Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

Một tinh thần thừa sai trong các giáo xứ: Ý cầu nguyện tháng Chín, 2017 của Đức Thánh Cha

Một tinh thần thừa sai trong các giáo xứ: Ý cầu nguyện tháng Chín, 2017 của Đức Thánh Cha

“Một thôi thúc thừa sai có khả năng biến đổi mọi việc”
31 tháng Tám, 2017
Một tinh thần thừa sai trong các giáo xứ: Ý cầu nguyện tháng Chín, 2017 của Đức Thánh Cha
Pope Francis Praying, CTV
“Tinh thần thừa sai” của các giáo xứ trên thế giới là trọng tâm của “thách đố” hay “ý cầu nguyện mà Đức Thánh Cha Phanxico gửi đến người Công giáo trong tháng Chín năm 2017.
“Ý cầu nguyện thừa sai” của Đức Thánh Cha là : “Cầu cho các giáo xứ trở nên tràn đầy sức sống với tinh thần thừa sai để trở thành những nơi đức tin được rao truyền và tình bác ái trở nên hữu hình.”
Trong Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Tin mừng) (24 tháng Mười Một, 2013), Đức Thánh Cha chia sẻ ước mơ của ngài về “tinh thần thừa sai” của các giáo xứ Công giáo: “Tôi ước mơ về một ‘tinh thần thừa sai,’ nghĩa là một sự thôi thúc thừa sai có khả năng biến đổi mọi việc, để những truyền thống của Giáo hội, những cách thực hành mọi việc, những lịch trình và thời gian biểu, ngôn ngữ và những cấu trúc có thể trở thành kênh truyền tải thích hợp cho việc rao giảng tin mừng cho thế giới hôm nay hơn là chỉ bảo đảm cho riêng mình. Chỉ có thể hiểu được việc làm mới lại những cấu trúc do yêu cầu của sự thay đổi mục vụ dưới ánh sáng này: là một phần của nỗ lực biến chúng theo định hướng sứ vụ nhiều hơn, để biến hoạt động mục vụ bình thường ở mọi mức độ trở nên bao gồm nhiều hơn và rộng mở hơn, để khơi gợi cho những thừa tác viên một khát khao liên tục tiến bước và bằng cách này tạo ra một sự hồi đáp tích cực từ phía tất cả những người được Chúa Giê-su mời gọi bước vào tình bạn với Ngài. Như Đức Gio-an Phao-lô II có lần nói với các Giám mục Châu Đại dương: “Mọi sự canh tân trong Giáo hội phải có sứ mạng theo đúng mục tiêu của nó nếu không nó sẽ trở thành nạn nhân của một hình thức giáo hội thu mình.” (s.27)
Với Đức Thánh Cha, “giáo xứ không phải là một tổ chức cũ kỹ; vì nó có một tính linh hoạt rất lớn, vì nó có thể mang lấy nhiều dáng vẻ khác nhau tùy thuộc vào sự cởi mở và hoạt động thừa sai của vị mục tử và cộng đoàn”. (s.28)
Ngài nói, “Nó là một cộng đoàn của các cộng đoàn, một nơi nương náu mà những người đang khát đến để uống nguồn nước trong chuyến hành trình của họ, và là một trung tâm của hoạt động thừa sai không ngừng. Thế nhưng, chúng ta phải thừa nhận rằng tiếng gọi xét mình và canh tân giáo xứ chưa đủ để đem con người lại gần nhau hơn, để tạo cho họ môi trường sống hiệp nhất và tham gia, và để làm cho họ toàn tâm hướng vào sứ mạng.” (s.29)
Đức Thánh Cha kêu gọi những hội đoàn công giáo “không đánh mất mối liên kết với thực tại phong phú của giáo xứ địa phương và sẵn sàng tham gia vào hoạt động mục vụ chung của Giáo hội đó”: vì “cách hòa hợp như vầy sẽ tránh cho họ không chỉ tập trung vào một phần của Tin mừng hay của Giáo hội, hoặc trở thành những người du mục không có cội nguồn.” (s.29)
Mỗi tháng Đức Thánh Cha gửi ý chỉ cầu nguyện đến cho Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của ngài, hội Tông đồ Cầu nguyện. Những ý này diễn ra mối quan tâm lớn của ngài về nhân loại và sứ vụ của Giáo hội. Ý cầu nguyện hàng tháng của ngài (một tháng là cầu chung và tháng tiếp theo cầu cho việc rao giảng phúc âm) là một lời kêu gọi toàn thế giới biến lời cầu nguyện của chúng ta thành “những hành động phục vụ cụ thể.” Đó là một chương trình hành động hàng tháng thúc đẩy chúng ta cùng nhau làm việc để xây dựng một thế giới nhân văn hơn và quan tâm hơn.
[Nguồn: zenit]




Văn bản của sứ điệp video:
Các giáo xứ phải có sự kết nối với các gia đình, đời sống con người, với đời sống của xã hội.
Giáo xứ phải trở thành những ngôi nhà nơi cửa luôn luôn rộng mở để tiến đến được với tha nhân.
Và điều quan trọng là việc tiến đến này phải đi theo một chương trình đức tin rõ ràng.
Các cánh cửa phải được rộng mở để Chúa Giê-su có thể bước ra với tất cả niềm vui của sứ điệp của Người.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các giáo xứ của chúng ta, để chúng không trở thành những văn phòng đơn thuần, nhưng được làm dồi dào sinh khí bởi một tinh thần thừa sai, có thể trở thành những nơi đức tin được rao truyền và tình bác ái trở nên hữu hình.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/09/2017]


Pháp: Quyển sách phỏng vấn với Đức Thánh Cha của nhà nghiên cứu Dominique Wolton

Pháp: Quyển sách phỏng vấn với Đức Thánh Cha của nhà nghiên cứu Dominique Wolton

Thời thơ ấu, chính trị và xã hội
31 tháng Tám, 2017
Pháp: Quyển sách phỏng vấn với Đức Thánh Cha của nhà nghiên cứu Dominique Wolton
Pope Francis'Interview @ L'Observatoire
“Đức Thánh Cha Phanxico: Những cuộc gặp gỡ với Dominique Wolton: Chính trị và Xã hội,” là tiêu đều của quyển sách phỏng vấn được xuất bản bởi nhà nghiên cứu người Pháp, Nhà sáng lập Viện Khoa học Truyền thông của CNRS, đã có những buổi nói chuyện với Đức Thánh Cha trong suốt hàng chục buổi tiếp kiến tại Vatican.
Tác phẩm của nhà xã hội học 70 tuổi, ngày phát hành được lên lịch vào 6 tháng Chín, 2017 tại Pháp (Editions de L’Observatoire), được giới thiệu trên TV News France 2 ngày 30 tháng Tám. Đó là kết quả của một năm với những buổi gặp gỡ giữa nhà học giả và Đức Giáo hoàng người Argentina.
Trong sách, Đức Thánh Cha kể về tuổi thơ của ngài, hình ảnh của thân mẫu và hai người bà của ngài: “Tôi tạ ơn Chúa vì đã có những người phụ nữ tuyệt vời trong đời của tôi.”
Ngài kể rằng ngài đã trải qua một giai đoạn chữa bệnh bằng phương pháp phân tâm học năm 42 tuổi. “Điều đó đã giúp tôi rất nhiều trong giai đoạn cuộc sống khi tôi cần phải đi tham khảo ý kiến (...) để làm rõ các vấn đề.”
Liên quan đến triều đại của ngài, ngài lặp lại rằng ngài không phải là “một giáo sư” mà chỉ là “một mục tử.” Ngài khẳng định rằng, “Tôi không nghĩ là cuối cùng tôi lại bị vây trong bốn bức tường này, nhưng tôi vẫn giữ tinh thần tự do.”
Trong sách, Đức Thánh Cha nói đến nhiều chủ đề khác nhau mà ngài luôn mang theo trong lòng, chẳng hạn vấn đề người di cư, phê bình thái độ của Đại Lục Già Nua: “Lúc này đây Châu Âu đang e sợ: họ đóng cửa, đóng cửa, đóng cửa.”
Những chủ đề khác của quyển sách dày trên 400 trang là: hòa bình và chiến tranh, chính trị và tôn giáo, toàn cầu hóa và đa dạng văn hóa, trào lưu chính thống và chủ nghĩa thế tục, môi trường sinh thái, những bất bình đẳng trên thế giới, tính đại kết và đối thoại liên tôn, chủ nghĩa cá nhân, gia đình, các thời đại, sự vững tin và niềm vui.
Sau các lần gặp gỡ với Đức Giáo hoàng người Châu Mỹ La-tinh, ông Dominique Wolton kể về nụ cười của ngài, sự hiền lành, đôi mắt “sáng ngời” của ngài, trí tuệ của ngài.
Dominique Wolton là Giám đốc Nghiên cứu của CNRS. Ông là người sáng lập và đã là Giám đốc của tạp chí quốc tế Hermes (CNRS Editions) từ năm 1988. Ông là tác giả của khoảng 30 tác phẩm, trong đó có quyển sách phỏng vấn “Le Choix de Dieu.” với Đức ông Jean-Marie Lustiger (1927-2007), cựu Tổng Giám mục của Paris.
Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/09/2017]