Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Tại sao một số nhà thờ thời trung cổ để một lỗ thông trên mái

Tại sao một số nhà thờ thời trung cổ để một lỗ thông trên mái

Tại sao một số nhà thờ thời trung cổ để một lỗ thông trên mái

Wolfgang Sauber | CC BY-SA 3.0

Philip Kosloski

22/05/21


“Chúa Thánh Thần” được kết hợp vào trong kiến trúc nhà thờ để nhắc nhở các tín hữu về việc Chúa Thánh Thần ngự đến.

Một chi tiết thú vị trong kiến trúc nhà thờ được biết đến là “Cửa Chúa Thánh Thần.” Nó là một lỗ mở lớn được chủ đích để lại trên trần nhà thờ.

Chi tiết này được thực hiện phổ biến nhất trong các nhà thờ thời trung cổ trên khắp Châu Âu, nhưng rồi nó được lặp lại ở những nơi khác trên khắp thế giới.

Truyền thống này có ngụ ý nhắc nhở các tín hữu về việc Chúa Thánh Thần ngự đến trong ngày Lễ Ngũ Tuần và là một sự nhắc nhở hữu hình rằng Chúa Thánh Thần tiếp tục ngự xuống trên các môn đệ của Chúa Kitô.

Tính biểu tượng thiêng liêng được mở rộng thêm vào ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, khi đó một người leo lên mái và thả các biểu tượng khác nhau của Chúa Thánh Thần xuống.

Cha Francis Weiser giải thích trong quyển sách Holyday Book (Sách ngày thánh) rằng đôi khi chim bồ câu được sử dụng, cũng như những mẩu rơm đang cháy.

Tại một số thị trấn vùng Trung Âu, người ta thậm chí còn đi xa đến mức thả những mẩu bấc hoặc rơm đang cháy xuống từ Cửa Chúa Thánh Thần, để tượng trưng cho những chiếc lưỡi lửa của Lễ Ngũ Tuần. Tuy nhiên, các thực hành này cuối cùng đã bị dừng lại vì nó có thể làm người ta bị bén lửa bên ngoài, thay vì thắp lửa trong lòng như Chúa Thánh Thần đã làm tại Giêrusalem. Vào thế kỷ thứ mười ba, ở nhiều nhà thờ chính tòa của Pháp, những con chim bồ câu trắng đã được thả khi hát ca tiếp liên xung quanh nhà thờ, trong khi hoa hồng được thả xuống từ cửa Chúa Thánh Thần.

“Cửa Chúa Thánh Thần” là một truyền thống rất thú vị thời trung cổ, và những biểu tượng được thả xuống qua cửa đó giữ cho con người ý thức rằng niềm tin của chúng ta là một sự kết hiệp giữa phạm vi thể lý và thiêng liêng.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/5/2021]


Tiếp kiến các thành viên Hiệp hội “Meter” ngày 15 tháng Năm, 2021

Tiếp kiến các thành viên Hiệp hội “Meter” ngày 15 tháng Năm, 2021

Tiếp kiến các thành viên Hiệp hội “Meter” ngày 15 tháng Năm, 2021


Hôm nay, trong Điện Tông tòa Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các thành viên của Hiệp hội “Meter”.

Sau đây là diễn từ của ngài trước những người có mặt:

*****

Diễn từ của Đức Thánh Cha

Tôi rất vui được gặp anh chị em là những người đại diện của Hiệp hội “Meter”, là hiệp hội đã dấn thân vào cuộc chiến chống nạn ấu dâm tại nước Ý và ở các quốc gia khác từ năm 1989 - khi ít người nói đến tai họa này. Tôi xin chào và cảm ơn Đức ông Antonio Staglianò và ngài Don Fortunato Di Noto, những người đã thành lập tổ chức quan quan trọng này. Và tôi xin gửi lời chào và cảm ơn Đức Hồng Y Paolo Lojudice, và tất cả những người bằng nhiều cách khác nhau đã hỗ trợ Hiệp hội, tổ chức bảo vệ và bênh vực trẻ em bị lạm dụng và bị ngược đãi.

Trong những năm vừa qua, với công việc quảng đại của mình, anh chị em đã góp phần thể hiện tình yêu thương của Giáo hội dành cho những người nhỏ bé nhất và cần sự bảo vệ nhất. Giống như người Samari nhân hậu trong Tin Mừng, anh chị em đã tiếp cận để chào đón, an ủi và bảo vệ với sự tôn trọng và lòng trắc ẩn! Gần gũi, từ bi và dịu dàng: đó là phong cách của Chúa. Anh chị em đã băng bó biết bao vết thương tinh thần! Cộng đoàn hội thánh tri ân anh chị em vì tất cả những điều này.

Chúng ta có thể ví Hiệp hội của anh chị em như một ngôi nhà. Khi tôi nói “ngôi nhà”, là tôi suy nghĩ đến một nơi chào đón, nơi nương tựa, nơi che chở. Từ “ngôi nhà” mang hương vị đặc trưng của gia đình, gợi lên sự ấm áp, tình cảm và sự dịu dàng mà người ta thực sự có thể trải nghiệm trong một gia đình, đặc biệt là trong những thời khắc thống khổ và đau đớn. Và anh chị em đã, và đang là mái ấm của bao trẻ em bị xâm phạm sự trong trắng và bị bắt làm nô lệ bởi sự ích kỷ của người lớn. Anh chị em đã và đang là ngôi nhà hy vọng, thúc đẩy con đường giải phóng và cứu chuộc ở nhiều nạn nhân. Do đó, tôi khuyến khích anh chị em hãy tiếp tục hoạt động xã hội và nhân văn đầy giá trị này, tiếp tục cống hiến những đóng góp quý báu của mình trong việc bảo vệ tuổi thơ.

Công việc của anh chị em trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, vì thật đáng buồn, sự xâm hại trẻ em vẫn tiếp diễn. Tôi đang đề cập đặc biệt đến sự chải chuốt diễn ra trên internet và các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau, với các trang và cổng dành riêng cho nội dung khiêu dâm trẻ em. Đây là một tai họa, về một mặt, nó phải bị xử lý bằng quyết tâm mới của các cơ quan công và giới chức chính quyền, mặt khác, nó đòi hỏi sự nhận thức sâu sắc hơn nữa từ phía gia đình và các tổ chức giáo dục khác nhau. Ngay cả ngày nay, phản ứng đầu tiên chúng ta thường thấy trong các gia đình là che giấu mọi thứ, nó cũng là một phản ứng đầu tiên cũng luôn luôn có trong các cơ sở khác, và trong cả Giáo hội. Chúng ta phải đấu tranh chống lại thói quen che giấu cũ kỹ này. Tôi biết rằng anh chị em luôn cảnh giác trong việc bảo vệ trẻ em ngay cả trong bối cảnh các phương tiện truyền thông hiện đại nhất.

Lạm dụng tính dục trẻ em là một hình thức “sát nhân tâm lý” và trong nhiều trường hợp nó là sự tẩy xóa mất tuổi thơ. Vì vậy, việc bảo vệ trẻ em chống lại nạn bóc lột tình dục là nghĩa vụ của tất cả các Chính phủ, họ phải xác định được cả những kẻ buôn bán người và những kẻ lạm dụng. Đồng thời, nó là trách nhiệm phải tố cáo và ngăn chặn hành vi lạm dụng trẻ em trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội: trường học, thể thao, cơ sở văn hóa và giải trí, cộng đoàn tôn giáo và các cá nhân. Ngoài ra, trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em và cuộc chiến chống lại nạn ấu dâm, cần phải thực thi những biện pháp cụ thể để cung cấp sự hỗ trợ hiệu quả cho các nạn nhân.

Trên tất cả các mặt trận này, Meter tích cực hợp tác với các cơ quan tổ chức và với các thành phần khác nhau của xã hội dân sự, cũng như thông qua các giao thức hiểu biết phù hợp. Hãy tiếp tục công việc của anh chị em và đừng do dự, đặc biệt chú ý đến khía cạnh giáo dục, để xây dựng lương tâm mạnh mẽ trong con người và tẩy xóa văn hóa lạm dụng và bóc lột.

Biểu tượng Hiệp hội của anh chị em được tạo thành từ chữ “M” lớn gợi lên ý tưởng về cung lòng người mẹ, chào đón, bảo vệ và ôm lấy những sinh linh bé nhỏ. Bên trong chữ ‘M’ là mười hai ngôi sao, biểu tượng trên vương miện của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu và là mẹ của tất cả trẻ em. Mẹ là một người mẹ tận tụy, hết lòng yêu thương Con của Mẹ là Chúa Giêsu, là mẫu gương và là sự hướng dẫn cho toàn thể Hiệp hội, động viên chúng ta yêu thương những trẻ em là nạn nhân của nô lệ và bạo lực bằng đức ái của phúc âm. Lòng bác ái đối với người lân cận không thể tách rời khỏi tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta và chúng ta dành cho Ngài. Đây là lý do tại sao tôi thúc giục bạn luôn luôn đặt nguồn cội cho hoạt động hàng ngày trong mối tương quan thường nhật của anh chị em với Thiên Chúa: trong lời cầu nguyện riêng và cộng đoàn, khi lắng nghe Lời Người và trên hết là trong Bí tích Thánh Thể, bí tích của sự hiệp nhất và mối ràng buộc của đức ái.

Anh chị em thân mến, một lần nữa tôi xin tỏ lòng cảm phục và cảm ơn các vị lãnh đạo, các thành viên, anh chị em thiện nguyện và tất cả những người cộng tác với Hiệp hội. Đừng sợ hãi khi đối mặt với những hiểu lầm và khó khăn; chúng có rất nhiều, nhưng đừng sợ. Hãy tiến bước với lòng dũng cảm và sự kiên trì. Tôi đồng hành với anh chị em trong lời cầu nguyện và cũng bằng lời chúc phúc của tôi. Và xin anh chị em cũng đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 16/5/2021]