Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Tại sao ngày 1 tháng Chín là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Tạo vật?

Tại sao ngày 1 tháng Chín là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Tạo vật?

Tại sao ngày 1 tháng Chín là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Tạo vật?

kram-9 | Shutterstock

Philip Kosloski

31/08/21


Ngày 1 tháng 9 trùng với ngày bắt đầu Năm mới của Chính thống giáo Đông phương.

Vào năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập “Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Tạo vật,” được cử hành hàng năm vào ngày 1 tháng Chín.

Ngày được chọn trùng với một ngày mà người Kitô hữu Chính thống giáo Đông phương đã có trong lịch phụng vụ của họ.

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích điều này trong thư thiết lập ngày này trong Giáo hội Công giáo.

"Việc cử hành Ngày này, trùng ngày với Giáo hội Chính thống, sẽ là một cơ hội quý giá để làm chứng cho sự hiệp thông ngày càng nhiều hơn của chúng ta với các anh chị em Chính thống giáo. Chúng ta đang sống trong thời kỳ khi tất cả các Kitô hữu đều phải đối mặt với những thách đố mang tính quyết định giống nhau, điều mà chúng ta phải cùng nhau ứng phó để trở nên khả tín hơn và hiệu quả hơn. Tôi hy vọng rằng theo một cách nào đó Ngày này cũng sẽ có được sự tham gia của các Giáo hội và Cộng đồng Hội thánh khác, và được cử hành trong sự hiệp nhất với các sáng kiến tương tự của Hiệp Hội Phổ thế các Giáo hội."

Năm 1989, đức cố Thượng phụ Đại kết Demetrios I, đã viết một bức thư về môi trường, đánh dấu “Ngày cầu nguyện cho Tạo vật” hàng năm lần đầu tiên vào ngày 1 tháng Chín.

Ngày này được chọn vì một lý do đặc biệt đối với các Kitô hữu Chính thống giáo. Theo truyền thống, đây là ngày đầu tiên của năm phụng vụ mới trong Giáo hội Chính thống.

Theo Giáo hội Chính thống ở Mỹ, “Trước khi lịch Julian ra đời, Rôma đã bắt đầu Năm Mới vào ngày 1 tháng Chín.”

Sự khởi đầu của một năm mới phản ánh biểu tượng của đời sống mới cũng như các chủ đề của mùa thu hoạch, thường diễn ra vào tháng Chín ở Bắc bán cầu.

Theo truyền thống nó cũng trùng hợp với một ngày liên kết với việc Chúa Giêsu bước vào hội đường để công bố sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Ngài.

“Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.”

Luca 4:17-19

Chính trong bối cảnh đó, Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Tạo vật đã được thiết lập trong Giáo hội Công giáo.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 11/9/2021]


Đức Thánh Cha Phanxicô: Thúc đẩy một nền văn hóa ưu tiên phẩm giá con người

Đức Thánh Cha Phanxicô: Thúc đẩy một nền văn hóa ưu tiên phẩm giá con người

Đức Thánh Cha Phanxicô: Thúc đẩy một nền văn hóa ưu tiên phẩm giá con người

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các thành viên của Leaders Pour la Paix tại Vatican ngày 4 tháng Chín, 2021./ Vatican News/CNA

Courtney Mares

Vatican City, 4 tháng Chín, 2021 / 07:05 am


Hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng đời sống chính trị cần một sự đổi mới sau đại dịch thông qua việc thúc đẩy một nền văn hóa ưu tiên phẩm giá con người.

Đức Giáo hoàng Phanxicô nói vào ngày 4 tháng Chín: “Đại dịch, với hậu quả lâu dài của tình trạng cách ly và 'sự cao máu xã hội', chắc chắn cũng đã thách thức chính hoạt động chính trị, tức là đời sống chính trị như chúng ta đã biết.”

Ngài nói: “Do đó, vấn đề đặt ra là phải làm việc đồng thời ở hai cấp độ: văn hóa và thể chế.”

Đức Giáo hoàng nói với các thành viên của tổ chức Leaders Pour la Paix (Những nhà lãnh đạo vì hòa bình), rằng việc giúp những người khác hiểu được nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề có thể được coi là một “nền giáo dục vì hòa bình”.

“Điều quan trọng là phải thúc đẩy một ‘văn hóa của những khuôn mặt’, trong đó đặt nhân phẩm vào trung tâm, tôn trọng câu chuyện của họ, đặc biệt nếu họ bị thương tổn và bị gạt ra ngoài lề xã hội”, ngài nói trong một buổi tiếp kiến nhóm tại Vatican.

“Đó cũng là một ‘văn hóa gặp gỡ’, trong đó chúng ta lắng nghe và chào đón những người anh chị em của mình, với sự tin tưởng vào tính thiện vốn có trong trái tim của mọi người.”

Leaders Pour la Paix là một tổ chức do cựu Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin thành lập, tập hợp các đại diện cấp cao của chính phủ từ khắp nơi trên thế giới.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và ông Ban Ki-moon, cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc, nằm trong ban lãnh đạo của tổ chức này, cùng với ông Kamal Kharazi, cựu ngoại trưởng Iran, và ông Quan Kong, thành viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo trang web của tổ chức này, nhóm 36 nhà lãnh đạo thế giới đặt mục tiêu giảm xung đột thông qua việc ngăn chặn bằng cách cảnh báo công luận và những người ra quyết định về các tình huống rủi ro và những hậu quả của chúng.

Đức Thánh Cha Phanxicô: Thúc đẩy một nền văn hóa ưu tiên phẩm giá con người

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các thành viên của tổ chức Leaders Pour la Paix. Vatican Media/CNA

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các thành viên của tổ chức theo đuổi hòa bình thông qua các thể chế đa phương.

Ngài nói: “Cần phải khuyến khích đối thoại và hợp tác đa phương, bởi vì các hiệp định đa phương bảo đảm tốt hơn cho việc bảo vệ ích chung phổ quát và của các quốc gia yếu kém nhất so với các hiệp định song phương.”

Đức Giáo hoàng nhấn mạnh rằng đây là “thời điểm lịch sử đặc biệt quan trọng” trong đó vẫn chưa vượt qua được đại dịch và những hậu quả về kinh tế và xã hội của nó đang là gánh nặng đè nặng lên “đời sống của những người nghèo nhất”.

Đức Phanxicô nói: “Nó không chỉ làm bần cùng hóa nhiều cuộc sống trong gia đình nhân loại, mỗi người đều quý giá và là duy nhất; nó cũng đã gieo rắc biết bao u sầu và làm gia tăng tình trạng căng thẳng.”

“Đứng trước tình trạng ngày càng xấu đi của nhiều cuộc khủng hoảng chính trị và môi trường - có thể kể ra vài ví dụ như nạn đói, vấn đề khí hậu, vũ khí nguyên tử - cam kết của quý vị đối với hòa bình là cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.”




[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/9/2021]