – ở một quốc gia nơi trẻ em không thường xuyên được rửa tội, vì không có tiền; tuy nhiên, trong dịp lễ thánh bổn mạng, ngày lễ được chuẩn bị trước 3-4 tháng, bằng việc đến thăm các gia đình và tới đó họ mới nhìn thấy bao nhiêu trẻ em không được rửa tội. Các gia đình tự chuẩn bị, và một trong những hoạt động mừng thánh bổn mạng là Rửa tội 30-40 trẻ em, những bé này nếu không vậy sẽ vẫn ở tình trạng không được rửa tội. Đấy cũng là một cách sáng tạo.
Người ta không làm đám cưới trong nhà thờ. Cha lại đang nghĩ đến một buổi gặp mặt các linh mục. Một vị đứng dậy và nói: “Các cha đã nghĩ ra lý do tại sao chưa?” Và linh mục đó đưa ra quá nhiều lý do mà chúng ta đã chia sẻ: văn hóa hiện nay, và v.v.. Tuy nhiên, lại có một nhóm người tốt không muốn làm lễ cưới vì ngày nay làm đám cưới rất tốn tiền! Cái gì cũng tốn tiền, tiệc mừng … nó là một sự kiện xã hội. Và vị linh mục xứ ở đây, ngài rất sáng tạo, nói rằng: “Cha luôn chờ đợi bất kỳ ai muốn làm lễ kết hôn.” Vì ở Argentina có hai lễ cưới: người ta phải đến chỗ chính quyền dân sự, và lễ cưới dân sự được tổ chức ở đó, và rồi người ta đến nhà thờ theo tôn giáo của họ để làm đám cưới. Một số – không, nhiều! – người không muốn đến làm lễ cưới vì họ không có tiền để tổ chức một lễ mừng lớn … Nhưng những linh mục có óc tháo vát nói: “Không, không! Cha đang chờ các con!” Ngày hôm đó, họ làm lễ cưới dân sự lúc 11:00-12:00-13:00-14:00: hôm đó tôi không thể ngủ trưa! Sau lễ cưới dân sự họ đến nhà thờ, làm đám cưới, và ra về trong bình an.
Sáng tạo, tìm kiếm, tiến bước, đi tìm mọi người, can dự vào những khó khăn của người khác. Nhưng ngày nay văn phòng giáo xứ hoạt động không hiệu quả vì người ta không có kỷ luật! Các đức cha có những con người có kỷ luật, và đây là hồng ân của Thiên Chúa! Nhưng nói chung con người thiếu kỷ luật. Cha nghĩ đến quê hương của cha: nếu các cha không cất bước ra đi tìm họ, nếu các cha không tiếp cận họ, họ sẽ không đến. Và đây là một tông đồ truyền giáo, giáo xứ tiến bước. Hãy cất bước ra đi tìm, như Thiên Chúa đã làm, Người đã sai Con của Người xuống đi tìm chúng ta.
Cha không biết đây có phải là câu trả lời quá đơn giản hay không, nhưng cha không có cách trả lời nào khác. Cha không phải là một chủ chăn uyên bác; cha chỉ nói những gì tự nhiên đến với cha.
H.E. Đức ông Krzysztof Zadarko (Giám mục phó giáo phận Koszalin-Kolobrzeg):
Thưa Đức Thánh Cha, một trong những vấn đề đau đớn nhất đang đối mặt với Châu Âu ngày nay là vấn nạn người tị nạn. Làm sao chúng ta có thể giúp họ, vì rằng họ quá đông? Và chúng ta có thể làm gì để vượt qua được nỗi sợ hãi về một cuộc xâm lấn hay xâm phạm, những điều làm tê liệt toàn xã hội?
Đức Thánh Cha Phanxico:
Xin cảm ơn Đức ông! Vấn đề người tị nạn … trong quá khứ người tị nạn không như bây giờ. Chúng ta nói là người di cư và tị nạn — chúng ta cùng cân nhắc về họ. Ông thân sinh của cha là một người di cư. Và cha có nói với Tổng thống Ba lan rằng ở trong nhà máy nơi ông thân sinh của cha làm việc có rất nhiều người di dân Ba lan sau chiến tranh. Lúc cha còn bé, cha biết rất nhiều người. Vùng đất của cha là vùng đất của người nhập cư, tất cả đều vậy … Và chẳng có vấn đề gì ở đó; những điều đó là thuộc thời gian khác. Tại sao tình trạng di cư ngày nay quá nhiều? Cha không nói đến việc rời bỏ quê hương của một người để ra nước ngoài: đó là vì thiếu việc làm. Rõ ràng là họ đi ra ngoài để tìm việc  làm. Đây là vấn đề trong nước, mà chính quý vị ở đây cũng có … Cha muốn nói đến những người đến với chúng ta: họ đang phải di tản tránh chiến tranh, tránh đói khổ. Vấn đề là ở chỗ đó. Và tại sao lại có vấn đề ở đó? Vì trong cuộc chiến đó có sự bóc lột con người, có sự bóc lột đất nước, có sự bóc lột để kiếm tiền. Nói chuyện với những nhà kinh tế toàn cầu, những người nhìn thấy vấn đề này, họ nói: chúng ta phải đầu tư vào những quốc gia này; qua việc đầu tư họ sẽ có việc làm và họ không cần phải di cư nữa. Nhưng chiến tranh! Có những cuộc chiến giữa các bộ lạc, một số cuộc chiến tranh vì hệ tư tưởng và một số cuộc chiến tự tạo, do những kẻ buôn lậu vũ khí dựng lên, những người này sống nhờ vào đó: họ đưa vũ khí cho bạn để bạn chống lại người khác, và đưa cho người khác để họ chống lại bạn. Và đây là cách kiếm sống của họ! Tham nhũng đích thực là nguồn gốc của tình trạng di cư.
Phải làm gì? Cha tin rằng mỗi quốc gia phải nhìn ra được cách thế và khi nào: không phải quốc gia nào cũng giống nhau; không phải mọi quốc gia đền có chung khả năng. Vâng, nhưng họ có khả năng là người rộng lượng! – rộng lượng như những Ki-tô hữu. Chúng ta có thể đầu tư vào đó, nhưng dành cho những người đến thôi … Bao nhiêu và như thế nào? Không thể có một câu trả lời chung, vì việc tiếp nhận tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia và cũng còn tùy văn hóa. Nhưng chắc chắn có thể làm được rất nhiều điều. Ví dụ lời cầu nguyện: Cầu nguyện mỗi tuần một lần trước mỗi Thánh Lễ, cầu nguyện cho những người đang gõ cửa Châu Âu mà không thể vào được. Một số người thành công, nhưng những người khác thì không … Khi có người đi vào liền tạo ra một cảm giác gì đó sợ hãi. Chúng ta có những quốc gia qua nhiều năm đã có thể hội nhập những người di cư rất tốt! Họ đã có thể làm cho người nhập cư hòa nhập. Không may, ở những quốc gia khác, có những thứ như khu ổ chuột được dựng lên. Phải thực hiện được sự cải tổ toàn diện ở mức độ toàn cầu về trách nhiệm này, về tính hiếu khách. Tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp nào đều phải có một khía cạnh tương quan: trái tim rộng mở để đón nhận phải là chân lý. Đây là chân lý! — bằng lời cầu nguyện, bằng sự can thiệp, tôi làm những gì tôi có thể. Cách tôi có thể làm chỉ mang tính tương đối: không phải ai cũng có thể làm nó theo cùng một cách. Nhưng vấn đề này là toàn cầu! – sự bóc lột thiên nhiên, bóc lột con người. Chúng ta đang sống trong một giai đoạn của tình trạng tiêu diệt con người là hình ảnh của Thiên Chúa.
Và cha muốn kết thúc ở đây với khía cạnh này, vì đứng sau điều này là những hệ tư tưởng. Ở Châu Âu, ở Châu Mỹ, ở Mỹ La tinh, ở Châu Phi, ở một số quốc gia Châu Á. Có những khu thuộc địa hóa của hệ tư tưởng. Và một trong số những hệ tư tưởng này – cha nói đến nó bằng một cái tên họ rõ ràng là “giới tính”! Ngày nay trong trường, trẻ em được dạy rằng người ta có thể chọn giới tính cho mình! Và tại sao họ lại dạy điều này? Vì sách được dùng để dạy là của những cá nhân và tổ chức cho biếu tiền. Đó là những thuộc địa hóa về hệ tư tưởng, được những quốc gia rất có ảnh hưởng ủng hộ. Và điều này thật kinh khủng. Nói chuyện với Đức Giáo hoàng Benedict, ngài có suy nghĩ rất rạch ròi và tuyệt vời, ngài nói với cha: “Cha à, đây là thời đại của tội chống lại Thiên Chúa Đấng Tạo hóa! Ngài rất uyên bác! Thiên Chúa đã tạo dựng người nam và người nữ; Thiên Chúa đã tạo dựng nên thế gian như vầy, như vầy, như vầy ...., và chúng ta lại làm ngược lại. Thiên Chúa cho chúng ta một tình trạng “chưa được canh tác,” để chúng ta có thể gieo trồng; và rồi, bằng việc gieo trồng này, nó lại đưa chúng ta trở về tình trạng “chưa được canh tác!” Chúng ta phải nghĩ đến câu của Đức Giáo hoàng Benedict nói: “Nó là tội chống lại Thiên Chúa Đấng Tạo hóa!” Và điều này sẽ giúp chúng ta.
Nhưng ngài, Christopher, sẽ nói với cha: “Việc này có liên quan gì đến những người di cư?” Quý vị biết rằng nó là cái gì đó thuộc bối cảnh. Liên quan đến người di cư cha sẽ nói: vấn đề là ở chỗ đó, trong đất nước của họ. Vậy chúng ta đón tiếp họ như thế nào? Mỗi người phải nhìn thấy được cách. Nhưng tất cả chúng ta đều có thể có một trái tim rộng mở và nghĩ đến việc dành ra một giờ trong các giáo xứ, một giờ một tuần, để Thờ phụng và cầu nguyện cho những người di cư. Cầu nguyện có thể dời được núi non!
Đây là bốn vấn đề. Cha không biết nữa … Tha cho cha nếu cha đã nói quá nhiều, nhưng cái máu của người Ý đã phản bội cha ….
Xin cảm ơn rất nhiều về sự hiếu khách của toàn thể anh em và chúng ta hy vọng rằng những ngày này sẽ ngập tràn niềm vui: với niềm vui, với niềm vui lớn. Và chúng ta hãy nguyện xin Đức Bà, Mẹ của chúng ta Người luôn ẵm bồng chúng ta trên tay Người.
Salve Regina (Kinh Lạy Nữ vương)…
Và đừng quên những ông bà trong gia đình, họ là ký ức của một dân tộc.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý]  [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

[Nguồn: ZENIT]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/08/2016]