Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

Chiếc Lamborghini thu về 900.000 Euro cho Đức Giáo hoàng từ cuộc bán đấu giá xe

Chiếc Lamborghini thu về 900.000 Euro cho Đức Giáo hoàng từ cuộc bán đấu giá xe
Copyright: Vatican Media

Chiếc Lamborghini thu về 900.000 Euro cho Đức Giáo hoàng từ cuộc bán đấu giá xe

Số tiền sẽ được chuyển đến Haiti

17 tháng Chín, 2019 09:53

Chiều nay, Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Chủ tịch của Lamborghini và các Giám đốc của Tổ chức OMAZE đã tổ chức cuộc đấu giá bác ái chiếc xe “Lamborghini Hurricane”, được nhà sản xuất tặng và Đức Phanxico ký tên trên nó ngày 15 tháng Mười Một, 2017. Người thắng trong cuộc đấu giá, một công dân Cộng hòa Séc, cũng có mặt.

Trong buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha nhận một ngân phiếu tượng trưng cho 900.000 euro, theo báo cáo của Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, ông Matteo Bruni, trong thông cáo báo chí cho các nhà báo chiều thứ Sáu, 13 tháng Chín năm 2019.

Khoản cuối cùng trong nguồn lợi tức thu về, khoảng 200.000 euro, sẽ được sử dụng để tái xây dựng Chủng viện và trường mẫu giáo ở Haiti, là những nơi đã bị tàn phá trong trận động đất năm 2010.

Ông Bruni nói rằng Đức Thánh Cha trích dẫn chương 25 Tin mừng Mát-thêu và “nhấn mạnh rằng lòng quảng đại của hành động bác ái, đi trực tiếp đến với những người nghèo nhất, phù hợp với những lời của trích đoạn tin mừng.”

Những dự án được cấp tài chính

Các khoản thu được trước đó đã chuyển đến Cộng đoàn Giáo hoàng Gioan XXIII (các nữ nạn nhân của nạn buôn người và mại dâm), nhân kỷ niệm 10 năm ngày giỗ của linh mục Don Oreste Benzi, và kỷ niệm 50 năm (năm 2018) của Quỹ Cộng đoàn (300.000 euro), gửi đến cho “Aid to the Church in Need” (Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn) để tái xây dựng Đồng bằng Ni-ni-vê (200.000 euro), và gửi đến hai Hiệp hội được chỉ định bởi nhà sản xuất xe: Amici Centrafrica Onlus và GICSAM (160.000.00 euro)



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/9/2019]


Toàn văn họp báo trên máy bay của Đức Thánh Cha trên chuyến bay trở về từ Châu Phi (Phần I)

Toàn văn họp báo trên máy bay của Đức Thánh Cha trên chuyến bay trở về từ Châu Phi (Phần I)
© Vatican Media

Toàn văn họp báo trên máy bay của Đức Thánh Cha trên chuyến bay trở về từ Châu Phi

Hai tiếng rưỡi đồng hồ sau khi chuyến bay Air Madagascar về Roma cất cánh từ Antananarivo; Đức Phanxico gặp gỡ các nhà báo


11 tháng Chín, 2019 00:03

Phần I

Hai tiếng rưỡi đồng hồ sau khi chuyến bay Air Madagascar về Roma cất cánh từ Antananarivo; Đức Phanxico gặp gỡ các nhà báo cùng tháp tùng ngài và chuyện trò, trả lời các câu hỏi của họ, trong khoảng một tiếng rưỡi. Vatican News cung cấp văn bản cuộc thảo luận dưới đây (bản tiếng Anh).



*****************

Julio Mateus Manjate (Noticias, Mozambique)

Trong chuyến thăm của Đức Thánh Cha đến Mozambique, người đã gặp gỡ Tổng thống nước Cộng hòa và Chủ tịch của hai đảng hiện diện trong Quốc hội. Con muốn hỏi về những kỳ vọng của Đức Thánh Cha liên quan đến tiến trình hòa bình, và cha mong muốn để lại thông điệp gì cho Mozambique. Thêm nữa, xin cha cho hai bình luận nhanh về hai hiện tượng: tính bài ngoại tại Châu Phi và ảnh hưởng của mạng xã hội trong việc giáo dục giới trẻ.

Điểm thứ nhất, liên quan đến tiến trình hòa bình: một tiến trình hòa bình dài, có những lúc thăng lúc trầm, nhưng nó đã kết thúc với cái ôm lịch sử, tạo nên Mozambique ngày nay.

Tôi hy vọng rằng điều này sẽ tiếp tục, và tôi cầu nguyện để nó được như vậy. Tôi mời gọi mọi người hãy cố gắng để bảo đảm rằng tiến trình hòa bình này được xúc tiến – vì, như lời của một Đức Giáo hoàng trước tôi có nói rằng mọi thứ đều mất mát trong chiến tranh, và mọi thứ đều đạt được trong hòa bình (Piô XII). Điều này là rất rõ ràng, và không được quên nó. Nó là một tiến trình hòa bình lâu dài, với giai đoạn đầu tiên bị gián đoạn, rồi đến giai đoạn tiếp theo … Và nỗ lực của các nhà lãnh đạo của các đảng đối lập, không nói là thù địch, tiến đến với nhau. Nó cũng là một nỗ lực nguy hiểm, một số người liều mạng sống, nhưng cuối cùng đã đạt được một ký kết. Tôi cảm ơn tất cả những người đã giúp trong tiến trình hòa bình này. Trước hết, hãy bắt đầu bằng một tách cà phê đã … 

Có rất nhiều người ở đó; có một linh mục từ Cộng đoàn Saint Egidio – ngài sẽ được nâng lên hàng Hồng y ngày 5 tháng Mười tới (Tổng Giám mục Matteo Zuppi của Bologna). Rồi với sự giúp đỡ của nhiều người, bao gồm Cộng đoàn Saint Egidio, kết quả đã đạt được. Chúng ta không được mang tinh thần đắc thắng quá mức trong những vấn để này. Chiến thắng đó là nền hòa bình. Chúng ta không có quyền giữ thái độ đắc thắng vì hòa bình vẫn rất mong manh trong đất nước của anh, cũng như nó rất mong manh trên thế giới. Nó cần phải được đối xử theo cách mà những điều vừa mới được khai sinh được đối xử, chẳng hạn trẻ em, với rất, rất nhiều sự nhân hậu, sự dịu dàng, lòng tha thứ, lòng kiên nhẫn, để làm cho nó phát triển và làm cho nó mạnh khỏe.

Nó là sự chiến thắng của đất nước: hòa bình, hòa bình là sự chiến thắng của đất nước, chúng ta phải hiểu điều đó … và điều đó tương tự như vậy đối với mọi quốc gia, những quốc gia đang bị tàn phá bởi chiến tranh.

Chiến tranh tàn phá, nó làm chúng ta mất hết mọi thứ. Tôi tâm tư một chút về chủ đề hòa bình vì tôi luôn canh cánh nó trong lòng. Một vài tháng trước, đúng dịp diễn ra lễ kỷ niệm cuộc đổ bộ Normandy, đã có các nhà lãnh đạo các quốc gia đến đó để tưởng nhớ lại biến cố khởi đầu cho cái kết của cuộc chiến tàn bạo, và cũng là cái kết của những nhà độc tài bất nhân và tàn ác như chủ nghĩa phát xít … nhưng, có tới 46.000 binh sĩ đã chết trên bãi biển đó – đó là cái giá của chiến tranh. Tôi thú thật rằng khi tôi tới Redipuglia để tham dự lễ tưởng niệm Đệ Nhất Thế chiến, tôi đã phải kêu lên “xin đừng bao giờ lặp lại chiến tranh nữa!” Khi tôi đến Anzio để tưởng nhớ Ngày Các Linh hồn, trong thâm tâm tôi cảm thấy phải xây dựng một lương tâm: chiến tranh không giải quyết được bất kỳ vấn đề gì; ngược lại, chúng làm cho những kẻ không muốn có hòa bình cho nhân loại trở nên giàu có hơn.

Thứ lỗi cho tôi nói hơi dài về việc này nhưng tôi phải nói ra trước một tiến trình hòa bình, là điều mà tôi cầu nguyện và sẽ làm mọi điều có thể để giúp nó tiến triển – và tôi hy vọng rằng nó sẽ phát triển mạnh mẽ.

Điểm thứ hai là vấn đề về giới trẻ. Châu Phi là một châu lục trẻ, nó có sức sống trẻ nếu chúng ta so sánh nó với Châu Âu. Tôi sẽ lặp lại điều mà tôi đã nói ở Strasburg: Châu Âu mẹ đã hầu như trở thành “Châu Âu bà ngoại.” Nó đã trở nên già nua, chúng tôi đang trải qua mùa đông nhân học nghiêm trọng ở Châu Âu.

Tôi có đọc một thống kê của chính phủ cho biết rằng trong nước, tôi lại không nhớ là nước nào, vào năm 2050, sẽ có nhiều người hưởng lương hưu già hơn là người lao động, đây là một thảm kịch. Đâu là nguyên nhân của sự già nua này ở Châu Âu?

Đây là ý kiến thứ hai của tôi – Tôi nghĩ rằng sự sung túc là một nguyên nhân. Quá gắn chặt với của cải – “Chúng tôi thấy thoải mái, tôi sẽ không có con vì chúng tôi cần mua một biệt thự, tôi muốn đi nghỉ hè, tôi thấy sống như vậy là thoải mái, có một đứa con là một phiêu lưu, bạn không bao giờ biết được …” Nhưng cái sự sung túc và yên bình này sẽ làm cho bạn trở nên già nua. Ngược lại, Châu Phi thì đầy sức sống. Tôi tìm thấy ở Châu Phi một hành động mà tôi đã gặp ở Philippines, và ở Cartagena, ở Columbia.

Những người nâng cao các đứa con nhỏ của họ lên, dường như để nói, “Đây là gia tài của tôi, đây là chiến thắng của tôi, niềm tự hào của tôi.” Trẻ em là gia tài của người nghèo. Nhưng chúng là gia tài của một miền đất, một đất nước. Tôi nhìn thấy cùng một cử chỉ ở Đông Âu, ở Iasi, đặc biệt là có người bà bế đứa cháu lên: đây là vinh quang của tôi … Các bạn phải có trách nhiệm giáo dục những đứa trẻ này và xây dựng luật cho chúng. Hiện tại giáo dục là công việc ưu tiên trong đất nước các bạn. Sự ưu tiên để một con người phát triển, phải có luật cho việc đào tạo.

Thủ tướng của Mauritius nói chuyện với tôi về vấn đề này. Ông nói ông luôn tâm tư về thách đố phát triển một hệ thống giáo dục miễn phí cho tất cả mọi người. Sự miễn phí của hệ thống giáo dục: nó rất quan trọng vì có những trung tâm giáo dục chất lượng cao nhưng có giá của nó. Có những trung tâm giáo dục ở tất cả mọi quốc gia, nhưng chúng phải được nhân rộng để sự giáo dục đến được với mọi người. Hiện tại, luật về giáo dục và sức khỏe là sự ưu tiên ở đó.

Điểm thứ ba là về vấn đề bài ngoại. Tôi đọc thấy trong báo nói về sự bài ngoại này, nhưng nó không phải là vấn đề duy nhất của Châu Phi. Nó là căn bệnh của con người, giống như bệnh sởi … Nó là một căn bệnh đi vào một quốc gia, đi vào một châu lục, và chúng ta xây dựng các bức tường. Nhưng các bức tường lại bỏ rơi những người xây nên chúng. Vâng, chúng loại bỏ nhiều người ở bên ngoài, nhưng những người ở bên trong các bức tường sẽ bị bỏ rơi một mình, và cuối cùng, họ sẽ bị đánh bại bởi những cuộc xâm lược lớn khác. Tính bài ngoại là một căn bệnh. Nó là một chứng bệnh “hợp lý,” chẳng hạn như để giữ thuần khiết cho một chủng tộc – đó là mới kể đến một hình thức bài ngoại của thế kỷ trước. Và rất thường khi, tính bài ngoại dẫn đến những làn sóng của chủ nghĩa dân túy chính trị. Tôi đã nói hồi tuần trước, hay trước đó, rằng đôi khi ở một nơi nào đó tôi nghe được những bài diễn văn nghe na ná như những bài diễn văn của Hitler năm ‘34. Dường như họ muốn quay trở lại quá khứ của Châu Âu.

Nhưng ở Châu Phi các bạn cũng vậy, cũng có một vấn đề về văn hóa mà các bạn phải giải quyết. Tôi nhớ là đã nói về nó ở Kenya: chủ nghĩa bộ lạc. Ở đó các bạn phải giáo dục, để có thể tập hợp các bộ lạc lại với nhau, để tạo thành một dân tộc. Không lâu trước, chúng ta đã tưởng niệm lần thứ 25 cuộc diệt chủng của Rwanda: nó là hậu quả của chủ nghĩa bộ lạc. Tôi nhớ ở Kenya, trong sân vận động, khi tôi kêu gọi mọi người đứng lên, bắt tay, và nói “không với chủ nghĩa bộ lạc … nói không với chủ nghĩa bộ lạc …” Chúng ta phải nói không. Nó là việc khóa cửa nhà. Cũng có tình trạng bài ngoại trong nước, nhưng vẫn là bài ngoại. Chúng ta phải chiến đấu chống lại điều này: hiện tượng bài ngoại của quốc gia này đối với quốc gia khác và bài ngoại trong nước, đó là trường hợp ở một số nơi trong Châu Phi và chủ nghĩa bộ lạc, dẫn đến những thảm kịch như thảm kịch của Rwanda.

Marie Fredeline Ratovoarivelo (Radio Don Bosco, Madagascar)

Đức Thánh Cha nói về tương lai của người trẻ trong chuyến Tông du. Con nghĩ rằng nền tảng của gia đình là rất quan trọng cho tương lai. Người trẻ ở Madagascar, giới trẻ sống trong những hoàn cảnh gia đình rất phức tạp vì sự túng thiếu. Làm sao Giáo hội đồng hành được với giới trẻ trước sự thật rằng các giáo huấn của Giáo hội đã bị cho là lỗi thời và trước cuộc cách mạng tình dục ngày nay?

Gia đình chắc chắn phải chịu trách nhiệm về việc giáo dục cho con cái. Cách thể hiện bản thân của giới trẻ Madagascar đầy cảm xúc, và chúng tôi cũng nhìn thấy điều đó ở Mauritius và với giới trẻ của Mozambique trong cuộc gặp gỡ liên tôn vì hòa bình.

Trao giá trị cho người trẻ, làm cho họ phát triển. Ở Madagascar, vấn đề về gia đình có liên quan đến vấn đề của sự túng thiếu, liên quan đến vấn đề thiếu việc làm, và cũng liên quan đến vấn đề bóc lột sức lao động. Chẳng hạn, tại điểm khai thác đá granite, người lao động chỉ nhận được một đô-la rưỡi một ngày. Những luật bảo vệ lao động và gia đình là nền tảng. Cả các giá trị gia đình cũng có ở đó, nhưng thường bị tàn phá bởi sự túng thiếu: không phải là các giá trị, nhưng là khả năng truyền lại những giá trị đó, và cải thiện việc giáo dục cho người trẻ.

Ở Madagascar, chúng tôi nhìn thấy Hiệp hội Akamasoa, công cuộc được thực hiện ở đó với những em nhỏ để các bé có thể lớn lên trong một gia đình không phải gia đình nơi các em sinh ra, đúng vậy, nhưng đó là cơ hội duy nhất. Hôm qua ở Mauritius, sau Thánh Lễ, tôi tìm thấy Đức ông Rueda cùng với một viên cảnh sát, cao, to, anh ta đang dắt tay một bé gái, bé vào khoảng hai tuổi. Bé bị lạc và đang khóc vì không tìm được cha mẹ.Thông báo được đưa ra và ngay lập tức viên cảnh sát đến trấn an bé. Và ở đó, tôi nhìn thấy (hiểu được) tấn thảm kịch mà nhiều trẻ em và người trẻ phải đối mặt khi bất ngờ họ bị mất những mối dây ruột thịt gia đình, cho dù các bé đang sống trong một gia đình – trong trường hợp này thì nó chỉ đơn thuần là một tai nạn. Và cả vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ các em và duy trì sự phát triển cho các em. Nhà nước cần phải chăm sóc cho gia đình và người trẻ. Đó là trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm duy trì cho các em. Và, tôi lặp lại, đối với một gia đình, có một đứa con là một gia tài. Và chị đã hiểu vấn đề này, chị ý thức về một gia tài. Nhưng bây giờ cả xã hội cần phải có ý thức để làm cho gia tài này lớn lên, để làm cho đất nước phát triển, để làm cho quê hương vươn lên, để làm cho các giá trị trao tặng quyền tối thượng cho đất nước được phát triển. Một điều làm tôi sửng sốt về trẻ em trong tất cả các quốc gia là việc các bé chào tôi. Thậm chí là các trẻ em còn rất bé chào tôi, và các bé rất vui. Nhưng tôi muốn nói về niềm vui sau.

Mời quý vị đọc phần II trong bài đăng ngày mai.

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/9/2019]