Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ tại Quảng trường Knyaz Alexandar I, Sofia

Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ tại Quảng trường Knyaz Alexandar I, Sofia
Vatican Media Screenshot

Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ tại Quảng trường Knyaz Alexandar I, Sofia

‘Thật tuyệt vời khi thấy cách mà những người Ki-tô hữu trong đất nước của anh chị em chào nhau trong niềm hân hoan của Chúa Phục sinh trong suốt Mùa Phục Sinh.’

05 tháng Năm, 2019 16:07

Ngày 5 tháng Năm, 2019, Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ trong Quảng trường Knyaz Alexandar I, Sofia, Bulgaria. Đó là sự kiện chính trong chuyến Tông du của ngài đến Bulgaria và Bắc Macedonia, 5-7 tháng Năm.


Dưới đây là văn bản bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ do Vatican cung cấp (bản tiếng Anh)


Anh chị em thân mến, Đức Ki-tô đã sống lại!

Thật tuyệt vời khi thấy cách mà những người Ki-tô hữu trong đất nước của anh chị em chào nhau trong niềm hân hoan của Chúa Phục sinh trong suốt Mùa Phục Sinh.

Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ tại Quảng trường Knyaz Alexandar I, Sofia

Trong toàn bộ chương mà chúng ta vừa nghe, trích từ các trang cuối cùng trong Tin mừng, giúp chúng ta đắm mình trong niềm vui mà Chúa yêu cầu chúng ta phải làm nó lan tỏa. Nó nhắc chúng ta nhớ đến ba điều kỳ diệu là một phần trong đời sống của chúng ta là những môn đệ của Người: Chúa kêu gọi, Chúa làm ngạc nhiên, Chúa yêu thương.

Chúa kêu gọi. Mọi việc xảy ra trên bờ biển hồ Ga-li-lê, nơi Chúa Giê-su lần đầu tiên lên tiếng gọi Phê-rô. Ngài đã gọi ông bỏ lại sau lưng công việc của một ngư phủ để trở thành một người chài lưới người (x. Lc 5:4-11). Sau tất cả mọi việc đã xảy ra cho ông, sau kinh nghiệm chứng kiến Thầy của mình chết và nghe được tin Ngài sống lại, Phê-rô quay trở về với cuộc sống trước đây của ông. Ông nói với các môn đệ khác, “Tôi đi đánh cá đây.” Và họ cũng họa theo ông: “Chúng tôi cùng đi với anh” (Ga 21:3). Dường như các ông bước lùi một bước; Phê-rô đã gấp lưới và và bỏ nó lại đằng sau để theo Chúa Giê-su. Sức nặng của sự đau khổ, thất vọng, và của sự phản bội đã trở thành một khối đá tảng đè nặng tâm hồn của các môn đệ. Họ vẫn còn bị đè nặng bởi sự đau đớn và lỗi lầm, và tin vui của sự phục sinh đã không cắt được gốc rễ đó trong lòng các ông.

Chúa biết sự cám dỗ níu kéo chúng ta quay trở lại con đường của mọi sự trước đây là mạnh mẽ như thế nào. Trong Kinh Thánh, những tấm lưới đánh cá của Phê-rô, giống như chốn ăn chơi của Ai-cập, là một biểu tượng của cám dỗ hoài niệm về quá khứ, muốn lấy lại những gì chúng ta đã quyết tâm bỏ lại sau lưng trước đây. Đứng trước sự vấp ngã, đau đớn, hay thậm chí có những lúc mọi việc không đi theo con đường chúng ta muốn, luôn có một cám dỗ tinh vi và nguy hiểm làm ngã lòng và từ bỏ. Đây là tâm lý đưa đám tang nhuộm mọi thứ với tông màu u ám chán nản và dẫn đưa chúng ta đến sự vỗ về trong cảm giác dễ chịu của sự tự thương cảm, mà nó giống như một con mọt, ăn sạch mọi hy vọng của chúng ta. Rồi điều tồi tệ nhất có thể xảy ra cho bất kỳ cộng đoàn nào bắt đầu xuất hiện – tính thực dụng đáng sợ của một đời sống trong đó mọi thứ diễn tiến có vẻ bình thường, trong khi thực tế thì đức tin đang bị mòn dần và thoái hóa trở nên tâm tính nhỏ nhen (x. Tông huấn Evangelii Gaudium, 83).

Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ tại Quảng trường Knyaz Alexandar I, Sofia

Nhưng chính trong lúc ngã lòng của Phê-rô thì Chúa Giê-su xuất hiện, bước tới, kiên nhẫn đến với ông và gọi tên ông “Si-mon” (c. 15) – là tên Phê-rô nhận được khi ông được gọi lần đầu. Chúa không chờ đợi những hoàn cảnh thuận lợi hay khi tâm trí ổn định: người tạo ra chúng. Người không mong chờ gặp gỡ những con người chẳng có vấn đề gì, không thất vọng, không tội lỗi hay giới hạn. Chính Ngài đã đối đầu với tội và sự thất vọng để khích lệ tất cả mọi người nam và nữ hãy kiên trì. Thưa anh chị em, Chúa không bao giờ mệt mỏi kêu gọi chúng ta. Tiếng gọi của Ngài là sức mạnh của Tình yêu đảo ngược mọi sự mong chờ và luôn sẵn sàng bắt đầu trở lại. Trong Chúa Giê-su, Thiên Chúa luôn cung cấp cho chúng ta một cơ hội khác. Người lên tiếng gọi chúng ta mỗi ngày để đào sâu tình yêu với Người và được hồi sinh bởi tính mới mẻ muôn đời của Ngài. Mỗi buổi sáng, Ngài đến để tìm kiếm chúng ta tại nơi chúng ta ở. Ngài hiệu triệu chúng ta “hãy trỗi dậy khi nghe tiếng Người, hãy ngước nhìn và nhận ra rằng chúng ta được tạo dựng cho nước trời, không phải cho thế gian, cho những điều cao cả của sự sống chứ không phải cho những hố sâu của sự chết,” và hãy ngừng đi tìm “người sống ở giữa kẻ chết” (Bài giảng Đêm Vọng Phục sinh, 20 tháng Tư 2019). Khi chúng ta chào đón Ngài, chúng ta trỗi dậy cao hơn và ôm lấy một tương lai tươi sáng hơn, không phải là một điều có thể xảy ra nhưng là một thực tế. Khi tiếng gọi của Chúa Giê-su hướng dẫn cuộc đời chúng ta, tâm hồn chúng ta trở nên trẻ trung.

Chúa làm ngạc nhiên. Ngài là Chúa của những điều ngạc nhiên. Ngài mời gọi chúng ta không những biết ngạc nhiên nhưng cũng biết thực hiện những điều ngạc nhiên. Chúa gọi các môn đệ, và nhìn thấy các ông với những tấm lưới trống không, Ngài bảo các ông làm một điều kỳ cục: đánh cá vào ban ngày, đó là điều rất khác thường trên biển hồ đó. Ngài làm hồi sinh niềm tin của họ bằng cách thúc giục họ một lần nữa hãy phiêu lưu, đừng buông xuôi trước bất kỳ người nào hoặc bất kỳ điều gì. Ngài là Chúa của những điều ngạc nhiên, Đấng phá đổ những rào chắn làm tê liệt bằng cách đổ đầy trong chúng ta lòng can đảm cần thiết để vượt qua sự ngờ vực, hoài nghi, và sợ hãi mà chúng thường ẩn nấp sau quan niệm nói rằng, “Chúng tôi đã làm mọi việc theo cách này.” Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên bất cứ khi nào Ngài kêu gọi và yêu cầu chúng ta hãy ra biển khơi của lịch sử không chỉ với những tấm lưới của mình nhưng bằng cả con người của mình. Hãy nhìn đến đời sống của chúng ta và đời sống của người khác theo cách nhìn của Ngài, vì “trong tội, Người nhìn thấy những người con được phục hồi; trong cái chết, những người anh chị em được tái sinh; trong sự lẻ loi hiu quạnh, những tâm hồn được hồi sinh. Vậy, đừng sợ: Chúa yêu thương sự sống của chúng ta, ngay cả khi chúng ta e sợ nhìn đến nó và nâng niu nó trên tay” (nt.).

Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ tại Quảng trường Knyaz Alexandar I, Sofia

Bây giờ chúng ta chuyển đến điều kỳ diệu thứ ba: Thiên Chúa kêu gọi và Chúa làm ngạc nhiên vì Chúa yêu thương. Tình yêu là ngôn ngữ của Ngài. Đó là lý do tại sao Ngài yêu cầu Phê-rô, và cả chúng ta, hãy học lấy ngôn ngữ đó. Người hỏi Phê-rô: “Anh có yêu mến Thầy không? Và Phê-rô trả lời rằng Có; sau rất lâu thời gian với Chúa Giê-su, bây giờ ông mới hiểu rằng yêu thương có nghĩa là hãy bỏ đi việc đặt cái tôi vào trung tâm. Bây giờ ông đặt Chúa Giê-su, chứ không phải ông nữa, là điểm xuất phát: “Thầy biết rõ mọi sự” (Ga 21:18), ông nói. Phê-rô nhận ra sự yếu đuối của ông; ông nhận ra rằng ông không thể tự mình thực hiện sự tiến bộ. Và ông cậy dựa mọi việc vào Chúa và vào sức mạnh của tình yêu của Người, cho đến tận cùng. Chúa yêu thương chúng ta: đây là nguồn mạch của sức mạnh của chúng ta và chúng ta được kêu gọi hãy tái khẳng định nó mỗi ngày. Là một người Ki-tô hữu tức là nhận ra rằng tình yêu của Thiên Chúa lớn hơn mọi thiếu sót và tội của chúng ta. Một trong những điều thất vọng và khó khăn lớn của chúng ta ngày nay không xuất phát từ việc biết rằng Thiên Chúa là tình yêu, nhưng xuất phát từ cách chúng ta tuyên xưng và làm chứng cho Ngài theo một cách, mà đối với nhiều người, đây không phải là danh của Người. Thiên Chúa là tình yêu luôn yêu thương, luôn trao tặng chính nó, nó kêu gọi và làm ngạc nhiên.

Ở đây chúng ta nhìn thấy phép lạ của Chúa, Đấng làm cho cuộc sống chúng ta trở thành những kiệt tác nghệ thuật chỉ khi chúng ta để cho bản thân được dẫn dắt bởi tình yêu của Người. Nhiều chứng nhân của sự Phục sinh trong miền đất được phúc lành này đã tác tạo nên những kiệt tác tuyệt vời, được truyền cảm hứng bởi niềm tin đơn sơ và tình yêu vĩ đại. Trao hiến cuộc đời của họ, họ trở thành những dấu chỉ sống động của Thiên Chúa, vượt qua sự thờ ơ bằng sự can đảm và đưa ra câu trả lời của Ki-tô giáo cho những lo lắng mà họ gặp (x. Tông huấn Christus Vivit, 174). Hôm nay chúng ta được kêu gọi hãy hướng mắt nhìn lên và nhận ra những gì Chúa đã làm trong quá khứ, và cùng bước đi với Ngài về tương lai, biết rằng dù chúng ta thành công hay thất bại, thì Người vẫn luôn ở đó và liên tục nói với chúng ta hãy thả lưới. Đến đây tôi muốn nhắc lại những gì tôi đã nói với giới trẻ trong Tông huấn mới đây của tôi. Một giáo hội trẻ, trẻ ở đây không theo ý nghĩ tuổi tác nhưng trong ơn sủng của Thần Khí, đang mời gọi chúng ta hãy làm chứng cho tình yêu của Đức Ki-tô, một tình yêu truyền cảm hứng và hướng dẫn chúng ta hãy phấn đấu vì ích chung. Tình yêu này làm cho chúng ta có thể phục vụ người nghèo và trở nên những vai diễn chính của cuộc cách mạng của đức ái và sự phục vụ, có thể chống lại những căn bệnh của chủ nghĩa hưởng thụ và cá nhân chủ nghĩa thiển cận. Đầy tràn tình yêu của Đức Ki-tô, trở nên những chứng nhân sống của Tin mừng ở mọi góc của thành phố này (x. Tông huấn Christus Vivit, 174-175). Đừng sợ trở nên những vị thánh mà miền đất này đang rất cần. Đừng sợ trở nên thánh. Nó sẽ không lấy mất năng lượng, sức sống hay niềm vui của các bạn. Ngược lại, bạn và tất cả mọi người con trai và con gái của miền đất này sẽ trở nên đúng như những gì Chúa Cha đã ghi trong tâm trí khi Người tạo dựng nên bạn (x. Tông huấn Gaudete et Exsultate, 32).

Được gọi, được ngạc nhiên và được sai đi vì yêu!

[00743-EN.01] Văn bản chính: tiếng Ý]

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 6/5/2019]


Đức Thánh Cha gửi thông điệp video đến dân tộc Bulgaria

Đức Thánh Cha gửi thông điệp video đến dân tộc Bulgaria
Vatican Media Screenshot

Đức Thánh Cha gửi thông điệp video đến dân tộc Bulgaria

Sẽ thăm quốc gia vùng Balkan ngày 5-6 tháng Năm, 2019

03 tháng Năm, 2019 16:16

Đức Thánh Cha Phanxico gửi lời chào đến dân tộc Bulgaria trong một thông điệp video hôm thứ Sáu, 2 tháng Năm, 2019, trước chuyến Tông du của ngài đến quốc gia vùng Balkan ngày 5-6 Tháng Năm, 2019. Dưới đây là văn bản của thông điệp.


Thông điệp Video của Đức Thánh Cha

Anh chị em Bulgaria thân mến!

Nhờ ơn Chúa giúp, trong vài ngày nữa tôi sẽ ở giữa anh chị em. Đến được đất nước Bulgaria sẽ là một chuyến hành hương trong dấu chỉ của niềm tin, sự hiệp nhất và hòa bình cho tôi và những vị cộng sự của tôi.

Quả thật, vùng đất của anh chị em là quê hương của những chứng nhân đức tin, kể từ khi những Huynh đệ Thánh Cyril và Methodius gieo hạt giống Tin mừng ở đó: một sự gieo hạt vô cùng thành công, đã trổ sinh vô vàn hoa trái kể cả trong những thời gian khó khăn của thế kỷ trước. Thánh Gioan Phaolo II đã thường nhắc lại, ngài đã dành hết tâm trí để Châu Âu phục hồi và được sức mạnh giải phóng của Đức Ki-tô; và cũng để một lần nữa nó có thể gánh vác và thở bằng hai lá phổi của mình. Theo những bước đi của ngài, tôi sẽ có niềm vui được gặp gỡ với Đức Thượng phụ Giáo chủ và Công nghị Thánh của Giáo hội Chính thống Bulgaria. Chúng tôi sẽ cùng nhau thể hiện ý chí bước theo Chúa Giê-su trên con đường hiệp nhất giữa tất cả các Ki-tô hữu.

Anh chị em thân yêu, chuyến hành hương của tôi sẽ để tưởng nhớ Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, ngài trong gần mười năm đã ở Sofia với tư cách Khâm sứ Tòa Thánh, đã tạo ra một mối liên kết quý trọng và yêu mến vẫn còn tồn tại. Ngài là con người của niềm tin, của sự hiệp nhất và hòa bình. Vì thế, tôi chọn tiêu đề của Tông huấn lịch sử của ngài “Pacem in Terris – Mir na zemyata” làm khẩu hiệu của chuyến Tông du. Tôi xin anh chị em cùng đồng hành với tôi trong lời cầu nguyện. Cảm ơn anh chị em!

Xin Chúa ban ơn bình an và thịnh vượng cho Bulgaria!

© Libreria Editrice Vatican

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]




[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 4/5/2019]