Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Hãy để cho lửa của Chúa Giê-su biến đổi tâm hồn chúng ta, canh tân lại đời sống chúng ta (TOÀN VĂN)

HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Hãy để cho lửa của Chúa Giê-su biến đổi tâm hồn chúng ta, canh tân lại đời sống chúng ta (TOÀN VĂN)
Angelus - Copyright: Vatican Media

HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Hãy để cho lửa của Chúa Giê-su biến đổi tâm hồn chúng ta, canh tân lại đời sống chúng ta (TOÀN VĂN)


‘Xin Mẹ Maria, Mẹ Rất Thánh, giúp chúng ta biết để cho tâm hồn mình được thanh tẩy bởi lửa của Chúa Giê-su mang đến, để lan truyền nó bằng đời sống của chúng ta, qua những lựa chọn dứt khoát và can đảm’


18 tháng Tám, 2019 15:23

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay, trước và sau giờ đọc Kinh Truyền Tin với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.

* * *

Trước Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Tin mừng hôm nay (Lc 12:49-53), Chúa Giê-su cảnh báo cho các môn đệ biết rằng thời gian để đưa ra quyết định đã đến. Thật vậy, giờ Người đến thế gian trùng với thời điểm phải đưa ra những quyết định dứt khoát: việc chọn lựa Tin mừng không thể trì hoãn. Và để làm cho tiếng gọi của Người dễ hiểu hơn, Người sử dụng hình ảnh của lửa mà chính Người mang xuống thế gian. Từ đó, Người nói: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên”. Những lời này có mục đích giúp cho các môn đệ từ bỏ thái độ lười biếng, hờ hững, thờ ơ và khép kín, để chào đón lửa tình yêu của Thiên Chúa; tình yêu mà Thánh Phaolo nhắc chúng ta nhớ rằng, “đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5:5). Vì chính Thánh Thần làm cho chúng ta yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân; chính Chúa Thánh Thần mà tất cả chúng ta đều có trong mình.

Chúa Giê-su tỏ lộ cho các bạn của Người, và cả cho chúng ta, khát khao cháy bỏng nhất của Người: mang đến thế gian ngọn lửa yêu thương của Chúa Cha, nó thắp sáng lên trong cuộc sống và qua đó con người được cứu thoát. Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta hãy làm lan truyền lửa này trên thế gian, nhờ đó chúng ta sẽ được nhận biết như là những người môn đệ thật của Người. Lửa tình yêu, được thắp sáng bởi Đức Ki-tô trên thế gian qua Chúa Thánh Thần, là một ngọn lửa không có những giới hạn. Nó là ngọn lửa phổ quát. Điều này đã được nhìn thấy kể từ những ngày đầu tiên của Ki-tô giáo: chứng nhân cho Tin mừng đã lan truyền nó như một ngọn lửa sinh lợi, vượt qua mọi sự chia rẽ giữa những cá nhân, những hạng bậc xã hội, các dân tộc và các quốc gia. Chứng nhân Tin mừng đốt cháy. Nó đốt cháy mọi hình thức của chủ nghĩa phân lập và duy trì đức ái mở ra với mọi người, với sự chú ý đến những người nghèo nhất và bị loại trừ.

Bám chặt vào lửa tình yêu của Chúa, bao trùm lấy toàn bộ đời sống của chúng ta và đòi hỏi một sự sẵn sàng phục vụ người khác. Cha rất thán phục khi suy nghĩ đến nhiều cộng đoàn và các nhóm giới trẻ là những người, thậm chí ngay giữa mùa hè, đã cống hiến bản thân để phục vụ người bệnh, người nghèo, và người khuyết tật. Để sống phù hợp theo tinh thần của Tin mừng, điều cần thiết là phải dám đối mặt với những nhu cầu luôn mới đang nổi lên trên thế giới, luôn có những người môn đệ của Đức Ki-tô biết cách trả lời bằng những sáng kiến bác ái mới. Bằng cách này – trong sự tôn thờ Thiên Chúa và phục vụ tha nhân – thì Tin mừng thật sự thể hiện như một ngọn lửa giải thoát, ngọn lửa biến đổi thế giới bắt đầu từ sự thay đổi tâm hồn của mỗi người.

Trên quan điểm này, chúng ta cũng hiểu được sự khẳng định khác của Chúa Giê-su được tường thuật trong trích đoạn hôm nay, mà nếu chỉ đọc thoáng qua có thể làm chúng ta bối rối: “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ” (Lc 12:51). Người đến để “chia tách bằng lửa.” Chia tách điều gì? Thiện tách khỏi ác, sự đúng đắn tách khỏi điều sai trái. Theo ý nghĩa này, Người đến để “chia rẽ,” để đưa vào “sự khủng hoảng” – nhưng theo cách tốt lành – đời sống của các môn đệ Người phá vỡ những ảo tưởng dễ dàng của những người tin rằng họ có thể hòa trộn giữa đời sống Ki-tô giáo với tính thế gian, giữa đời sống người Ki-tô hữu và những thỏa hiệp thuộc đủ mọi loại, giữa những việc thực hành tôn giáo và những thái độ chống lại người khác. Một số người nghĩ rằng bạn có thể kết hợp giữa lòng đạo đức thật với những cách thực hành mê tín: có bao nhiêu người Ki-tô hữu [theo phong cách riêng] đi đến với thầy bói để xem bói tay! Và đây là sự mê tín. Đó không phải là việc của Chúa. Đó là vấn đề về cách sống không theo con đường giả hình, nhưng là sự sẵn sàng trả giá cho những lựa chọn rõ ràng – đây là thái độ mà mỗi người chúng ta nên tìm kiến trong cuộc đời: tính kiên định – trả giá cho sự kiên định với Tin mừng, kiên định với Tin mừng. Vì thật đẹp khi gọi chúng ta là người Ki-tô hữu, nhưng trên hết, chúng ta phải là người Ki-tô hữu trong những hoàn cảnh cụ thể, làm chứng cho Tin mừng đó chính là sự yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh chị em của chúng ta.

Xin Mẹ Maria, Mẹ Rất Thánh, giúp chúng ta biết để cho tâm hồn mình được thanh tẩy bởi lửa của Chúa Giê-su mang đến, để lan truyền nó bằng đời sống của chúng ta, qua những lựa chọn dứt khoát và can đảm.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của phóng viên Vatican cấp cao của ZENIT, Deborah Castellano Lubov]



Sau Kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến,

Cha gửi lời chào thân ái đến tất cả anh chị em, các tín hữu Roma và khách hành hương đến từ nước Ý và từ nhiều quốc gia khác.

Đặc biệt, cha chào nhóm “Divino Amore” (‘Divine Love’) đến từ Canada; các hướng đạo sinh của Rio de Loba, Bồ Đào Nha; và các tín hữu Ba Lan.

Cha chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và tạm biệt!

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của phóng viên Vatican cấp cao của ZENIT, Deborah Castellano Lubov]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/8/2019]


Tham quan nhà thờ Công giáo lớn nhất thế giới

Tham quan nhà thờ Công giáo lớn nhất thế giới

Tham quan nhà thờ Công giáo lớn nhất thế giới
Francisco Manuel Esteban - CC

16 tháng Tám, 2019

Người ta nói rằng các giới chức liên quan đã tán thành việc xây dựng “một ngôi nhà thờ lớn đến mức độ người ta nghĩ rằng chúng tôi điên.”


Có lẽ ít người biết rằng di cốt của Christopher Columbus, cùng với di cốt của các vua “Thánh” Fernando III và Alfonso X “Thông thái” đều ở trong nhà thờ Thánh María de la Sede, nhà thờ chính tòa giữ danh hiệu là tòa nhà kiểu Gothic lớn nhất thế giới.

Ngôi nhà thờ này quá lớn đến mức nó làm cho mọi nhà thờ chính tòa khác ở Châu Âu phải e thẹn (xin Nhà thờ Thánh Denis thứ lỗi về điều đó).

Người ta có thể nghĩ rằng vì di cốt của tất cả những nhân vật thay đổi lịch sử đều an nghỉ ở đó là lý do để giải thích cho việc xây dựng một ngôi nhà thờ với những chiều kích khổng lồ như vậy. Xét cho cùng, chúng ta đang nói về nhà thám hiểm vĩ đại, người mà trong cùng một năm với nữ hoàng Isabel “người Công giáo” tái chiếm Bán đảo Iberia từ lãnh thổ Córdoba, mở rộng các địa giới của vua Tây Ban Nha vượt xa hơn bất kỳ biên giới nào mà con người có thể mơ ước. Vì vậy, đúng, thật có lý khi tòa tháp Giralda, tháp chuông của nhà thờ chính tòa, cao đến 104 mét.

Nhưng, lý do chính xác tại sao Nhà thờ Chính tòa Sevilla lại quá lớn đến như vậy lại làm cho mọi người ngạc nhiên. Việc xây dựng nhà thờ chính tòa bắt đầu năm 1402 (dù một số người nói là năm 1434), vì vậy kích cỡ của nhà thờ chẳng liên quan gì đến việc tỏ lòng tôn kính đối với Columbus. Nó liên quan nhiều hơn đến thời kỳ “Reconquista” (tái chinh phục) của thành phố, diễn ra năm 1248.

Tham quan nhà thờ Công giáo lớn nhất thế giới


Khi thành phố được lấy lại từ lãnh thổ, ngôi đền thờ lớn nhất trong thành phố được thánh hiến để trở thành một nhà thờ Công giáo và từ đó được công bố là nhà thờ chính tòa tổng giáo phận, nhưng sau hơn một trăm năm sử dụng, đền thờ bị sụp đổ. Một số nhà viết sử cho rằng tòa nhà đã ở trong tình trạng đáng buồn, trong khi truyền thống truyền miệng nói rằng ý định của các giới chức giáo hội liên quan trong công việc xây dựng là xây “một ngôi nhà thờ lớn đến mức những ai nhìn thấy nó đều cho rằng chúng tôi điên.” Quả thật, như chúng ta có thể đọc được trong các biên niên sử khi công trình xây dựng bắt đầu, chúng ta tìm thấy có một mục trong sách nói rằng tòa nhà mới “phải thật đẹp để không tòa nhà nào có thể sánh với nó.” Hoàn toàn có thể, nó là tuyên bố mang tính tượng trưng nhưng rất phù hợp cho Reconquista.

Trong video dưới đây, của Tabia40 chia sẻ trên YouTube, sự hòa trộn tuyệt diệu giữa kiến trúc Moor, Gothic, Phục hưng, Baroque và kinh viện (ngôi nhà thờ đã trải qua nhiều lần cải tiến qua năm tháng) của nhà thờ Thánh María de La Sede có thể được nhìn thấy trong toàn bộ sự lộng lẫy của nó.




[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/8/2019]