Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Sứ vụ của Thánh Phaolo ở Ê-phê-xô

TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Sứ vụ của Thánh Phaolo ở Ê-phê-xô
Copyright: Vatican Media

TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Sứ vụ của Thánh Phaolo ở Ê-phê-xô

‘Các giám mục phải thật gần gũi với giáo dân, để bảo vệ họ; họ không được tách rời khỏi giáo dân’

04 tháng Mười Hai, 2019 14:21

Buổi Tiếp Kiến chung sáng nay được tổ chức lúc 9:00 sáng tại Quảng trường Thánh Phê-rô, nơi Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Tiếp tục loạt bài giáo lý về sách Công vụ Tông đồ, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tập trung phân tích về chủ đề “Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên” (Cv 20:28) — sứ vụ của Thánh Phao-lô tại Êphêsô và rời bỏ các kỳ mục (Trình thuật Kinh thánh: Công vụ Tông đồ 20:32-35).

Sau phầm tóm lược bài giáo lý của mình bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu hiện diện.

Buổi Tiếp Kiến chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.

* * *

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Hành trình của Tin Mừng tiếp tục mà không bị dừng lại trong Công vụ Tông đồ, và đi vượt qua thành Ê-phê-xô cho thấy toàn bộ mục tiêu cứu độ của nó. Nhờ Phaolo, khoảng mười hai người lãnh nhận Bí tích Rửa tội nhân danh Chúa Giê-su và trải nghiệm sự tuôn tràn của Chúa Thánh Thần, Đấng tái sinh họ (x. Cv 19:1-7). Và rồi, một số là những phép lạ xảy thông ra qua Tông đồ: người bệnh được chữa khỏi và người bị quỷ ám được giải thoát (x. Cv 19:11-12). Điều này xảy ra vì người môn đệ cũng như Thầy của mình (Lc 6:40) và làm cho Ngài hiện hữu bằng cách truyền đến cho anh em cùng một sự sống mới mà họ nhận được từ Ngài.

Quyền năng của Chúa, phát triển mạnh ở Ê-phê-xô, vạch mặt những người muốn dùng danh Chúa Giê-su để thực hiện việc trừ tà nhưng không có thẩm quyền thiêng liêng để làm như vậy (Cv 19: 13-17), và nó cho thấy sự yếu ớt của trò ảo thuật, là trò tà thuật bị bỏ rơi bởi một số lượng lớn những người chọn Chúa Ki-tô và từ bỏ trò ảo thuật đó (x. Cv 19:18-19). Một sự đảo ngược tình hình thật sự cho một thành phố như Ê-phê-xô, một trung tâm nổi tiếng của những trò tà thuật! Do đó, Lu-ca nhấn mạnh sự đối nghịch giữa niềm tin vào Đức Ki-tô và tà thuật. Nếu bạn chọn Chúa Ki-tô, bạn không thể cầu viện nơi một pháp sư: đức tin là sự vững tâm phó thác trong bàn tay của Thiên Chúa, Đấng tỏ lộ chính Ngài cho mọi người không thông qua những cách thực hành yêu thuật mà bằng sự mạc khải và tình yêu nhưng không. Có lẽ một ai đó trong anh chị em sẽ nói với cha: “À, vâng, trò ma thuật này là một điều của thời xa xưa: ngày nay, nó không còn xảy ra trong một nền văn minh Ki-tô giáo.” Nhưng hãy cẩn thận! Cha hỏi anh chị em: trong anh chị em có bao nhiêu người tham gia vào trò bói bài, có bao nhiêu trong anh chị em đi đến thầy bói để xem chỉ tay hoặc xem quẻ. Và với câu hỏi: “Nhưng nếu bạn tin vào Chúa Giê-su Ki-tô, tại sao bạn lại đi đến với thầy pháp, với thầy bói, đến với những người này?” Trả lời: “Tôi tin vào Chúa Giê-su Ki-tô, nhưng vì muốn tìm vận may, tôi cũng đến với họ. Xin làm ơn, pháp thuật không phải là của người Ki-tô giáo! Làm những điều này để thần thánh tương lai hoặc thần thánh nhiều điều may mắn, hoặc thay đổi những hoàn cảnh sống, đều không phải là của Ki-tô giáo. Ơn sủng của Đức Ki-tô ban xuống cho tất cả anh chị em: hãy cầu nguyện và phó thác cho Chúa.

Sự truyền bá Tin Mừng ở Ê-phê-xô làm thiệt hại cho việc buôn bán của thợ bạc – thêm một vấn đề khác –, họ là những người làm ra các bức tượng của nữ thần Ác-tê-mi và việc thờ cúng nữ thần này (x. Cv 19:23-28).

Thánh Phaolo sau đó rời Ê-phê-xô đi thẳng đến Giê-ru-sa-lem và đến Miletus (x. Cv 20:1-6). Tại đây, ngài ra lệnh triệu tập các kỳ mục của Giáo hội Ê-phê-xô — những trưởng lão: họ sẽ trở thành các linh mục — để ủy thác lại những công việc “mục vụ” (Cv 20:17-35). Chúng ta đang ở những chặng cuối cùng trong thừa tác vụ tông đồ của Phaolo và Thánh Lu-ca cho chúng ta biết về bài viết từ biệt của ngài, một giao ước thiêng liêng mà Thánh Tông đồ gửi đến những người sẽ phải hướng dẫn cộng đoàn Ê-phê-xô sau khi ngài ra đi. Và đây là một trong những trang đẹp nhất của Sách Công vụ Tông đồ: cha khuyên anh chị em hãy cầm lên quyển Tân Ước hôm nay, quyển Kinh thánh, Chương 20 và đọc lời tạm biệt của Phaolo gửi đến các kỳ mục của Ê-phê-xô — và ngài cũng làm như vậy tại Miletus. Đó là cách để hiểu được việc Thánh Tông đồ nghỉ ngơi, cũng như việc các linh mục ngày nay cũng phải nghỉ ngơi, hoặc như tất cả các Ki-tô hữu cũng phải nghỉ ngơi. Nó một trang đẹp nhất.

Trong phần khuyên nhủ, Thánh Phaolo động viên các người lãnh đạo cộng đoàn rằng ngài biết rằng ngài đang gặp gỡ lần cuối cùng. Và ngài nói gì với họ? “Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên”. Đây là công việc của một người mục tử: phải cảnh giác, lo cho chính mình và đoàn chiên. Người mục tử phải chăm lo, người linh mục coi xứ phải chăm lo, phải cảnh giác, các linh mục phải chăm lo, các giám mục và Giáo hoàng phải chăm lo. Họ phải chăm lo để bảo vệ đoàn chiên, và cũng chăm lo cho bản thân, kiểm tra lương tâm của họ để xem nghĩa vụ chăm lo này được hoàn thành tới đâu. “Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên mà Thánh Thần đã đặt anh em làm người coi sóc, hãy chăn dắt Hội Thánh của Thiên Chúa, Hội Thánh Người đã mua bằng máu của chính mình” (Cv 20:28), Thánh Phaolo đã nói như vậy. Sự đòi hỏi lớn nhất nơi các Giám mục là sự gần gũi đối với đoàn chiên, được chuộc bởi giá máu quý báu của Chúa Ki-tô và sự mau mắn trong việc bảo vệ đoàn chiên khỏi “loài sói” (c. 29). Các giám mục phải thật gần gũi với giáo dân, để bảo vệ họ; họ không được tách rời khỏi giáo dân. Sau khi trao phó trách vụ này cho những người đứng đầu Ê-phê-xô, Phaolo phó thác họ trong bàn tay của Chúa và cho “lời ân sủng của Người” (c. 32), là men cho tất cả được phát triển và là con đường nên thánh trong Giáo hội, mời gọi họ hãy làm việc với đôi tay của mình, giống như ngài, để không trở thành gánh nặng cho người khác, để giúp đỡ kẻ hèn mọn và để trải nghiệm việc “cho thì có phúc hơn là nhận” (c. 35).

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy xin Chúa đổi mới trong chúng ta tình yêu đối với Giáo hội và đối với gia tài đức tin mà Giáo hội bảo vệ, và làm cho tất cả chúng ta cùng đồng trách nhiệm trong việc bảo vệ đoàn chiên, trợ giúp các Mục tử bằng lời cầu nguyện, để họ thể hiện sự kiên định và nhân từ của vị Mục Tử nước Trời.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forester của ZENIT]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 5/12/2019]


Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 21-30/11/2019

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 1-30/11/2019


Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 21-30/11/2019


21 tháng Mười Một: Khi người Ki-tô hữu và người Phật giáo có cơ hội để hiểu rõ giá trị và kính trọng nhau, bỏ qua những khác biệt, thì chúng ta trao cho thế giới một lời của hy vọng để có thể động viên và hỗ trợ những người bị thương tổn do sự chia rẽ. #ApostolicJourney

22 tháng Mười Một: Nếu không có cầu nguyện, đời sống và sứ mạng của chúng ta mất hết ý nghĩa, sức mạnh và lòng nhiệt thành. #ApostolicJourney

23 tháng Mười Một: Tôi xin cảm ơn tất cả những người đã làm cho chuyến viếng thăm Thái lan của tôi trở thành hiện thực, và những người đồng hành với tôi trong lời cầu nguyện. Tôi khẩn xin muôn vàn ơn lành của Chúa đổ xuống trên Dân tộc thân yêu, và tôi xin Chúa hướng dẫn dân tộc trên những con đường của sự khôn ngoan, công bằng và hòa bình. #ApostolicJourney

24 tháng Mười Một: Cha xin anh chị em cùng hiệp thông với cha trong lời cầu nguyện cho sự hoán cải của những tâm hồn và cho sự chiến thắng của văn hóa sự sống, hòa giải và huynh đệ. #EndNuclearWeapons #Nagasaki #ApostolicJourney

25 tháng Mười Một: Trong công cuộc phục hồi và tái xây dựng sau những thảm họa, nhiều bàn tay phải hợp với nhau và nhiều tâm hồn phải hiệp nhất nên một. Bằng cách này, những người chịu đau khổ sẽ được hỗ trợ và biết rằng họ không bị lãng quên. #ApostolicJourney

26 tháng Mười Một: Tôi xin cảm ơn toàn thể người dân Nhật vì sự tiếp đón và chào đón nồng hậu trong chuyến Tông du của tôi. Tôi sẽ nhớ đến tất cả các bạn trong lời cầu nguyện.

27 tháng Mười Một: Chuyến tôi du của tôi đến Thái Lan và Nhật Bản là một món quà mà tôi vô cùng cảm tạ Thiên Chúa. Chuyến thăm này tăng thêm sự gần gũi và tình cảm của tôi với các dân tộc này: xin Chúa ban phúc dồi dào cho họ được thịnh vượng và hòa bình. #GeneralAudience

28 tháng Mười Một: Thật quan trọng biết bao để học cách trở thành một bàn tay thân thiện và vươn ra! Hãy cố gắng phát triển tình bằng hữu thậm chí với những người suy nghĩ khác biệt với bạn, để tình đoàn kết có thể phát triển giữ anh chị em và trở thành một vũ khí tốt nhất để thay đổi dòng lịch sử.

30 tháng Mười Một: Giáo hội hiện hữu để giữ sống động trong tâm hồn của mọi người sự ghi nhớ rằng Thiên Chúa yêu thương họ. Giáo hội hiện hữu để nói với mọi người, thậm chí cả những người xa cách nhất: “Thiên Chúa không quên bạn, Người chăm sóc cho bạn.”




[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/11/2019]