Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Lời của Đức Thánh Cha với những người tham dự Giải Cúp Bơi Lội “Sette Colli”

Lời của Đức Thánh Cha với những người tham dự Giải Cúp Bơi Lội “Sette Colli”

‘Đời sống Ki-tô hữu của chúng ta bắt đầu với dấu chỉ của nước, với Bí tích Rửa tội’
26 tháng Sáu, 2017
Lời của Đức Thánh Cha với những người tham dự Giải Cúp Bơi Lội “Sette Colli”
© PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Đức Thánh Cha Phanxico đã tiếp các người tham dự trong Giải tranh Cúp Bơi Lội “Sette Colli” lần thứ 54 ở Roma, từ 23-25 tháng Sáu, 2017, trong Điện Tông truyền của Vatican lúc trưa thứ Bảy, 24 tháng Sáu, 2017. Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) diễn từ của Đức Thánh Cha gửi tới những người hiện diện, do Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cung cấp:

***

Chào các bạn trong Liên đoàn Bơi lội và các vận động viên tham dự tranh Cúp Bơi lội “Sette Colli” ở Roma>

Tôi cảm ơn ông chủ tịch của Liên đoàn về những lời giới thiệu của ông trong buổi họp của chúng ta.

Đây là những ngày của niềm vui và nhiệt huyết cho các bạn và cho những người hâm mộ thể thao ủng hộ các bạn, vì thể thao cũng là một buổi lễ mừng. Một lễ mừng không phải không có ý nghĩa, vì nó truyền tải những giá trị đang ngày càng trở nên cần thiết trong một xã hội như của xã hội của chúng ta, một xã hội được ví như “chất lỏng,” chẳng có điểm tham chiếu vững chắc. Môn thể thao của các bạn được chơi dưới nước, nhưng nó không phải là “chất lỏng”; hơn thế nó rất “vững chắc” vì nó đòi hỏi sự cam kết và sự chịu đựng kiên cường.
Vì sự quen thuộc với nước của các bạn, tôi lại nhớ đến lời của Thánh Phanxico Assisi: “Ngợi khen Ngài, Thiên Chúa của con, qua chị Nước, chị rất hữu ích và khiêm nhường, quý giá và tinh tuyền.”
Các bạn tự thách đố bản thân, thi đấu, sống trong sự tiếp xúc với nước, cũng có thể là một sự đóng góp cho một nét văn hóa khác của nước: nước là sự sống, không có nước sự sống không tồn tại. Và nói về sự sống là nói về Thiên Chúa, nguyên thủy và cội nguồn của sự sống, và đời sống người Ki-tô hữu chúng ta cũng bắt đầu bằng dấu chỉ của nước, bằng Bí tích Rửa tội.
Nước mà các bạn bơi, lặn, chơi, và thi đấu, đòi hỏi nhiều cách chú ý khác nhau: giá trị của cơ thể, phải được chăm sóc nhưng không phải là thần tượng hóa; nhu cầu nội tâm và sự tìm kiếm ý nghĩa của việc các bạn làm; sức mạnh và lòng cam đảm chống lại sự mệt mỏi; một tầm nhìn rõ ràng biết nhắm đến hướng nào trong đời sống và cách để đạt đến đó; và giá trị của tính xác thực, có nghĩa là thuần khiết, trong sáng, sự trong sạch nội tâm.
Khi tiếp xúc với nước, các bạn học biết được sự kháng cự của bất cứ điều gì làm vấy bẩn, trong thể thao và trong cuộc sống.
Các bạn quản lý và vận động viên thân mến, tôi cảm ơn chuyến thăm của các bạn. Tôi xin chúc mọi điều tốt lành cho hoạt động của các bạn, cho gia đình và cho những kế hoạch của bạn. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho các bạn và luôn ban cho các bạn niềm vui tham gia vào thể thao trong tinh thần anh em.
[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch của Văn phòng Báo chí Vatican]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/06/2017]


Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha: Niềm hy vọng, sức mạnh của các vị tử đạo

Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha: Niềm hy vọng, sức mạnh của các vị tử đạo

‘Các vị tử đạo có niềm hy vọng vững chắc rằng không điều gì và không ai có thể chia cách họ khỏi tình yêu của Thiên Chúa’
28 tháng Sáu, 2017
Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha: Niềm hy vọng, sức mạnh của các vị tử đạo
Buổi Tiếp Kiến chung sáng nay được tổ chức lúc 9.25 sáng trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm người hành hương và tín hữu đến từ Ý và khắp thế giới.
Trong bài huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha suy tư về chủ đề: “Hy vọng, sức mạnh của các vị tử đạo” (x. Mt 10:16-17.21-22).
Sau phần tóm lược bài giáo lý của ngài bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu hiện diện.
Buổi Tiếp kiến chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.
Dưới đây là bản dịch bài giáo huấn của Đức Thánh Cha:
* * *
Bài giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Hôm nay chúng ta suy tư về Niềm hy vọng Ki-tô hữu là sức mạnh của các vị tử đạo. Trong Tin mừng, khi Chúa Giê-su sai các môn đệ của Người đi rao giảng, Người không lừa dối họ bằng những ảo ảnh của sự thành công dễ dàng; ngược lại, Người cảnh báo các ông rất rõ rằng việc loan báo Nước Thiên Chúa luôn gặp phải những sự chống đối. Người thậm chí sử dụng đến cách nói rất mạnh: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét — bị thù ghét” (Mt 10:22). Người Ki-tô hữu yêu thương, nhưng họ không phải luôn luôn được yêu thương. Chúa Giê-su ngay lập tức đưa chính Ngài vào thực tại này: trong một chừng mực ít hoặc nhiều hơn, việc tuyên xưng đức tin diễn ra trong một không khí thù địch.
Vì thế, người Ki-tô hữu là những người “lội ngược dòng.” Điều đó là bình thường, vì thế gian được mang dấu của tội lỗi, nó thể hiện trong nhiều hình thức khác nhau của tính tự phụ và bất công. Người theo Đức Ki-tô đi trên con đường ngược lại. Không phải vì tinh thần muốn gây tranh cãi, nhưng vì lòng trung thành với lập luận của Nước Chúa, đó là lập luận của sự hy vọng, và được diễn đạt bằng một lối sống dựa trên những cách thể hiện của Chúa Giê-su.
Cách thể hiện thứ nhất là sự nghèo khó. Khi Chúa Giê-su sai môn đệ của Ngài đi rao giảng, dường như là Ngài chú ý đến việc để các ông đi “tay không” hơn là “trang bị” cho các ông! Quả thật, một người Ki-tô hữu không khiêm nhường và nghèo khó, thoát khỏi sự giàu có và quyền lực và trên hết thoát khỏi chính bản thân mình, thì không nên giống như Chúa Giê-su. Một người Ki-tô hữu bước đi trên trần gian này chỉ với những yếu tố cần thiết cho đường đi, những tâm hồn ngập tràn yêu thương. Sự thất bại thật sự của người đó là rơi vào cám dỗ của sự hận thù hay bạo lực, dùng cái ác để đáp lại cái ác. Chúa Giê-su nói với chúng ta: “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói.” (Mt 10:16) – do đó, chẳng có móng vuốt, không có vũ khí. Hơn thế nữa, người Ki-tô hữu phải thận trọng, đôi lúc phải tinh khôn: đây là những đức tính được chấp nhận bởi lập luận của phúc âm, nhưng bạo lực thì không bao giờ. Không thể dùng những biện pháp của cái ác để đánh bại cái ác.
Tin mừng là sức mạnh duy nhất của người Ki-tô hữu. Trong những lúc khó khăn, chúng ta phải tin rằng Chúa Giê-su đang ở trước chúng ta, và không bao giờ không đồng hành với những môn đệ của Ngài. Sự bắt bớ không mâu thuẫn với Tin mừng, nhưng là một phần của Tin mừng: nếu người ta bắt bớ Thầy của chúng ta, làm sao chúng ta có thể hy vọng rằng chúng ta tránh được những cuộc chiến này? Tuy nhiên, giữa những phong ba người Ki-tô hữu không đánh mất hy vọng, hay nghĩ rằng mình đã bị bỏ rơi. Chúa Giê-su bảo đảm với các môn đệ của Người rằng: “Ngay cả tóc trên đầu anh em Người cũng đếm cả rồi” (Mt 10:30). Nghĩa là không một sự đau khổ nào, ngay cả những điều nhỏ nhặt và thầm kín nhất, đều hiện ra trước mắt Thiên Chúa. Chúa nhìn thấy, và Ngài chắc chắn bảo vệ, và Ngài sẽ giải thoát. Quả thật, giữa chúng ta có một Đấng mạnh hơn tất cả mọi sự ác, mạnh hơn tất cả mafia, mạnh hơn những âm mưu đen tối nhất, mạnh hơn tất cả những kẻ hưởng lợi từ da thịt của những con người tuyệt vọng, mạnh hơn những kẻ nghiền nát người khác bằng tính kiêu căng ngạo mạn … Một Đấng luôn lắng nghe tiếng kêu của máu của A-ben, là tiếng kêu lên từ mặt đất.
Vì thế, người Ki-tô hữu luôn tìm thấy mình “ở bên kia” của thế giới, được chọn bởi Thiên Chúa: không phải những người khủng bố nhưng là người bị khủng bố, không phải là người kiêu căng nhưng là nhân từ; không phải là những kẻ buôn bán khói nhưng là bảo vệ cho sự thật; không phải là những kẻ lừa đảo nhưng là lương thiện.
Lòng trung thành với cách sống của Chúa Giê-su – cách sống hy vọng – cho đến chết, đã được những Ki-tô hữu tiên khởi gọi bằng một tên rất đẹp là: sự tử đạo; nghĩa là “chứng nhân.” Về từ ngữ có nhiều cách gọi khác nhau: có thể gọi là anh dũng, hy sinh quên mình, hiến thân. Như vậy, những Ki-tô hữu tiên khởi đã gọi nó bằng một tên mang hương thơm của sứ vụ tông đồ. Những người tử đạo không sống cho bản thân, họ không chiến đấu để bảo vệ ý riêng của họ, và họ chấp nhận chết chỉ vì trung hành với Tin mừng. Sự tử đạo cũng chưa phải là lý tưởng tối cao của đời sống người Ki-tô hữu vì trên tất cả đó là đức ái, cụ thể là yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh em. Thánh Tông đồ Phao-lô đã nói rất rõ trong Bài ca đức ái, được hiểu là lòng yêu mến Thiên Chúa và tình yêu thương tha nhân. Thánh Tông đồ Phao-lô nói rất rõ trong bài ca đức ái: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13:3). Ý nghĩ những kẻ tấn công tự sát có thể được gọi là “tử đạo” là đáng ghê tởm với người Ki-tô hữu: đích đến cuối cùng của họ chẳng có gì giống với thái độ của con cái Thiên Chúa.
Có đôi lúc đọc lại lịch sử của nhiều vị tử đạo của hôm qua và hôm nay – ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn trong những thời gian đầu – chúng ta thật kinh ngạc trước sự dũng cảm chịu đựng mà các vị phải đối mặt trong những cơn thử thách. Sức chịu đựng kiên cường này là dấu chỉ của niềm hy vọng vĩ đại tạo sức sống mãnh liệt cho họ: chẳng có điều gì và không ai có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô (x. Rm 8:38-39).
Nguyện xin Thiên Chúa luôn ban cho chúng ta sức mạnh để làm chứng nhân cho Người. Nguyện xin Người ban cho chúng ta sức mạnh để sống niềm hy vọng của người Ki-tô hữu đặc biệt trong sự tử đạo thầm lặng qua việc thực hiện trọn vẹn những bổn phận của chúng ta mỗi ngày.
Cảm ơn anh chị em.
[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/06/2017]


Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha: Niềm hy vọng, sức mạnh của các vị tử đạo
Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha: Niềm hy vọng, sức mạnh của các vị tử đạo
Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha: Niềm hy vọng, sức mạnh của các vị tử đạo
Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha: Niềm hy vọng, sức mạnh của các vị tử đạo
Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha: Niềm hy vọng, sức mạnh của các vị tử đạo
Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha: Niềm hy vọng, sức mạnh của các vị tử đạo