Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Vatican: Quyền của người bản địa - một mối quan của toàn thế giới

Vatican: Quyền của người bản địa - một mối quan của toàn thế giới

The Holy See’s Permanent Observer to the United Nations, Archbishop Bernardito Auza - RV
Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza - RV
18/10/2016 08:04
(Vatican Radio) Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, hôm thứ Hai đã có bài tham luận trước Đại Hội đồng Liên Hợp quốc trong buổi  họp thảo luận về Quyền của những Dân tộc Bản địa.
Ngài nói cuộc chiến đang diễn ra của những dân tộc bản địa nhằm bảo tồn di sản của họ, ngôn ngữ, truyền thống tôn giáo, và phương kế sinh sống của họ qua sự nhận thức về quyền tự quyết của họ không chỉ là mối quan tâm của riêng họ, nhưng là một mối quan tâm của toàn thế giới.
“Những truyền thống văn hóa và phương kế sinh nhai của họ đang nằm dưới sự đe dọa bởi mô hình xã hội và kinh tế thế giới hiện tại,” – Đức Tổng Giám mục Auza nói – “Một nền kinh tế được lèo lái chính bởi những động cơ lợi nhuận và thu vén cá nhân hơn là trách nhiệm vì tha nhân, vì môi trường và thiện ích chung đã bỏ những dân tộc bản địa rơi lại phía sau ngày càng xa hơn.”
Dưới đây là toàn văn bài tham luận
Tham luận của Đức Tổng Giám mục H.E. Bernardito Auza
Sứ thần, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh
Phiên họp thứ 71 của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc
Chương trình nghị sự Ủy ban thứ Ba Mục 65: Quyền của Những Dân tộc Bản địa
(New York, 17 tháng 10, 2016)

Thư bà Chủ tịch,

Diễn đàn Thường trực của Liên Hợp quốc về các Vấn đề dân Bản địa ước tính có trên 370 triệu người bản địa ở trên khoảng 90 quốc gia trên toàn thế giới. Mặc dù họ chỉ chiếm 5 phần trăm của dân số thế giới, họ đại diện cho không biết bao nhiêu năm kinh nghiệm của con người và của văn hóa vô giá. Cộng đồng Quốc tế phải dựa vào kiến thức và sự tiếp cận phát triển duy nhất của họ như một mục tham khảo quan trọng cho việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và cho nhân loại. Vì lý do đó cuộc chiến đang diễn ra của những dân tộc bản địa nhằm bảo tồn di sản của họ, ngôn ngữ, truyền thống tôn giáo, và phương kế sinh sống của họ qua sự nhận thức về quyền tự quyết của họ không chỉ là mối quan tâm của riêng họ, nhưng là một mối quan tâm của toàn thế giới.
Những truyền thống văn hóa và phương kế sinh nhai của họ đang nằm dưới sự đe dọa bởi mô hình xã hội và kinh tế thế giới hiện tại. Một nền kinh tế được lèo lái chính bởi những động cơ lợi nhuận và thu vén cá nhân hơn là trách nhiệm vì tha nhân, vì môi trường và thiện ích chung đã bỏ những dân tộc bản địa rơi lại phía sau ngày càng xa hơn. Những mảnh đất quê hương truyền thống của họ, mà họ đã gắn bó cả về thể xác lẫn tinh thần, bị lấy mất mà không có sự bàn bạc hội ý. Những công ty khai khoáng, những công trình công cộng, và thậm chí những người có thiện chí bảo vệ môi trường vùng đất thường bắt họ phải di chuyển chỗ ở. Bị đuổi ra khỏi nhà và vùng đất truyền thống của họ, họ hải chịu những tỷ lệ nghèo đói, thất nghiệp, tình trạng bấp bênh về xã hội và thực phẩm ngày càng cao hơn những người không phải dân bản địa, chiếm gần 15% số người nghèo trên thế giới cho dù họ chỉ chiếm 5 phần trăm dân số thế giới.
Trong lần gặp gỡ với một số đông những nhóm dân bản địa ở Bolivia, Đức Giáo hoàng Phanxico nhận xét: “điều vô cùng quan trọng là, cùng với việc bảo vệ cho những quyền hợp pháp của họ, những dân tộc bản địa và các tổ chức xã hội của họ có thể tạo nên một thay thế đầy tính nhân văn cho sự loại trừ trên toàn cầu.” Người dân bản địa không những là những người được hưởng lợi từ một sự tiếp cận thay thế; họ cũng trở những vai chính trong sự phát triển của riêng họ. Tiếng nói của họ là quyết định trong bất kỳ cuộc đối thoại nào như vậy.
Thưa bà Chủ tịch,
Việc thi hành Chương trình Nghị sự 2030 và Hiệp định Paris là trọng tâm của nỗ lực đổi mới của Cộng đồng Quốc tế để thay đổi những cách giải thích hiện tại trên toàn thế giới về sự loại trừ và đặt ra những giải pháp cụ thể cho những thảm cảnh của sự nghèo đói, biến đổi khí hậu, lãng phí và làm suy giảm môi trường. Những dân tộc bản địa phải nằm trong trung tâm của sự thực thi cho cả Chương trình Nghị sự và Hiệp định. Họ phải là những người diễn vai chứ không phải là những khán giả của tiến trình thực hiện. Họ phải là những nhân tố chủ động chứ không phải là những người thụ hưởng thụ động của những thành tựu từ sự thực thi hiệu quả có sự hợp tác của cả hai. Những dân tộc bản địa không chỉ đơn thuần đòi hỏi sự tôn trọng quyền của họ trong tiến trình thực thi, nhưng còn phải tôn trọng nhu cầu hòa nhập kiến thức của người bản địa vào những chính sách và hành động kinh tế xã hội và môi trường thích hợp.
Để điều này có thể diễn ra, sự tham gia của các đại diện và tổ chức của các dân tộc bản địa trong những buổi họp của các cơ quan Liên Hợp quốc phải được tăng cường hơn nữa, đặc biệt về những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến họ. Liên quan đến vấn đề này, phái đoàn của tôi đề nghị rằng những thảo luận kịp thời, bao gồm nhiều phía, điển hình và rõ ràng đã được tổ chức với các Chính phủ Thành viên và các đại diện của những dân tộc bản địa trong suốt Phiên họp 70 của Đại Hội đồng phải được theo đuổi với sự quyết tâm lớn hơn trong những đàm phán liên chính phủ trong phiên họp hiện tại.
Thưa bà Chủ tịch,
Như Đức Giáo hoàng Phanxico nói, “không có quyền lực thực sự nào được phép tước đoạt sự thực thi trọn vẹn chủ quyền khỏi các dân tộc bản địa. Khi người ta làm điều này, chúng ta sẽ chứng kiến việc nổi lên những hình thức của chủ nghĩa thực dân mới, nó gây tổn hại nghiêm trọng cho khả năng tiến đến hòa bình và công bằng.”
Chúng ta phải bảo đảm rằng việc thực thi Chương trình Nghị sự 2030, Hiệp định Paris và những cam kết quốc tế khác can thiệp tích cực và làm lợi một cách hiệu quả cho các dân tộc bản địa trên toàn thế giới. Chỉ bằng cách đó thì chúng ta mới thực sự nói rằng chúng ta đã hoàn tất được lời hứa chung trong việc không để bất kỳ ai rơi lại đằng sau.
Xin cảm ơn Bà Chủ tịch.
1 “Indigenous Peoples to Seek Measures for Preventing Conflict, Securing Peace, at Annual Forum, 9-20 May”, Economic and Social Council, www.un.org/press/en/2016/hr5296.doc.htm (2015).
2 "Free Prior and Informed Consent: An indigenous peoples’ right and a good practice for local communities - Manual for Practitioners", Food and Agriculture Organization of the United Nations (2016).
3 Pope Francis, Address during the "Second World Meeting of Popular Movements", Santa Cruz de la Sierra

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/10/2016]



Câu chuyện của Hae Woo: Tìm được đức tin và trốn khỏi Bắc Hàn

Câu chuyện của Hae Woo: Tìm được đức tin và trốn khỏi Bắc Hàn

Người phụ nữ trẻ, rao giảng Tin mừng ở giữa những người bạn tù chung sau khi trở lại Ki-tô giáo trong một trại tù của Bắc Hàn, là một trong số ít tín hữu may mắn trốn thoát khỏi thể chế đàn áp tôn giáo.

JOHN POWER

19/10/2016

2014 photo Lauren Cater/CNA
Các tín hữu cầu nguyện khi Nhà thờ Chính tòa Myeongdong chuẩn bị cho Thánh lễ Bế mạc của Đức Thánh Cha Phanxico tại Nam Hàn ngày 17 tháng 8 năm 2014.
– 2014 photo Lauren Cater/CNA
SEOUL, Nam Hàn — Bị tiều tụy trong một trại tù ở Bắc Hàn vì tội cố tìm cách trốn khỏi quê hương đàn áp của mình, Hae Woo lén lút loan truyền Lời Chúa.
Đưa ra một thông điệp hy vọng bên trong địa ngục trần gian, chị đã làm nhiều người trở lại, và một giáo hội bí mật nhỏ được thành lập. Vào các ngày Chúa nhật và các ngày lễ của tôn giáo, vài tín hữu tụ tập để thờ phụng tại các nhà vệ sinh hoặc các góc khuất không bị theo dõi trong căn nhà tồi tàn của họ.
“Tôi giữ lòng trung thành, và Chúa giúp tôi sống sót. Hơn thế nữa: Người cho tôi một lòng khát khao rao giảng Tin mừng giữa những người tù nhân khác!” Hae Woo nói trong một chứng tá với Register của Open Doors, một tổ chức bác ái hoạt động nhằm chấm dứt sự bách hại Ki-tô hữu trên toàn thế giới. “Nhưng tôi thưa với Chúa rằng tôi quá sợ hãi không làm nổi việc đó. Nếu tôi bị bắt, chắc chắn tôi bị tử hình.”
Hae Woo (một bút danh được dùng để bảo vệ danh tính của chị), người đã tìm được đức tin Ki-tô giáo ở Trung quốc trong một cố gắng đào tẩu vụng về, cuối cùng cũng đã có thể trốn chạy sang Nam Hàn, tại đây bây giờ chị có thể thực hành đức tin tự do. Nhưng với các Ki-tô hữu vẫn đang sống dưới chế độ của Kim Yong-un, các nhà hoạt động tin là con số có thể cả hàng trăm hàng ngàn, thờ phụng mang nguy cơ bị đưa vào các trại lao động, nơi tình trạng thiếu chất, tra tấn và chết là bình thường.
Bắc Hàn từ lâu được biết đến là một trong những nơi cấm cản Ki-tô giáo tàn bạo nhất. Ki-tô giáo ở đây bị xem là một mối đe dọa cho quyền lực tối cao của triều đại thống trị nhà Kim nổi lên từ sau Thế Chiến Thứ II. Giống như những người lãnh đạo của các chính phủ cộng sản khác, người khởi đầu sự thống trị là Kim Il-sung xem những Ki-tô hữu là nhân tố có thể gây phiền phức, làm mờ nhạt đi một truyền thống tôn giáo đã từng một thời rất mạnh mẽ ở thủ đô Bình nhưỡng tới mức được gọi là “Giê-ru-sa-lem của Đông phương.”
Ngày nay, tổ chức Open Doors ước tính khoảng 50.000-70.000 Ki-tô hữu có thể đang ở trong các trại giam của đất nước này.
“Những Ki-tô hữu không có khả năng ‘làm cách mạng’ thì cũng giống như quân thù,” Hae Woo nói, cô giải thích cô đã được dạy cách thức ghét người Ki-tô hữu trước khi cô trở lại.” Mọi hình thức tôn giáo, và đặc biệt là Ki-tô giáo, giống như thuốc phiện: gây nghiện và tàn phá. Tôi nghe kể những câu chuyện về những người Ki-tô hữu vào trong các bệnh viện, dụ dỗ người ta vào trong các tầng hầm, giết họ ở đó và hút máu ra khỏi cơ thể để đem bán. Ý nghĩ về chuyện đó làm tôi kinh hoàng.”
Mặc dù con số chính xác vẫn chưa có thể có. Tổ chức Open Doors tin rằng có khoảng 200.000-400.000 người Ki-tô hữu đang sống dưới bóng đen của chế độ. Dĩ nhiên, Công giáo — những người sống sót còn lại từ trước khi Triều Tiên bị chia đôi năm 1945 — góp một phần nhỏ.
“Một số nguồn nói rằng con số lên đến 20.000, nhưng đó chỉ là một phỏng đoán không có căn cứ; không ai biết được số thật,” Francis Lee nói, ông là một thông dịch viên cho Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc, trụ sở ở Seoul.

Ít dấu hiệu cải thiện
Với bước chuyển quyền lực sang cho Kim Jong-un du học Thụy sĩ năm 2011, những quan sát viên bên ngoài lóe lên hy vọng một kỷ nhuyên mở cửa mới. Nhưng trong 5 năm cầm quyền, người lãnh đạo thế hệ thứ ba đã cho thấy rất ít dấu hiệu mềm mỏng hơn với Ki-tô giáo.
Tim Peters, một thừa sai người Mỹ giúp những người Bắc Hàn trốn khỏi đất nước, nói rằng sự đàn áp thậm chí còn tồi tệ hơn khi các người lãnh đạo tiếp tục xa cách người dân của họ qua việc chuyển những người năng lượng hiếm sang cho quân đội và vũ khí nguyên tử.
“Khi sự ổn định xã hội bị mất dần, tự nhiên bất kỳ một tổ chức hay một nhóm nào đó đều bị xem như nguyên nhân làm mất ổn định hay một kẻ thù tiềm ẩn đối với chế độ,” Peter nói, ông là người điều hành tổ chức phi chính phủ Helping Hands Korea đặt trụ sở tại Nam Hàn. “Tôi tin rằng đó là những gì chúng tôi nhìn thấy với những người Ki-tô hữu.”
Trong khi chính những người Bắc Triều tiên là nạn nhân lớn nhất của sự đàn áp của nhà nước, thái độ thù địch của nhà nước đối với tôn giáo đã được cảm nhận bởi những người ở bên ngoài như Peters. Người ngoại quốc nếu sẽ bị bắt nếu bị phát hiện tìm cách truyền đạo ở trong nước và bị cầm tù trong nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm cho đến cuối cùng, thường thường chỉ được thả tự do sau một chuyến thăm của một nhân vật cấp cao như Jimmy Carter hay Bill Clinton. Trong số ba người Tây phương hiện đang bị nhà nước cầm tù là linh mục Hyeon Soo Lim người Canada, ngài bị tố cáo là âm mưu lật đổ lãnh đạo.
Một cảnh báo kinh khủng chống lại sự can thiệp từ bên ngoài được đưa ra vào tháng Năm khi xác một linh mục người Trung quốc bị nhiều vết chém được tìm thấy dọc theo biên giới với Bắc Triều Tiên. Cha là người giúp những người chạy trốn. Han Choong Yeol, người cống hiến cả đời để giúp về vật chất và tinh thần cho người Bắc Triều tiên, đã bị chém đến chết bằng một cái rìu. Cộng đoàn nhân viên cứu trợ Ki-tô tin rằng ông bị thủ tiêu bởi các đặc vụ Bắc Triều tiên.
“Ông đã rất nổi tiếng trong hai thập kỷ gần đây vì giúp những người tị nạn Bắc Triều tiên, nhưng ở phía bên kia biên giới Trung quốc,” Peters nói. “Ông bị đâm 18 nhát dao và bị giết bởi một kẻ máu lạnh, rõ ràng là vì lý do giúp đỡ những người chạy trốn.”
Điều khiển tôn giáo
Ngay cả khi đã tịch thu những thông điệp “có tính lật đổ” của Ki-tô giáo, chế độ vẫn sử dụng tôn giáo cho những mục đích riêng của họ, cho phép một số yếu tố mà họ có thể điều khiển được. Ở Bình nhưỡng, có nhiều nhà thờ Ki-tô hợp pháp, một trong số đó là của Công giáo. Những nơi thờ phụng này hầu như cả thế giới đều biết là “những nơi trưng bày” nhằm mục đích thuyết phục bên ngoài rằng sự tự do tôn giáo tồn tại trong đất nước này.
“Có khoảng 800-3.000 người Công giáo “hợp pháp” ở Bắc Triều tiên, nhưng không hề có một linh mục hay một hội dòng tu được Tòa Thánh công nhận,” ông Lee nói.
Chế độ quá thiếu tài chính nên cũng nhắm mắt cho tôn giáo của bên ngoài nếu có thể kiếm được tiền. Đại học Khoa học và Kỹ thuật Bình nhưỡng, trường đại học tư duy nhất trong nước, được thành lập với sự hậu thuẫn của các nhà thừa sai ở Nam Hàn và Hoa kỳ.
Ở Rason, một khu kinh tế trọng điểm ở miền Bắc quốc gia được thành lập để thu hút đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng của những nhân viên cứu trợ Ki-tô giáo rất dễ nhận ra.
“Bạn thường nhìn thấy những xe buýt với con cá biểu tượng Ki-tô trên đó,” Gareth Johnson nói, là người sáng lập Nhóm Du lịch Tiên phong Giới trẻ, đưa du khách vào trong Bắc Triều Tiên. “Tôi tin là họ được điều hành bởi nhóm bác ái Ki-tô. Cũng có một số người Ki-tô hữu nằm trong số các du khách đến thăm Rason.”
Một thương gia thường xuyên đến thăm đất nước này nói rằng các nhà cầm quyền sẽ để yên cho những Ki-tô hữu nước ngoài với túi tiền đầy miễn là họ đừng để người khác chú ý đến tôn giáo của họ.
“Ở Rason lúc nào cũng có những bằng chứng cho thấy Bắc Triều Tiên cần tiền, và miễn là người ta đừng tận dụng những tự do họ được cho phép để làm việc riêng của họ,” nhà thương gia này nói với điều kiện được giấu tên.
Nhưng không giống như những du khách, người Ki-tô hữu Bắc Hàn không được tự do đi lại như họ muốn. Với họ, toàn bộ đất nước đều là một nhà tù bất kỳ ở đâu.

Biết đến tự do
Hae Woo là một trong số ít người may mắn trốn thoát.
“Tôi vẫn cảm thấy như mình trong trong thời kỳ nghỉ tuần trăng mặt,” cô nói. “Dĩ nhiên, có rất nhiều điều không đúng ở đây và một số người nghĩ rằng Nam Hàn quá duy vật, nhưng họ có biết gì về sự tự do? Vì vấn đề đó, có ai biết gì về sự tự do? Tôi đã biết được tự do là gì ở trong trại.”
John Power viết từ Melbourne, Úc.
Trước đây anh có thời gian làm việc ở Nam Hàn từ 2010 đến 2016.

[Nguồn:  ncregister]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/10/2016]



Đức Thánh Cha: thúc giục các Ki-tô hữu gạt bỏ đố kỵ, xung khắc và xây dựng tình hiệp nhất

Đức Thánh Cha: thúc giục các Ki-tô hữu gạt bỏ đố kỵ, xung khắc và xây dựng tình hiệp nhất

Pope Francis delivering his homily at Friday's Mass in the Santa Marta chapel - OSS_ROM
Đức THánh Cha Phanxico giảng trong Thánh Lễ thứ Sáu tại nhà nguyện Thánh Marta - OSS_ROM
21/10/2016 12:40
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico nói tính khiêm nhường, tính hiền lành và lòng đại lượng là ba thái độ chính để xây dựng tình hiệp nhất trong Giáo hội và thúc giục các Ki-tô hữu gạt bỏ những đố kỵ, ghen tuông và xung khắc. Ngài nói trong Thánh lễ dâng thứ Sáu trong nhà nguyện Thánh Marta.
Lấy cảm hứng từ lời chúc trong Thánh Lễ “bình an ở cùng anh chị em,” Đức Thánh Cha tập trung bài giảng vào những gì cần phải có để nuôi dưỡng hòa bình và hiệp nhất và tránh được chiến tranh và xung đột. Ngài nói lời chào của Thiên Chúa “tạo ra một mối dây ràng buộc” cho hòa bình và kết hợp chúng ta để tạo nên một sự hiệp nhất tinh thần và cảnh báo rằng nếu không có hòa bình và nếu chúng ta không thể chào nhau theo ý nghĩa sâu xa nhất của lời chào, sẽ không bao giờ có sự hiệp nhất. Đức Thánh Cha giải thích khái niệm này áp dụng cho sự hiệp nhất trên thế giới, sự hiệp nhất trong thành phố, sự hiệp nhất trong quận hạt và trong gia đình.

Ác thần gieo rắc chiến tranh, người Ki-tô hữu phải tránh những xung khắc
“Ác thần luôn gieo rắc chiến tranh. Lòng ghen tuông, sự đố kỵ, sự xung khắc, tin đồn … là những điều tàn phá hòa bình và do đó không thể có sự hiệp nhất. Và một người Ki-tô hữu nên làm những gì để thúc đẩy tình hiệp nhất, để tìm được sự hiệp nhất? Thánh Phao-lô nói cho chúng ta rất rõ ràng” ‘sống voo71i tinh thần xứng đáng,  bằng tất cả lòng khiêm nhường, sự hiền lành và tính đại lượng.’ Ba thái độ này: lòng khiêm nhường - chúng ta không thể gieo hạt hòa bình mà không có lòng khiêm nhường. Nơi đâu có sự kiêu căng ngạo mạn, sẽ luôn có chiến tranh và lòng khao khát đánh bại người khác và tin rằng cái tôi là tối thượng nhất. Nếu không có lòng khiêm nhường sẽ không có hòa bình và không có hòa bình sẽ không có sự hiệp nhất.”

Tái khám phá tính hiền lành và thực hành sự hỗ trợ lẫn nhau
Đức Thánh Cha Phanxico trách rằng chúng ta đã đánh mất khả năng đối thoại nhẹ nhàng và thay vào đó là quát tháo nhau hoặc nói xấu về người khác. Ngài thúc giục người Ki-tô hữu tái khám phá tính hiền lành, nói là làm, chúng ta có thể tương nhượng với nhau, cùng trao cho nhau sự hỗ trợ, “hãy kiên nhẫn và chấp nhận lỗi lầm của người khác hay những điều chúng ta không thích.”

Giúp sức xây dựng sự hiệp nhất bằng mối dây ràng buộc của hòa bình
“Trước hết: lòng khiêm nhường, thứ hai: tính hiền lành với sự hỗ trợ lẫn nhau, và thứ ba: lòng đại lượng: một trái tim quảng đại, một con tim rộng mở có thể chấp nhận mọi người và không kết án, một con tim không trở nên nhỏ bé hơn vì những điều tầm thường vặt vãnh: ‘ai nói rằng,’ ‘Tôi nghe nói,’ ‘ai …’ không, một con tim quảng đại có chỗ cho mọi người. Và điều này tạo nên mối dây ràng buộc của hòa bình; đây là một nhân cách xứng đáng, nó tạo nên mối dây hòa bình là điều xây dựng sự hiệp nhất. Chúa Thánh Thần là Đấng tạo dựng sự hiệp nhất nhưng đây là sự chuẩn bị cần có cho việc xây dựng tình hiệp nhất.”
Ba thái độ này, Đức Thánh Cha nói, là một sự đáp lời chính đáng cho tiếng gọi vào mầu nhiệm của Giáo hội, là mầu nhiệm của Thân Thể Chúa Ki-tô.
“Mầu nhiệm của Giáo hội là mầu nhiệm của Thân Thể của Chúa Ki-tô: ‘một đức tin, một Phép Rửa, một Thiên Chúa Cha của tất cả, Người là tất cả’ và Người hoạt động “qua tất cả và trong tất cả:’ đây là sự hiệp nhất mà Chúa Giê-su xin Chúa Cha ban cho chúng ta và chúng ta phải giúp tạo nên được sự hiệp nhất này bằng mối dây ràng buộc của hòa bình. Và mối dây ràng buộc của hòa bình lớn lên trong lòng khiêm nhường, trong tính hiền lành và sự hỗ trợ lẫn nhau và trong lòng đại lượng.”

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/10/2016]