Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Vatican: Những chiều kích tâm hồn không thể bị bỏ qua trong phát triển bền vững

Vatican: Những chiều kích tâm hồn không thể bị bỏ qua trong phát triển bền vững

The Holy See’s Permanent Observer to the United Nations, Archbishop Bernardito Auza - AP
Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp quốc, Đức Tổng giám mục Bernardito Auza - AP
12/10/2016 13:35
(Vatican Radio) Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, nói rằng Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững 2030 của Liên Hợp quốc “tùy thuộc vào việc phải vượt xa hơn những ngôn ngữ của kinh tế và thống kê,” và thêm rằng “việc cân nhắc đến những chiều kích đạo đức, tâm linh và tôn giáo không thể bị bỏ qua vì nếu không chắc chắn sẽ có sự tổn hại nghiêm trọng cho sự phát triển con người.”
“Bắt đầu từ nguyên tắc phẩm giá bình đẳng, một mô hình mới lấy con người làm trung tâm trong sự phát triển xuất hiện, làm cho mọi người, kể cả người nghèo và người bị gạt ra bên lề, trở thành những nhân tố tích cực hơn là biến thành những con người hưởng lợi thụ động của sự phát triển,” nhà ngoại giao Vatican nói hôm thứ Ba.
“Sự phát triển bền vững sẽ luôn là một quan hệ đối tác công-tư, đòi hỏi cả chính phủ phải trung thực và các doanh nghiệp trung thực bình đẳng,” – Đức Tổng Giám mục Auza kết luận – “Cả hai đều đòi hỏi các nhà lãnh đạo có thể thôi thúc và hướng dẫn những cơ quan này, những hệ thống và những cách thực hành của họ. Vì thế phái đoàn của  tôi hối thúc những nỗ lực của quốc gia, đặc biệt những quốc gia đang phát triển, thúc đẩy sự lãnh đạo tốt đẹp và vai trò chủ doanh nghiệp chân chính nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện.”
Toàn văn bài tham luận
Tham luận của Tổng Giám mục Sứ thần H.E. Bernardito Auza, Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh, Phiên họp thứ 71 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, Ủy ban thứ hai, Chương trình nghị sự Mục 19: Phát triển bền vững
Thưa ông Chủ tịch,
Trong Lời mở đầu của Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững 2030 trình bày rằng những mục tiêu và đích nhắm đến được liệt kê trong đó “được tổng hợp và không thể chia tách và phải cân bằng ba chiều kích của sự phát triển bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường,” với nhân vị được đặt vào trung tâm của Chương trình Nghị sự. Sự thành công của Chương trình Nghị sự 2030 tùy thuộc vào việc phải vượt xa hơn những ngôn ngữ của kinh tế và thống kê vì trọng tâm chính phải đặt vào nhân vị. Vì thế, việc cân nhắc đến những chiều kích đạo đức, tâm linh và tôn giáo không thể bị bỏ qua vì nếu không chắc chắn sẽ có sự tổn hại nghiêm trọng cho sự phát triển con người. Tòa Thánh mong muốn kêu gọi sự hiểu biết rộng hơn và đầy đủ hơn của một sự phát triển lấy con người làm trung tâm như là “sự phát triển con người toàn diện,” trong đó bao gồm sự phát triển bền vững.
Thưa ông Chủ tịch,
Những báo cáo trong quá khứ của ngài Tổng Thư ký về Vai trò Chủ doanh nghiệp trong sự Phát triển đã lưu ý rằng sự chuyển đổi từ thúc đẩy phát triển kinh tế bằng bất cứ giá nào sang một chương trình nghị sự phát triển bền vững kêu gọi một “sự chuyển đổi phát triển tư duy.” Sự chuyển đổi này không đơn thuần là một thay đổi ảnh hưởng đến các chính sách và các tổ chức cơ quan: nó cũng đòi hỏi một sự thay đổi trong những mối quan hệ giữa các dân tộc cũng như giữa con người và môi trường, ngôi nhà chung của chúng ta.
Quan niệm sự phát triển mới này phải được bắt đầu với một sự thấu hiểu về phẩm giá vốn có của mỗi con người và vai trò chủ chốt của thiện ích chung đối với tất cả những mục tiêu và nỗ lực của xã hội. Chỉ những nền tảng như vậy mới có thể thực sự dẫn đến một “nỗ lực cho sự phát triển của một nền kinh tế xã hội và đoàn kết.” Nhắm xu thế chủ đạo vào những chiều kích kinh tế, xã hội, và môi trường của sự phát triển bền vững sẽ chỉ dẫn đến được sự phát triển con người bền vững nếu họ xây dựng trên nguyên tắc cơ sở và bất biến của phẩm giá bình đẳng của tất cả mọi người.
Bắt đầu từ nguyên tắc phẩm giá bình đẳng, một mô hình mới lấy con người làm trung tâm trong sự phát triển xuất hiện, làm cho mọi người, kể cả người nghèo và người bị gạt ra bên lề, trở thành những nhân tố tích cực hơn là biến thành những con người hưởng lợi thụ động của sự phát triển. Như Đức Giáo hoàng Phanxico nói, “Để làm cho những con người này có thể thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực, chúng ta phải cho phép họ trở thành những nhân tố có phẩm giá theo vị trí riêng của họ. Sự phát triển con người toàn diện và quyền có nhân phẩm trọn vẹn không thể bị ép buộc. Chúng phải được xây dựng và được cho phép để trổ sinh hoa trái cho mỗi cá nhân, cho mỗi gia đình, trong tình kết hợp với tha nhân, và trong một mối quan hệ đúng đắn với tất cả những lãnh vực trong đó đời sống xã hội của con người được phát triển – bạn bè, cộng đồng, thành thị, trường học, doanh nghiệp và công đoàn, các tỉnh, các dân tộc v.v...”
Điều chúng ta cần tránh là một sự phân tích về kinh tế, xã hội và môi trường không tập trung vào con người nhưng chủ yếu dựa trên việc theo đuổi những biên độ lợi nhuận tài chính lớn nhất. Chủ thuyết giản lược kinh tế như vậy không bao giờ có thể dẫn đến sự phát triển con người toàn diện, vì nó nhắm mọi thứ và0 mục tiêu cạnh tranh và đưa đến một nền kinh tế Darwin chỉ có sự tồn tại của những người mạnh nhất; nó cũng khởi động liên tục một tiến trình loại trừ và bất công gây ra một khoảng cách ngày một lan rộng theo cấp số giữa những người tư sản và những người vô sản, sự loại trừ và tình trạng bị gạt ra bên lề chưa từng bao giờ lan nhanh theo số đông những người không việc làm, không  cơ hội, không có bất kỳ cách gì để thoát khỏi sự nghèo túng.
Phái đoàn của chúng tôi tin rằng chúng ta phải nhìn thật kỹ đến một mô hình kinh tế thuần túy bị điều khiển bởi thị trường như vậy, và dung hòa nó với những đòi hỏi căn bản của nhân phẩm và thiện ích chung. Đây không phải là một sự tranh cãi chống lại vai trò thực sự của thị trường trong việc phối hợp quyết định kinh tế tạo thành những cá nhân tự do hay vai trò quan trọng của kinh doanh và chủ các doanh nghiệp trong một nền kinh tế thịnh vượng và hiệu quả. Tuy nhiên, sự phát triển là bất khả thi nếu không có sự nâng giá trị con người dậy, nếu không có những nhà kinh tế và những nhà chính trị với lương tâm cùng hòa điệu với những yêu cầu của thiện ích chung. Từ đó Đức Giáo hoàng Phanxico khuyến khích rằng những ai gắn chặt đời mình vào với sự nghiệp kinh doanh cao cả phải có cái nhìn vượt ra khỏi lợi nhuận cực đại và “thấy mình bị thách thức bởi một ý nghĩa to lớn hơn của cuộc sống” mà nó “sẽ làm cho họ thực sự phục vụ cho thiện ích chung …” Việc đặt nền móng đạo đức là then chốt cho một nền kinh tế thị trường có trật tự tốt, trong đó có sự trao đổi lợi ích qua lại và không phải là lợi lộc về một bên, chỉ có sự tồn tại của người mạnh nhất, hay sự trao đổi của người thắng và người thua.
Chính từ cái nhìn này mà phái đoàn của tôi rất tán thành Báo cáo của ngài Tổng Thư ký về Vai trò Chủ doanh nghiệp cho sự Phát triển. Sự phát triển bền vững sẽ luôn là một quan hệ đối tác công-tư, đòi hỏi cả chính phủ phải trung thực và các doanh nghiệp trung thực bình đẳng. Cả hai đều đòi hỏi các nhà lãnh đạo có thể thôi thúc và hướng dẫn những cơ quan này, những hệ thống và những cách thực hành của họ. Vì thế phái đoàn của  tôi hối thúc những nỗ lực của quốc gia, đặc biệt những quốc gia đang phát triển, thúc đẩy cả sự lãnh đạo tốt đẹp và vai trò chủ doanh nghiệp chân chính nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện.
Xin cảm ơn Ông Chủ tịch.
1 Ghi chú của Tòa Thánh về Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững 2030, n.25.
2 A/71/210.
3 A/71/76-E/2016/55.
4 Đức Giáo hoàng Phanxico, Diễn văn trước Đại Hội đồng LHQ, 25 tháng 9, 2015.
5 Đức Thánh Cha Phanxico, Tông huấn Niềm vui Tin mừng, n. 53.
6 Ibid, n. 203.
7 A/71/201.

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/10/2016]


Đức Thánh Cha đến thăm Nhà cho Trẻ em trong ngày ‘Thứ Sáu Thương xót’

Đức Thánh Cha đến thăm Nhà cho Trẻ em trong ngày ‘Thứ Sáu Thương xót’

Chuyến ra ngoài hôm 14 tháng 10 là một phần trong sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxico dành thời gian cho nhiều nhóm khác nhau mỗi tháng trong suốt Năm Thánh Thương xót.

HANNAH BROCKHAUS/CNA/EWTN NEWS


10/14/2016
Pope Francis
Đức Thánh Cha Phanxico thăm các trẻ em tại Làng SOS ở Roma ngày 14 tháng 10.
– L'Osservatore Romano
ROMA — Thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxico đến thăm các trẻ em tại “Làng SOS” ở Roma, một cộng đoàn gồm nhiều nhà cho trẻ em trong những hoàn cảnh khó khăn gia đình hay xã hội, được giới thiệu bởi các dịch vụ xã hội.
“Làng,” như tên gọi của nó, gồm năm nhà, mỗi nhà nuôi 6 em trai hoặc 6 em gái, độ tuổi 12 và nhỏ hơn. Các em sống trong nhà với một “mẹ SOS.” Làng nhằm mục đích hỗ trợ các trẻ em và chăm sóc cho sự phát triển của các em giống như trong một gia đình.
Chuyến thăm ngày 14 tháng 10 là chuyến gần đây nhất nằm trong sáng kiến “Thứ Sáu Thương xót” của Đức Thánh Cha muốn dành thời gian với nhiều nhóm khác nhau mỗi tháng trong suốt Năm Thánh Thương xót.


Trong những chuyến thăm trước, ngài đã gây ngạc nhiên bằng việc dừng chân tại những nơi trong đó có nhà cho người già, trung tâm phục hồi cho những người nghiện ma túy và rượu, và một nhà hưu dưỡng cho các linh mục, cùng với một chuyến đi đến NICU và nhà nuôi những người khuyết tật.
Trong chuyến thăm của tháng này, Đức Thánh Cha được các em trai và gái dẫn xem xung quanh Làng, cùng với ban nhân viên. Họ cho ngài xem mảng xanh của Làng, trong đó có một sân bóng và một sân chơi.
Đức Thánh Cha cũng được dẫn vào xem các phòng của các em và đồ chơi của chúng, và ngài lắng nghe các câu chuyện của các em và cùng ăn snack với các em.
Các trẻ sống trong Làng được giúp đỡ kèm đi học, đi lễ, và chơi thể thao. Những người chuyên môn, những cư dân, những người không phải cư dân và những tình nguyện viên làm việc trong làng mỗi người làm việc với cùng một bé trong nhiều năm để tạo dựng được những mối quan hệ con người và phát triển vững chắc.
Làng trẻ em SOS đầu tiên được thành lập ở Áo năm 1949 là một cách để giáo dục trẻ em mồ côi do chiến tranh trong một môi trường gia đình ấm áp, tương phản lại với mô hình nhà mồ côi rất thịnh hành lúc đó.
Sau khi dừng chân ở Làng SOS và trước khi trở về Vatican, Đức Thánh Cha Phanxico đến thăm Đức Hồng y Andrea Cordero Lanza di Montezemolo, linh mục quản hạt nghỉ hưu của Vương cung Thánh đường Thánh Phaolo Ngoại Thành, đức Hồng y hiện đang ở trong nhà chăm sóc dưỡng lão Villa Betania.
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis


[Nguồn:  ncregister]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/10/2016]