Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Ngày Thế giới người Di cư và Tị nạn 2021 lần thứ 107, 06.05.2021

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Ngày Thế giới người Di cư và Tị nạn 2021 lần thứ 107, 06.05.2021

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Ngày Thế giới người Di cư và Tị nạn 2021 lần thứ 107, 06.05.2021


Dưới đây là văn bản Sứ điệp Ngày Thế giới Người Di cư và Tị nạn 2021 lần thứ 107, sẽ được tổ chức vào Chúa nhật ngày 26 tháng Chín năm 2021 với chủ đề: “Tiến tới một ‘chúng ta’ ngày càng rộng lớn hơn”:

*****

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô

Ngày Thế giới người Di cư và Tị nạn Thế giới 2021

TIẾN TỚI MỘT “CHÚNG TA” NGÀY CÀNG RỘNG LỚN HƠN


Anh chị em thân mến,

Trong Thông điệp Fratelli Tutti, tôi bày tỏ mối quan tâm và niềm hy vọng vẫn luôn là sự trăn trở trong suy nghĩ của tôi: “Khi cuộc khủng hoảng sức khỏe này qua đi, phản ứng tồi tệ nhất của chúng ta sẽ là lao sâu hơn nữa vào chủ nghĩa hưởng thụ như một cơn sốt và các hình thức tự tồn ích kỷ mới. Sau tất cả những điều này, hy vọng rằng chúng ta sẽ không còn nghĩ đến những cách nói ‘họ’ và ‘những người đó’, nhưng chỉ nghĩ đến cách nói ‘chúng ta’” (số 35).

Vì lý do này, tôi muốn dành Sứ điệp Ngày Thế giới về Di dân và người Tị nạn năm nay cho chủ đề Hướng tới một “Chúng ta” ngày càng rộng lớn hơn, để chỉ về một chân trời rõ rệt cho hành trình chung của chúng ta trên thế giới này.


Lịch sử của từ “chúng ta”

Chân trời đó đã hiện hữu trong chương trình tạo dựng của Thiên Chúa: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều” (St 1: 27-28). Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta có nam và nữ, khác nhau nhưng bổ khuyết cho nhau, để tạo thành một “chúng ta” theo kế hoạch để trở nên đông đảo hơn bao giờ hết trong sự tiếp nối của các thế hệ. Thiên Chúa tạo dựng chúng ta theo hình ảnh của Người, theo hình ảnh của tam vị nhất thể của Người, một sự hiệp thông trong sự đa dạng.

Khi bất tuân, chúng ta quay lưng lại với Thiên Chúa, và với lòng thương xót của mình, Người muốn ban cho chúng ta một con đường hòa giải, không phải với tư cách các cá nhân mà với tư cách là một dân tộc, một “chúng ta”, có nghĩa là bao trùm toàn gia đình nhân loại, không có ngoại lệ: “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ” (Kh 21: 3).

Vì thế, lịch sử cứu độ có “chúng ta” ở đầu và “chúng ta” ở cuối, và trung tâm của lịch sử đó là mầu nhiệm của Đức Kitô, Đấng đã chết và sống lại để “tất cả nên một” (Ga 17:21). Tuy nhiên, thời gian hiện tại cho thấy rằng chữ “chúng ta” theo ý định của Thiên Chúa đã bị phá vỡ và bị phân mảnh, bị thương tổn và bị biến dạng. Việc này càng trở nên rõ ràng hơn trong những thời điểm khủng hoảng nghiêm trọng, như trường hợp của đại dịch hiện nay. Chữ “Chúng ta” của chúng ta, ngoài thế giới rộng lớn và cả trong Giáo hội, đang sụp đổ và rạn nứt do các hình thức thiển cận và hung hăng của chủ nghĩa dân tộc (xem Tông huấn Fratelli Tutti, 11) và chủ nghĩa cá nhân cực đoan (xem sđd, 105). Và cái giá cao nhất đang phải trả là những người dễ dàng bị xem như những người khác: người ngoại quốc, người di cư, người bị gạt ra bên lề, những người sống ở các vùng ngoại vi của cuộc sống.

Tuy nhiên, sự thật là tất cả chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền và được kêu gọi cùng nhau làm việc để rồi sẽ không còn những bức tường ngăn cách chúng ta, không còn những người khác, nhưng chỉ còn một “chúng ta” duy nhất, bao gồm toàn thể nhân loại. Vì vậy, tôi muốn dùng Ngày Thế giới này để đưa ra lời kêu gọi mang hai chiều kích, trước hết là với các tín hữu Công giáo và sau đó là tất cả những người nam và nữ trên thế giới của chúng ta, hãy cùng nhau tiến tới một “chúng ta” ngày càng rộng lớn hơn.


Một Giáo hội ngày càng “công giáo” hơn

Đối với các thành viên của Giáo hội Công giáo, lời kêu gọi này đòi hỏi một cam kết trở nên trung thành hơn bao giờ hết với tư cách là “người công giáo”, như Thánh Phaolô nhắc nhở cộng đoàn Êphêsô: “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa” (Ep 4, 4-5).

Thật vậy, tính công giáo của Giáo hội, tính phổ quát của Giáo hội, phải được đón nhận và thể hiện trong mọi thời đại, theo ý muốn và ân sủng của Chúa, Đấng đã hứa luôn ở với chúng ta, cho đến tận thế (xem Mt 28,20). Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta có khả năng đón nhận mọi người, xây dựng sự hiệp thông trong sự đa dạng, để hiệp nhất những khác biệt mà không áp đặt một sự đồng nhất làm mất đi tính cách riêng. Khi gặp gỡ sự đa dạng của người nước ngoài, người di cư và người tị nạn, và trong cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa có thể xuất phát từ sự gặp gỡ này, chúng ta có cơ hội để phát triển như một Giáo hội và làm phong phú lẫn nhau. Tất cả những người được rửa tội, dù họ ở đâu, đều là những thành viên của cộng đoàn Hội thánh địa phương và của một Giáo hội duy nhất, là những người cư ngụ trong một ngôi nhà và một phần của một gia đình.

Các tín hữu Công giáo được mời gọi chung tay làm việc, mỗi người ở giữa cộng đoàn của mình, để làm cho Giáo hội trở nên ngày càng bao dung hơn khi thi hành sứ mệnh được Chúa Giêsu Kitô trao phó cho các Tông đồ: “Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10: 7-8).

Trong thời đại của chúng ta, Giáo Hội được mời gọi bước ra các nẻo đường của mọi vùng ngoại vi cuộc sống để chữa lành những vết thương và tìm kiếm những người lạc đường, không mang thành kiến hoặc sợ hãi, không chiêu dụ tín đồ, nhưng sẵn sàng mở rộng căn lều của mình để đón nhận mọi người. Trong số những người cư ngụ ở các vùng ngoại vi cuộc sống đó, chúng ta tìm thấy nhiều người di cư và tị nạn, những người di tản trong nước và những nạn nhân của nạn buôn người, những người mà Thiên Chúa muốn rằng tình yêu của Người được thể hiện và ơn cứu độ của Người được rao giảng. “Dòng người di cư hiện nay có thể được coi là “biên cương” mới cho việc truyền giáo, một cơ hội đặc biệt để loan truyền về Chúa Giêsu Kitô và thông điệp Tin Mừng tại nhà, và làm chứng cụ thể cho đức tin Kitô giáo trong tinh thần bác ái và lòng quý trọng sâu sắc đối với các cộng đồng tôn giáo khác. Cuộc gặp gỡ với những người di cư và tị nạn thuộc các tông phái và tôn giáo khác thể hiện một mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển cuộc đối thoại đại kết và liên tôn rộng mở và phong phú” (Diễn từ với các Giám đốc Quốc gia về Chăm sóc Mục vụ cho Di dân, ngày 22 tháng Chín năm 2017).


Một thế giới ngày càng bao gồm hơn

Tôi cũng đưa ra lời kêu gọi này để cùng nhau thực hiện hành trình hướng tới một “chúng ta” ngày càng mở rộng hơn đến tất cả mọi người, vì mục tiêu đổi mới gia đình nhân loại, cùng nhau xây dựng một tương lai công bằng và hòa bình, và bảo đảm rằng không ai bị bỏ lại phía sau.

Các xã hội của chúng ta sẽ có một tương lai “đầy màu sắc”, được làm phong phú bởi sự đa dạng và những cuộc giao lưu văn hóa. Do đó, ngay cả bây giờ chúng ta cũng phải học cách sống với nhau trong hòa hợp và hòa bình. Tôi luôn xúc động trước cảnh tượng trong sách Tông đồ Công vụ, vào ngày “rửa tội” của Giáo hội trong dịp Lễ Ngũ tuần, ngay sau khi Chúa Thánh Thần ngự xuống, người dân thành Giêrusalem nghe thấy lời loan báo về ơn cứu độ: “Chúng ta … dân Pácthia, Mêđi, Êlam, Mêxôpôtamia, Giuđê, Cáppađôkia, Pontô, và Axia, có người là dân Phyghia, Pamphylia, Aicập, và những vùng Libya giáp giới Kyrênê; nào là những người từ Rôma đến đây; nào là người Do Thái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Cơrêta hay người Ả-rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa” (2:9-11).

Đây là lý tưởng của thành Giêrusalem mới (xem Is 60; Kh 21: 3), nơi mọi dân tộc được hiệp nhất trong hòa bình và hòa hợp, ca tụng lòng từ bi của Thiên Chúa và những kỳ công của tạo vật. Tuy nhiên, để đạt được lý tưởng này, chúng ta phải nỗ lực hết sức để phá bỏ những bức tường ngăn cách chúng ta, và thừa nhận mối liên kết sâu sắc giữa chúng ta, xây dựng những nhịp cầu thúc đẩy một nền văn hóa gặp gỡ. Các làn sóng di cư ngày nay mang đến cơ hội để chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi và cho phép bản thân trở nên phong phú hơn nhờ sự đa dạng về ân tứ của mỗi người. Và rồi, nếu muốn, chúng ta có thể biến các biên giới trở thành những nơi gặp gỡ đặc biệt, nơi phép lạ của một “chúng ta” ngày càng rộng lớn hơn có thể xảy ra.

Tôi mời gọi tất cả mọi người nam và nữ trên thế giới của chúng ta hãy sử dụng những ân tứ mà Chúa đã trao cho chúng ta để giữ gìn và làm cho tạo vật của Ngài ngày càng đẹp hơn. “Một người quý tộc kia trẩy đi phương xa lãnh nhận vương quyền, rồi trở về. Ông gọi mười người trong các tôi tớ của ông đến, phát cho họ mười nén bạc và nói với họ: ‘Hãy lo làm ăn sinh lợi cho tới khi tôi đến’” (Lc 19: 12-13). Chúa cũng sẽ đòi hỏi chúng ta một bản tường trình về công việc của chúng ta! Để bảo đảm việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta một cách thích hợp, chúng ta phải trở thành một “chúng ta” ngày càng rộng lớn hơn và trách nhiệm chung lớn hơn, với niềm xác tín sâu sắc rằng mọi điều tốt đẹp trong thế giới của chúng ta đều được thực hiện cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Chúng ta phải cam kết với tư cách là những cá nhân và tập thể biết quan tâm đến tất cả anh chị em của chúng ta, những người đang tiếp tục phải gánh chịu đau khổ, ngay cả khi chúng ta làm việc hướng tới một sự phát triển bền vững, cân bằng và toàn diện hơn. Một cam kết không có sự phân biệt giữa người bản xứ và người nước ngoài, giữa cư dân và khách đến, vì đó là một kho báu mà chúng ta cùng nắm giữ chung, trong đó không ai bị loại trừ khỏi sự chăm sóc và lợi ích của họ.


Giấc mơ bắt đầu

Tiên tri Giôen đã tiên báo rằng tương lai của đấng Thiên sai sẽ là thời kỳ của những giấc mơ và thị kiến được Thần Khí soi dẫn: “Sau đó, Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm. Con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, người già được báo mộng, thanh niên thấy thị kiến” (Giôen 2:28). Chúng ta được mời gọi để cùng nhau mơ ước, không run sợ, như một gia đình nhân loại duy nhất, như những người bạn đồng hành trên cùng một hành trình, như những người con trai và con gái trên cùng một trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta, tất cả là chị em và anh em (xem Tông huấn Fratelli Tutti, 8).


Cầu nguyện (ND: tạm dịch)

Lạy Chúa Cha chí thánh,

Chúa Giêsu Con của Người đã dạy chúng con

rằng sẽ có niềm vui mừng hoan hỉ trên thiên đàng

khi một người bị mất được tìm thấy,

khi một người bị loại trừ, bị từ chối hoặc bị gạt bỏ

được tập hợp lại thành một “chúng ta” giữa chúng con,

là điều ngày càng trở thành rộng lớn hơn.

Chúng con xin Người ban cho các môn đệ của Chúa Giêsu,

và tất cả những người thiện chí,

ân sủng để thi hành ý định của Người trên trái đất,

Xin chúc phúc cho từng hành động chào đón và tiếp cận

để đưa những người phải tha hương

hợp thành “chúng ta” trong cộng đoàn và Hội Thánh,

để trái đất của chúng con có thể thực sự trở nên

đúng như Người đã tạo dựng nó:

là ngôi nhà chung của tất cả anh chị em chúng con. Amen.



Roma, Đền thờ Thánh Gioan Lateran, 3 tháng Năm, 2021

Lễ Thánh Philipphê và Giacôbê Tông đồ


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/5/2021]


Viếng Đền thờ Thánh Laurensô Ngoại thành, theo dấu các vị tử đạo và các giáo hoàng

Viếng Đền thờ Thánh Laurensô Ngoại thành, theo dấu các vị tử đạo và các giáo hoàng

Viếng Đền thờ Thánh Laurensô  Ngoại thành, theo dấu các vị tử đạo và các giáo hoàng

Library of Congress - Photochrom Print Collection, Public domain, via Wikimedia Commons

Marinella Bandini

07/04/21


Nhà thờ Chặng Đàng Ngày 49: Đức Piô IX đã ủy thác việc phân tích các dấu vết trên phiến đá cẩm thạch được cho là phiến đá chôn cất của Thánh Laurensô.



Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 49

Trong Tuần lễ Phục Sinh chúng ta một lần nữa trở lại vương cung thánh đường Thánh Laurensô Ngoại Thành.

Vương cung Thánh đường nằm trên ngôi mộ của phó tế Laurensô, người chịu tử vì đạo khi bị thiêu sống trên một tấm vỉ sắt. Tương truyền rằng xác của ngài được đặt trên một phiến đá cẩm thạch trắng, phiến đá được lưu giữ trong hầm mộ của vương cung thánh đường.

Chân phước Giáo hoàng Piô IX (giáo hoàng từ năm 1846 đến 1878) — một người sùng kính Thánh Laurensô — đã yêu cầu phân tích các dấu vết trên phiến đá cẩm thạch, và chúng được xác định là máu người.

Cũng nhờ Đức Piô IX mà chúng ta có được sự nâng cấp quảng trường phía trước vương cung thánh đường và cột trụ với Thánh Laurensô đứng trên đỉnh cột — cao gần 80 bộ Anh (24 mét), một trong những cột trụ cao nhất ở Rôma. Di hài của Đức Piô IX an nghỉ phía trước mộ Thánh Laurensô.

Trong mộ Thánh Laurensô cũng lưu giữ một số thánh tích của Thánh Stêphanô. Mối liên hệ này được ghi dấu trong bức tranh khảm từ thế kỷ thứ sáu tại vị trí trước đây là vòm gian cung thánh, hiện nay đánh dấu lối vào cung thánh. Thánh Laurensô và Thánh Stêphanô đứng ở hai bên Chúa Kitô, phía sau các Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô.

Vương cung Thánh đường Thánh Laurensô cũng có mối liên kết với ký ức về Đức Piô XII. Ngày 19 tháng Bảy năm 1943, khi Rôma đang dưới làn bom đạn của quân Đồng minh, đức giáo hoàng đã đến khu nhà thờ Thánh Laurensô, là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất, để an ủi người dân.

Năm 1964, khi công việc của ngài bị đặt nghi vấn trong vở kịch “The Vicar,” một bản kiến nghị công khai được đưa ra xin đặt một bức tượng tôn vinh ngài, kết quả là từ đó bức tượng đứng trong quảng trường phía trước vương cung thánh đường.

Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao? (Lc 24:32)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Rôma.

Viếng Đền thờ Thánh Laurensô  Ngoại thành, theo dấu các vị tử đạo và các giáo hoàng

Vương cung thánh đường Thánh Laurensô Ngoại thành. Trong hầm mộ lưu giữ một phiến đá cẩm thạch, nơi đặt thi thể của Thánh Laurensô sau khi ngài chịu tử vì đạo. Các dấu vết trên phiến đá được xác định là máu người.

Viếng Đền thờ Thánh Laurensô  Ngoại thành, theo dấu các vị tử đạo và các giáo hoàng

Quang cảnh Vương cung thánh đường Thánh Laurensô Ngoại thành vào cuối thế kỷ 19.

Viếng Đền thờ Thánh Laurensô  Ngoại thành, theo dấu các vị tử đạo và các giáo hoàng

Quang cảnh Vương cung thánh đường Thánh Laurensô Ngoại thành vào cuối thế kỷ 18.

Viếng Đền thờ Thánh Laurensô  Ngoại thành, theo dấu các vị tử đạo và các giáo hoàng

Vương cung thánh đường Thánh Laurensô Ngoại thành trong một bản khắc từ thế kỷ 19. Phía trên phương du là một vòm cung đã từng là vòm gian cung thánh, và ngày nay đánh dấu lối vào gian cung thánh, với sự phục chế của bức tranh khảm từ thế kỷ thứ 6.

Viếng Đền thờ Thánh Laurensô  Ngoại thành, theo dấu các vị tử đạo và các giáo hoàng

Vương cung thánh đường Thánh Laurensô Ngoại thành. Tượng thánh Laurensô trên đỉnh cột trong quảng trường trước Vương cung thánh đường. Đức Piô IX ra lệnh khôi phục lại quảng trường và cột trụ.

Viếng Đền thờ Thánh Laurensô  Ngoại thành, theo dấu các vị tử đạo và các giáo hoàng

Vương cung thánh đường Thánh Laurensô Ngoại thành. Nơi an nghỉ của Đức Piô IX được tìm thấy phía trước mộ của thánh Laurensô, như lời đức giáo hoàng yêu cầu trong di chúc và chúc thư cuối cùng của ngài.

Viếng Đền thờ Thánh Laurensô  Ngoại thành, theo dấu các vị tử đạo và các giáo hoàng

Vương cung thánh đường Thánh Laurensô Ngoại thành. Năm 1964, một bức tượng của Đức Piô XII được đặt ở quảng trường phía trước vương cung thánh đường. Bức tượng được trả tiền từ quỹ của một bản kiến nghị công khai. Trong ảnh, Đức Bênêđictô XVI cầu nguyện trước tượng của vị tiền nhiệm của ngài (2008).


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/5/2021]