Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021

Những lưu ý về Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ mười: trình bày logo và các chương trình chính thức, 02.07.2021

Những lưu ý về Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ mười: trình bày logo và các chương trình chính thức, 02.07.2021

Những lưu ý về Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ mười: trình bày logo và các chương trình chính thức, 02.07.2021



Đại hội Gia đình Thế giới lần X (Rôma, 22 - 26 tháng Sáu, 2022)

“Tình yêu gia đình: ơn gọi và con đường nên thánh”

Thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxicô: một sự kiện mở rộng và đa trọng tâm.





Trình bày logo chính thức

Đức Thánh Cha Phanxicô là người trình bày về Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ X, được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 26 tháng Sáu năm 2022. Ngài thực hiện việc đó qua một thông điệp video, được phát hành ngày hôm nay và có trên Vatican News và trên Kênh Youtube của Giáo phận Rôma. Logo cho sự kiện, được quảng bá bởi Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, và được tổ chức bởi Giáo phận Rôma cũng được trình bày cùng với nó. Video minh họa logo có trên kênh Youtube của giáo phận Rôma.

Đại hội đã được lên kế hoạch ban đầu diễn ra vào năm 2021, sẽ được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 26 tháng Sáu năm 2022, trong thời gian hy vọng và tái sinh. Như Đức Thánh Cha nhấn mạnh, sự kiện này sẽ diễn ra theo một hình thức chưa từng cóđa trung tâm, với các sáng kiến địa phương ở các giáo phận trên thế giới, tương tự như những sáng kiến sẽ diễn ra đồng thời ở Rôma. Trong khi Rôma sẽ vẫn là địa điểm được chỉ định, mỗi giáo phận sẽ có thể trở thành trung tâm của Đại hội địa phương cho các gia đình và cộng đoàn của mình. Điều này cho phép mọi người cảm nhận mình như những vai chính vào thời điểm vẫn còn khó khăn trong việc đi lại vì đại dịch.

Tình yêu gia đình: ơn gọi và con đường nên thánh là chủ đề của Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ X, sẽ được thực hiện theo hai cách song song:

1. Rôma sẽ vẫn là địa điểm chính, nơi Đại hội Gia đình và Đại hội Thần học-Mục vụ sẽ được tổ chức, cả hai sự kiện đều ở trong Khán phòng Phaolô VI; và Thánh lễ sẽ được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đặc biệt, các phái đoàn từ các Hội đồng Giám mục và phong trào quốc tế liên quan đến mục vụ gia đình sẽ tham dự.

2. Đồng thời, tại mỗi giáo phận, các giám mục sẽ có thể đưa ra những sáng kiến tương tự ở cấp địa phương, bắt đầu với chủ đề của Đại hội và sử dụng các biểu tượng mà Giáo phận Rôma đang chuẩn bị (logo, lời cầu nguyện, thánh ca và hình ảnh).

Đức Hồng Y Kevin Farrell, Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống nhấn mạnh, “Trong những năm qua, sự họp mặt quan trọng này của Giáo hội đã nhận thấy sự tham gia ngày càng nhiều của các gia đình. Hàng ngàn người đã tham gia vào những lần tổ chức gần đây nhất, mang lại sự phong phú về ngôn ngữ, văn hóa và kinh nghiệm của họ, là một dấu hiệu hùng hồn về vẻ đẹp của gia đình cho Giáo hội và toàn thể nhân loại. Chúng ta cần tiếp tục con đường này, tìm cách thu hút ngày càng nhiều gia đình tham gia vào sáng kiến tuyệt vời này.”

Đức Hồng Y Giám quản, Angelo De Donatis, nhận xét, “Nó liên quan đến việc nắm bắt một cơ hội quý giá và duy nhất để tái khởi động mục vụ gia đình với động lực truyền giáo đổi mới và sự sáng tạo, bắt đầu từ những chỉ dẫn mà Đức Thánh Cha đưa ra cho chúng ta trong Tông huấn Amoris Laetitia, nghĩa là thúc đẩy vợ/chồng, các gia đình và mục tử tất cả cùng tham gia.”


Mô tả Logo

Những lưu ý về Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ mười: trình bày logo và các chương trình chính thức, 02.07.2021

Logo được thiết kế cho Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ X gợi nhớ hình bầu dục của hàng cột Bernini trong Quảng trường Thánh Phêrô, nơi biểu tượng của Giáo hội Công giáo, và nó đề cập đến ý nghĩa ban đầu là cái ôm chào đón và giang rộng vòng tay của Giáo hội Mẹ của Rôma và của Đức Giám mục Rôma, vươn tới mọi người nam và nữ liên tục mọi thời đại.

Hình ảnh những con người dưới mái vòm, rất dễ nhìn thấy, và thánh giá treo phía trên, tượng trưng cho chồng, vợ, con cái, ông bà và cháu chắt. Những hình ảnh đó muốn nhắc lại hình ảnh Giáo hội như một “gia đình của các gia đình” được Tông huấn Amoris Laetitia (số 87) nêu lên, trong đó “kinh nghiệm về tình yêu trong gia đình là nguồn sức mạnh lâu bền cho đời sống của Giáo hội” (số 88). Thập giá Đức Kitô hiện lên trên bầu trời và những bức tường bảo vệ dường như được các gia đình nâng đỡ, họ là những viên đá sống đích thực của công trình xây dựng Giáo hội. Bên trái, dọc theo đường kẻ mảnh tượng trưng cho hàng cột, chúng ta nhận thấy sự hiện diện của một gia đình đứng ở cùng vị trí của tượng các thánh đặt trên các cột của quảng trường. Những điều này nhắc nhở chúng ta rằng ơn gọi nên thánh là một mục tiêu có thể thực hiện cho tất cả mọi người. Chúng hàm ý nhấn mạnh tính khả thi của đời sống nên thánh trong môi trường cuộc sống bình thường.

Gia đình ở bên trái, xuất hiện phía sau hàng cột, cũng chỉ đến tất cả các gia đình không Công giáo, xa cách đức tin và bên ngoài Giáo hội, đang theo dõi sự kiện của Giáo hội diễn ra từ bên ngoài. Cộng đoàn Hội thánh luôn lưu tâm nhìn đến những người này. Chúng ta có thể nhận thấy cách chuyển động của các nhân vật đang di chuyển về hướng bên phải. Họ đang di chuyển ra bên ngoài. Họ là những gia đình lên đường, là những chứng nhân của một Giáo hội không vị kỷ. Họ đi tìm những gia đình khác trong nỗ lực đưa các gia đình đó đến gần hơn và chia sẻ với họ kinh nghiệm về lòng thương xót của Thiên Chúa.

Màu vàng và đỏ chủ đạo rõ ràng là những màu sắc đặc trưng của thành phố Rôma, trong một thiết kế đồ họa nhằm thể hiện mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng.


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 5/7/2021]


Thông điệp Video của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân dịp Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ 109

Thông điệp Video của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân dịp Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ 109

Thông điệp Video của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân dịp Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ 109


*****




Thưa ngài Chủ tịch Hội nghị Lao động Quốc tế,

Thưa quý vị đại diện các Chính phủ, các Tổ chức sử dụng người lao động và người lao động,

Tôi xin cảm ơn ông Guy Ryder, Tổng giám đốc, đã có nhã ý mời tôi trình bày thông điệp này tại Hội nghị thượng đỉnh về thế giới việc làm. Hội nghị này được triệu tập tại một thời điểm quan trọng trong lịch sử xã hội và kinh tế, nó đặt ra những thách thức nặng nề và bao trùm trên toàn thế giới. Trong những tháng gần đây, Tổ chức Lao động Quốc tế, thông qua các báo cáo định kỳ, đã thực hiện những công việc đáng khen ngợi, đặc biệt quan tâm đến những anh chị em dễ bị tổn thương nhất của chúng ta.

Trong cuộc khủng hoảng kéo dài này, chúng ta phải tiếp tục thể hiện “sự quan tâm đặc biệt” đối với ích chung. Nhiều biến động có thể xảy ra và được dự đoán trước vẫn chưa thành hiện thực, vì vậy cần phải có những quyết định thận trọng. Việc giảm giờ làm việc trong những năm gần đây đã dẫn đến kết quả là mất việc và giảm ngày làm việc của những người giữ việc làm của họ. Nhiều dịch vụ công cũng như các doanh nghiệp, đã phải đối mặt với những khó khăn rất lớn, một số có nguy cơ phá sản toàn bộ hoặc một phần. Trên toàn thế giới, chúng ta đã chứng kiến tình trạng mất việc làm chưa từng có vào năm 2020.

Với sự hối hả quay trở lại hoạt động kinh tế lớn hơn, vào giai đoạn cuối của mối đe dọa Covid-19, chúng ta phải tránh những ấn định trong quá khứ về lợi nhuận, sự cô lập và chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tiêu thụ mù quáng, và chối bỏ bằng chứng rõ ràng rằng những người anh em của chúng ta bị phân biệt đối xử, và những chị em “bị bỏ đi” trong xã hội của chúng ta. Ngược lại, chúng ta phải tìm kiếm các giải pháp giúp chúng ta xây dựng một tương lai mới cho công việc được đặt nền tảng trên các điều kiện làm việc có phẩm giá và xứng đáng, xuất phát từ sự thỏa thuận tập thể, và thúc đẩy ích chung, một nền tảng sẽ biến công việc trở thành một thành phần thiết yếu cho sự chăm sóc sức khỏe của chúng ta, cho xã hội và tạo vật. Theo nghĩa này, công việc thực sự là vì con người. Đây là bản chất của nó, rằng người đó là một con người.

Nhắc lại vai trò căn bản mà Tổ chức và Hội nghị này nắm giữ như là các khu vực đặc quyền cho đối thoại mang tính xây dựng, chúng ta được kêu gọi đặt ưu tiên cho phản ứng của chúng ta đối với những người lao động ở ngoài lề của thế giới việc làm và những người vẫn đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; những công nhân tay nghề thấp, người làm công nhật, những người lao động trong khu vực phi chính thức, người lao động nhập cư và tị nạn, những người làm các loại công việc thường được gọi là “công việc ba mức độ”: nguy hiểm, bẩn thỉu và hèn hạ, và danh sách này có thể tiếp tục.

Nhiều người di cư và người lao động dễ bị tổn thương, cùng với gia đình của họ, thường không được tiếp cận với các chương trình nâng cao sức khỏe quốc gia, phòng chống dịch bệnh, điều trị và trợ giúp, cũng như các kế hoạch bảo vệ tài chính và các dịch vụ tâm lý xã hội. Đó là một trong nhiều trường hợp của cái triết lý vứt bỏ mà chúng ta quen áp đặt trong xã hội của chúng ta. Việc loại trừ này gây khó khăn cho việc phát hiện sớm, xét nghiệm, chẩn đoán, truy tìm dấu vết, và tìm kiếm sự chăm sóc y tế đối với Covid-19 cho người tị nạn và di cư, và do đó làm tăng nguy cơ bùng phát dịch trong những nhóm người đó. Những đợt bùng phát như vậy có thể không được kiểm soát hoặc thậm chí cố ý che giấu, gây thêm mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng [1] .

Việc thiếu các biện pháp bảo trợ xã hội trước ảnh hưởng của Covid-19 đã dẫn đến sự gia tăng nghèo đói, thất nghiệp, thiếu việc làm, gia tăng tình trạng việc làm phi chính thức, sự chậm trễ trong việc đưa người trẻ vào thị trường lao động là rất nghiêm trọng, sự gia tăng lao động trẻ em là điều thậm chí còn nghiêm trọng hơn, tính dễ bị tổn thương trước nạn buôn bán người, mất an ninh lương thực và khả năng lây nhiễm cao hơn trong các nhóm người dân, chẳng hạn người bệnh và người già. Về vấn đề này, tôi cảm ơn quý vị về cơ hội này để nêu ra một số điều lo lắng và quan tâm.

Trước hết, sứ mệnh căn bản của Giáo hội là kêu gọi tất cả mọi người cùng nhau hợp tác với các chính phủ, các tổ chức đa phương và xã hội dân sự, để phục vụ và quan tâm đến lợi ích chung và bảo đảm sự tham gia của tất cả mọi người vào cam kết này. Trong cuộc đối thoại vì lợi ích chung không được gạt bất kỳ một ai sang một bên, trên hết mục đích của nó là xây dựng và củng cố hòa bình và lòng tin giữa tất cả mọi người. Những người dễ bị tổn thương nhất - người trẻ tuổi, người di cư, các cộng đồng người bản địa, người nghèo - không thể bị gạt sang một bên trong cuộc đối thoại phải có sự tập hợp các chính phủ, các doanh nhân và người lao động. Điều cũng rất cần thiết là tất cả các tín ngưỡng và các cộng đồng tôn giáo tự cam kết với nhau. Giáo hội đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc tham gia vào các cuộc đối thoại này thông qua các cộng đoàn địa phương, các phong trào và tổ chức phổ biến, và cống hiến cho thế giới với tư cách là người xây dựng những nhịp cầu để giúp tạo điều kiện cho cuộc đối thoại đó, hoặc giúp tạo điều kiện thuận lợi cho nó ở những nơi thích hợp.

Những cuộc đối thoại vì ích chung này là rất cần thiết để xây dựng một tương lai đoàn kết và bền vững của ngôi nhà chung của chúng ta và cần được tổ chức ở cấp độ cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Và một trong những đặc điểm của sự đối thoại thực sự là những người đối thoại đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Và không phải là một ai đó ít nhiều có quyền hơn nói với người không có quyền. Do đó, quyền và nhiệm vụ ngang nhau bảo đảm cho một cuộc đối thoại nghiêm túc.

Thứ hai, sứ mệnh của Giáo hội cũng rất cần thiết để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều nhận được sự bảo trợ mà họ cần tùy thuộc vào tình trạng dễ bị tổn thương của họ: bệnh tật, tuổi tác, khuyết tật, di tản, bị gạt ra ngoài lề xã hội hoặc nghiện ngập. Đến lượt chính các hệ thống bảo trợ xã hội đang phải đối mặt với những rủi ro lớn cần được duy trì và mở rộng để bảo đảm sự tiếp cận các dịch vụ y tế, thực phẩm và các nhu cầu cơ bản của con người. Trong những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như đại dịch Covid-19, cần phải có các biện pháp hỗ trợ đặc biệt. Sự chú ý đặc biệt đến việc chăm sóc dự phòng toàn diện và hiệu quả thông qua các dịch vụ công cũng rất quan trọng. Các hệ thống bảo trợ xã hội được kêu gọi để giải quyết nhiều thách thức của cuộc khủng hoảng, đồng thời những điểm yếu của các hệ thống đó cũng trở nên rõ ràng hơn. Xét cho cùng, việc bảo vệ người lao động và những người dễ bị tổn thương nhất phải được bảo đảm bằng cách tôn trọng những quyền cơ bản của họ, trong đó có quyền được tổ chức. Có nghĩa là, tham gia công đoàn là một quyền. Cuộc khủng hoảng Covid đã ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương nhất, và biện pháp đẩy nhanh sự phục hồi tập trung duy nhất vào các chỉ số kinh tế không được ảnh hưởng tiêu cực đến những người này. Tức là ở đây cũng cần phải cải cách đường lối kinh tế, cải cách triệt để nền kinh tế. Cách điều hành nền kinh tế phải khác đi, đến lượt nó cũng phải thay đổi.

Trong thời điểm phản ánh này, khi chúng ta tìm cách định hình cho hành động trong tương lai và định hình một chương trình hành động quốc tế hậu Covid-19, chúng ta cần phải đặc biệt chú ý đến nguy cơ thật sự của việc lãng quên những người bị bỏ lại phía sau. Họ có nguy cơ bị tấn công bởi một loại virus thậm chí còn tồi tệ hơn Covid-19: đó là sự thờ ơ ích kỷ. Tức là, một xã hội không thể tiến bộ bằng cách loại bỏ, nó không thể tiến bộ. Loại virus lan tràn vào suy nghĩ cho rằng cuộc sống sẽ tốt hơn nếu nó tốt hơn cho tôi, và rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp nếu nó tốt đẹp với tôi, và vì vậy chúng ta bắt đầu và kết thúc bằng việc chọn người này hơn là người khác, loại bỏ người nghèo, hy sinh không biết bao nhiêu người bị bỏ rơi đằng sau cho cái được gọi là “bàn thờ của sự tiến bộ”. Đó là một động lực thật sự của giới tinh hoa.

Nhìn về tương lai, điều cần thiết là Giáo hội, và từ đó trở thành hành động của Tòa Thánh cùng với Tổ chức Lao động Quốc tế, ủng hộ những biện pháp sửa chữa lại các tình huống bất công hoặc còn sai lỗi là quy định cho các mối quan hệ việc làm, khiến chúng hoàn toàn bị nô lệ cho tư tưởng “loại trừ”, hoặc vi phạm các quyền căn bản của người lao động. Một mối đe dọa được đưa ra bởi các lý thuyết coi lợi nhuận và sự tiêu thụ là các yếu tố độc lập, hoặc là các biến số tự chủ của đời sống kinh tế, loại trừ người lao động và quyết định mức sống mất cân bằng của họ: “Ngày nay mọi thứ đều bước vào cuộc chơi cạnh tranh và luật của kẻ mạnh nhất, nơi kẻ mạnh nuốt kẻ yếu hơn. Hậu quả của tình trạng này là phần lớn dân số thấy họ bị loại trừ và bị gạt ra ngoài lề xã hội: không có việc làm, không có triển vọng, không có lối thoát” (Tông huấn Evangelii gaudium, số 53).

Đại dịch hiện nay đã nhắc nhở chúng ta rằng không có sự khác biệt hay biên giới nào giữa những người chịu đau khổ. Tất cả chúng ta đều mỏng giòn, nhưng đồng thời tất cả chúng ta đều rất giá trị. Chúng tôi hy vọng rằng những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta sẽ lay động mạnh đến chúng ta. Đã đến lúc phải xóa bỏ những sự bất bình đẳng, hàn gắn những bất công đang hủy hoại sức khỏe của toàn thể gia đình nhân loại. Đứng trước Chương trình Hành động của Tổ chức Lao động Quốc tế, chúng ta phải tiếp tục như chúng ta đã làm vào năm 1931, khi Đức Giáo hoàng Piô XI, sau cuộc khủng hoảng Phố Wall và trong cuộc “Đại suy thoái”, đã vạch mặt sự bất cân xứng giữa người lao động và các doanh nhân như một sự bất công trắng trợn đã trao cho đồng vốn sự thống trị và tính giá trị tự do. Ngài nói như sau: “Trong một thời gian dài, chắc chắn đồng vốn đã thu vén quá nhiều cho nó. Những gì được sản xuất ra và những thành quả thu được, Tông huấn Quadragesimo year, số 55). Ngay cả trong những hoàn cảnh đó, Giáo hội cũng đề cao quan điểm rằng tiền thù lao cho công việc được thực hiện không những phải được thiết kế để đáp ứng nhu cầu trước mắt và hiện tại của người lao động, mà còn để mở ra khả năng cho người lao động bảo đảm được các khoản tiết kiệm hoặc đầu tư trong tương lai của gia đình họ có thể duy trì một biên độ an toàn cho tương lai.

Vì vậy, kể từ phiên họp đầu tiên của Hội nghị Quốc tế, Tòa thánh đã ủng hộ một quy định thống nhất áp dụng cho công việc ở mọi khía cạnh khác nhau, như một sự bảo đảm cho người lao động [2]. Chính niềm tin của ngài đã có hiệu quả, và do đó người lao động, có thể tin tưởng vào những sự bảo đảm, sự hỗ trợ và củng cố nếu họ được bảo vệ thoát khỏi “trò chơi” bãi bỏ quy định. Hơn nữa, các quy phạm pháp luật phải hướng tới sự phát triển việc làm, việc làm xứng đáng và những quyền và nghĩa vụ của con người. Tất cả đều là những công cụ cần thiết cho sự thịnh vượng của nó, cho sự phát triển toàn diện của con người và cho ích chung.

Giáo hội Công giáo và Tổ chức Lao động Quốc tế, tùy theo bản chất và chức năng khác nhau, có thể tiếp tục thực hiện các chiến lược thích hợp của mình, nhưng họ cũng có thể tiếp tục tận dụng các cơ hội phát sinh để hợp tác trong nhiều hành động.

Để thúc đẩy hành động chung này, cần phải hiểu về công việc một cách chính xác. Yếu tố đầu tiên cho sự hiểu biết này mời gọi chúng ta tập trung sự chú ý cần thiết vào tất cả các hình thức của công việc, bao gồm cả các hình thức việc làm phi tiêu chuẩn. Công việc vượt ra ngoài những gì được gọi theo truyền thống là “việc làm chính thức” và Chương trình Việc làm Xứng đáng phải bao gồm tất cả các hình thức làm việc. Thiếu sự bảo trợ xã hội cho người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức và gia đình của họ trở nên rất dễ bị tổn thương trước biến cố, vì họ không thể trông chờ vào sự bảo vệ của các chương trình an sinh xã hội hoặc trợ giúp xã hội cho tình trạng đói nghèo. Phụ nữ trong khu vực kinh tế phi chính thức, bao gồm cả những người bán hàng rong và giúp việc gia đình, bị ảnh hưởng bởi tác động của Covid-19 theo một số góc độ: từ sự cô lập đến những tiếp xúc với những rủi ro cho sức khỏe. Không tiếp cận được các nhà trẻ, con cái của những công nhân này có rủi ro cao hơn về sức khỏe, vì các bà mẹ phải đưa chúng đi làm hoặc để chúng ở nhà không người trông coi.[3]. Do đó, việc bảo đảm sự trợ giúp xã hội đến được với khu vực kinh tế phi chính thức là vô cùng cần thiết và phải quan tâm đặc biệt đến các nhu cầu của phụ nữ và thanh thiếu nữ.

Đại dịch nhắc nhở chúng ta rằng nhiều phụ nữ trên khắp thế giới vẫn tiếp tục khao khát tự do, công bằng và bình đẳng giữa tất cả mọi nhân vị: “cho dù đã có những bước tiến có ý nghĩa trong việc nhìn nhận các quyền của phụ nữ và sự tham gia của họ vào đời sống công cộng, vẫn còn nhiều điều phải làm để phát triển quyền này trong một số quốc gia. Những tập tục không thể chấp nhận vẫn còn chưa hoàn toàn loại bỏ được. Trước hết, tôi muốn nói đến cung cách cư xử bằng bạo lực đáng hổ thẹn mà đôi khi trong các gia đình những người phụ nữ còn phải chịu, những lạm dụng trong gia đình và rất nhiều hình thức nô dịch hóa [...] Tôi nghĩ tới [...] cũng như tình trạng bất bình đẳng không cho người phụ nữ cơ hội có được những vị trí việc làm xứng đáng và có những vai trò đưa ra quyết định” (Tông huấn Amoris laetitia, số 54).

Yếu tố thứ hai để hiểu đúng về công việc: nếu công việc là một sự tương quan, thì nó phải bao gồm chiều kích chăm sóc, bởi vì không có mối quan hệ nào có thể tồn tại nếu không có sự quan tâm. Ở đây chúng ta không chỉ đề cập đến công tác cứu trợ: đại dịch nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng căn bản của nó, điều mà chúng ta có thể đã bỏ qua. Sự chăm sóc còn đi xa hơn, nó phải là một chiều kích của mọi công việc. Một công việc không biết chăm sóc, một công việc tàn phá tạo vật, gây nguy hiểm cho sự tồn vong của thế hệ mai sau, là không tôn trọng phẩm giá của người lao động và không thể được coi là có phẩm chất. Ngược lại, một công việc biết quan tâm, góp phần khôi phục phẩm giá trọn vẹn của con người, sẽ giúp bảo đảm một tương lai bền vững cho các thế hệ mai sau [4]. Và trong chiều kích chăm sóc này, trước hết phải là người lao động. Nghĩa là, một câu hỏi mà chúng ta hãy đặt ra trong cuộc sống hàng ngày: một công ty chăm sóc công nhân của mình như thế nào?

Ngoài việc hiểu đúng về công việc, việc thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại trong những điều kiện tốt hơn đòi hỏi phát triển một văn hóa của tình liên đới, để chống lại văn hóa vứt bỏ vốn là nguồn gốc của sự bất bình đẳng đang ảnh hưởng đến thế giới. Để đạt được mục tiêu này, cần phải tăng cường sự đóng góp của tất cả các nền văn hóa, chẳng hạn như các nền văn hóa bản địa, văn hóa bình dân, thường bị xem là ngoài lề, nhưng chúng thực hành tình liên đới, chúng “có ý nghĩa nhiều hơn so với một vài hành động quảng đại cách ngẫu nhiên”. Mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng của họ, và tôi tin rằng cuối cùng đã đến lúc giải phóng chính chúng ta khỏi di sản của thời Khai minh, nó gắn từ văn hóa với một hình thức đào tạo trí thức hoặc tính thuộc về xã hội. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng và chúng ta phải chấp nhận nó theo đúng bản chất của nó. “Nó có nghĩa là suy nghĩ và hành động vì cộng đồng. Nó có nghĩa rằng đời sống của mọi người thì ưu tiên hơn sự kiếm chác của một ít người. Nó cũng có nghĩa là đấu tranh chống lại những nguyên nhân có tính cơ cấu của tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng, thiếu việc làm, thiếu đất và nhà ở, sự phủ nhận các quyền lao động và xã hội. Nó có nghĩa là đương đầu với những hậu quả đầy sức tàn phá của đế quốc tiền bạc… Liên đới, được hiểu trong ý nghĩa sâu xa nhất của nó, là một cách để làm lịch sử. Và đây là điều mà các phong trào đại chúng đang làm” (Tông huấn All Brothers, số 116).

Với những lời ở đây tôi gửi tới quý vị, những người đang tham dự Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ 109, bởi vì với vai trò là những chủ thể trong thế giới việc làm, quý vị có cơ hội rất lớn để tác động đến các tiến trình thay đổi đang diễn ra. Trách nhiệm của quý vị là rất lớn, nhưng những điều tốt đẹp mà quý vị có thể đạt được sẽ còn lớn hơn nữa. Vì vậy, tôi mời gọi quý vị hãy trả lời cho thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt. Những chủ thể có uy tín có thể tin tưởng vào di sản lịch sử của họ, nó tiếp tục là một nguồn lực với tầm quan trọng căn bản, nhưng trong giai đoạn lịch sử này, họ được kêu gọi duy trì sự rộng mở cho tính năng động của xã hội và thúc đẩy sự có mặt và hòa nhập của những người ít mang tính truyền thống và bị gạt ra ngoài lề nhiều hơn, là những người mang đến các động lực thay thế và sáng tạo.

Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và những người làm việc trong các chính phủ luôn được thúc bách bởi một hình thức của tình yêu đó là bác ái chính trị: “đó là loại hành động yêu thương cũng tất yếu không kém, nhằm cố gắng tổ chức và cơ cấu xã hội sao cho những người láng giềng của mình sẽ không còn thấy họ ở trong cảnh nghèo nữa. Đó là một hành động của lòng bác ái để trợ giúp ai đó đau khổ, nhưng đó cũng là một hành động của lòng bác ái để giúp thay đổi thân phận xã hội gây ra đau khổ cho người ta, cho dù chúng ta không biết họ. Nếu một người nào đó giúp một cụ già lội qua một con sông, đó là một hành động bác ái tốt đẹp. Đàng khác, các chính khách xây dựng những cây cầu, thì đó cũng là một hành động bác ái. Trong khi một người có thể giúp một người khác bằng cách chia sẻ cái gì đó để ăn, thì các chính khách tạo ra việc làm cho người kia, và như vậy đang thực hành một hình thức bác ái cao độ làm cho hoạt động chính trị của mình nên tôn quý” (Tông huấn All Brothers, số 186).

Tôi xin nhắc các doanh nhân về ơn gọi thực sự của họ: sản xuất ra của cải để phục vụ tất cả mọi người. Hoạt động kinh doanh thực chất là “một ơn gọi cao quý, được định hướng để sản xuất của cải và cải thiện thế giới chúng ta. Thiên Chúa khích lệ chúng ta phát triển các tài năng mà Người ban cho chúng ta, và Người đã dựng nên vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ có tiềm năng hết sức lớn lao. Trong kế hoạch của Thiên Chúa, mỗi cá nhân được kêu gọi để thăng tiến sự phát triển của chính mình, và điều này bao gồm việc tìm ra những phương tiện kinh tế và kỹ thuật để làm ra nhiều hàng hóa và của cải hơn. Các khả năng kinh doanh, là một quà tặng của Thiên Chúa, phải luôn luôn được định hướng rõ ràng để phát triển người khác và xóa bỏ sự nghèo đói, nhất là qua việc tạo ra những cơ hội việc làm đa dạng. Luôn luôn cùng với quyền tư hữu” “Tông huấn All Brothers, số 123). Đôi khi, khi nói về quyền tư hữu, chúng ta quên rằng đó là quyền thứ yếu, phụ thuộc vào quyền căn bản này, là mục đích sau cùng phổ quát của của cải.

Tôi kêu gọi các công đoàn viên và các nhà quản lý của các hiệp hội người lao động không để mình bị nhốt trong “chiếc áo khoác cột tay (straitjacket)”, hãy tập trung vào các tình huống cụ thể của các khu vực và cộng đồng nơi họ hoạt động, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến các chính sách kinh tế rộng lớn hơn và “các mối tương quan vĩ mô” [5]. Ngay trong giai đoạn lịch sử này, phong trào công đoàn phải đối mặt với hai thách thức rất quan trọng. Đầu tiên là lời tiên tri, liên kết với bản chất của các tổ chức công đoàn, với ơn gọi xác thực nhất của họ. Các công đoàn là một sự biểu hiện của nét dự ngôn của xã hội. Các tổ chức công đoàn được sinh ra và tái sinh mọi lúc, giống như các tiên tri trong Kinh thánh, họ lên tiếng cho những người không có tiếng nói, họ tố cáo những kẻ “bán kẻ nghèo khổ với giá một đôi giày,” như lời của một tiên tri (xem Am 2, 6), vạch trần những kẻ quyền lực chà đạp lên các quyền của người lao động dễ bị tổn thương nhất, bảo vệ chính nghĩa cho người ngoại kiều, người bé mọn nhất và người bị gạt bỏ. Dĩ nhiên, khi một công đoàn bị biến chất, nó không thể hoạt động được như vậy, và trở thành trạng thái của người chủ giả, từ đó xa rời người dân.

Thách thức thứ hai: sự đổi mới. Các nhà tiên tri là những lính canh quan sát từ trạm quan sát của họ. Các tổ chức công đoàn cũng phải bảo vệ các bức tường của thành trì công việc, giống như một người lính canh gác và bảo vệ những người ở bên trong thành trì công việc đó, nhưng cũng là người canh chừng và bảo vệ cho những người ở bên ngoài bức tường thành. Công đoàn không thực hiện trọn vẹn chức năng cơ bản là đổi mới xã hội nếu họ chỉ bảo vệ những người hưởng lương hưu. Điều này cần phải được thực hiện, nhưng đó chỉ là một nửa công việc của quý vị. Ơn gọi của quý vị cũng là bảo vệ những người vẫn chưa có quyền, những người bị loại ra khỏi công việc và những người cũng bị loại trừ khỏi những quyền và sự bình đẳng trong xã hội [6].

Thưa quý vị tham dự vào các tiến trình ba bên của Tổ chức Lao động Quốc tế và Hội nghị Lao động Quốc tế này, Giáo hội ủng hộ quý vị, đồng hành cùng quý vị. Giáo hội sẵn sàng cung cấp các nguồn tài nguyên của mình, bắt đầu từ các nguồn tài nguyên tinh thần và Giáo lý Xã hội của mình. Đại dịch đã dạy chúng ta rằng tất cả chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền, và chỉ khi cùng nhau chúng ta mới có thể thoát khỏi khủng hoảng.

Cảm ơn quý vị,

_________________________________________________

[1] See "Preparedness, prevention, and control of coronavirus disease (Covid-19) for refugees and migrants in non-camp settings", Interim Guidance, World Health Organization, 17 April 2020, https: //www.who. int / publications -detail / preparedness-prevention-and-control-of-coronavirus disease- (covid-19) -for-refugees-and-migrants-in-non-camp-settings

[2] See Letter We thank Pope Leo XIII to His Majesty William II , 14 March 1890, https://www.vatican.va/content/leo-xiii/it/letters/documents/hf_l-xiii_let_18900314_noirendiamo-grazie .html

[3] cf. htts: //www.wiego.org/sites/default/files/resources/file/Impact_on_livelihoods_Covid-19_final_EN_1. pdf

[4] See Care is work, work is care, Report of "The future of work, labor after Laudato si 'project", https://futureofwork-labourafterlaudatosi.net/

[5] See Pope Francis, To participants in the World Meeting of Popular Movements , November 5, 2016, https://www.vatican.va/content/francesco/it/speeches/2016/november/documents/papa-francesco_20161105_movimenti- popular.html

[6] See To the Italian Confederation of Workers' Unions (Cisl) , 28 June 2017, https://www.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2017/june/documents/papafrancesco_20170628_delegati-cisl.html

____________________________________________________

[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/6/2021]