Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

Thông tin về vị tướng quân đội được thụ phong linh mục ở tuổi 61 đã làm chấn động

Thông tin về vị tướng quân đội được thụ phong linh mục ở tuổi 61 đã làm chấn động

Thông tin về vị tướng quân đội được thụ phong linh mục ở tuổi 61 đã làm chấn động

Facebook Henri Pillot

Henri de Beauregard 

29/05/22


Việc cha Henri Pillot được thụ phong là điều bất thường, và cuộc đời của cha đã trở thành nguồn cảm hứng cho tất cả những người cha phục vụ.

Có những sự trùng hợp trong niên lịch còn hơn cả tình cờ.

Hôm Chúa Nhật, ngày 15 tháng Năm, tại Roma, một sĩ quan đã trở thành linh mục, Thánh Cesar de Bus được tuyên phong thánh; hai ngày sau tại Lyon diễn ra tang lễ của một vị sĩ quan khác đã trở thành linh mục.

Cha Henri Pillot có một sự nghiệp phi thường, từ học viện quân sự Saint-Cyr của Pháp đến chủng viện Lyon, băng qua các dãy núi Algeria, cánh đồng hoang Coëtquidan (một trường quân sự ở Brittany) và dãy núi Alps. Việc Đức Giám mục Decoutray truyền chức cho cha vào năm 1992 là một tin chấn động. Năm 61 tuổi, cha là vị tướng quân đội đầu tiên bước vào hàng giáo sĩ của giáo phận Lyon.

Một linh mục phục vụ bằng mẫu gương

Mặc dù tuổi tác, tính cách và thói quen của một sĩ quan cấp cao hầu như không cho phép cha trở thành một linh mục giống như bất kỳ người nào khác, nhưng ân tứ của cha đã nhanh chóng đưa cha đến với việc phục vụ giới trẻ trong vai trò là tuyên úy của các tu sĩ Carthusia và của các thanh thiếu niên hướng đạo sinh.

Các hướng đạo sinh không bao giờ biết nhiều về cuộc đời binh nghiệp của cha vì cha ít nói về bản thân: cấp bậc của cha đủ để làm say mê trí tưởng tượng của họ, và hàng ngàn món quà lưu niệm, những lựu đạn trang trí và huy chương đóng khung trang trí căn hộ của cha khiến họ phải tròn mắt thán phục. Dáng người đậm chắc, trang phục gọn ghẽ, với cái bắt tay chắc nịch và một bộ ria mép chải chuốt, người đàn ông đã mang tính thẩm mỹ của nghề nghiệp trước đây. Mặc dù thỉnh thoảng cha có sử dụng ngôn ngữ đầy màu sắc, nhưng cha không bao giờ tự giới thiệu mình như một người có thẩm quyền đạo đức và không dính líu đến ngôn ngữ mang tính thần học cao.

Là một người luôn hoạt động, cha là một linh mục cho thanh thiếu niên và phục vụ bằng mẫu gương. Cha luôn chăm chú quan tâm đến từng linh hồn được giao phó cho cha. Trên hết, cha không bao giờ đánh mất niềm vui giao tiếp của mình, một cái nhìn hóm hỉnh mà ở tuổi đó không có, và một nụ cười làm thay đổi toàn bộ khuôn mặt của cha và làm bừng lên cả căn phòng.

Cha cười lớn trước mọi thứ

Cha Pillot thích cười to tiếng. Cha cười rất nhiều, cười lớn tiếng trước mọi thứ — kể cả bản thân, khi thính giác của cha bắt đầu giảm sút, mặc dù cha yêu âm nhạc. Đối với tất cả mọi người, cha mang đến bằng chứng sống động về một con người hạnh phúc: hạnh phúc với sự hiện diện của bản thân, với thời gian, và với việc phục vụ Chúa Nhân lành giống như cha đã phục vụ đất nước của mình trong quân đội.

Cha đã hoàn thành hai ơn gọi của mình, như nhiều hướng đạo sinh hiện là người chồng và là người cha làm chứng tá ngày nay. Họ dành tình cảm rất lớn cho “Padre” và minh chứng cho vai trò của cha trong việc xây dựng nhân cách của họ trước ngưỡng cửa của tuổi mới lớn.

Ở cuối cuộc đời, cha đã cống hiến phục vụ đất nước và Giáo hội của mình với cương vị là Chuẩn tướng và là linh mục của Chúa Giêsu Kitô, cha ra đi “như một người hướng đạo sinh trở về nhà sau kỳ nghỉ”.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/5/2022]


Đức Tổng giám mục Canterbury ‘mong chờ’ ‘cuộc hành hương lịch sử vì hòa bình đến Nam Sudan’ với Đức Giáo hoàng Phanxicô

Đức Tổng giám mục Canterbury ‘mong chờ’ ‘cuộc hành hương lịch sử vì hòa bình đến Nam Sudan’ với Đức Giáo hoàng Phanxicô

Đức Tổng giám mục Canterbury ‘mong chờ’ ‘cuộc hành hương lịch sử vì hòa bình đến Nam Sudan’ với Đức Giáo hoàng Phanxicô

AFP/PHOTO POOL/ALESSANDRA TARANTINO

I.Media for Aleteia 

30/05/22 - updated on 05/30/22


Đức Justin Welby, Tổng giám mục Canterbury, ‘rất mong chờ’ cuộc hành hương đại kết lịch sử vì hòa bình ở Nam Sudan.

Khi Tòa Thánh chính thức thông báo ngày 28 tháng Năm chương trình của Đức Giáo hoàng Phanxicô tại Nam Sudan, Đức Justin Welby, Tổng giám mục Canterbury và là người đứng đầu Giáo hội Anh giáo, cho biết “Tôi rất mong đợi” chuyến đi chung tới đất nước bị tàn phá này. Ngài sẽ đi cùng với Đức Giáo hoàng người Argentina và Tiến sĩ Iain Greenshields, người điều hành Đại hội đồng chung Giáo hội Scotland. Chuyến thăm đại kết này đã được hứa hẹn vào năm 2019 sau cuộc gặp gỡ tại Vatican giữa các nhà lãnh đạo Nam Sudan và các nhà lãnh đạo Giáo hội Kitô giáo.

Đức Justin Welby cho biết trong một công bố trên trang web của Tổng giáo phận Canterbury: “Chúng tôi cầu nguyện rằng tính biểu tượng của chuyến viếng thăm của chúng tôi sẽ cho thấy sự hòa giải và tha thứ là có thể – và có thể biến đổi các mối quan hệ. Chúng tôi đến với tư cách là những người tôi tớ và môn đệ theo tiếng gọi của Đức Giêsu Kitô để trở thành những người kiến tạo hòa bình,” ngài nói thêm, “Thiên Chúa không quên Nam Sudan.”

Đức Iain Greenshields, vị điều hành mới của Đại hội đồng chung Giáo hội Scotland, cho biết ngài “rất khiêm nhường” trước cơ hội “giúp đỡ các anh chị em của chúng ta ở Nam Sudan với niềm khát khao hòa bình, hòa giải và công bằng.” Tuyên bố của ngài cho biết Giáo hội Scotland đã được mời để đại diện cho gia đình Trưởng lão (Presbyterian) vì mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Giáo hội Trưởng lão Nam Sudan.

Kế hoạch cho chuyến hành hương đại kết

Trước khi đến Juba, thủ đô của Nam Sudan, hai nhà lãnh đạo tôn giáo sẽ cùng với Đức Giáo hoàng Phanxicô đến Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi Đức Giáo hoàng sẽ hoàn thành phần đầu của chuyến tông du Châu Phi. Vào sáng ngày 5 tháng Bảy, cả ba vị sẽ bay từ Kinshasa đến Juba trong khoảng giữa buổi chiều. Sau đó, ba vị sẽ gặp Tổng thống Salva Kiir Mayardit và năm phó tổng thống của đất nước “để phản ánh về những cam kết” được đưa ra tại cuộc họp năm 2019 ở Vatican, Giáo hội Anh giáo cho biết.

Ba vị sẽ cùng đến thăm những người sống trong trại IDP vào ngày hôm sau và tổ chức một buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình ở ngoài trời. Tại quốc gia non trẻ được thành lập vào năm 2011, người ta cho rằng 400.000 người đã chết trong cuộc nội chiến khởi đầu từ năm 2013 do xung đột chính trị giữa Tổng thống đương nhiệm Salva Kiir, người dân tộc Dinka, và Phó Tổng thống Riek Machar, người dân tộc Nuer. Ước tính có khoảng 4 triệu người đã phải di tản.

Chuyến đi đại kết có tác động cao về mặt ngoại giao chưa từng có ở dạng này. Ý tưởng bắt nguồn từ “một buổi tĩnh tâm” tại Vatican vào ngày 11 tháng Tư năm 2019, quy tụ hai nhà lãnh đạo đối thủ của Nam Sudan – Tổng thống Salva Kiir và Phó Tổng thống Riek Machar – và các nhà lãnh đạo Kitô giáo.

Một hình ảnh từ cuộc gặp gỡ đặc biệt nổi bật: Đức Giáo hoàng Phanxicô đã quỳ gối trước các nhà lãnh đạo thù địch và hôn chân họ để buộc họ hòa giải. Đức Justin Welby và Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết hai vị sẽ sẵn sàng cùng nhau đi đến Nam Sudan nếu đạt được tiến bộ đáng kể về hòa bình.

Còn nhiều việc phải làm ở Nam Sudan

Vào tháng Mười Hai năm 2020, Đức Giáo hoàng, Đức Tổng giám mục Canterbury và Vị điều hành Giáo hội Scotland đã mô tả việc đạt được “tiến bộ nhỏ” là “không đủ” trong một lá thư gửi các nhà lãnh đạo của đất nước này. Vào tháng Bảy, ba vị lãnh đạo đã tái khẳng định mong muốn cùng nhau đến Nam Sudan, với điều kiện “những lời hứa có trọng lượng” đưa ra vào năm 2019 phải được tôn trọng.

Các ngài nói: “Người dân của các bạn tiếp tục sống trong sợ hãi và bấp bênh, cũng như thiếu tin tưởng vào khả năng thực thi công lý, tự do và thịnh vượng của quốc gia họ”. Và ba vị khẳng định, “vẫn còn nhiều việc phải làm ở Nam Sudan để hình thành một quốc gia phản chiếu Nước Thiên Chúa”.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/5/2022]