Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

TIẾP KIẾN CHUNG: Các điều răn (III)

TIẾP KIẾN CHUNG: Các điều răn (III)
© Vatican Media

TIẾP KIẾN CHUNG: Các điều răn (III)

‘Ngẫu thần của tôi là gì? Hãy gỡ bỏ nó và quăng ra ngoài cửa sổ!’

01 tháng Tám, 2018 14:00

Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9:30 sáng trong Đại sảnh Phaolo VI, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp thế giới.

Tiếp tục những bài giáo lý về các Điều Răn, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tập trung suy tư vào chủ đề: “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Trích Sách Thánh: Xuất hành 20:3-5a).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các nhóm khách hành hương và tín hữu hiện diện.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.

* * *

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúng ta đã nghe điều răn đầu tiên trong Mười Giới Răn của Chúa: “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Xh 20:3). Chúng ta hãy dừng lại trên chủ đề sự sùng bái ngẫu thần, điều này vô cùng quan trọng và luôn hợp thời.

Giới răn cấm tạo ra những ngẫu tượng[1] hay hình ảnh[2] của bất kỳ thực thể nào:[3] tức là mọi thứ, để thờ như một ngẫu thần. Chúng ta đang nói về khuynh hướng của con người, bất kể đó là người có tín ngưỡng hay vô thần. Chẳng hạn, người Ki-tô hữu chúng ta có thể tự hỏi: Ai mới thật sự là Thiên Chúa của tôi? Đó có phải là Đấng Duy Nhất và Tình Yêu Ba Ngôi Một Thiên Chúa hay đó là một hình ảnh, sự thành công của riêng tôi, có thể có ở trong Giáo hội?” “Sự sùng bái ngẫu thần không chỉ nói đến sự thờ lạy ngẫu tượng sai lạc, nó vẫn luôn là một thử thách cho đức tin. Sự sùng bái ngẫu thần là sự thần thánh hóa những gì không phải là Thiên Chúa” (Giáo lý Giáo hội Công giáo, s. 2113).

“Vị thần” trong cuộc sống là gì? Đó chính là trung tâm điểm của đời sống con người, và suy nghĩ và hành động của con người phải lệ thuộc vào vị thần đó.[4] Một người có thể lớn lên trong một gia đình Ki-tô hữu về danh nghĩa nhưng về thực tế lại dành trọn tâm trí vào những điểm tham chiếu rất xa lạ với Tin mừng.[5] Con người không bao giờ sống mà không tập trung vào một điều gì đó. Vì vậy đây là một thế giới cung cấp cả một “siêu thị” các ngẫu thần, chẳng hạn nó có thể là các vật thể, các hình ảnh, những ý tưởng, những chức vụ, cả lời cầu xin. Chúng ta phải cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Cha nhớ có lần cha đến một giáo xứ thuộc giáo phận Buenos Aires để dâng Lễ rồi cha phải đi sang xứ khác để làm Phép Thêm sức cách đó một cây số. Cha đi, đi bộ, và ngang một công viên rất đẹp. Trong công viên đó có hơn 50 cái bàn nhỏ, mỗi bàn có 2 ghế và người ta đang ngồi trên đó, đối diện nhau. Họ đang làm gì ở đây? Bói bài. Họ đến đó để “cầu xin” với một ngẫu thần. Thay vì cầu nguyện với Thiên Chúa là Đấng Quan phòng cho mọi việc trong tương lai, họ lại đến đó để đọc các lá bài và đoán tương lai. Đây là một hình thức sùng bái ngẫu thần của thời đại chúng ta. Cha hỏi anh chị em: Trong anh chị em có bao nhiêu người đã đi xem bói bài để đoán tương lai? Trong anh chị em có bao nhiêu người đã đi cho người ta xem bàn tay để đoán tương lai, thay vì cầu nguyện với Chúa? Đây là sự khác biệt: Thiên Chúa hằng sống; những thứ khác là ngẫu thần, những sự sùng bái ngẫu thần là vô ích.

Sự sùng bái ngẫu thần là gì? Giới răn miêu tả bằng những câu sau: “Ngươi không được tạc tượng [. . .]; ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ” (Xh 20:4-5).

Từ “idol” (ngẫu thần) trong tiếng Hy lạp có gốc từ động từ “nhìn thấy”[6] Một ngẫu thần là một “bóng ma,” với khuynh hướng trở thành một sự ám ảnh, một sự mê muội. Trong thực tế, ngẫu thần là một bức ảnh phản chiếu của một người trong các đồ vật hay trong các dự án. Ví dụ, trong quảng cáo người ta tận dụng chiều kích này: tôi không trực tiếp nhìn thấy đồ vật đó nhưng tôi nhận biết được chiếc xe hơi đó, cái điện thoại đó, chức vụ đó — hoặc những thứ khác — như là một phương tiện để hoàn thiện bản thân và thỏa mãn cho nhu cầu của tôi. Và tôi tìm nó, nói về nó, suy nghĩ về nó; ý nghĩ phải sở hữu đồ vật đó hoặc thực hiện dự án đó, đạt được vị trí đó, dường như là một con đường tuyệt vời để đạt đến hạnh phúc, là một cái tòa tháp để leo lên đến thiên đàng (x. St 11:1-9), và mọi thứ đều trở thành chức năng cho mục tiêu đó.

Rồi chúng ta đến với câu thứ hai: “Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ.” Các ngẫu thần đòi phải phụng thờ, những lễ nghi: người ta phủ phục trước những ngẫu thần đó và hy sinh mọi thứ. Trong thời cổ đại, những sự sát tế được biến thành ngẫu thần, nhưng cả hôm nay cũng vậy: trẻ em bị hy sinh cho sự nghiệp bằng cách từ bỏ chúng hoặc không sinh ra chúng; cái đẹp bên ngoài đòi những hy sinh của con người. Không biết bao nhiêu giờ đồng hồ đứng trước gương soi! Có những người, có những phụ nữ, họ dành ra không biết bao nhiêu thời gian để trang điểm?! Đây cũng là một dạng sùng bái ngẫu thần. Trang điểm không có gì là không tốt, nhưng trung bình thôi, đừng cố trở thành nữ thần. Cái đẹp bên ngoài đòi những hy sinh của con người. Danh tiếng đòi hỏi sự hy sinh bản thân, sự chân thành và giá trị thật của con người. Các ngẫu thần đòi máu. Tiền bạc cướp đi sự sống và khoái lạc dẫn đến cô đơn. Cấu trúc kinh tế hy sinh sự sống con người để đạt lợi nhuận cao hơn. Chúng ta hãy nghĩ đến biết bao nhiêu người không có việc làm. Tại sao? Vì đôi khi các nhà doanh nhân của doanh nghiệp đó, của công ty đó, quyết định sa thải người, để kiếm thêm tiền — ngẫu thần đồng tiền. Khi người ta sống giả hình thì người ta làm và nói những gì người ta mong chờ, vì thần thánh của họ bắt phải làm như vậy. Và con người bị tàn phá, các gia đình bị phá hủy và người trẻ tuổi bị bỏ mặc vào tay của những lối sống hủy hoại, để tăng lợi nhuận. Ma túy cũng là một ngẫu thần.

Đến đây là giai đoạn thứ ba và kinh khủng hơn: “ … và không được phụng thờ những thứ đó.” Ngẫu thần bắt con người làm nô lệ. Chúng hứa tặng hạnh phúc nhưng chúng không cho điều đó; và khi một người buông mình sống vì điều đó sẽ rơi vào vòng xoáy tự hủy hoại mình, nhưng vẫn mang trong lòng sự mong đợi một kết quả tốt đẹp không bao giờ đến.

Anh chị em thân mến, ngẫu thần hứa ban sự sống, nhưng thực thế chúng lại lấy mất đi. Thiên Chúa thật không đòi lấy đi sự sống nhưng là ban tặng nó, tặng nó như món quà. Thiên Chúa thật không cho chúng ta bức ảnh phản chiếu sự thành công của chúng ta, nhưng dạy chúng ta sự yêu thương. Thiên Chúa thật không đòi lấy đi những đứa con, nhưng tặng ban Con của Người cho chúng ta. Ngẫu thần vạch ra những giả thuyết cho tương lai và làm cho con người khinh chê hiện tại; Thiên Chúa thật dạy chúng ta sống trong thực tại mỗi ngày, trong cuộc sống thực tế hôm nay và ngày mai và ngày kia tiến bước về tương lai, không sống trong những ảo ảnh về tương lai — tính cụ thể của Thiên Chúa thật đối nghịch lại với tính hão huyền của ngẫu thần. Hôm nay cha mời gọi anh chị em hãy suy nghĩ: tôi có bao nhiêu ngẫu thần và đâu là ngẫu thần yêu thích nhất của tôi? — vì khi nhận ra được việc sùng bái những ngẫu thần là sự khởi đầu của ơn sủng, và đặt mình trên con đường của tình yêu. Quả thật, tình yêu không thuận theo sự sùng bái ngẫu thần. Nếu một thứ gì đó trở nên tuyệt đối và không thể đụng chạm đến thì nó trở thành quan trọng hơn người chồng người vợ, quan trọng hơn đứa con, quan trọng hơn một tình bạn. Gắn chặt bản thân vào một mục đích hay một ý tưởng sẽ làm cho con người bị mù trước tình yêu. Và khi chạy theo các ngẫu thần, chạy theo một ngẫu thần, chúng ta thậm chí có thể từ bỏ cha mẹ, con cái, vợ chồng, gia đình — những người thân thương nhất. Gắn chặt bản thân vào một mục đích hay một ý tưởng sẽ làm cho con người bị mù trước tình yêu. Hãy luôn ghi nhớ điều này trong lòng: ngẫu thần sẽ cướp sự yêu thương khỏi anh chị em, ngẫu thần sẽ làm anh chị em mù trước tình yêu và để có thể biết yêu thương thật sự chúng ta phải giải thoát mình khỏi những ngẫu thần. Ngẫu thần của tôi là gì? Hãy gỡ bỏ nó và quăng nó ra ngoài cửa sổ!

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



[1] The term Pesel means “a divine image originally sculpted in wood or in stone, and especially in metal” (L. Koehler – W. Baumgartner, The Hebrew and Aramaic Lexicon of the Old Testament, vol. 3, p. 949).

[2] The term Temunah has a very broad meaning, linked to “likeness, form”; therefore, the prohibition is quite broad and these images can be of every sort (Cf. L. Koehler – W. Baumgartner, Op. cit., Vol. 1, p. 504.

[3] The commandment does not prohibit the images themselves — God Himself would command Moses to make golden cherubim on the Ark’s cover (Cf. Exodus 25:18) and a bronze serpent (Cf. Numbers 21:8) — but He prohibits adoring or serving them, that is, the whole process of deification of something, not just the reproduction.

[4] The Hebrew Bible refers to the Canaanite idolatry with the term Ba’al, which means “lordship, intimate relationship, reality on which one depends.” An idol is that which masters, takes the heart and becomes the pivot of life (Cf. Theological Lexicon of the old Testament, Vol. 1, 247-251).

[5] Cf. Catechism of the Catholic Church, n. 2114: “Idolatry is a perversion of man’s innate religious sense. An idolater is someone who ‘transfers his indestructible notion of God to anything other than God: (Origen, Contra Celsum, 2, 40).”

[6] The etymology of the Greek eidolon , derived from eidos, is of the root weid, which means to see (Cf. Grande Lessico dell’Antico Testamento, Brescia, 1967, Vol. III, p. 127).


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 2/8/2018]

Đức Thánh Cha đến thăm một bà cụ ở Roma

Đức Thánh Cha đến thăm một bà cụ ở Roma

Đức Thánh Cha đến thăm một bà cụ ở Roma


Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi Tiếp Kiến Chung tại Quảng trường Thánh Phê-rô, ngày 2 tháng Năm, 2018. Credit: Daniel Ibanez/CNA.


Roma, Ý, 31 tháng Bảy, 2018 / 11:40 sáng (CNA/EWTN News). - Đức Thánh Cha Phanxico đã có chuyến thăm một cụ già rất bất ngờ hôm thứ Bảy ở quận trung tâm của Roma, thu hút sự chú ý của mọi người trong khu vực khi họ phát hiện ra chiếc xe màu xanh dương của ngài.

Ngày 28 tháng Bảy Đức Thánh Cha đã thực hiện chuyến thăm bà cụ liệt giường và bà đã liên tục mời ngài đến thăm cụ tại nhà ở khu Salario.

Ngài dành khoảng 1 giờ với bà cụ, trong khi một số Cận vệ Vatican và cảnh sát Ý đứng đợi ngoài cửa.

Đức Thánh Cha Phanxico chào thăm những người hàng xóm, bắt tay, ôm, và chơi đùa với một em bé. Đức thánh Cha cũng làm phép những ảnh tượng tôn giáo mọi người mang đến cho ngài.

Trước khi lên xe, một bệnh nhân trong khu xóm vội vã chạy xuống thang để chào Đức Thánh Cha và nhận phép lành.

Đức Thánh Cha Phanxico đã chủ động thực hiện những chuyến thăm hỏi. Trong suốt Năm thánh Thương xót 2016, Đức Thánh Cha tham gia vào hoạt động công cuộc của lòng thương xót hàng tháng, thường vào thứ Sáu đầu tiên của tháng.

Trong số những hoạt động bác ái, Đức Thánh Cha đến thăm những khu ở cho người vô gia cư, các nhà dưỡng lão, và nhà thương. Trong những trường hợp đặc biệt, ngài mời những người lao động và tù nhân dùng bữa trưa với ngài.


[Nguồn: catholicnewsagency]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 1/8/2018]