Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Câu chuyện của ‘giáo đường muối dưới lòng đất’ rất uy nghi của Ba lan

Câu chuyện của ‘giáo đường muối dưới lòng đất’ rất uy nghi của Ba lan

Wieliczka Salt Mine chapel, Poland. Credit: Tomasz Labuz via Flickr CC BY NC ND 2.0.
Nhà nguyện Mỏ Muối Wieliczka, Ba lan. Ảnh: Tomasz Labuz via Flickr CC BY NC ND 2.0.

Krakow, Ba lan, 27 tháng 7, 2016 / 03:49 sáng (CNA/EWTN News).- Tọa lạc phía đông nam Krakow, mỏ muối Wieliczka rất nổi tiếng về nhiều mặt – nổi bật nhất là các nhà nguyện dưới lòng đất, hoàn toàn được làm bằng đá muối.
Quả thật, những nhà nguyện này quá tuyệt vời đến nỗi người ta phải đặt tên mỏ bằng một biệt danh: “giáo đường  muối dưới lòng đất.”
Chính thức được mở cửa từ thế kỷ XIII, mỏ này là một trong những mỏ muối lâu đời nhất vẫn đang hoạt động và được tạo thành bởi rất nhiều phòng hầm được đục vào trong đá muối, các hồ muối, tượng và các nhà nguyện đục đẽo vào trong muối.
Cho đến hôm nay, con đường chính dành cho du khách vào trong mỏ, được gọi là “Con đường Hành hương,” đã được khoảng 40 triệu khách du lịch trên khắp thế giới đi qua, theo website chính thức của mỏ.
Trong một buổi trình bày về những cách giữ đức tin sâu sắc là cội rễ của dân tộc Ba lan,  mỏ này có rất nhiều nhà nguyện được đào khoét tạo hình trong đá muối,  để cung cấp cho các thợ mỏ những nơi thực hành đức tin trong khi vẫn ở dưới lòng đất.
Vì các thợ mỏ chủ yếu làm việc dưới những hoàn cảnh nguy hiểm trong bóng tối, tách biệt với gia đình, họ tạo nên các nhà nguyện làm nơi họ có thể cầu nguyện và dâng Lễ trước khi đối mặt với những thử thách của công việc.
Các nhà nguyện được đục đẽo ở gần những chỗ làm việc của thợ mỏ và trong những hầm chính và hầm phụ nơi đã có những tai nạn xảy ra.
Hiện tại chưa có thể xác định chính xác có bao nhiêu nhà nguyện và đền thờ từng tồn tại trong mỏ Wieliczka, nhà nguyện quan trọng nhất được trình bày trên “Con đường Hành hương,” nó không giống như lộ trình du lịch bình thường, luôn có một linh mục đi theo để đăng ký và dâng Thánh lễ bên trong một trong những nhà nguyện.
Nhà nguyện quan trọng nhất, lớn nhất và có nhiều tượng và ảnh điêu khắc nhất, là Nhà nguyện Thánh Kinga, nằm sâu khoảng 330 bộ (khoảng 100m) sâu dưới lòng đất.
Khoảng không rộng lớn bên trong nhà nguyện đo được khoảng 5000 bộ vuông (khoảng 1500m vuông) diện tích sàn. Cao 36 bộ (khoảng 11m), và được trang trí bằng những ảnh điêu khắc nổi trong đá muối miêu tả những cảnh chính trong cuộc đời Chúa Giê-su, chẳng hạn Giáng sinh, Bữa tiệc ly và Đóng đinh.
Nó cũng có những tranh khắc nổi những biến cố kinh thánh quan trọng như Sát hại các con đầu lòng, của các thánh. Hai đèn chùm khổng lồ được làm hoàn toàn bằng pha lê muối treo trên trần, một ảnh Thánh Kinga, cũng được làm hoàn toàn bằng pha lê muối đứng phía sau bàn thờ chính.
Những tranh khắc nổi bên trong nhà nguyện được chạm trong khoảng thời gian suốt 70 năm, một phần lớn nhờ một người đàn ông tên Erazma Baracza, một người yêu nghệ thuật và là quản lý mỏ.
Bên trong bàn thờ chính là hai thánh tích: một của Thánh Kinga, và một của Thánh Gioan Phaolo II, ngài đã đến thăm mỏ 3 lần trong suốt cuộc đời. Khi chưa làm giáo hoàng, Karol Wojtyla đã đến Wieliczka hai lần khi còn tuổi thiếu niên, và một lần khi làm hồng y.
Vẫn có Thánh lễ dâng trong nhà nguyện mỗi Chúa nhật, cũng như trong các ngày lễ trọng hay ngày nghỉ. Nó cũng được dùng cho các sự kiện đặc biệt như đám cưới và trình diễn thánh ca, đủ chỗ cho khoảng 400 người.
Thánh Kinga, cùng tên với nhà nguyện, sống ở thế kỷ XIII và là con gái của vua Hungary Bela IV.
Mặc dù thánh nữ mong ước sống đời độc thân, nhưng một hoàng tử trẻ Ba lan tên Boleslaw vẫn cầu hôn, và Kinga thánh thiện miễn cưỡng nhận lời.
Khi phụ thân hỏi thánh nữ muốn mang vật gì đến cho vị hôn phu làm quà cưới, Kinga nói thánh nữ không muốn vàng hay trang sức, nhưng thích đem đến cái gì đó có thể phục vụ cho người dân.
Ghi nhớ điều này trong đầu, thánh nữ xin cha cho muối, vì Ba lan không có. Cha thánh nữ dễ dàng đồng ý, và đã tặng nàng mỏ muối phát đạt nhất của ông.
Kinga và chồng của thánh nữ, Boleslaw, một đôi thánh thiện, thề sống độc thân dù đã kết hôn, và dùng vương quyền của mình để phục vụ dân tộc của họ. Công chúa nổi tiếng vì đã cống hiến hầu hết thời gian để đến thăm người nghèo và chăm sóc người phong hủi.
Khi Boleslaw qua đời năm 1279, công chúa bán tất cả những của cải vật chất và tặng tiền hết cho người nghèo trước khi xin vào Tu viện thánh Clares Nghèo khó ở  Sandec, thích cuộc sống tận hiến cho cầu nguyện hơn là tiếp tục trách nhiệm cai quản vương quốc.
Thánh nữ dành phần cuộc đời còn lại cầu nguyện, từ chối bất kỳ ai xưng hô với thánh nữ tước hiệu hoàng gia “Đại Công nương Ba lan.” Thánh nữ qua đời năm 1292, và được Đức Giáo hoàng Alexander VIII tôn phong chân phước năm 1690. Năm 1695, thánh nữ được chọn là thánh bổn mạng chính của Ba lan và Lithuania.
Kinga được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II tôn phong hiển thánh ngày 16 tháng 6, 1999. Để tri ân việc tôn phong hiển thánh cho thánh nữ, một tượng của Thánh Gioan Phaolo II được đặt trong nhà nguyện thánh Kinga trong hầm mỏ song song với một tượng điêu khắc pha lê muối Đức Bà Lộ đức.
Hầm mỏ cũng có những nhà nguyện cung hiến Thánh giá, cung hiến Thánh Gioan, Thánh An-tôn và Thánh Gioan Phaolo II.
Năm 1076 Mỏ muối Wieliczka được đưa vào danh sách Những danh thắng Lịch sử Quốc gia, và năm 1978 được đưa vào Danh sách những Di sản Thiên nhiên và Văn hóa hàng đầu của Thế giới của UNESCO.

[Nguồn: catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/07/2016]



Đức Thánh Cha tỏ sự thán phục với bạn trẻ tình nguyện viên WYD

Đức Thánh Cha tỏ sự thán phục với bạn trẻ tình nguyện viên WYD

28-07-2016 Vatican Radio
pope francis
(Vatican Radio) Trong suốt thời gian ở lại Krakow Đức Thánh Cha sẽ ở tại Tòa Tổng Giám mục ở giữa trung tâm thành phố. Đây là nhà của Hồng y Tổng Giám mục Tổng giáo phận Krakow, Karol Wojtyla trước khi ngài được nâng lên Ngôi tòa Phê-rô.
Từ cửa sổ của khu nhà ở mà Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã chào những người đồng quê trong nhiều chuyến tông du trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài, và tối thứ Tư Đức Thánh Cha Phanxico tiếp tục truyền thống đó để nói chuyện với đám đông giới trẻ ở dưới.
Ngài nói với họ rằng ngài có thể nhìn thấy họ đến đây với một niềm vui rất lớn trong tim. Rồi ngài nói với họ ngài có ít tin tức không vui cho họ.
Đức Thánh Cha nói, Chúng ta hãy giữ thinh lặng, khi ngài nói về một tình nguyện viên WYD 22 tuổi đã qua đời hôm 2 tháng 7 vì ung thư đã được chẩn đoán năm ngoái. Người thanh niên này, Đức Thánh Cha nói rằng đã làm việc thật hăng say cho Ngày Giới trẻ Thế giới và thậm chí đã đăng ký cùng đi với ngài trên chuyến xe điện trong đại hội.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến đức tin của bạn trẻ này và nói rằng bạn trẻ tình nguyện viên này đang nhìn đến họ. Đức Thánh Cha Phanxico tiếp tục kêu gọi giới trẻ cầu nguyện sốt sắng, nhắc lại rằng bạn trẻ kia đang ở cùn họ và đó là một ân sủng.
Kết thúc những nhận xét, Đức Thánh Cha hài hước rằng những bạn trẻ hành hương phải làm đúng như người trẻ vẫn thường làm, ồn áo lên trong suốt đêm nay, trước khi ngài nói, hãy cầu nguyện cho cha.
[Nguồn: news.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/07/2016]



Đức Thánh Cha Phanxico có cuộc gặp riêng với các giám mục Ba lan

Đức Thánh Cha Phanxico có cuộc gặp riêng với các giám mục Ba lan


Pope Francis with the Archbishop of Krakow Cardinal Stanislaw Dziwsz in the popemobile on the way to the Wawel Castle complex - REUTERS
Đức Thánh Cha Phanxico với Đức Tổng giám mục giáo phận Krakow Hồng y Stanislaw Dziwsz trong xe mui trần của giáo hoàng trên đường đến khu phức hợp Lâu đài Wawel - REUTERS
27/07/2016 17:13
(Vatican Radio) Tiếp theo buổi gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chính trị Ba lan (encounter with Poland’s political leaders) trong lâu đài Wavel của Krakow hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxico đã gặp riêng các giám mục trong vương cung thánh đường cung hiến các Thánh Stanislaus và Wenceslaus ở gần đó.
Vương cung thánh đường hoàng gia tháp vòm đầu tiên được xây dựng trên khu vực cách đây ngót ngàn năm, trong khi kiến trúc Gothic hiện tại được bắt đầu từ thế kỷ XIV. Đây là đền thờ dân tộc của Ba lan và được sử dụng làm nơi diễn ra các lễ đăng quang của các vua qua nhiều thế kỷ.
Đây cũng là thánh đường của tổng giáo phận Krakow và trong tầng hầm của thánh đường này Cha Karol Wojtyla đã dâng thánh lễ mở tay sau khi tiến chức tháng 11 năm 1946, trước khi trở thành tổng giám mục của thành phố năm 1964.
Sau khi được Đức Tổng giám mục Stanislaw Dziwisz của Krakow đón chào vào Vương cung thánh đường, Đức thánh Cha Phanxico đứng cầu nguyện trong thinh lặng một lát trước mộ thánh Stanislaus, cũng là nơi lưu giữ thánh tích của Thánh Gioan Phaolo II.
Đức Thánh Cha Phanxico sau đó đến nhà nguyện phía sau bàn thờ chính để tôn thờ Thánh thể trước khi có cuộc gặp gỡ riêng với 130 giám mục của đất nước.
Trước khi khởi hành đến Krakow, Đức Thánh Cha quyết định không đọc diễn văn chính thức trước các giám mục, nhưng thay vào đó là buổi gặp gỡ riêng trong đó tất cả các nhà lãnh đạo Giáo hội có thể nói chuyện tự do và thân tình. Cha Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh giải thích rằng Đức Thánh Cha muốn có cơ hội này càng tự phát và càng chân tình càng tốt: một khoảng thời gian trong đó các giám mục và Đức Thánh Cha có thể thoải mái và tự do trao đổi ý kiến hay đặt những câu hỏi.
Cha Lombardi cho biết rằng sẽ không có truyền hình sự kiện này vì Đức Thánh Cha Phanxico đã cho biết rất rõ ngài thích một “buổi gặp mặt thân tình” hơn khi ngài họp với các giám mục trong những chuyến tông du ra nước ngoài của ngài.

[Nguồn: en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/07/2016]



Đức Thánh Cha Phanxico bị trượt ngã trong Thánh lễ ở Czestochowa

Đức Thánh Cha Phanxico bị trượt ngã trong Thánh lễ ở Czestochowa

Sau khi cầu nguyện trước linh ảnh Đức Bà Đen (Black Madonna), Đức Thánh Cha Phanxico chủ tế Thánh lễ kỷ niệm 1050 năm "Rửa tội nước Ba lan." Bắt đầu Thánh lễ Đức Thánh Cha vấp chân tại bàn thờ. Sau đó, ngài dâng Thánh lễ bình thường.





Đức Thánh Cha Phanxico: điện tín gửi các nhà lãnh đạo trên đường đến Ba lan

Đức Thánh Cha Phanxico: điện tín gửi các nhà lãnh đạo trên đường đến Ba lan

The plane with Pope Francis aboard taxies at Balice Airport during the World Youth Day 2016 in Krakow, Poland, 27 July 2016 - EPA
Máy bay có Đức Thánh Cha Phanxico đang ở trên chạy trên đường băng ở sân bay Balice trong Ngày Giới trẻ Thế giới 2016 ở Krakow, Ba lan, 27 tháng 7 2016 - EPA
27/07/2016 16:38
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico gửi điện tín đến các nhà lãnh đạo Ý, Croatia, Slovenia, Áo, Hungary, và Slovakia, hôm thứ Tư, khi chuyến bay của ngài từ Roma đến Krakow đi qua không phận của những nước này. Tất cả nhưng ngoại trừ một điện tín – gửi cho Tổng thống Ý Sergio Mattarella – bằng tiếng Anh. Chúng tôi đem đến cho bạn các bức điện tín dưới đây, với bản dịch thông điệp tiếng Ý của Vatican Radio
*****************************************
Ý
A SUA ECCELLENZA
ON. SERGIO MATTARELLA
PRESIDENTE  DELLA  REPUBBLICA ITALIANA
PALAZZO  DEL  QUIRINALE    00187   ROMA
NEL MOMENTO IN CUI MI ACCINGO A PARTIRE PER LA POLONIA IN OCCASIONE DELLA GIORNATA MONDIALE DELLA GIOVENTU’, ANIMATO DAL VIVO DESIDERIO DI INCONTRARE I GIOVANI PROVENIENTI DA TUTTO IL MONDO PER UN SIGNIFICATIVO RADUNO NEL SEGNO DELLA FEDE E DELLA FRATERNITA’, MI E’ GRADITO RIVOLGERE A LEI, SIGNOR PRESIDENTE, E A TUTTI GLI ITALIANI IL MIO AFFETTUOSO E BENEAUGURANTE SALUTO CHE ACCOMPAGNO CON OGNI PIU’ CORDIALE ED ORANTE AUSPICIO  DI  PACE  E  DI  PROSPERITA’
                                                                                                      FRANCISCUS  PP
Kính thưa Ngài rất cao quý
Hon. Sergio Mattarella
Tổng thống Cộng hòa Ý
Quirinal Palace 00187 Rome
Trong giây phút tôi chuẩn bị khởi hành sang Ba lan, nhân dịp Ngày Giới trẻ Thế giới, và cảm thấy rạo rực vì lòng khát khao cháy bỏng được gặp gỡ giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới trong một lần họp mặt đầy ý nghĩa dưới dấu chỉ của đức tin và tình huynh đệ, tôi vô cùng hân hạnh gửi điện tín đến ngài, ngài Tổng thống, và toàn dân tộc Ý, lời chào thăm thân ái và những lời chúc tốt đẹp nhất, và trong tình thân ái tôi xin cầu nguyện cho hòa bình và thịnh vượng.
CROATIA
XIN KÍNH CHÀO BÀ KOLINDA GRABAR-KITAROVIĆ CAO QUÝ
TỔNG THỐNG CỘNG HÒA CROATIA
ZAGREB
ĐI VÀO KHÔNG PHẬN CỦA CROATIA TRÊN CHUYẾN TÔNG DU CỦA TÔI ĐẾN BA LAN, TÔI XIN GỬI LỜI CHÀO NỒNG HẬU ĐẾN BÀ TỔNG THỐNG. TÔI CẦU XIN THIÊN CHÚA TOÀN NĂNG BAN CHO BÀ VÀ NHỮNG CÔNG DÂN CỦA ĐẤT NƯỚC NHỮNG LỜI CHÚC LÀNH HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG.
FRANCISCUS PP.

SLOVENIA
KÍNH CHÀO NGÀI BORUT PAHOR CAO QUÝ
TỔNG THỐNG CỘNG HÒA SLOVENIA
LJUBLJANA
ĐI VÀO KHÔNG PHẬN CỦA SLOVENIA TRÊN CHUYẾN TÔNG DU CỦA TÔI ĐẾN BA LAN, TÔI XIN GỬI LỜI CHÀO NỒNG HẬU NHẤT ĐẾN NGÀI TỔNG THỐNG VÀ TẤT CẢ NGƯỜI  DÂN CỦA NGÀI, TÔI KHẨN CẦU THIÊN CHÚA BAN MUÔN ƠN PHÚC LÀNH CHO DÂN TỘC.
FRANCISCUS PP.

ÁO
XIN KÍNH CHÀO BÀ DORIS BURES CAO QUÝ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DÂN TỘC
CỦA NƯỚC CỘNG HÒA AUSTRIAVIENNA
TÔI XIN GỬI LỜI CHÀO NỒNG HẬU ĐẾN BÀ CHỦ TỊCH VÀ NHỮNG CÔNG DÂN CỦA BÀ KHI TÔI BAY QUA NƯỚC ÁO TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN BA LAN TRONG CHUYẾN TÔNG DU CỦA TÔI. TÔI NGUYỆN XIN RẰNG THIÊN CHÚA TOÀN NĂNG BAN CHO BÀ MỌI LỜI CHÚC LÀNH HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG.
FRANCISCUS PP.  

HUNGARY
KÍNH CHÀO NGÀI JÁNOS ÁDER CAO QUÝ
TỔNG THỐNG HUNGARY
BUDAPEST
ĐI VÀO KHÔNG PHẬN HUNGARY TRÊN CHUYẾN TÔNG DU CỦA TÔI ĐẾN BA LAN, TÔI XIN GỬI LỜI CHÀO NỒNG HẬU ĐẾN NGÀI TỔNG THỐNG. TÔI CẦU XIN THIÊN CHÚA TOÀN NĂNG BAN CHO NGÀI VÀ DÂN TỘC NGÀI MUÔN LỜI CHÚC LÀNH HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG.
FRANCISCUS PP.

SLOVACCHIA
KÍNH CHÀO NGÀI  ANDREJ KISKA CAO QUÝ
TỔNG THỐNG CỘNG HÒA SLOVAK
BRATISLAVA
KHI TÔI ĐI VÀO KHÔNG PHẬN SLOVAKIA TRÊN CHUYẾN TÔNG DU CỦA TÔI, TÔI XIN GỬI LỜI CHÀO NỒNG HẬU ĐẾN NGÀI TỔNG THỐNG. NGUYỆN XIN THIÊN CHÚA TOÀN NĂNG BAN CHO NGÀI VÀ MỌI NGƯỜI DÂN MUÔN ƠN LÀNH.
FRANCISCUS PP.




[Nguồn: en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/07/2016]



Những ấn tượng về những bước chân đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxico đặt trên đất Ba lan

Những ấn tượng về những bước chân đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxico đặt trên đất Ba lan

Pope Francis greets faithful and pilgrims on his way to the Royal Wawel Castle in Krakow - AP
Đức Thánh Cha Phanxico chào những tín hữu và khách hành hương trên đường ngài đến Lâu đài Hoàng gia Wawel ở Krakow - AP
27/07/2016 19:13
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico đã đến Ba lan để bắt đầu chuyến tông du năm ngày.
Đó là chuyến kinh lý thứ 15 của ngài ra nước ngoài và có rất nhiều điểm nhấn trong việc tham dự Ngày giới trẻ Thế giới lần thứ 31 diễn ra ở Krakow, tại đây ngài sẽ chủ tế một ‘Via Crucis’, dâng Thánh lễ Bế mạc và gặp gỡ khoảng chục ngàn bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới qua nhiều sự kiện khác nhau.
Trong suốt chuyến thăm Đức Thánh Cha cũng sẽ đi thăm trại tập trung Auschwitz-Birkenau cũ của Đức Quốc xã, ngài sẽ dâng Thánh lễ tại Đền thờ Jasna Gora linh thiêng nhất của dân tộc và ngài sẽ cầu nguyện tại Đền thờ Lòng Chúa Thương xót.
Sau khi đáp máy bay ở Krakow chiều nay Đức Thánh Cha Phanxico đọc diễn văn trước các nhà lãnh đạo chính trị của đất nước và thúc giục họ chào đón những người tị nạn di tản khỏi vùng chiến và đói khổ.
Lydia O’Kane thuộc đài phát thanh Vatican ỏ Ba lan tường thuật chuyến đi của Đức Thánh Cha. Chị nói về những bước chân đầu tiên của ngài đặt trên đất Ba lan và về sự tiếp đón ngài nhận được ...

[Nguồn: en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/07/2016]



Đức Thánh Cha: Thế giới đang trong bờ vực chiến tranh nhưng nó không phải chiến tranh tôn giáo, mà là giành quyền lực

Đức Thánh Cha: Thế giới đang trong bờ vực chiến tranh nhưng nó không phải chiến tranh tôn giáo, mà là giành quyền lực

Pope Francis speaking to journalists on board the plane taking him to Poland. - AFP
Đức Thánh Cha Phanxico nói với các phóng viên trên máy bay đưa ngài sang Ba lan. - AFP
27/07/2016 16:27
(Vatican Radio)  Liên quan đến những hành động bạo lực gần đây trong đó có vụ giết vị linh mục ở Pháp, hôm thứ Tư Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng thế giới đang trong bờ vực chiến tranh nhưng nhấn mạnh” nó không phải là chiến tranh tôn giáo nhưng để giành quyền lực.”
"Có một chữ tôi muốn phân biệt rõ. Khi tôi nói về ‘chiến tranh’ là tôi nói về chiến tranh thực sự, không phải là ‘chiến tranh tôn giáo.’” ngài nói tiếp, “ một cuộc chiến tranh về kinh tế, lợi ích, tiền, tài nguyên thiên nhiên và thống trị các dân tộc." Tất cả các tôn giáo, ngài nói,”mong muốn hòa bình. Chỉ có người khác mới muốn chiến tranh. Đúng như vậy!” Đức Thánh Cha nói với các phóng viên tháp tùng ngài trên chuyến bay sang Krakow ở Poland.  
Đức Thánh Cha Phanxico bắt đầu những nhận xét của ngài bằng lưu ý rằng một chữ được lặp đi lặp lại thường xuyên bây giờ là “mất an ninh” nhưng, ngài nói, từ ngữ đúng phải là “chiến tranh.” Thế giới đang trong bờ vực chiến tranh, một cuộc chiến tự phát. Cuộc chiến 1914 cũng cùng cách thức như vậy, rồi sau đó là cuộc chiến 1939-45 và bây giờ là cái này.”
“Nó không có cấu trúc rõ ràng nhưng nó có tổ chức, nó là chiến tranh. Người linh mục thánh thiện này, bị giết ngay lúc đang cầu nguyện cho hòa bình. Ngài là một nạn nhân, nhưng có bao nhiêu Ki-tô hữu, có bao nhiêu người vô tội, bao nhiêu trẻ em … Ví dụ, chúng ta hãy nghĩ đến Nigeria.  Chúng ta có thể nói, à, Châu Phi mà! Nó là chiến tranh. Chúng tôi không sợ nói lên sự thật, thế giới đang trên bờ chiến tranh vì nó đã đánh mất những viễn cảnh hòa bình.”
Nói về Ngày Giới trẻ thế giới tập trung ở Ba lan, Đức Thánh Cha nói “Giới trẻ luôn luôn bảo chúng ta phải có hy vọng. Chúng ta  hy vọng rằng giới trẻ có thể nói cho chúng ta điều gì đó để có thể cho chúng ta thêm một chút hy vọng vào lúc này.”
Đức Thánh  Cha cảm ơn những lời chia buồn ngài nhận được sau vụ giết linh mục ở Pháp, “đặc biệt” những lời chia buồn từ Tổng thống Pháp Hollande, mà ngài nói rằng đã nói chuyện với ngài trên điện thoại “như một người anh em.”

[Nguồn: en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ:TRI KHOAN 28/07/2016]



Văn bản phần giới thiệu của Đức Hồng y Dziwisz và Bài giảng trong Thánh lễ Khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới 2016 (#WYD2016)

Văn bản phần giới thiệu của Đức Hồng y Dziwisz và Bài giảng trong Thánh lễ Khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới 2016 (#WYD2016)

Video toàn bộ Thánh lễ khai mạc:



“Gặp gỡ Giê-su, chúng ta cùng lúc nhận ra rằng tất cả chúng ta tạo nên một cộng đoàn vĩ đại – Giáo hội – vượt qua mọi biên giới do con người thiết lập để nó chia cách con người”
26 tháng 7, 2016
Deborah Castellano Lubov
Dưới đây là bài giới thiệu và bài giảng của Hồng y Stanislas Dziwisz, (Tổng giám mục Krakow) tại Thánh lễ khai mạc WYD hôm nay trong Công viên Blonia ở Krakow.
Ngày giới trẻ thế giới

Giới thiệu
Các bạn trẻ thân mến của tôi!
Giây phút chúng ta chờ đợi suốt 3 năm đã đến. Chúng ta đã chờ đợi từ ngày Đức Thánh Cha Phanxico công bố ở Rio de Janeiro rằng Ngày Giới trẻ Thế giới tiếp theo sẽ diễn ra ở Ba lan – tại Krakow.
Đồng hồ gắn trên mặt tiền của Vương cung Thánh Đường Thánh Mary ở giữa trung tâm thành phố Krakow lịch sử đếm từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây cho đến thời điểm bây giờ chúng ta đang trải nghiệm. Nhưng một đồng hồ quan trọng hơn nữa, ghi lại những suy nghĩ và cảm giác trong tim của của chúng ta, chuẩn bị tinh thần cho chúng ta trong buổi gặp gỡ những tông đồ trẻ của Thầy Nazaret mà chúng ta bắt đầu hôm nay.
Chúng con đến từ mọi châu lục và mọi dân tộc, từ Đông và Tây, từ Bắc và Nam của trái đất. Chúng con mang theo với mình nhiều kinh nghiệm. Các con mang theo nhiều khát khao. Chúng con nói nhiều ngôn ngữ. Nhưng bắt đầu từ hôm nay chúng ta bắt đầu giao tiếp với trong bằng một ngôn ngữ của Tin mừng. Đây  là ngôn ngữ của tình yêu, của tình huynh đệ, của sự hiệp nhất và hòa bình.
Cha thân ái chào đón tất cả chúng con đến thành phố của ngài Karol Wojtyła – Thánh Gioan Phaolo II. Chính tại đây ngài đã lớn lên để phục vụ Giáo hội, và cũng từ đây ngài đã khởi hành trên những con đường của thế giới để rao giảng Tin mừng của Chúa Giê-su Ki-tô. Cha chào đón các con trong thành phố nơi chúng ta đặc biệt trải nghiệm màu nhiệm và ân sủng của Lòng Chúa Thương xót.
Cari amici – benvenuti a Cracovia!
Các bạn trẻ thân mến – chào mừng đến Cracow!
Chers amis – bienvenus à Cracovie!
Liebe Freunde – herzlich willkommen in Krakau!
Queridos amigos – bienvenidos a Cracovia!
Queridos amigos – Bem-vindos à Cracóvia!
Дорогие Друзья! Добро пожаловать в Краков!
Дорогі друзі, вітаємо у Кракові!
Drodzy Przyjaciele – witajcie w Krakowie!
Anh chị em, chúng ta hãy mở tâm hồn để đón nhận Lời của Chúa và ân sủng của Thánh thể. Nguyện xin Đấng đã bị đóng đinh và phục sinh, Đấng cứu độ thế giới, ngự giữa chúng ta. Chúng ta hãy tán tụng Người với tất cả những tâm tư và tình cảm, những hy vọng và mong chờ đối với đại hội đức tin của giáo hội trẻ đang bắt đầu. Nhưng vì chúng ta ý thức được những tội lỗi và bất trung của chúng ta trước những giáo huấn của Tin mừng, chúng ta hãy xin lỗi Thiên Chúa để chúng ta có thể hiệp lòng dâng Thánh lễ Hy tế Thánh thiêng nhất với tâm hồn thanh sạch.
Bài giảng
Các bạn thân mến!
Lắng nghe câu chuyện đối thoại của Đức Giê-su phục sinh với Simon Phê-rô trên bờ biển hồ Galile, nghe được câu hỏi lặp lại 3 lần về tình yêu và câu trả lời, chúng ta có thể hình dung trong đầu những sự cực nhọc trong đời sống của người ngư phủ miền Galile đứng trước cuộc đối thoại quyết định này. Chúng ta biết rằng một ngày kia ông bỏ lại tất cả mọi thứ – gia đình, thuyền và  lưới – và đi theo một người Thầy khác thường từ Nazaret. Ông trở thành tông đồ của Người. Ông học theo cách của Người để nhìn vào các vấn đề về Thiên Chúa và con người. Ông đã sống qua cuộc Thương khó và cái chết của Người, cũng như qua một giây phút yếu đuối của bản thân và bội phản. Sau đó, ông đã trải nghiệm thời khắc kinh ngạc và niềm vui kết nối với sự phục sinh của Chúa Giê-su, Người đã hiện ra với những tông đồ thân tín nhất trước khi về trời.
Chúng ta cũng biết sự tiếp nối của cuộc đối thoại, hay hơn thế đó là một sự thử thách tình yêu mà Tin mừng hôm nay tường thuật. Simon Phê-rô, được củng cố mạnh mẽ bởi Chúa Thánh Thần, trở nên một chứng nhân anh dũng cho Chúa Giê-su Ki-tô. Ông trở thành tảng đá của Giáo hội Vượt qua. Vì tất cả những điều này ông đã phải trả giá cao nhất trong thành phố kinh đô của đế quốc Roma – ông bị đóng đinh như Thầy của mình. Dòng máu đổ ra của Phê-rô trong danh thánh Đức Giê-su trở nên hạt giống đức tin và khởi đầu cho sự phát triển của Giáo hội, lan rộng trên toàn thế giới.
Hôm nay, Đức Ki-tô nói với chúng ta ở Krakow, tại bờ sông Wisła, chảy dọc suốt Ba lan – từ các rặng núi ra biển. Trải nghiệm của Phê-rô có thể trở thành của chính chúng ta và khơi nguồn suy tư cho chúng ta. Chúng ta hãy đặt mình trước 3 câu hỏi và tìm câu trả lời. Thứ nhất, chúng ta từ đâu đến? Thứ hai, hôm nay chúng ta đang ở đâu, ngay tại giây phút này của cuộc sống? Và thứ ba, chúng ta sẽ đi đâu và sẽ mang theo cái gì với chúng ta?
Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta từ “mọi dân tộc trong thiên hạ” (Cv 2:5), giống như những người với con số đông đảo đến Jerusalem trong ngày Lễ Ngũ tuần, nhưng con số đông hơn của chúng ta ngày nay không đem so được với hai ngàn năm trước, vì chúng ta đã trải qua nhiều thế kỷ rao giảng Tin mừn, mà từ đó đã đến được với những nơi xa xôi nhất của thế giới. Chúng ta đem đến kinh nghiệm của nhiều nền văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ khác nhau. Những điều chúng ta cũng mang theo là chứng tá đức tin và sự nên thánh của những anh chị em của chúng ta, những người bước theo Thiên Chúa phục sinh, của những thế hệ trong quá khứ cũng như thế hệ hiện tại.
Chúng ta đến từ những phần của thế giới nơi con người sống trong an bình, nơi gia đình là cộng đoàn yêu thương và sống trọn vẹn và nơi các bạn trẻ có thể theo đuổi những ước mơ. Nhưng trong số chúng ta cũng có những bạn trẻ đến từ các quốc gia mà người dân đang phải chịu đau khổ do chiến tranh và những loại hình xung đột khác, nơi các trẻ em đang chết đó và nơi các Ki-tô hữu đang bị bách hại tàn bạo. Trong giữa chúng ta có những bạn trẻ đến từ những vùng đất của thế giới bị thống trị dưới bạo lực và chủ nghĩa khủng bố mù quáng, và nơi các chính phủ chiếm đoạt quyền lực trên con người và dân tộc, đi theo những hệ tư tưởng điên cuồng.
Chúng ta mang đến buổi họp mặt này những kinh nghiệm sống Tin mừng riêng của mỗi người trong thế giới khó khăn của chúng ta cho Chúa Giê-su trong những ngày này. Chúng ta mang đến những nỗi sợ hãi và chán ngán, nhưng cũng đem đến những hy vọng và khao vọng của chúng ta, những mong ước củng chúng ta đượ sống trong một thế giới nhân bản hơn, huynh đệ hơn và hiệp nhất hơn. Chúng ta nhận ra được những yếu đuối của minh, nhưng đồng thời tin rằng “chúng ta có thể làm được mọi việc nhờ Người Đấng ban sức mạnh cho ta” (Phil. 4:13). Chúng ta có thể đối mặt với những thư thách của thế giới hiện đại, trong đó con người  chọn lựa giữa đức tin hoặc vô thần, điều thiện hay tội ác, yêu thương hay từ bỏ.
Bây giờ chúng ta đang ở đâu, ngay tại giây phút này trong cuộc sống? Chúng ta đến từ những nơi gần và xa. Rất nhiều người trong chúng con đi hàng ngàn cây số và tốn khá nhiều tiền cho chuyến đi đến đây. Bây giờ chúng ta đang ở Krakow, thủ đô trước đây của Ba lan, nơi đây ánh sáng đức tin đã đến cách đây 1500 năm. Lịch sử của Ba lan rất khó khăn, nhưng mọi người luôn cố gắng giữ trung thành với Thiên Chúa và Tin mừng.
Tất cả chúng ta ở đây vì Đức Ki-tô đã tụ họp chúng ta. Người là ánh sáng của trần gian. Những ai đi theo Người sẽ không bước đi trong bóng tối (Gioan 8.12). Người là đường, là sự thật, và là sự sống (Gioan 14:6), Người có lời ban sự sống đời đời. Chúng ta sẽ bước theo ai? (Giioan 6:68). Chỉ mình Người – Giê-su Ki-tô – có thể thỏa mãn những khát khao sâu thẳm nhất của trái tim nhân loại. Chính là Người đã dẫn chúng ta đến đây. Người đang ở giữa chúng ta. Người luôn đồng hành với chúng ta như Người đồng hành với các môn đệ của Người đến làng Ê-mau. Chúng ta hãy tín thác nơi Người những vấn đề của chúng ta ngày nay, những nỗi sợ hãi và những hy vọng. Trong những ngày này, Người sẽ hỏi chúng ta về sự yêu thương, giống như Người đã hỏi Simon Phê-rô. Chúng ta đừng lẩn tránh trả lời những câu hỏi này.
Gặp gỡ Giê-su, chúng ta đồng thời nhận ra rằng tất cả chúng ta tạo nên một cộng đoàn khổng lồ – Giáo hội – vượt qua mọi biên giới do con người thiết lập để chia cách con người. Tất cả chúng ta là con cái Thiên Chúa, được cứu chuộc bằng máu của Con của Người, là Giê-su Ki-tô. Trải nghiệm Giáo hội hoàn vũ là một kinh nghiệm tuyệt vời liên quan với Ngày Giới trẻ Thế giới. Hình ảnh của Giáo hội tùy thuộc vào chúng ta – vào đức tin và sự thánh thiêng của chúng ta. Tin mừng đến được với những người chưa nghe về Đức Ki-tô hoặc chưa biết đủ về Người hay không là tùy thuộc vào chúng ta.
Ngày mai, Phê-rô của thời đại chúng ta – Đức Thánh Cha Phanxico – sẽ đến giữa chúng ta. Ngày kia, chúng ta sẽ chào đón ngài cũng tại chỗ này. Trong những ngày sau đó, chúng ta sẽ lắng nghe lời ngài và cùng cầu nguyện với ngài. Sự hiện diện của Đức Thánh Cha tại Ngày Giới trẻ Thế giới là một nét rất đẹp và đặc trưng của lễ hội đức tin này.
Và cuối cùng, câu thứ ba, câu hỏi cuối: chúng ta sẽ đi đâu và chúng ta sẽ mang theo gì với chúng ta? Cuộc họp mặt chúng ta chỉ kéo dài ít ngày. Nó sẽ là một trải nghiệm mãnh liệt, tâm  linh và, một chừng mực nào đó, đòi hỏi sức khỏe thể lý. Sau đó, chúng ta sẽ trở về nhà, về gia đình, trường học hay đại học, và về những nơi làm việc. Có lẽ chúng ta phải làm một số quyết định quan trọng trong những ngày này? Có lẽ chúng ta sẽ phải đặt ra những mục tiêu mới cho cuộc đời? Có lẽ chúng ta sẽ nghe thấy tiếng nói rất rõ của Giê-su, bảo chúng ta bỏ lại mọi thứ và đi theo Người?
Với câu chúng ta trở về sẽ nên như thế nào? Tốt hơn là đừng dự đoán câu trả lời cho câu hỏi này. Nhưng chúng ta hãy đón nhận một thử thách. Trong những ngày này, chúng ta hãy chia sẻ cho nhau những gì là quan trọng nhất. Chúng ta hãy chia sẻ cho nhau đức tin, những kinh nghiệm, những hy vọng của chúng ta. Các bạn trẻ thân mến của cha, nguyện xin những ngày này sẽ là một cơ hội để xây dựng tâm hồn và trí óc của chúng con. Hãy lắng nghe những bài giáo lý của các đức giám mục. Hãy lắng nghe lời của Đức Thánh Cha Phanxico. Toàn tâm toàn ý hòa mình trong nghi lễ thánh thiêng. Trải nghiệm tình yêu thương xót của Thiên Chúa trong bí tích giải tội. Cũng hãy đi khám phá những nhà thờ ở Krakow, gia tài văn hóa của thành phố này, cũng như lòng hiếu khách của cư dân của nó và của những thành phố lân cận, nơi chúng ta sẽ tìm được sự nghỉ ngơi sau những ngày nhộn nhịp.
Krakow vẫn đang sống màu nhiệm Lòng Chúa thương xót, nhờ nữ tu Faustina và Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II khiêm nhường, người đã làm cho Giáo hội và thế giới hiểu được đặc điểm đặc biệt này của Thiên Chúa. Quay trở về đất nước, về gia đình, về cộng đoàn, mang theo ánh lửa của lòng thương xót, nhắc mọi người nhớ rằng “phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5:7). Mang theo ngọn lửa đức tin của chúng con và đốt lên cùng với những ngọn lửa khác, để trái tim nhân loại cùng đập chung nhịp với Trái tim của Đức Ki-tô, đó là “một ánh lửa rực cháy của tình yêu.” Xin cho ánh lửa tình yêu phủ tràn khắp thế gian và xua tan đi tính ích kỷ, bạo lực và bất công, để cho nền văn minh của cái thiện, của hòa giải, của tình yêu và hòa bình sẽ được vững bền trên trái đất này.
Ngôn sứ Isaia hôm nay nói với chúng ta “Ôi đẹp thay trên đỉnh núi có những dấu chân của người mang theo tin vui” (Is. 52:7). Đức Gioan Phaolo II là người sứ giả đó – Ngài là người sáng lập Ngày Giới trẻ Thế giới, một người bạn của giới trẻ và của các gia đình. Và các con cũng là những sứ giả như vậy. Hãy mang tin vui của Đức Giê-su Ki-tô đến toàn thế giới. Hãy đưa ra chứng tá rằng thật cần thiết và thật đáng để mọi người tín thác thân phận của chúng ta vào Người. Hãy mở rộng cửa tâm hồn cho Đức Ki-tô. Hãy tuyên xưng đầy uy lực như thánh Phaolo tông đồ, “không phải cái chết, cũng không phải sự sống, […]  không phải bất kỳ một loài thụ tạo nào có thể chia cách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô Chúa Chúng ta.” (Rom. 8:38-39)
Amen!

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/07/2016]