Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Tòa Thánh tiếp tục đàm phán với Việt nam

Tòa Thánh tiếp tục đàm phán với Việt nam

Nhóm làm việc chung đã kết thúc buổi họp hôm nay tại Vatican
26 tháng 10, 2016
640px-Basilique_Saint-Pierre_Vatican_dome-740x493
Wikimedia Commons
Bổ sung cho thỏa thuận đưa ra tại Phiên họp thứ năm của Nhóm Làm việc chung Việt nam - Tòa Thánh ở Hà nội (tháng 9, 2014), Phiên họp thứ Sáu của nhóm diễn ra tại thành Vatican, kết thúc hôm nay.
Phiên họp đồng chủ trì bởi ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao, trưởng đoàn Việt nam, và Đức ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng Ngoại giao, trưởng đoàn Tòa thánh.
Phía Việt nam nhắc lại sự tiến bộ liên tục và thực tế của khung pháp lý và các chính sách về thúc đẩy và bảo vệ sự tự do niềm tin và tôn giáo; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục cho sự gắn kết tích cực của Giáo hội Công giáo Việt nam trong tình hình phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
Tòa Thánh, tái khẳng định sự tự do của Giáo hội thực thi sứ mạng thiện ích cho tất cả mọi xã hội, đánh giá cao việc chính phủ Việt nam quan tâm đến nhu cầu của Giáo hội Việt nam, như mới đây qua việc thành lập Học viện Công giáo Việt nam đầu tiên, và sự hỗ trợ trong việc tổ chức những nghi lễ và sự kiện quan trọng.
Cả hai bên đều thống nhất rằng Giáo hội Công giáo Việt nam sẽ tiếp tục được linh hứng bởi Quyền Giáo huấn của Giáo hội liên quan đến việc thực hành ‘sống Tin mừng giữa lòng dân tộc,’ đồng thời là những người Công giáo đạo đức và công dân tốt. Tòa Thánh tái khẳng định rằng Đức Thánh Cha Phanxico rất quan tâm đến sự phát triển của Việt nam – những mối quan hệ của Tòa Thánh và Tòa Thánh đang mong chờ những đóng góp liên tục và vô giá của cộng đoàn Công giáo, hợp tác cùng với những thành phần khác trong xã hội Việt nam, phù hợp với luật pháp, cho sự phát triển quốc gia và thúc đẩy những thiện ích chung.
Cả hai bên đều công nhận sự tiến bộ ở Việt nam – những quan hệ của Tòa Thánh, qua những tiếp xúc thường xuyên và hội đàm, trao đổi những phái đoàn cấp cao và những chuyến thăm mục vụ thường xuyên của đại diện giáo hoàng và đặc phái viên không thường trú là Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli.
Cuộc họp diễn ra trong không khí chân thành, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau.
Cả hai bên đồng ý duy trì đối thoại xây dựng, trong tinh thần thiện chí trên quan điểm gia tăng hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy những quan hệ giữa hai bên. Cả hai bên cùng đồng ý tổ chức phiên họp thứ bảy ở Việt nam – Nhóm làm việc chung ở Hà nội. Thời điểm của phiên họp sẽ được sắp xếp thông qua các kênh ngoại giao.
Trước khi rời Vatican, đoàn Việt nam đến thăm ngoại giao Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, và Tổng Giám mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng. Đoàn cũng đến thăm một số tổ chức tôn giáo của Tòa Thánh.

[Nguồn:zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/10/2016]


Hội đồng Bảo mở phiên Thảo luận về Phụ nữ, Hòa bình, và An ninh

Hội đồng Bảo mở phiên Thảo luận về Phụ nữ, Hòa bình, và An ninh
Tổng giám mục H. E. Bernardito Auza
Sứ thần và Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc
auza

Tham luận của Tổng Giám mục H.E. Bernardito Auza

Sứ thần và Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh tại Liên Hợp quốc

Hội đồng Bảo an mở phiên thảo luận về Phụ nữ, Hòa bình, và An ninh

New York, 25 tháng 10, 2015

Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh rất vui vì Phái đoàn Cấp cao Liên bang Nga đã trình chủ đề này cho Phiên Thảo luận Mở trong Hội đồng và tạo sự chú ý cho Cộng đồng Quốc tế.
Tòa Thánh đã từ lâu biện hộ cho sự phát triển ngày càng nhiều hơn cho phụ nữ trong việc tạo dựng, duy trì và xây dựng hòa bình. Vì vậy Tòa Thánh rất trân trọng những sáng kiến được Hội đồng Bảo an và các Chính phủ thúc đẩy để nâng cao nhận thức và đi đến được sự công nhận trọn vẹn hơn vai trò rất quan trọng của phụ nữ trong việc ngăn chặn sự bùng nổ chiến tranh qua sự điều đình và ngoại giao phòng ngừa, trong việc hòa giải, phục hồi và tái tiết xã hội của những tình hình hậu chiến, và trong việc tránh được sự tái phát những xung đột vũ trang. Phụ nữ có thể và phải đóng những vai trò lớn hơn trong tất cả những tiến trình này. Những khả năng đặc biệt của họ mang lại trật tự giữa sự hỗn loạn, mang lại cộng đồng giữa nơi chia rẽ, và đem lại hòa bình giữa sự xung đột, và những ân tứ đặc biệt của họ trong việc giáo dục con người biết chấp nhận và nhạy cảm nhiều hơn trước những nhu cầu của tha nhân là vô cùng quan trọng để tránh cho thế giới chúng ta thoát những tai họa của chiến tranh và giúp chữa lành những vết thương trước đây và những xung đột hiện tại.
Tuy nhiên, để khai thác được những khả năng đặt biệt này của phụ nữ trong vấn đề hòa bình và an ninh, phải có một nỗ lực quốc tế để giúp họ có thể thành công, một điều sẽ khó đạt được nếu phụ nữ vẫn đại diện cho một con số quá chênh lệch của những người chịu thua thiệt trên thế giới. Đặc biệt tình trạng phụ nữ và các thiếu nữ bị thiếu sự tiếp cận với giáo dục, giáo dục chất lượng cao, phải được giải quyết. Một điều đáng buồn là, như Đức Thánh Cha Phanxico trình bày trong Diễn văn trước Đại Hội đồng ngày 25 tháng 9 năm 2015, không phải ở bất kỳ nơi đâu phụ nữ và các thiếu nữ đều được quyền tiếp cận trọn vẹn với giáo dục; nhiều lúc, những kết quả tố cáo rằng họ thuộc vai trò hạng hai trong xã hội và không cho họ có quyền được lắng nghe. Giáo dục là một đòn bẩy lớn giúp phụ nữ có thể đóng góp trọn vẹn hơn cho sự thúc đẩy và củng cố hòa bình và hòa hợp không chỉ trong gia đình, nhưng còn trong những cộng đồng xã hội, và trên toàn thế giới.
Giáo hội Công giáo từ lâu đã nhấn mạnh rất nhiều đến sự cần thiết tuyệt đối của việc trao cho thanh thiếu nữ được quyền tiếp cận với giáo dục. Ngày nay, thanh thiếu nữ đóng góp một con số đa phần trong hơn 100.000 trường học của Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới, từ nhà trẻ đến đại học, đặc biệt, trong các tôn giáo nơi phụ nữ và thiếu nữ vẫn chịu cảnh bị phân biệt đối xử. Họ học những kỹ năng để trở thành những nhà giáo dục và những nhà chuyên môn được đào tạo bài bản, điều đó có thể đóng góp rất lớn cho một xã hội bảo đảm và an toàn. Dành đặc quyền bảo đảm nền giáo dục chất lượng cho thiếu nữ và phụ nữ cũng là rất quan trọng nếu chúng ta hy vọng rằng họ sẽ có thể truyền sang cho thanh thiếu niên và đàn ông những giá trị của hòa bình và sự tôn trọng lẫn nhau, của sự hòa giải và chữa lành. Vai trò kiến tạo hòa bình của người mẹ trong gia đình là thuộc bản chất, không chỉ đơn thuần trong một gia đình an bình và an toàn nhưng cũng là một xã hội hòa bình, bao dung và an toàn.
Giúp cho phụ nữ thành công qua việc dùng những tài năng của họ để tạo dựng, duy trì và xây dựng hòa bình cũng đòi phải có sự chiến đấu chống lại nạn nghèo đói và bảo đảm cho họ được tiếp cận với những nguồn tài nguyên căn bản. Trong những vùng nông thôn và đô thị, phụ nữ thường xuyên bị thiếu quyền tiếp cận với những dịch vụ căn bản, trong đó có chăm sóc sức khỏe và những sự bảo vệ của xã hội. Ở nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới, việc thiếu thực phẩm đủ dinh dưỡng và ổn định, nước sạch và những dịch vụ vệ sinh, cũng như thiếu những cơ hội nghề nghiệp và đồng lương chi trả xứng đáng, tiếp tục ngầm phá hoại những khả năng của phụ nữ đóng vai trò của họ trong đời sống của gia đình của họ cũng như trong xã hội chung.
Việc giúp phụ nữ đem lại sự chữa lành cho thế giới qua việc giải quyết những nguyên nhân và hậu quả của chiến tranh và bạo lực cũng có nghĩa là bảo vệ họ trong sứ mạng quan trọng này. Gần 50 cuộc xung đột nổ ra ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới ngày nay kêu gọi chúng ta phải tập trung những nỗ lực vào hoàn cảnh khốn khổ của phụ nữ và thiếu nữ trong những tình hình bạo lực. Những phụ nữ đã phải rơi vào hoàn cảnh là nạn nhân của bạo lực phải được giúp đỡ để vượt qua được vết nhơ và sự ô nhục mà họ là đối tượng trong một số xã hội, và tìm được công lý. Thật quá khó khăn cho phụ nữ duy trì được gia đình và chăm sóc cho các thành viên gia đình bị hủy hoại bởi bạo lực nếu những vết thương của riêng họ không được chữa lành và những bất công họ đã phải chịu đựng không được giải quyết. Quá nhiều nguồn tiền được dành cho vũ khí, vậy tại sao thế giới lại không thể dành ra được những nguồn để bù lại cho những mất mát cuộc sống và những phần thân thể, của những gia đình và những ngôi nhà của những nạn nhân vô tội này, giúp họ vượt qua được những tàn phá của xung đột và làm cho họ có thể trở thành những người kiến tạo hòa bình?
Thưa ông Chủ tịch,
Trước việc phụ nữ phải chịu đựng đau khổ từ những xung đột và chiến tranh không phải do họ gây ra tạo một cảm giác sai lầm rằng phụ nữ chỉ là những nạn nhân và không phải là những người kiến tạo hòa bình. Quả thật, việc này đáng ra – nó đã tồn tại lâu trong quá khứ – đáng ra phải đưa bức tranh rạn nứt này cất đi. Và chỉ có một cách chắc chắn đạt được điều này là khai thác được vai trò tích cực trọn vẹn của phụ nữ trong mọi giai đoạn của việc ngăn ngừa xung đột, dàn xếp, cách giải quyết xung đột và việc xây dựng hòa bình sau xung đột. Nếu không có sự góp phần và những kỹ năng đặc biệt của phụ nữ, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ đạt trọn vẹn sự hiểu biết sâu về những nguyên nhân của các vụ xung đột và những giải pháp khả thi nhất để kết thúc xung đột và xây dựng hòa bình.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.
[Nguồn:holyseemission]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/10/2016]


TIẾP KIẾN CHUNG: Chào đón người lạ, cho người rách rưới mặc

TIẾP KIẾN CHUNG: Chào đón người lạ, cho người rách rưới mặc

‘Chúng ta đừng rơi vào cạm bẫy tự thu mình vào vỏ bọc, thờ ơ trước những nhu cầu của anh em và chỉ quan tâm đến những ý thích của mình.’
26 tháng 10, 2016
TIẾP KIẾN CHUNG: Chào đón người lạ, cho người rách rưới mặc
© PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi tiếp kiến chung sáng nay tại Quảng trường Thánh Phê-rô.
__
GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC THÁNH CHA
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Chúng ta tiếp tục suy tư về những mối phúc của lòng thương xót mà Chúa Giê-su đã cho chúng ta biết để giữ đức tin luôn sống động. Quả thật, những mối phúc này cho thấy bằng chứng rằng người Ki-tô hữu không mệt mỏi và không biếng nhác chỉ ngồi chờ cuộc gặp gỡ cuối cùng với Thiên Chúa, nhưng họ ra đi để gặp Ngài mỗi ngày, nhận ra dung nhan của Ngài trong mỗi con người đang xin sự giúp đỡ. Hôm nay chúng ta suy tư về câu nói của Chúa Giê-su: Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc” (Mt 25:35-36). Còn có thời điểm nào phù hợp hơn trong thời đại của chúng ta đối với mối phúc liên quan đến khách lạ. Cuộc khủng hoảng kinh tế, những xung đột vũ trang và những biến đổi khí hậu bắt nhiều người phải di cư. Tuy nhiên, di cư không phải là một hiện tượng mới, nó thuộc về lịch sử của con người. Thật là thiếu kiến thức lịch sử nếu nghĩ rằng thực ra họ chỉ có trong thời đại của chúng ta.
Kinh Thánh cho chúng ta rất nhiều ví dụ cụ thể về di cư. Chỉ cần nghĩ đến Abraham. Tiếng gọi của Thiên Chúa khiến ông phải rời bỏ quê hương và đến một nơi khác: Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (St 12:1). Rồi đến dân Israel, từ Ai-cập nơi họ phải làm nô lệ, ra đi suốt 40 năm trong sa mạc đến khi họ đến được Đất Hứa của Thiên Chúa. Chính Gia đình Thánh gia – Mẹ Maria, thánh Giu-se và Hài đồng Giê-su – bị bắt buộc phải di cư trốn chạy khỏi sự đe dọa của Hê-rô-đê: Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập.15 Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà” (Mt 2:14-15). Lịch sử của nhân loại là lịch sử của sự di cư: Tại mọi vĩ độ không ai là người không biết đến hiện tượng di cư.
Trong mối tương quan này, theo dòng chảy qua những thế kỷ chúng ta đã chúng kiến những cách thể hiện tình đoàn kết, cho dù không thiếu những căng thẳng xã hội. Thật không may, ngày nay, bối cảnh khủng hoảng kinh tế đã làm nổi lên những thái độ khép kín và lạnh lùng. Những bức tường và các rào chắn mọc lên ở một số nơi trên thế giới. Đôi lúc dường như công việc thầm lặng của nhiều người, những người hy sinh bản thân theo nhiều cách để giúp và hỗ trợ người tị nạn và di cư bị che lấp bởi sự ồn ào của những người lên tiếng vì tính ích kỷ theo bản năng. Nhưng đóng cửa không phải là một giải pháp; hơn thế nữa nó sẽ dẫn đến kết quả tội phạm buôn người. Con đường duy nhất cho giải pháp là tình đoàn kết — đoàn kết với người nhập cư, đoàn kết với khách lạ.
Sự cam kết của người Ki-tô hữu trong vấn đề này cũng cấp thiết như trong quá khứ. Chỉ cần nhìn lại thế kỷ trước, chúng ta nhớ lại hình ảnh vĩ đại của Thánh Phanxico Cabrini, ngài đã dâng hiến hết cuộc đời, cùng với những người chung chí hướng, cho người nhập cư ở Hoa kỳ. Ngày nay chúng ta cũng cần có những chứng nhân này để lòng thương xót có thể đến được nhiều người thiếu thốn. Đó là một cam kết gồm tất cả mọi người; không ai được loại trừ. Các giáo phận, các giáo xứ, các Hiệp hội Đời sống Tông đồ, các Hội và các Phong trào, cũng như từng cá nhân Ki-tô hữu, tất cả chúng ta được kêu gọi đón nhận những anh chị em đang phải tản cư vì chiến tranh, vì đói, vì bạo lực và vì những tình trạng bất nhân của cuộc sống. Tất cả chúng ta hợp nhau là một sức mạnh to lớn để hỗ trợ cho tất cả những ai đã bị mất quê hương, mất gia đình, mất công việc và mất phẩm giá. Có một câu chuyện nho nhỏ xảy ra vài ngày trước trong thành phố. Một người tị nạn đang tìm đường và một người phụ nữ đến gần ông ta hỏi: “Ông đang tìm gì sao?” Người tị nạn đó không có giầy. Và ông ta nói: “Tôi muốn đến Quảng trường Thánh Phê-rô để đi qua Cửa Thánh.” Người phụ nữ nghĩ: “Ông ta không có giầy, làm sao ông ta đi được?” Và bà gọi một taxi. Nhưng người di cư đó, người tị nạn đó bốc mùi và anh tài xế taxi gần như không muốn cho người kia lên xe, nhưng cuối cùng anh ta cũng để cho ông ấy lên xe. Và, trong suốt chuyến đi, người phụ nữ ngồi cạnh ông ấy hỏi ông ta những chuyện đã biến ông ta thành người tị nạn, người di cư; (mất 10 phút để tới nơi). Người đàn ông kể câu chuyện đau thương, chiến tranh, đói khổ của ông và lý do tại sao ông phải bỏ quê hương để chạy đến đây. Khi họ đến nơi, người phụ nữ mở bóp để trả tiền cho anh tài xế taxi và người tài xế đó, lúc đầu không muốn cho người di cư kia lên xe vì ông ta bốc mùi, nói với người phụ nữ: “Không, thưa bà, tôi đáng lẽ phải trả tiền cho bà vì bà đã cho tôi được nghe câu chuyện làm thay đổi con tim của tôi.” Người phụ nữ này hiểu được nỗi đau của một người tị nạn vì bà mang dòng máu của người Armenia và hiểu được sự đau khổ của dân tộc của bà. Khi chúng ta làm một việc gì đó giống như vậy; ngay lúc đầu chúng ta từ chối vì nó quấy rầy chúng ta, “nhưng … ông ta bốc mùi …” Nhưng rồi cuối cùng, câu chuyện xức ướp hương hoa cho tâm hồn chúng ta và làm chúng ta thay đổi. Hãy nghĩ về câu chuyện này và hãy nghĩ chúng ta có thể làm gì được cho những người tị nạn.
Và mối phúc kia là cho người rách rưới mặc: nếu không lấy lại được phẩm giá cho những người bị mất nó thì còn có ý nghĩa gì không? Chắc chắn, tặng quần áo cho những người không có, nhưng chúng ta cũng hãy nghĩ đến những phụ nữ là nạn nhân của việc buôn người bị quăng ra ngoài đường, hay nghĩ đến những người khác, người ta sử dụng thân thể con người như món hàng buôn bán theo nhiều cách khác nhau. Và còn nữa, không có việc làm, không có nhà cửa, không có đồng lương tương xứng là một hình thức rách rưới, hoặc bị phân biệt đối xử vì sắc tộc hay vì đức tin - tất cả những điều đấy là “sự rách rưới,” trước tình cảnh như vậy người Ki-tô hữu được kêu gọi phải quan tâm, phải chú ý và sẵn sàng hành động.
Anh chị em thân mến, chúng ta đừng rơi vào bẫy tự thu mình vào vỏ bọc, thờ ơ trước những nhu cầu của anh em và chỉ quan tâm đến những thú vui của mình. Chính trong cách chúng ta biết mở lòng ra với người khác sẽ làm cho đời sống trở nên phong phú hơn, các xã hội tái lập lại được hòa bình và các cá nhân tái phục hồi lại phẩm giá trọn vẹn của họ. Và đừng quên người phụ nữ đó, đừng quên người di dân bốc mùi đó và đừng quên người lái xe được thay đổi tâm hồn bởi người di dân.

[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

Lời chào bằng tiếng Ý
Một lời chúc nồng hậu nhất xing gửi đến những anh chị em hành hương nói tiếng Ý! Cha rất vui được đón tiếp tín hữu của Địa phận Ivrea, cùng với Đức Giám mục, Đức ông Edoardo Cerrato; những linh mục thuộc hội “Fidei Donum”của giáo phận Brescia; giáo phận quảng đại đã tặng ban những linh mục “Fidei Donum”  …; và các nữ tu tham dự buổi họp do USMI tổ chức. Anh chị em thân mến, nguyện xin cho chuyến hành hương năm thánh làm hồi sinh tình hiệp nhất của anh chị em với vị kế nhiệm thánh Phê-rô và Giáo hội hoàn vũ và làm cho anh chị em thành những chứng nhân của Lòng Chúa Thương Xót trong các Giáo hội địa phương của anh chị em.
Tôi xin chào các chuyên gia của bệnh viện Umberto I Polyclinic, với những trẻ em bị ảnh hưởng bởi hội chứng Apert và thân nhân của các em; những tham dự viên của hội nghị quốc gia của Tổ chức cấy ghép các Bộ phận cơ thế; Hiệp hội Welcome Network (mạng lưới chào đón); Những Nữ tử của Hội bác ái với những em nhỏ của nhóm gia đình “Puppies of Aquila” Mollas ở Albania và rất nhiều sinh viên, đặc biệt các sinh viên trường De Carlo Lyceum thuộc vùng Giugliano di Campania và học viện Gerini-Torlonia của Roma.
Cuối cùng, cha xin gửi lời chào đến các bạn trẻ, anh chị em bệnh nhân và những đôi hôn phối mới. Cuối tháng 10, cha muốn nhắc lại lời kinh Mân Côi. Nguyện xin cho lời kinh đơn sơ này của Mẹ Maria tỏ lộ ra cho chúng con, những bạn trẻ thân yêu, con đường thực hành ý định của Thiên Chúa trong cuộc đời của chúng con. Anh chị em bệnh nhân yêu quý, hãy yêu mến lời kinh này vì nó đem đến sự an ủi cho tâm hồn và trái tim. Các đôi uyên ương thân yêu, nguyện xin cho lời kinh trở thành một giây phút đặc ân của sự hòa hợp tinh thần trong gia đình mới của chúng con.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh của  ZENIT]

TIẾP KIẾN CHUNG: Chào đón người lạ, cho người rách rưới mặc
TIẾP KIẾN CHUNG: Chào đón người lạ, cho người rách rưới mặc
TIẾP KIẾN CHUNG: Chào đón người lạ, cho người rách rưới mặc
TIẾP KIẾN CHUNG: Chào đón người lạ, cho người rách rưới mặc
TIẾP KIẾN CHUNG: Chào đón người lạ, cho người rách rưới mặc
TIẾP KIẾN CHUNG: Chào đón người lạ, cho người rách rưới mặc
TIẾP KIẾN CHUNG: Chào đón người lạ, cho người rách rưới mặc
TIẾP KIẾN CHUNG: Chào đón người lạ, cho người rách rưới mặc



[Nguồn:  zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/10/2016]