Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Vatican được yêu cầu bước vào Chảo dầu Triều tiên cho ‘những cuộc đàm phán hòa bình thật sự’

Vatican được yêu cầu bước vào Chảo dầu Triều tiên cho ‘những cuộc đàm phán hòa bình thật sự’
Đức Tổng Giám mục Hyginus Kim Hee-joong, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc, gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico (ảnh trên) và Đức Hồng y Phê-rô Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh (ảnh dưới)
21 tháng Tám, 2017

Vatican được yêu cầu bước vào Chảo dầu Triều tiên cho ‘những cuộc đàm phán hòa bình thật sự’
Đức Tổng Giám mục Hyginus Kim Hee-joon, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn quốc, thảo luận về con đường tiến tới hòa bình với Register.
Victor Gaetan
Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đã cử một phái viên đến Tòa Thánh hai tuần sau cuộc bầu cử của ông ngày 9 tháng Năm để tìm kiếm sự giúp đỡ của Tòa Thánh trong việc thiết lập hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Moon, một người Công giáo nhiệt thành, là con của gia đình tị nạn từ Bắc Triều Tiên. Ông gửi Đức Tổng Giám mục Hyginus Kim Hee-joong thuộc Giáo phận Gwangju, là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn quốc, làm đại diện cho ông đến Tòa Thánh.

Ngài đã gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico hai lần. Ngài cũng đã ngồi đàm luận với Đức Hồng y Phê-rô Parolin, Quốc vụ khanh của Vatican.

“Tôi sẽ ngăn chặn chiến tranh bằng mọi cách,” ông Moon tuyên bố tuần trước. “Tôi muốn mọi người dân Nam Hàn vững tin rằng sẽ không có chiến tranh.”

Khoảng 10% trong số 52 triệu dân Nam Hàn là người Công giáo. Những cái giá phải trả sẽ rất đắt: Nếu có xung đột quân sự. Hàng triệu mạng sống con người sẽ bị mất, kể cả hàng ngàn người Hoa kỳ đang ở trên bán đảo. Ký giả Victor Gaetan của Register gần đây có cuộc phỏng vấn qua email với Đức Tổng Giám mục Kim để biết thêm thông tin về chuyến đi của ngài đến Roma và cương lĩnh của Tổng thống Moon về sự hòa giải và trao đổi kinh tế với chế độ Bắc Triều Tiên — một chương trình phản ánh những giáo huấn của Giáo hội
Công giáo.


Thưa Đức Tổng, Tổng thống Moon nói rằng Nam Hàn sẽ “hoạt động nhắm đến việc tạo vùng phi hạt nhân cho Bán đảo Triều Tiên bằng cách bảo đảm sự an toàn của Bắc Triều Tiên và xây dựng một hệ thống hòa bình dài lâu.” Đức Tổng trả lời rằng ngài “rất đồng ý với hướng đi của Tổng thống Moon cho những mối quan hệ trong tương lai của hai nước Triều Tiên.”
Bằng cách nào Đức Tổng có thể giúp Tổng thống Moon đạt được nhiệm vụ khó khăn nhất này?

Đa số mọi người đều muốn cải thiện mối quan hệ Nam-Bắc. Chúng tôi muốn bảo đảm sự an toàn của Bắc Triều Tiên để cùng chung sống trong hòa bình và biến hiệp định ngừng bắn [được ký năm 1953 giữa Hoa kỳ và Bắc Triều Tiên], thành hiệp định hòa bình cho nền an ninh dài lâu. Tổng thống Moon đã làm rõ tầm quan trọng của điểm này cho toàn dân.

Bỏ mặc một hoàn cảnh trong đó các anh chị em — vì chúng tôi cùng một dân tộc — đã không thể gặp nhau trong suốt 70 năm cũng là một mối đe dọa cho hòa bình thế giới.

Nếu cần thiết tôi sẽ đi sang Hoa kỳ và những quốc gia Tây phương khác để khẩn cầu hòa bình cho Bán đảo Triều tiên. Đặc biệt, tôi nghĩ là Mỹ có thể giúp rất nhiều vì Hàn quốc và Mỹ là đồng minh rất khăng khít của nhau. Hòa bình trên Bán đảo Triều tiên cũng có thể tạo ra nhiều lợi ích chính trị và kinh tế cho Mỹ.
Tổng thống Moon đã yêu cầu Đức Tổng đến gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico và Đức Hồng y Parolin hồi cuối tháng Năm. Sứ mạng của Đức Tổng lúc đó là gì?

Là một đặc phái viên của tổng thống, tôi giải thích tình hình trên Bán đảo Triều Tiên và chính sách của Tổng thống Moon Jae-in cho hòa bình trong các buổi gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxico và Đức Hồng y Parolin.

Tổng thống Moon là một nhà lãnh đạo đáng tin cậy và là người biết giữ những nguyên tắc và các bước đi hướng đến hòa bình và công bằng thực sự vượt qua được những xung khắc và những đối đầu. Tôi cũng xin Đức Thánh Cha Phanxico và Đức Hồng y Parolin nhớ cầu nguyện cho sự thành công, và có kết quả tốt, cho những nỗ lực của chính phủ mới trong công cuộc theo đuổi đối thoại và đàm phán hòa bình.

Có vẻ chuyện đáng quan tâm đối với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên là cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Donald Trump, đặc biệt vì thỏa thuận ngừng bắn 1953 được ký kết giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên là các bên chính thức. Đức Tổng có nghĩ rằng Đức Thánh Cha Phanxico có thể cố gắng thúc đẩy được vấn đề này?

Tôi nghĩ, khi tình hình trở nên nghiêm trọng, sự gặp gỡ không có những điều kiện ưu tiên là một bước quan trọng cho việc giải quyết vấn đề. Nếu người ta đặt mục tiêu trước cuộc họp, và đẩy theo hướng đó cho đến cùng thì rất khó mà có kết quả tốt. Trước hết, những người liên quan phải gặp gỡ và thực tâm trao đổi ý kiến với nhau trước đã.

Sau khi giảm bớt được những nguy cơ tiềm ẩn và sự hiểu lầm, họ phải cố gắng hết sức để hiểu ý kiến của phía bên kia. Thật không hợp lý khi đánh giá những ý kiến “khác biệt” thành những ý kiến “sai.” Dĩ nhiên, ý kiến “khác biệt” chống lại những nguyên tắc đạo đức và luật pháp là “sai.”

Nhưng tôi cho rằng sẽ là một thành công lớn khi chúng ta hiểu được những điểm quan trọng của “những sự khác biệt” và làm hài hòa chúng. Nhà soạn nhạc cho ban nhạc giao hưởng có thể kết hợp hài hòa nhiều nhạc cụ khác nhau và tạo ra tác phẩm vĩ đại.
Tại sao những thương thuyết trong quá khứ không thành công? Bằng cách nào Đức Thánh Cha Phanxico và các nhà ngoại giao của ngài có thể tạo ra sự khác biệt?

Đã có rất nhiều nỗ lực ưu tiên cho đối thoại hòa bình ở đây, chẳng hạn những cuộc thương thuyết bốn bên và thương thuyết sáu bên. Tuy nhiên, chúng ta cần xét rằng trong quá khứ liệu chúng ta có nói chuyện với nhau dựa trên sự thật hay không.

Người thực sự muốn nói chuyện một cách chân thành không đòi hỏi bất kỳ điều kiện gì, vì chính các điều kiện lại trở thành chủ điểm của cuộc đối thoại.

Vì vậy, khi một phía đòi hỏi cuộc đối thoại đặt nội dung trên những điều kiện không thể chấp nhận được thì chúng ta có thể hiểu rằng họ không thự sự có ý định muốn nói chuyện. Kỹ năng nói chuyện tốt nhất là phải đặt trên sự thật và tôn trọng người khác để xây dựng mối quan hệ tin tưởng.

Tôi nghĩ Đức Thánh Cha Phanxico có thể giúp thúc đẩy những cuộc thương thuyết hòa bình thực sự cho Bán đảo Triều Tiên, nó góp phần cho hòa bình của vùng Đông bắc Châu Á, và hòa bình thế giới, bằng cách bỏ qua lợi ích quốc gia.
Đức Tổng đã dự định đi Bắc Triều Tiên vào mùa hè này, nhưng chuyến đi bị hoãn. Tại sao? Ai là những người đối tác của Đức Tổng ở Bắc Triều Tiên?

Một số nhà lãnh đạo Tôn giáo Hàn quốc đã được Bắc Triều Tiên mời và dự định sang thăm vào tháng Sáu, nhưng cuộc gặp gỡ bị hoãn lại. Chúng tôi nghe nói vì chính phủ của chúng tôi tham gia vào nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về vấn đề Bắc Triều Tiên.

Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng có thêm nhiều cuộc thăm viếng và đối thoại, của người Công giáo và các tôn giáo khác, giữa Nam và Bắc Hàn. Tôi nghĩ rằng Nam và Bắc Hàn có thể lấy lại sự tin tưởng lẫn nhau qua những gặp gỡ này. Là chủ tịch của Hội nghị Hàn quốc về Tôn giáo cho Hòa bình, tôi thường gặp gỡ ngài Kang Ji-young, đại diện của Hội nghị các Tôn giáo Chosun và là chủ tịch của Hiệp hội Tôn giáo Bắc Hàn.

Giáo hội Công giáo Hàn quốc giúp đỡ những anh chị em Bắc Hàn của mình trong phạm vi cứu trợ nhân đạo như thế nào?

Giáo hội Công giáo Hàn quốc cung cấp thuốc trị bệnh và lương thực, được Liên hợp quốc cho phép. Ngoài ra chúng tôi cố gắng giúp để gia tăng sản lượng nông nghiệp.

Tuy nhiên, chúng tôi không thể giúp những anh chị em Bắc Hàn một cách chủ động trong thời gian dài vì tiến trình pháp lý cho sự trao đổi giữa Nam và Bắc Hàn và sự hợp tác rất ngặt nghèo.

Vì vậy thật tiếc, số người Bắc Hàn được hưởng lợi từ sự cứu trợ nhân đạo này rất giới hạn.

Ký giả Victor Gaetan của Register là một ký giả
đạt giải thưởng quốc tế và là
cộng tác viên của tạp chí
View Comments
[Nguồn: ncregister]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/08/2017]


Phái viên của Vatican kêu gọi Việt nam tôn trọng tự do tôn giáo

Phái viên của Vatican kêu gọi Việt nam tôn trọng tự do tôn giáo

Phái viên của Vatican kêu gọi Việt nam tôn trọng tự do tôn giáo
Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli (giữa) đại diện không thường trú của Vatican tại Việt nam ở Hà nội mùa Phục sinh năm 2011.
18/08/2017 16:12
Đại diện Giáo hoàng tại Việt nam kêu gọi nhà nước cộng sản của quốc gia Đông Nam Á tôn trọng tự do tôn giáo, ngài nói rằng hãy xem Giáo hội Công giáo là một điều tích cực chứ không phải là một vấn đề cho đất nước.
Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Vatican tại Việt nam, lên tiếng kêu gọi trong Thánh Lễ  ngài dâng ngày 13 tháng Tám nhân dịp Đại hội Mẹ Maria, được tổ chức tại thánh địa quốc gia Đức Mẹ La vang ở tỉnh Quảng trị thuộc miền Trung Việt nam.
Hãy trả lại cho Xê-da những gì của Xê-da,
Trong bài giảng trước một đám đông khổng lồ người hành hương, Đức Tổng Giám mục Girelli đụng chạm đến vấn đề tự do tôn giáo trong nước. “Trong một số tỉnh, chính quyền địa phương lo ngại và phàn nàn về người Công giáo và những việc làm của họ,” Đức Tổng Giám mục nói. Vị Giám mục 64 tuổi người Ý đưa ra lời khuyên cho đám đông theo sự khôn ngoan của Thánh Phê-rô “Chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa hơn là nghe lời loài người” và lời dạy của Chúa Giê-su, “Hãy trả lại cho Xê-da những gì của Xê-da, và hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa.” “Tôi muốn nói rằng những Xê-da của Việt nam hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa,” ngài nói, và đám đông đáp lại bằng tràng pháo tay vang dậy.
Cùng dâng Thánh Lễ với Đức Tổng Giám mục Girelli là Đức Tổng Giám mục Nguyễn Chí Linh thuộc giáo phận Huế, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt nam, Đức Hồng y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn giáo phận Hà nội, 13 giám mục và khoảng 200 linh mục.
Giáo hội - không phải là một vấn đề
Ngài phái viên của Vatican cho biết ước nguyện của rất nhiều người về sự tự do tôn giáo ở Việt nam phải được tôn trọng trọn vẹn. Ngài nói rằng Giáo hội Công giáo phải được xem như một điều tích cực, chứ không phải là một vấn đề rắc rối cho đất nước. Đức Tổng Girelli mời gọi cộng đoàn dành thời gian cầu nguyện trong suốt kỳ đại hội để họ có thể tìm kiếm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của họ. Ngài nói, “Chỉ khi nào chúng ta noi theo Chúa Giê-su và ở trong Ngài, chúng ta mới thực sự được hạnh phúc.”
Đức Mẹ La vang
Khoảng 100.000 người hành hương - trong đó có những người thuộc tôn giáo khác từ Việt nam và nước ngoài - đã tham dự kỳ đại hội 3 ngày mừng kính Mẹ Maria Lên Trời ngày 15 tháng Tám. Trong suốt kỳ đại hội, khách hành hương tham dự các Thánh Lễ, xưng tội, đọc kinh Mân côi và xem những tiết mục trình diễn văn hóa.
Đại hội này được tổ chức lần đầu tiên tại Thánh Địa Mẹ Maria năm 1901. Mọi người tin rằng Mẹ Đồng Trinh Maria đã hiện ra ở Quảng Trị năm 1798 để an ủi những người Công giáo Việt nam đang bị bách hại. Năm 1961, các Giám mục Việt nam công bố khu vực này là Thánh Địa Mẹ Maria.
Cải thiện mối quan hệ Tòa Thánh - Việt nam
Những mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt nam đang được cải thiện, cho dù vẫn còn những căng thẳng trong mối quan hệ giữa nhà thờ-chính quyền ở cấp độ địa phương. Những quan hệ giữa hai bên bị cắt đứt năm 1975, sau khi chính quyền cộng sản miền Bắc tiến vào miền Nam Việt nam. Từ đó đến nay những chuyến thăm của hơn 20 phái đoàn của Vatican cuối cùng đã dẫn đến chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Đức Giáo hoàng Benedict XVI năm 2007. Từ đó những cuộc thương thuyết để tái thành lập những quan hệ ngoại giao dẫn đến việc thành lập một nhóm hoạt động chung năm 2009.
Năm 2008, Tòa Thánh cuối cùng đã có thể bổ nhiệm bảy tân giám mục ở Việt nam, và các giám mục đã truyền chức cho hàng trăm linh mục. Kết quả cũng dẫn đến việc Đức Tổng Giám mục Girelli được bổ nhiệm làm đặc phái viên không thường trú tại Việt nam năm 2011. Năm sau ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư của đảng Cộng sản Việt nam, đã đến thăm Đức Giáo hoàng Benedict, cho thấy mong muốn của Việt nam bình thường hóa những quan hệ ngoại giao.
Đức Tổng Giám mục Girelli, ngài ở Singapore, thực hiện các chuyến thăm viếng đến các giáo phận ở Việt nam, mỗi chuyến kéo dài một tháng. Tất cả những hoạt động của ngài đều phải được chính quyền chấp thuận.
Việt nam, có 6 triệu người Công giáo trong tổng số 91 triệu dân, là một trong năm quốc gia trên thế giới thuộc chế độ Cộng sản. Bốn quốc gia khác là Trung quốc, Bắc Triều tiên, Lào, và Cuba. ‎(Nguồn: UCANEWS)

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/08/2017]