Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

500 Người hành hương sẽ được tham dự buổi tiếp kiến thứ Tư của Đức Thánh Cha vào tuần tới

500 Người hành hương sẽ được tham dự buổi tiếp kiến thứ Tư của Đức Thánh Cha vào tuần tới

500 Người hành hương sẽ được tham dự buổi tiếp kiến thứ Tư của Đức Thánh Cha vào tuần tới

Antoine Mekary | ALETEIA

 

I.Media for Aleteia

26 tháng Tám, 2020


Lần đầu tiên kể từ tháng Ba, sự kiện với công chúng hàng tuần sẽ trở lại "với công chúng"!

Văn phòng báo chí Vatican thông báo buổi Tiếp kiến chung thứ Tư của Đức Thánh Cha Phanxico cho ngày 2 tháng Chín năm 2020 sẽ diễn ra trong sân San Damasco của Điện Tông Tòa Vatican. Đây sẽ là buổi tiếp kiến chung với công chúng đầu tiên của Đức Giáo hoàng kể từ thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng sức khỏe vào tháng Ba năm 2020. Kể từ khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, bài huấn từ hàng tuần đã được phát trực tiếp từ Thư viện của Điện Tông tòa.

Văn phòng Đặc trách các Vấn đề Nội chính của Giáo hoàng thông báo rằng theo thông lệ, sự kiện này mở cửa cho tất cả những ai muốn tham dự, và không cần phải mua vé. Tuy nhiên, số người được phép vào sẽ bị giới hạn ở mức 500 người, để tôn trọng các biện pháp vệ sinh hiện còn hiệu lực, ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, nói với I.MEDIA.

Các tín hữu sẽ tiến vào qua Cổng Đồng (Bronze Gate) bắt đầu từ 7:30 sáng.

Sân San Damaso là sân danh dự của Điện Tông tòa, và thường là nơi tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, chính phủ và các quan chức khác được Đức Giáo Hoàng tiếp.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên nơi này được sử dụng bởi vị đứng đầu Giáo hội Công giáo để chủ tọa một buổi tiếp kiến: Đức Piô XI, Đức Gioan Phaolô II, và gần đây là chính Đức Phanxico — vào ngày 8 tháng Sáu năm 2019 — đã tiếp đón các nhóm khách hành hương tại sân San Damaso nổi tiếng, nơi tiếp giáp với Điện Tông tòa.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/8/2020]


Caritas chuẩn bị cho những gì có thể là xấu nhất của đại dịch (Phỏng vấn)

Caritas chuẩn bị cho những gì có thể là xấu nhất của đại dịch (Phỏng vấn)

Caritas chuẩn bị cho những gì có thể là xấu nhất của đại dịch (Phỏng vấn)


Silvia Costantini

Aug 21, 2020


Tổ chức bác ái quốc tế của Giáo hội Công giáo được huy động để trợ giúp trước con số người đói ngày càng tăng và những vấn đề lớn khác.

Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu không chỉ biến những người nhiễm bệnh trở thành nạn nhân, mà cả những người bị ảnh hưởng bởi các phạm vi thuộc kinh tế. Đây là sự thật đặc biệt trong những quốc gia nghèo nhất, nơi hậu quả của virus là không tưởng tượng được đối với hàng triệu người.

Chúng tôi gặp gỡ ông Aloysius John, tổng thư ký của Caritas Quốc tế, là tổ chức hợp tác với các tổ chức Caritas quốc gia và khu vực trên khắp thế giới.

Costantini: Những dư chấn của đại dịch thậm chí có thể còn phức tạp và chết người hơn cả chính ảnh hưởng của virus, đặc biệt đối với những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trong các quốc gia nghèo nhất. Caritas đang đối phó với tình trạng khẩn cấp này như thế nào?

Aloysius John: Nửa đầu của năm 2020 là một cơn ác mộng cho thế giới toàn cầu hóa của chúng ta. COVID 19, được công bố là đại dịch, khiến toàn thế giới nhiễm virus. Hàng trăm ngàn người đã chết trên khắp thế giới, và thế giới toàn cầu hóa đã bắt đầu hành động trong sự đoàn kết để chống lại đại dịch. Trước sự ngạc nhiên, các nhà chính trị và khoa học gia đã bắt đầu đề nghị – hoặc trong một số trường hợp là áp đặt – một số hành vi xã hội nhất định: cách ly toàn dân, đóng cửa các biên giới, những biện pháp vệ sinh quan trọng, và giãn cách xã hội trở thành quy tắc. Những người dân thường trở nên quá ý thức về sự hiện diện của người khác, và người khác như là một mối đe dọa, vì người đó có thể lây truyền virus.

Người ta rời bỏ những cách làm việc thông thường và chấp nhận những cách làm việc mới, đòi hỏi những thói quen làm việc mới. Làm việc thông minh, làm việc từ xa, làm việc tại nhà v.v.. bắt đầu trở thành mô hình mới trong một bối cảnh khi mà mọi sự đều không có gì chắc chắn, chỉ trừ một điều: tương lai vô định và loại virus sẽ dẫn chúng ta tới đâu!

“Điều xấu nhất vẫn chưa xảy ra, nó sẽ là dư chấn của đại dịch,” Đức Thánh Cha Phanxico nói khi chúng tôi gặp ngài vào tháng Ba.

Ngài thúc giục, “Chúng ta phải chuẩn bị cho tương lai. Điều này phải được thực hiện hôm nay và phải là mối quan tâm của tất cả chúng ta.”

Bằng những lời này, chúng ta chắc chắn rằng tác động của Covid-19 và những gì trận đại dịch này sản sinh ra sẽ trở thành thách thức quan trọng nhất. Chương trình Lương thực Thế giới đã thông báo rằng sẽ có vấn đề mất an ninh lương thực với trên 300 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói trong tương lai gần. Sự phát triển của những quốc gia đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hậu quả của suy thoái kinh tế ở miền bắc.

Caritas chuẩn bị cho những gì có thể là xấu nhất của đại dịch (Phỏng vấn)

“Chúng ta phải chuẩn bị cho tương lai. Điều này phải được thực hiện hôm nay và phải là mối quan tâm của tất cả chúng ta.”

Các hoạt động kinh tế đang bế tắc do sự khó khăn của công việc trong thời gian cách ly. Người nghèo nhất sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất, và điều này sẽ dẫn đến tình trạng bần cùng hóa cho những người dễ bị tổn thương nhất. Sự tiếp cận với những tiện ích cơ bản chẳng hạn như trợ giúp y tế và chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người dễ bị tổn thương nhất cũng sẽ là một vấn đề chính. Covid-19 phải là một sự khởi đầu mới nơi người nghèo nhất được quan tâm, những nhu cầu căn bản của họ được giải quyết như một ưu tiên, và họ sống trong phẩm giá.

Những hoạt động của Caritas Quốc tế ứng phó với COVID-19

Caritas Quốc tế, cùng với Bộ Phát triển Con người Toàn diện, đã thực hiện một số hoạt động để ứng phó với Covid-19. 

Trước hết là Quỹ Ứng phó Covid được thiết lập để hỗ trợ các dự án cho những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trong các quốc gia nghèo nhất. Việc này là để đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxico hãy làm chứng qua các hành động cụ thể của tình đoàn kết trong Giáo hội. Tính đến hôm nay, khoảng 30 dự án đã được cấp vốn. Qua những nguồn vốn này, Caritas địa phương thực hiện nhiều loại hình hoạt động khác nhau để xây dựng ý thức, phân phát những bao thực phẩm – vì người nghèo không thể tiếp cận được với lương thực do thiếu phương tiện và việc làm – cũng như sự chăm sóc sức khỏe, qua các bộ dụng cụ vệ sinh, các công cụ làm vệ sinh v.v..

Một phạm vi khác mà Caritas hiện đang tập trung vào là thúc đẩy những hoạt động biện hộ tiến đến việc giải quyết sự khủng hoảng kinh tế hậu Covid-19 trên quan điểm công bằng xã hội. Bây giờ là thời gian phải nhanh chóng và hành động với sự quả quyết, kêu gọi hủy bỏ hoặc giảm bớt nợ quốc tế và sử dụng các quỹ cho sự phát triển cộng đồng địa phương. Các tổ chức có nền tảng đức tin, đặc biệt là các văn phòng Caritas, được đặt đúng chỗ và có thể trở thành những vai chính hữu hiệu trong việc thúc đẩy sự phát triển trong phạm vi nhỏ của địa phương thông qua những quỹ này. Caritas sẽ thực hiện những hoạt động biện hộ trong lĩnh vực này, thúc giục những người đưa ra quyết định cùng cam kết trong vấn đề này.

Các tổ chức thành viên Caritas cũng đã đóng góp để thực hiện những dự án trị giá khoảng 15 triệu Euro trong những vùng khác nhau trên thế giới để xây dựng ý thức và huy động sự trợ giúp trực tiếp về trợ cấp thực phẩm, phân phát những bộ dụng cụ vệ sinh và các công cụ làm vệ sinh và những vật dụng tối cần khác cho người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.

Covid-19 chắc chắn sẽ tác động và ảnh hưởng đến phản ứng nhân đạo.

Nếu tôi nhìn lại ba thập niên đã qua, có ba thời điểm quan trọng có ảnh hưởng đến những hoạt động nhân đạo.

Năm 1992 bão lốc xoáy Chittagong và những đợt sóng thủy triều ở Bangladesh đã mang đến khái niệm về sự sẵn sàng ứng phó với thảm họa và qua một thời gian nó trở thành một phần của các hoạt động nhân đạo và phát triển.

Trận bão siêu lốc xoáy và trận động đất Gujarat sau đó tiến thêm một bước xa hơn trong việc hợp nhất sự sẵn sàng ứng phó với thảm họa, đặt trọng tâm vào việc liên kết sự cứu tế, phục hồi và phát triển. Đây là một bước tiến quan trọng để nhìn vào những hoạt động phát triển theo cách nhìn khác. Thời điểm thứ ba là kinh nghiệm Sóng thần Tsunami và đây là một bước tiến chính.

Costantini: Làm việc với Caritas, ông từng là giám đốc của các hoạt động sóng thần Châu Á, đối mặt với sự tàn phá của trận sóng thần năm 2004. Hiện chúng ta đang phải đối mặt với một loại sóng thần toàn thế giới. Như đã đề cập, Chương trình Lương thực Thế giới dự báo trên toàn thế giới rằng số người trên bờ vực của nạn đói sẽ tăng gấp đôi do hậu quả của Covid-19 và có thể lên tới 230 triệu người. Bài học rút ra từ trận sóng thần sẽ giúp ông đối mặt với tình huống hiện tại như thế nào?

Aloysius John: Kinh nghiệm sóng thần rất quan trọng vì nó là sự tổng hợp của tất cả những gì đã được thực hiện từ đầu những năm 90, dẫn đến sự phê phán về Giảm thiểu rủi ro thiên tai. Trách nhiệm giải trình đối với những người hưởng lợi, tầm quan trọng của việc tăng cường các nhân vật chính ở địa phương, và nói một cách dễ hiểu, một sự ứng phó thiên tai lấy người dân làm trung tâm là toàn diện và không thể thiếu vì nó quan tâm đến môi trường. Kinh nghiệm sóng thần đã thúc đẩy ý tưởng thực hiện hành động phù hợp với nhu cầu của người dân.

Giờ đây, Covid-19 đang tiến thêm một bước nữa.

Nó đặt nhu cầu trao quyền cho các tác nhân địa phương lên hàng đầu ở Nam bán cầu và cũng để xây dựng mối tương quan tự tin và tin tưởng. Thảm họa này chắc chắn sẽ đẩy nhanh kế hoạch địa phương hóa, trong đó Caritas địa phương phải được trao quyền để thực hiện các dự án và cũng hành động với các phương cách thích hợp.

Giờ đây, người ta nhận thức được rằng các dự án phát triển hoặc ứng phó với thiên tai không thể là sản phẩm trí tuệ của miền bắc, và điều thứ hai, Covid-19 cũng cho thấy rõ rằng việc ứng phó với thiên tai phải được thực hiện trên tinh thần đồng trách nhiệm. Phải ưu tiên cho các tác nhân địa phương là những người phải được trao quyền, để suy nghĩ về mặt kỹ thuật, phát triển và thực hiện các dự án của riêng họ bằng cách tham gia cùng với cộng đồng địa phương.

Tương lai của luận lý nhân đạo sẽ khác đi với nhiều không gian hơn và nhiều vị trí hơn cho Nam bán cầu đóng vai trò chính đáng của họ.

Điều này cũng sẽ đưa các tổ chức nhân đạo truyền thống ở miền Bắc xác định vai trò của họ trong mô hình quan hệ đối tác mới.

Ứng phó với Covid-19 sẽ cần nhiều phương tiện và ý chí chính trị hơn để giải quyết đại dịch, nhưng tiếc là các phương tiện sẵn có vẫn chưa đủ và cần tiếp tục yêu cầu chung tay với Caritas và các tổ chức khác để hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất.

Costantini: Làm sao ông lại quyết định cống hiến cuộc đời để phục vụ anh chị em của chúng ta qua Caritas? Ông có thể chia sẻ cho chúng tôi một chút về ơn gọi giúp đỡ của ông?

Aloysius John: Về sự tham gia của cá nhân tôi trong Caritas, đó là một câu hỏi phức tạp để trả lời. Tất cả đều bắt đầu từ cuối thập niên 70. Đó là năm 1977, Vijayawada ở Andhra Pradesh bị ảnh hưởng bởi một cơn bão kéo theo các đợt sóng thủy triều và số người chết khá cao. Một số bạn bè lớn tuổi hơn tôi đã đi giúp đỡ những người nghèo nhất. Cha Ceyrac, một tu sĩ Dòng Tên người Pháp mà tôi biết rõ, đã có mặt trên các tiền tuyến để tổ chức hỗ trợ các nạn nhân. Động lực hành động của cha là, “làm sao một con người có thể tìm thấy hạnh phúc và sự viên mãn khi người anh em của mình còn đang đau khổ và trong hoạn nạn?” Những từ ngữ then chốt của cha để thực hiện hành động là “lòng trắc ẩn, sự phục vụ, sự trao quyền.”

Một ngày vào năm 1978, tôi gặp cha và chúng tôi đang thảo luận về sự ứng phó với Vijayawada và cha giải thích như sau, “Sự thôi thúc phục vụ xuất phát từ lòng trắc ẩn và sự phục vụ với lòng trắc ẩn sẽ trao quyền cho người được phục vụ. Một khi người đó được trao quyền, chúng ta thấy rằng người đó nhận thấy phẩm giá là của họ.” Điều này vẫn hướng dẫn tôi trong sứ mạng tại Caritas.

Năm 1980, tôi tham gia một trung tâm caritas ở Chennai để giúp những người nghèo nhất trong số người nghèo, những người bệnh phong và con cái của họ. Khẩu hiệu của trung tâm này là “không ai có quyền được hạnh phúc một mình”. Những suy tư này đã giúp tôi tiến đến với những người nghèo nhất và phục vụ họ. Chính cuộc gặp gỡ với người nghèo, gặp gỡ với những người bị bỏ rơi bên lề xã hội đã nuôi dưỡng giá trị của tôi và mang lại ý nghĩa cho đức tin của tôi. Tôi có thể nói rằng sự gặp gỡ với người nghèo đã dẫn đến sự hối cải và biến đổi bản thân và thái độ.

Việc phục vụ những người anh em nghèo nhất đã trở thành một phần hòa quyện trong đức tin của tôi và thậm chí ngày nay nó còn tạo động lực và tác động đến thái độ chuyên môn của tôi.

Costantini: Khoảnh khắc cảm động nhất trong cuộc đời ông phục vụ tại Caritas là gì?

Aloysius John: Khoảnh khắc cảm động nhất trong công việc phục vụ của tôi tại Caritas là khi tôi nhìn thấy các cộng đồng được giúp đỡ trở nên tự chủ và được giải phóng. Ở đó bạn cảm thấy một cảm xúc viên mãn, vì cộng đồng đó đã tìm thấy phẩm giá con người của mình và có thể sống trọn vẹn ơn gọi làm người của mình. Kinh nghiệm cảm động nhất là sự phát triển của các bộ lạc Chakma ở Khu vực đồi Chittagong ở Bangladesh. Tôi hỗ trợ dự án này với Caritas Bangladesh từ năm 1989 đến năm 1994-95. Tôi đã gặp những cộng đồng này nhiều lần và nhìn thấy sự tăng trưởng và phát triển cụ thể của họ.

Costantini: Giá trị gia tăng của Caritas là gì? Caritas tạo ra sự khác biệt trong thế giới ngày nay như thế nào?

Aloysius John: Caritas vượt ngoài một tổ chức phát triển hay một tổ chức phi chính phủ. Nó là sự phục vụ của Giáo hội với một tầm nhìn rõ ràng. Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã viết, Diakonia hay công cuộc Bác ái là một phần không thể thiếu trong ba sứ mạng của Giáo hội Công giáo. Phụng vụ, Loan báo Tin Mừng, và công cuộc Bác ái có mối liên hệ với nhau và bao hàm lẫn nhau. Công cuộc Bác ái là sứ mạng được giao phó cho Caritas.

Mục đích của sứ mạng được Giáo hội trao phó là phục vụ, đồng hành, bảo vệ và thể hiện tình liên đới và yêu thương bằng những hành động cụ thể dưới hình thức các dự án hoặc các hoạt động khác. Đây chính là những gì chúng tôi đã làm thông qua việc ứng phó với Covid-19.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/8/2020]