Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây


Nếu dự án có khả năng tải 3000 tài liệu một năm thì 80.000 bản viết tay sẽ được sao chụp hoàn thành vào năm 2041.


Thư viện Tông tòa Vatican, thường được gọi tắt là “VAT,” chính thức được thành lập năm 1475, mặc dù nó lâu đời hơn. Các nhà sử học giải thích rằng Thư viện Tông tòa Vatican có nguồn gốc từ những ngày đầu của Kitô giáo. Thật ra, một số bản viết tay từ những thế kỷ đầu của Kitô giáo được lưu giữ (một cách tự nhiên) ở đây. Được thiết lập trong Điện Lateran cho đến thế kỷ 13, nó phát triển theo cấp số dưới triều của Đức Boniface VIII, là người sở hữu một trong những bộ sưu tập sách viết tay lớn nhất ở Châu Âu. Tuy nhiên, mãi đến năm 1451 khi Đức Giáo hoàng Nicholas V, chính ngài là một người sưu tầm sách lừng danh, có ý định tái thiết lập Roma trở thành một trung tâm học thuật mang tầm quan trọng toàn cầu, xây dựng một thư viện khá khiêm tốn với hơn 1.200 quyển sách, gồm cả bộ sưu tập riêng của ngài bằng tiếng Hy Lạp và La Mã cổ và một loạt các văn bản mang về từ Constantinople.

Ngày nay, Thư viện Vatican đã tích lũy được khoảng 75.000 sách chép tay, 85.000 sách cổ (tức là những ấn bản ra đời khoảng thời gian giữa phát minh nhà in và thế kỷ 16), với tổng số hơn một triệu sách. Hiện nay, những gia tài này được đăng trên mạng. Nhưng dần dần từng bước. Bạn có thể tìm kiếm trong thư viện và tải xuống văn khố của thư viện bằng cách nhấp vào đường dẫn này.

Ngược trở lại năm 2018 khi Đức Tổng Giám mục Jean-Louis Bruguès, sau đó là Tổng trưởng Thư viện Vatican, thông báo về việc mở DigiVatLib, chữ viết tắt của Thư viện số Vatican. Đức Tổng Giám mục giải thích rằng vào khoảng năm 2013 Thư viện Vatican khởi động một công việc khổng lồ là số hóa những văn bản viết tay trong danh mục của mình. Kể từ đó, bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể hưởng thành quả công việc của các ngài, không phải trả phí.

Khi quy trình sao chụp tỷ mỷ và kiên trì với từng trang giấy của mỗi bản văn viết tay được hoàn tất, công việc được biên tập lại và tải lên website DigiVatLib. Nếu dự án có khả năng tải 3000 tài liệu một năm thì 80.000 bản viết tay sẽ được sao chụp hoàn thành vào năm 2041.

Mời bạn xem loạt ảnh dưới đây để khám phá những thư viện đẹp nhất thế giới.

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện tu viện Melk, ở thành phố Melk, Áo

Thư viện của Tu viện Melk, một tu viện nổi tiếng của Dòng Biển đức nhìn ra sông Danube được thành lập vào thế kỷ 11, có 85.000 quyển sách, cộng thêm 1.200 bản viết tay và sách cổ (sách viết trước năm 1501). Kiến trúc của thư viện rất ấn tượng, bao gồm bức bích họa trên trần của họa sĩ theo phong cách Baroque của Áo thế kỷ 18 Paul Troger mô tả cách phóng dụ của Niềm tin. Các bức tượng bằng gỗ tượng trưng cho bốn lĩnh vực: luật, y khoa, triết học và thần học.

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện Tông tòa Vatican

Được thành lập năm 1474 bởi Đức Giáo hoàng Xitô IV, Thư viện Tông tòa của Tòa Thánh sở hữu hơn một triệu rưỡi quyển sách, 300.000 đồng tiền xu và 8.300 sách cổ. Được xem là thư viện lớn nhất thế giới, thư viện tông tòa không chỉ nổi tiếng về cách sắp xếp đặc biệt, nhưng cả những bức họa trang trí tô điểm cho phòng đọc sách rộng lớn. Được biết đến như là Đại sảnh Điện Sistine, khu vực này được mở cửa làm phòng đọc sách cho công chúng vào tháng Mười năm 2017 sau nhiều năm làm việc. Được xây dựng bởi kiến trúc sư Domenico Fontana từ năm 1588 đến 1589, nó được trang trí từ sàn lên đến trần. Những bức bích họa được thực hiện bởi 40 họa sĩ được Đức Giáo hoàng Xitô V mời đến cho công trình này.

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện của Đan viện Imperial Salem, bang Baden-Wurttemberg, Đức

Nằm trong bang Baden-Wurttemberg, phía bắc Hồ Constance, Đan viện Imperial Salem phủ trên diện tích 17 héc ta, được bao quanh bởi những vườn nho, đồng cỏ, những cánh đồng và rừng. Được xây dựng dọc theo sông Aach, Đan viện Xitô này được thành lập năm 1134. Trong hơn 650 năm, nó là một trong những đan viện quan trọng nhất của Dòng Xitô ở Đức. Được xây theo phong cách Baroque, thư viện của đan viện có một trần mái vòm ngoạn mục. Nó sở hữu khoảng 60.000 tác phẩm.

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện Sainte-Geneviève ở Paris

Quảng trường Place du Pantheon ở Paris là quê hương của tòa nhà tân cổ điển này. Được xây dựng năm 1851 bởi kiến trúc sư Henri Labrouste, thư viện được xây dựng trên vị trí của trường Đại học Montaigu trước đây. Cơ sở này là sự thừa hưởng của thư viện lớn thứ ba Châu Âu, là thư viện của tu viện Sainte-Geneviève trước đây của Paris, được thành lập bởi quốc vương Clovis vào thế kỷ thứ 6 và bị xóa bỏ trong thời Cách mạng. Ngày nay, Thư viện Sainte-Geneviève sở hữu khoảng 2 triệu tài liệu thuộc tất cả mọi lĩnh vực kiến thức: triết học, tâm lý học, tôn giáo, khoa học xã hội, khoa học thuần túy và ứng dụng, ngôn ngữ học, nghệ thuật, văn chương, lịch sử và địa lý.

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện của Đan viện Kremsmunster ở Áo

Nằm ngay trung tâm của tu viện thuộc Đan viện Benedictine Kremsmunster, được thành lập năm 777, thư viện tuyệt đẹp này được xây dựng giữa những năm 1680 và 1689 bởi kiến trúc sư người Ý Carlo Antonio Carlone. Nó là một trong những thư viện lớn nhất nước Áo, với khoảng 160.000 quyển sách, cũng như 1.700 bản viết tay và gần 2.000 sách cổ. Quyển sách giá trị nhất là quyển Codex Millenarius, một quyển sách bao gồm bốn Tin mừng được viết tay bằng tiếng La tinh khoảng năm 800.

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện của Đan viện Waldsassen ở Đức

Hoàn thành năm 1727, thư viện của Đan viện Xitô lộng lẫy này là một viên ngọc thật sự của nghệ thuật Baroque. Những họa tiết trang trí hình đắp nổi của họa sĩ Pietro Appiani được tìm thấy bên cạnh những nhân vật khôi hài và bằng gỗ đáng chú ý, là những hình tượng người ta không mong chờ tìm thấy trong một thư viện của các đan sĩ Xitô!

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện của Tu viện Wiblingen ở Đức

Đan viện Benedictine trước đây và hiện nay là Trường Y khoa của Đại học Ulm. Nội thất của thư viện này rất nổi tiếng về kiến trúc thuộc thế kỷ 18. Được hoàn thành năm 1744, nó được xem là một trong những đại diện nổi tiếng nhất cho kiến trúc Rococo. Những bức họa trên trần của họa sĩ Franz Martin Kuen, nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, những cây cột sặc sỡ của các phòng trưng bày, những hình đắp nổi và ánh sáng chiếu vào tạo một ấn tượng rất hài hòa.

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện Benedictine Admont, Áo

Được thành lập năm 1074 ngay giữa trung tâm nước Áo, đan viện Benedictine này sở hữu thư viện thuộc đan viện lớn nhất thế giới. Được xây dựng vào thế kỷ 18 theo phong cách Rococo, tòa nhà với kích thước đáng chú ý này (cao khoảng 13 yard (gần 11,9m), dài 70 yard (64m), và rộng 14 yard (12,8m) sở hữu một bộ sưu tập độc nhất các sách hiếm. Có khoảng 200.000 sách, bao gồm những bản viết tay đặc biệt của thời Trung cổ, và những tác phẩm nghệ thuật thuộc thời Phục hưng.

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện của Tu viện San Lorenzo Del Escorial ở Madrid, Tây Ban nha

Thư viện của Tu viện Escorial là một phần của khu vực tuyệt đẹp thuộc nơi ở trước đây của Vua Tây Ban nha. Được xây dựng cuối thế kỷ 16, thư viện có hơn 45.000 quyển sách. Nó đặc biệt nổi tiếng vì sở hữu bộ sưu tập những văn bản viết tay bằng tiếng Ả Rập và Hêbrơ lớn nhất thế giới.

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện của Tu viện Strahov ở Cộng hòa Tiệp Khắc

Thư viện của Tu viện Strahov Premonstratensian tọa lạc ngay trung tâm Prague với các bộ sưu tập hơn 200.000 quyển sách. Cơ sở 800 năm tuổi này là một trong những thư viện giá trị nhất và được bảo quản tốt nhất ở Châu Âu. Nó sở hữu những bản viết tay có hình minh họa, bản đồ, các địa cầu và thiên cầu, và những bản khắc trung cổ. Những trần nhà phong cách tân cổ điển và Baroque lộng lẫy được phủ bằng những bức bích họa của Siardo Nosecký và Franz Anton Maulbertsch.

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện của Tu viện Thánh Florian ở Áo

Thư viện của tu viện này là một trong những thư viện cổ nhất và đáng chú ý nhất ở Áo. Theo phong cách Baroque, trần nhà được trang trí lộng lẫy với những bức bích họa của Bartolomeo Altomonte (tranh nhân vật) và Antonio Tassi (tranh kiến trúc). Những tác phẩm này miêu tả mang tính tượng trưng của đức hạnh và khoa học dưới sự bảo vệ của tôn giáo. Thư viện có 150.000 đầu sách, hầu hết đều ra đời trước năm 1900.

Thư viện Vatican đã có mặt trên mạng nhiều năm, và bạn có thể truy cập từ đây

Thư viện của Đan viện Thánh Gallen ở Thụy sĩ

Được thành lập vào thế kỷ thứ 7 và tái xây dựng vào thế kỷ 18 theo phong cách Baroque, Thư viện của Đan viện Thánh Gallen là một trong những thư viện lâu đời nhất trên thế giới. Đan viện Thánh Gallen trong suốt nhiều thế kỷ là một trong những tu viện Benedictine quan trọng nhất ở Châu Âu. Thư viện của nó được biết đến là một trong những thư viện phong phú nhất trong thời trung cổ.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 1/7/2020]


Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Lễ các Thánh Phêrô và Phaolô

Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Lễ các Thánh Phêrô và Phaolô
© Vatican Media

Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Lễ các Thánh Phêrô và Phaolô

‘Tôi xin trao cái ôm tinh thần đến hiền huynh của tôi là Đức Thượng phụ Bartholomew’

29 tháng Sáu, 2020 15:08

Dưới đây là Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay ngày 29 tháng Sáu năm 2020, đại Lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô, các thánh bổn mạng của Roma.

Cuối giờ đọc Kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha chuyển lời đến Đức Thượng phụ Bartholomew:

“Vào dịp này, theo truyền thống một phái đoàn từ tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople sẽ đến Roma, nhưng năm nay không thể thực hiện được do đại dịch. Vì vậy, tôi xin trao cái ôm tinh thần đến hiền huynh của tôi là Đức Thượng phụ Bartholomew, hy vọng rằng những chuyến viếng thăm của chúng ta có thể sớm được khôi phục.”


Toàn văn huấn từ của Vatican cung cấp (bản tiếng Anh):


Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta mừng kính các Thánh Bổn mạng của Roma, các Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Và thật là một ơn cho phép chúng ta được cầu nguyện tại đây, gần nơi Thánh Phêrô chết, nơi thánh tử đạo được chôn cất. Tuy nhiên, phụng vụ hôm nay kể lại một chương hoàn toàn khác: phụng vụ kể cho chúng ta rằng ít năm trước đó Phêrô đã được giải thoát khỏi cái chết. Ngài đã bị bắt giữ, ngài đã phải ngồi trong tù, và Hội thánh, lo lắng cho sự sống của ngài, đã cầu nguyện liên lỷ cho ngài. Rồi một thiên thần xuống và giải thoát cho ngài khỏi tù ngục (x. Cv 12:1-11). Nhưng cũng ít năm sau, khi Phêrô bị cầm tù ở Roma, Giáo hội chắc chắn đã cầu nguyện. Tuy nhiên, lần này mạng sống của ngài không được tha. Như vậy tại sao lần đầu thì mạng sống của ngài được giải thoát, và lần sau lại không?

Vì có một hành trình trong đời sống của Thánh Phêrô có thể soi sáng cho con đường riêng của chúng ta. Chúa đã ban cho ngài nhiều ân sủng và giải thoát ngài khỏi sự dữ: Người cũng làm điều này với chúng ta. Quả thật, chúng ta thường chỉ đến với Người trong những lúc cần, để xin trợ giúp. Nhưng Chúa nhìn thấy xa hơn và Người mời gọi chúng ta đi xa hơn, không chỉ tìm kiếm những ơn của Người, nhưng là tìm kiếm Người, là Chúa của tất cả mọi ân ban; để phó thác cho Người không chỉ những vấn đề của chúng ta nhưng phó thác cuộc đời của chúng ta cho Người. Bằng cách này, cuối cùng Người có thể ban cho chúng ta ân sủng lớn lao nhất, ơn trao tặng cuộc sống. Vâng, trao tặng cuộc sống. Điều quan trọng nhất trong đời sống là làm cho cuộc sống trở thành một món quà. Và điều này là đúng với tất cả mọi người: cha mẹ đối với con cái, và con cái đối với cha mẹ già. Và đến đây thì cha lại nhớ đến rất nhiều người già, họ bị gia đình họ bỏ cô đơn một mình, dường như – cha dám nói rằng – dường như họ là những đồ vật bị vứt bỏ. Và đây là một thảm kịch của thời đại chúng ta: sự cô độc của người già. Cuộc sống của con cháu không được trao tặng như một món quà cho người già. Dâng hiến bản thân đối với những người lập gia đình và những người thánh hiến; điều đó là đúng ở khắp nơi, ở nhà và ở chỗ làm việc, với mọi người thân cận với chúng ta. Thiên Chúa mong muốn làm cho chúng ta phát triển trong sự hiến dâng: chỉ bằng cách này thì chúng ta mới có thể trở lên vĩ đại. Chúng ta lớn lên nếu chúng ta dâng hiến bản thân cho người khác. Hãy nhìn đến Thánh Phêrô: ngài không trở thành một anh hùng vì ngài được giải thoát khỏi nhà tù, nhưng vì ngài đã hiến mạng sống ngài ở đây. Món quà của ngài đã biến một nơi hành hình thành một nơi tuyệt đẹp của hy vọng mà chúng ta đang đứng ở đây.

Đây là điều xin với Chúa: không chỉ là ơn cho hiện tại nhưng là ơn sự sống. Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy cuộc đối thoại đã làm thay đổi cuộc đời của Thánh Phêrô. Ngài nghe Chúa Giêsu hỏi: “Anh em bảo Thầy là ai?” Và ngài trả lời, “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Và Chúa Giêsu tiếp tục, “Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc” (Mt 16: 16-17). Chúa Giêsu nói “có phúc,” theo nghĩa đen tức là hạnh phúc. Anh thật hạnh phúc vì đã nói lên điều này. Hãy lưu ý: Chúa Giêsu nói Anh thật là người có phúc với Phêrô, là người đã nói với Ngài “Thầy là Thiên Chúa hằng sống”. Bí mật của đời sống của một người có phúc là gì, và rồi bí mật của một đời sống hạnh phúc là gì? Nhận biết Chúa Giêsu, nhưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa hằng sống, không như một pho tượng. Vì điều quan trọng phải biết rằng Chúa Giêsu là vĩ đại trong lịch sử, đánh giá đúng những gì Người nói hay làm không phải là điều quá quan trọng; vấn đề quan trọng là vị trí của Ngài trong đời sống của tôi, vị trí mà tôi trao cho Chúa Giêsu trong tâm hồn tôi. Chính ở điểm này mà Simon nghe thấy Chúa Giêsu nói: “Anh là Phêrô, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (c. 18). Ngài đã không được gọi là “Phêrô”, là “đá tảng”, vì ngài là một con người vững vàng và đáng tin cậy. Không, ngài sẽ phạm nhiều lỗi lầm sau đó, ngài không quá được tin tưởng, ngài sẽ phạm nhiều lỗi lầm; đến mức độ chối Thầy. Nhưng ngài đã chọn xây dựng cuộc đời trên Đức Giêsu, là tảng đá – như văn bản nói – không phải “trên thịt và máu,” tức là dựa trên bản thân của ngài, dựa trên những khả năng của ngài, nhưng dựa trên Chúa Giêsu (x. c. 17), Đấng là đá tảng. Và Chúa Giêsu là đá tảng mà dựa trên đó Simon trở thành phiến đá. Chúng ta có thể nói tương tự về Thánh Tông đồ Phaolô, người đã dâng hiến trọn vẹn bản thân cho Tin mừng, xem mọi thứ khác là vô ích, để giành được Đức Kitô.

Hôm nay, trước các Thánh Tông đồ, chúng ta tự hỏi bản thân: “Và còn tôi, tôi sắp xếp đời sống của tôi như thế nào? Tôi chỉ nghĩ đến những nhu cầu hiện tại hay tôi tin rằng nhu cầu thật sự của tôi là Đức Giêsu, Đấng làm cho tôi trở thành một món quà? Và tôi xây dựng đời sống như thế nào, dựa trên khả năng của tôi hay dựa trên Thiên Chúa hằng sống?” Xin Đức Mẹ, Đấng đã phó thác mọi sự cho Chúa, giúp chúng ta đặt Ngài là nền tảng mỗi ngày, và xin Mẹ chuyển cầu cho chúng ta, để cùng với ơn của Chúa ban, chúng ta có thể làm cho đời sống chúng ta trở thành một món quà.


_______________________________________


Sau Kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha tiếp tục:

Anh chị em thân mến,

Trước hết cha gửi lời chào tất cả anh chị em người Roma và anh chị em sống trong thành phố này, trong ngày lễ các Thánh Bổn mạng, các Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Qua sự chuyển cầu của các ngài, cha cầu xin rằng tại Roma này mọi người được sống đúng phẩm giá và có thể gặp được chứng tá vui mừng của Tin mừng.

tảng

Trong dịp này, theo truyền thống tốt đẹp một phái đoàn từ Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople đến Roma, nhưng năm nay không thể do đại dịch. Vì vậy, tôi xin trao cái ôm tinh thần đến hiền huynh thân yêu của tôi là Đức Thượng phụ Bartholomew, với hy vọng rằng những chuyến viếng thăm của chúng ta có thể sớm được khôi phục.

Khi chúng ta cử hành đại lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, cha tưởng nhớ đến nhiều vị tử đạo đã bị chém đầu, bị thiêu sống và bị giết, đặc biệt trong thời Hoàng đế Nêrô, ngay trên chính vùng đất mà anh chị em đang ở hôm nay. Đây là vùng đất thấm máu của anh em Kitô hữu của chúng ta. Ngày mai chúng ta sẽ tưởng nhớ họ.

Cha xin chào anh chị em, những khách hành hương hiện diện ở đây: cha nhìn thấy cờ của Canada, Venezuela, Colombia, và nhiều cờ khác … Nhiều lời chào! Ước mong rằng chuyến viếng thăm mộ của các Thánh Tông đồ tăng thêm sức mạnh đức tin và chứng tá của anh chị em.

Và cha chúc tất cả anh chị em ngày lễ tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci.

© Libreria Editrice Vatican



[nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/6/2020]