Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Đại sứ được bổ nhiệm tại Tòa Thánh Callista Gingrich trình bày trước Thượng viện

Đại sứ được bổ nhiệm tại Tòa Thánh Callista Gingrich trình bày trước Thượng viện
Callista Gingrich (Christopher Halloran/Shutterstock via CNA)
18 tháng Bảy, 2017

Đại sứ được bổ nhiệm tại Tòa Thánh Callista Gingrich trình bày trước Thượng viện
Hôm thứ Ba, bà lên tiếng cam kết chống lại nạn buôn người và thúc đẩy nhân quyền và tự do tôn giáo.
Elise Harris/CNA/EWTN News
WASHINGTON — Callista Gingrich, được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm làm đại sứ Hoa kỳ tại Tòa Thánh, trình bày những ưu tiên của bà hôm thứ Ba trước Ủy ban Thượng viện Hoa kỳ về những Quan hệ nước ngoài.

Được chất vấn về những vấn đề như di trú, biến đổi khí hậu, quan hệ với Cuba và chủ nghĩa khủng bố, bà Gingrich khẳng định rằng ông Trump chưa cắt thảo luận về biến đổi khí hậu và những tranh luận về người tị nạn, và bà lên tiếng cam kết chống lại nạn buôn người và thúc đẩy nhân quyền và tự do tôn giáo.

Trong suốt phiên điều trần ngày 18, ủy ban cũng lắng nghe những báo cáo từ ba nhân vật khác được ông Trump bổ nhiệm: George E. Glass là đại sứ Hoa kỳ tại Bồ đào nha, Carl Risch trưởng vụ lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao, và Nathan Sales điều phối viên Văn phòng Đặc trách chống Khủng bố.

Trong phần trình bày khai mạc, bà Gingrich lên tiếng cảm ơn Tổng thống Trump về việc bổ nhiệm và bà nói rằng bà đang mong chờ có cơ hội để cộng tác với một cơ quan hoạt động “trên mức độ toàn cầu.”

Bà nói, Tòa thánh “có mặt ở mọi châu lục để đẩy mạnh tự do tôn giáo và nhân quyền, để chống lại chủ nghĩa khủng bố và bạo lực, để chiến đấu với nạn buôn người, để ngăn chặn sự lây lan các căn bệnh như Ebola và HIV/AIDS, và để tìm kiếm những giải pháp cho các cuộc khủng hoảng trên khắp thế giới.”

Vatican với nhiều đặc tính khác nhau, bà nói, đóng “một vai trò tích cực” trong những khu vực bị các vấn đề trên khắp thế giới, chẳng hạn Venezuela, Nam Sudan và Cộng hóa Dân chủ Congo. Hai quốc gia đứng sau đã được đưa vào lịch trình thăm viếng của Đức Thánh Cha, nhưng phải hủy bỏ vì những lo ngại về an ninh.

Bà Gingrich nói, “Giáo hội Công giáo là một mạng lưới toàn cầu duy nhất, giám sát tổ chức cứu trợ quốc tế thứ hai của thế giới, điều hành trên 25% các cơ sở chăm sóc sức khỏe của thế giới và chăm sóc hàng triệu người trên mọi miền của thế giới.” Bà nhấn mạnh cam kết tiếp tục xây dựng những mối quan hệ song phương mạnh mẽ hơn giữa hai quốc gia, cho dù có những điểm bất đồng. Mọi người đều biết rõ rằng ông Trump và Đức Giáo hoàng Phanxico có quan điểm rất khác nhau về các vấn đề di cư và biến đổi khí hậu. Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen, từ New Hampshire, đặt câu hỏi về kế hoạch của bà dàn xếp với Vatican về vấn đề di cư, bà Gingrich quả quyết rằng vấn đề này là một “quan tâm lớn” đối với ông Trump và là một vấn đề ông xem là “ưu tiên.”

Bà nói, Hoa kỳ không “thoát ly” khỏi vấn đề, và nhấn mạnh đến sự thật rằng Hoa kỳ là một trong những quốc gia cung cấp sự cứu trợ nhân đạo lớn nhất và nó như là một điểm đóng góp cho vấn đề này.

Bà nói, “Tôi nghĩ chúng ta có thể truyền tải cam kết của chúng ta giúp đỡ những người thiếu thốn nhất.”

Chuyển qua những nỗ lực chống khủng bố, bà Gingrich cam kết sự hợp tác. Trong khi những ý kiến của các đối tác ngoại giao có thể khác nhau liên quan đến chính sách, bà Gingrich nói rằng bà mong muốn được làm việc với Vatican “về những vấn đề cho những cơ hội chính sách chung.”

Bà cũng được chất vấn ý kiến của bà về tông huấn Laudato Si (Chúc tụng Chúa) năm 2015 của Đức Giáo hoàng và cách thúc đẩy đối thoại về vấn đề này với Vatican, cụ thể là quyết định của ông Trump rút khỏi hiệp ước khí hậu Paris đầu năm nay.

Trong phần trả lời, bà Gingrich nói rằng ông Trump có “một quan tâm rất lớn đến môi trường của chúng ta” và muốn làm cho Mỹ trở thành một “quốc gia  đứng đầu về môi trường,” đặc biệt đối với vấn đề làm sạch không khí và nước.

Bà nói, “Chúng ta sẽ rút khỏi hiệp ước Paris, và hoặc là tái gia nhập hiệp ước Paris hoặc ký một hiệp ước hoàn toàn mới; một hiệp ước công bằng cho người Mỹ,” bà cũng tỏ hy vọng rằng bà có thể làm việc với Tòa Thánh khi Hoa kỳ tìm kiếm “một chính sách cân đối; một chính sách tạo việc làm, sự thịnh vượng và an ninh năng lượng cho người Mỹ.”

Khi được Thượng nghị sĩ Jeff Merkley, từ Oregon, chất vấn lần thứ hai, ông cho biết ông ít tin tưởng vào cam kết của ông Trump đối với vấn đề khí hậu, bà Gingrich nói rằng bản thân bà tin rằng “sự biến đổi khí hậu vẫn tồn tại và một phần của vấn đề là do thái độ của con người.”

Bà nói, “Nhưng tôi tin rằng Tổng thống Trump theo đuổi cách đàm phán tốt hơn cho người Mỹ, chúng ta sẽ vẫn duy trì là người dẫn đầu về môi trường trên thế giới.” Bà Gingrich không biết là ông Trump đã đọc tông huấn Chúc tụng Chúa (Laudato Si) được Đức Giáo hoàng Phanxico tặng trong lần gặp gỡ của họ tại Vatican vào tháng Năm chưa, và bà nói bản thân bà có đọc “một vài phần.”

Bà nói, Tổng thống Trump, “muốn Hoa kỳ trở thành quốc gia dẫn đầu về môi trường. Chúng ta không rút lui khỏi vấn đề đó, nhưng chúng ta đang tìm sự an ninh cho đất nước này, để tạo ra nhiều việc làm cho người Mỹ và để có sự thịnh vượng hơn — do đó trọng tâm chú ý có hơi khác nhau, nhưng chúng ta chắc chắn muốn là người đi đầu về môi trường.”

Một chủ đề khác mà bà Gingrich nói rằng sẽ là vấn đề then chốt cho vai trò của bà là nạn buôn người, điều mà bà gọi là “sự xúc phạm kinh khủng đe dọa sự an ninh toàn cầu của chúng ta.”

Vấn đề này đã là ưu tiên hàng đầu đối với Đức Giáo hoàng Phanxico ngay từ đầu, ngài đã đặc biệt yêu cầu Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học nghiên cứu vấn đề ngay sau khi ngài lên ngôi.

Đó cũng là một vấn đề ưu tiên cho con gái của Tổng thống Trump và cố vấn cấp cao Ivanka Trump, người mà sau khi tháp tùng phụ thân đến gặp gỡ Đức Giáo hoàng Phanxico, đã gặp những nạn nhân của nạn buôn người được cộng đoàn Sant’Egidio có trụ sở tại Roma giúp đỡ.

Quay sang những vấn đề về tầm quan trọng toàn cầu và những quan hệ đối tác, bà Gingrich nói rằng “vấn đề hết sức quan trọng là chúng ta phải vươn tới nhiều nơi như Tòa Thánh để thúc đẩy những điều tốt lành cho thế giới và làm nó trở thành một nơi tốt hơn nhằm thăng tiến hòa bình và sự tự do và nhân phẩm.”

Tổng thống Trump công bố lựa chọn của ông dành cho bà Callista, phu nhân của cựu Phát ngôn viên Tòa Bạch ốc Newt Gingrich, làm đại sứ Hoa kỳ kế tiếp tại Vatican vào tháng Năm.

Bà vừa là chủ tịch của Gingrich Productions ở Arlington, Virginia, và Quỹ từ thiện phi lợi nhuận Gingrich. Bà là một nhân viên quốc hội.

Newt và Callista kết hôn năm 2000, sau khi hẹn hò vào năm 2009 trong khi Newt đã kết hôn với vợ cũ của ông. Newt trở lại Công giáo năm 2009, và, trong một phỏng vấn năm đó với Deal Hudson của InsideCatholic.com, ông giải thích lý do chứng nhân Công giáo của Callista đã hướng ông trở lại với đức tin.

Ông nói rằng ông đã tham dự các Thánh Lễ ở Vương cung Thánh Đường Đền Thánh Quốc Gia Mẹ Vô Nhiễm, nơi Callista hát trong ca đoàn, và bà đã “tạo ra một môi trường cho tôi có thể dần dần phải suy tư và tìm ra được vấn đề của đức tin.”

Trong National Catholic Prayer Breakfast năm 2011, ông cũng cho biết rằng chuyến viếng thăm Hoa kỳ năm 2008 của Đức Thánh Cha Benedict XVI như là một “giây phút thêm sức” cho ông. Tại những buổi kinh chiều với Đức Thánh Cha, khi Callista cất tiếng hát trong ca đoàn, Newt trở lại với suy nghĩ, “Đây là nơi tôi thuộc về.”

Hai người cùng làm việc với một bộ phim tài liệu — Nine Days That Changed the World (Chín ngày thay đổi thế giới) — tập trung vào chuyến hành hương năm 1979 của Thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II về Ba lan lúc đó khối quốc gia Xô-viết còn đang trong tay chính quyền cộng sản.

Trong suốt buổi điều trần, Callista đề cập đến một bộ phim tài liệu thứ hai được phát hành gần đây với tựa đề Lòng Chúa Thương Xót: Phong Thánh Đức Gio-an Phao-lô II.

Nếu Ủy ban Đối ngoại Thượng viện chấp thuận bà Gingrich sau buổi họp hôm nay không, thì việc bổ nhiệm của bà sẽ đưa bà vào vị trí Thượng nghị sĩ. Nếu bà được chấp thuận ở đó, rất có thể bà sẽ đến Roma và mùa thu này.

[Nguồn: ncregister]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 21/07/2017]


Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn hạt giống tốt và cỏ lùng

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn hạt giống tốt và cỏ lùng

Nó minh họa cho cái ác của trần gian và làm nổi bật lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa
23 tháng Bảy, 2017
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn hạt giống tốt và cỏ lùng
Angelus / Foto: Francesco Sforza - © PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau Kinh Truyền Tin với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
* * *
Trước Kinh Truyền tin
Trang Tin mừng hôm nay đưa ra ba dụ ngôn qua đó Chúa Giê-su nói với những đám đông về Nước Trời. Tôi đưa ra những suy tư về dụ ngôn thứ nhất: là dụ ngôn hạt giống tốt và cỏ lùng, nó minh họa cho cái ác của trần gian và làm nổi bật lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa (x. Mt 13:24-30.36-43). Thiên Chúa thật vô cùng kiên nhẫn! Mỗi người chúng ta đều có thể nói điều này: “Chúa thật vô vùng kiên nhẫn với tôi!” Bối cảnh câu chuyện cho thấy hai vai chính. Vai chính thứ nhất là ông chủ, đại diện cho Thiên Chúa và gieo hạt giống tốt; vai chính thứ hai là kẻ thù, đại diện cho Satan và gieo hạt cỏ lùng.
Với thời gian trôi qua, cỏ lùng cũng lớn lên giữa lúa mì và trước thực trạng này ông chủ và những người đầy tớ của ông có thái độ hoàn toàn khác nhau. Các đầy tớ muốn can thiệp và nhổ cỏ lùng, nhưng ông chủ, người đặt quan tâm hàng đầu là cứu cho lúa mì, phản đối lại và nói rằng: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa” (c. 29). Bằng hình ảnh này Chúa Giê-su cho biết rằng trong thế gian cái tốt và cái ác đan xen nhau quá chặt đến mức không thể tách riêng và nhổ rễ cái ác. Chỉ Thiên Chúa mới có thể làm việc này, và Ngài sẽ làm điều đó vào ngày Chung Thẩm. Hoàn cảnh hiện tại là môi trường tự do, môi trường tự do của người Ki-tô hữu, với những sự trộn lẫn và đặc tính hỗn hợp này, nó là bài thực hành khó khăn về khả năng phân định giữa cái tốt và cái xấu.
Vì thế, trong môi trường này, đó là sự trộn lẫn, với lòng tín thác mạnh mẽ vào Thiên Chúa và sự Quan phòng của Người, với hai thái độ dường như đối nghịch nhau: sự quyết tâm lòng kiên nhẫn. Sự quyết tâm là muốn làm hạt giống tốt — tất cả chúng ta đều muốn như vậy, bằng tất cả sức lực của chúng ta, và do đó đưa bản thân xa lánh Ác thần và những cám dỗ của hắn. Lòng kiên nhẫn có nghĩa là muốn Giáo hội làm men trong bột, không ngại tay bị lấm bẩn khi giặt quần áo cho con cái mình, hơn là một Giáo hội của “những người thanh sạch,” muốn phán xét trước thời gian quyết định ai là người không được ở trong Nước Chúa.
Thiên Chúa, Ngôi Lời Nhập thể đầy Khôn ngoan, hôm nay giúp chúng ta hiểu rằng không thể phân định cái thiện và cái ác bằng những hạn định được đặt ra hoặc những nhóm người cụ thể: “Đây là những người thiện, đây là những người ác.” Người nói cho chúng ta biết rằng làn ranh giữa cái thiện và cái ác vượt qua con tim của mỗi người, vượt qua con tim của từng người chúng ta, tức là, tất cả chúng ta đều là tội nhân. Tôi chợt muốn hỏi anh chị em: “Ai không phải là tội nhân xin giơ tay lên.” Không ai cả! Vì tất cả chúng ta, tất cả chúng ta đều là tội nhân. Đức Giê-su Ki-tô, bằng cái Chết trên Thập giá và sự Phục sinh của Ngài, đã giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi và Người ban cho chúng ta ơn sủng được bước đi trong một đời sống mới. Tuy nhiên, cùng với Bí tích Rửa tội Người cũng ban cho chúng ta Bí tích Hòa giải, vì tất cả chúng ta luôn luôn cần được tha thứ tội của chúng ta. Luôn nhìn đến cái ác bên ngoài chúng ta, có nghĩa là không muốn chấp nhận tội cũng có trong con người mình.
Rồi Chúa Giê-su lại chỉ cho chúng ta một cách khác để nhìn vào môi trường của trần gian, để quan sát thực tại. Chúng ta được kêu gọi để học biết thời đại của Thiên Chúa – không phải là thời đại của chúng ta – và sự “trông chờ” của Thiên Chúa: nhờ vào sức ảnh hưởng tốt lành của thời gian chờ đợi, những gì trước đây là cỏ lùng hay có vẻ là cỏ lùng có thể trở nên một kết quả tốt. Đó là thực tế của sự hoán cải. Đó là viễn cảnh của niềm hy vọng!
Nguyện xin Mẹ Maria Đồng Trinh giúp chúng ta biết nhìn vào thực tại xung quanh chúng ta không chỉ thấy những xấu xa và độc ác nhưng thấy cả những cái tốt và cái đẹp; lật mặt nạ công việc của Satan nhưng đặc biệt là tín thác vào hoạt động của Thiên Chúa làm cho lịch sử trở nên tốt đẹp.
[Văn bản chính: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/07/2017]