Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN 8 tháng 1: Bí tích Rửa tội của chúng ta

HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN 8 tháng 1: Bí tích Rửa tội của chúng ta

‘Noi gương Chúa Giê-su, vị Mục tử tốt lành và đầy lòng thương xót, và được thúc đẩy bởi ơn sủng của Người, chúng ta được kêu gọi biến cuộc sống chúng ta thành một chứng tá vui mừng tỏa sáng con đường đem đến hy vọng và yêu thương.’
8 tháng 1, 2017
HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN 8 tháng 1: Bí tích Rửa tội của chúng ta
PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxico trước các tín hữu trong Quảng trường Thánh Phê-rô trưa nay:
****
Trước Kinh Truyền tin:
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Hôm nay, Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa, Tin mừng (Mt 3,13-17) trình bày một cảnh xảy ra tại sông Gio-đan: giữa đám đông ăn năn sám hối đang tiến đến Gioan Tẩy Giả để được rửa tội, Chúa Giê-su cũng có trong đó. Gioan ngăn Ngài lại và nói, “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa” (Mt 3:14). Gioan Tẩy Giả biết được sự thật rằng có một khoảng cách quá lớn giữa ông và Chúa Giê-su. Nhưng chính xác là Chúa Giê-su đến để làm cầu nối cho khoảng trống giữa con người và Thiên Chúa: nếu Ngài đứng về phía của Thiên Chúa, thì Ngài cũng đứng về phía của con người, và nối kết lại với nhau những gì đã bị chia cách. Vì lý do đó, Ngài bảo ông Gioan cứ làm phép rửa cho Ngài để làm trọn vẹn đức công chính (c.15), có nghĩa là để nhận ra được chương trình của Chúa Cha được thực hiện qua con đường của sự vâng phục và hiệp nhất với con người mỏng giòn và tội lỗi, con đường của sự khiêm hạ và sự gần gũi thực sự của Thiên Chúa với con cái của Người. Vì Thiên Chúa quá gần gũi với con cái của Người, quá gần!
Giây phút Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho Chúa Giê-su, từ dòng sông Gio-đan, tiếng của Chúa Cha được nghe thấy từ trời: “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (c. 17). Đồng thời Chúa Thánh Thần, như chim bồ câu, đậu trên mình Chúa Giê-su, chính thức công khai sứ mạng cứu độ của Ngài; một sứ mạng được thể hiện bằng sự khiêm nhường và nhân từ, phục vụ, mang lấy quyền bính của chân lý, như ngôn sứ I-sai-a đã loan báo: “Nó sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường. Cây lau bị giập, nó không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét nó cũng chẳng nỡ tắt đi. Nó sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý.” Một người phục vụ khiêm nhường và nhu mì.
Đây là phong cách thừa sai của các môn đệ của Đức Ki-tô: công bố Tin mừng bằng sự dịu dàng và chắc chắn, không kiêu căng và áp đặt. Sứ mạng thực sự không bao giờ là việc chiêu dụ cải đạo, nhưng là cuốn hút đến với Đức Ki-tô, từ sự hiệp nhất mạnh mẽ với Ngài trong lời cầu nguyện, tôn thờ và bác ái cụ thể, đó là sự phục vụ Chúa Giê-su hiện diện trong những người bé mọn nhất nơi anh em chúng ta. Noi gương Chúa Giê-su, vị Mục tử tốt lành và đầy lòng thương xót, và được thúc đẩy bởi ơn sủng của Người, chúng ta được kêu gọi làm cuộc sống chúng ta thành một chứng tá vui mừng tỏa sáng con đường đem đến hy vọng và yêu thương.
Thánh Lễ này làm chúng ta tái khám phá ra được ân sủng và nét đẹp của một dân tộc được chịu phép rửa, nghĩa là, những tội nhân được cứu rỗi bởi ân sủng của Đức Ki-tô, Đấng đã ngự đến, qua Chúa Thánh Thần, trong mối quan hệ là con cái của Chúa Giê-su, cùng với Chúa Cha, và được chào đón vào trong Mẹ Giáo Hội, trong một tình huynh đệ không có biên giới và rào cản.
Nguyện xin Mẹ Đồng Trinh Maria giúp đỡ tất cả những Ki-tô hữu giữ vững được một ý thức sống động và lòng tri ân phép rửa của chúng ta và trung tín bước theo con đường được mở ra bởi bí tích tái sinh của chúng ta.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Deborah Castellano Lubov]

Sau Kinh Truyền tin:
Anh chị em thân mến!
Trong bối cảnh của Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa, sáng nay cha đã làm phép rửa tội cho nhiều trẻ em. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các bé và cho gia đình của các bé. Và cha cầu nguyện cho tất cả những cha mẹ trong thời gian này đang chuẩn bị cho phép rửa của con cái của họ. Cha khẩn cầu Chúa Thánh Thần ngự trên họ, và trên các bé, để Bí tích này, rất đơn sơ nhưng rất quan trọng, được sống bằng đức tin và niềm vui.
Cha cũng muốn mời gọi tất cả anh chị em tham gia Mạng Lưới Thế giới Ý Cầu Nguyện của Đức Giáo Hoàng, thậm chí qua các mạng xã hội, hãy loan truyền những ý cầu nguyện mà cha gởi mỗi tháng tới toàn thể Giáo hội. Bằng cách này, hội tông đồ cầu nguyện tiếp tục thực hiện và gia tăng được sự hiệp nhất.
Trong những ngày trời giá lạnh như vầy, cha nghĩ, và kêu mời anh em cùng làm như vậy, đến tất cả những người phải sống trên đường phố, bị cái lạnh tấn công và thường đón nhận được sự thờ ơ.
Rất không may, một số người đã không vượt qua được [sống sót]. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và xin Thiên Chúa sưởi ấm tâm hồn chúng ta để chúng ta giúp đỡ họ.
Cha xin chào tất cả anh chị em, các tín hữu của Roma và những anh chị em hành hương nói tiếng Ý từ nhiều quốc gia, đặc biệt nhóm bạn trẻ vùng Cagliari, cha động viên chúng con hãy tiếp tục hành trình đã bắt đầu bằng Bí tích Thêm sức. Và cha xin cảm ơn các bạn vì các bạn đã cho cha được cơ hội nhấn mạnh rằng Phép Thêm sức không phải là một đích đến, nhưng cũng là một điểm khởi đầu trong đời sống Ki-tô hữu, sống bằng một con người mới, sống niềm vui của Tin mừng!
Cha xin chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Xin chúc bữa trưa ngon miệng và chào tạm biệt!

[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Deborah Castellano Lubov]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/01/2016]

HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN 8 tháng 1: Bí tích Rửa tội của chúng ta


Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Lễ Rửa tội cho 28 trẻ em trong Nhà nguyện Sistine

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Lễ Rửa tội cho 28 trẻ em trong Nhà nguyện Sistine

‘Cha nghĩ rằng ‘bài giảng’ đầu tiên của Chúa Giê-su trong máng cỏ là tiếng khóc, tiếng đầu tiên … Và vì lễ hơi dài, có bé khóc vì đói rồi. Vì vậy các mẹ: hãy cho bé ăn! Đừng ngại ngùng, tất cả là bình thường.’
8 tháng 1, 2017
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Lễ Rửa tội cho 28 trẻ em trong Nhà nguyện Sistine
CTV Screenshot - Pope Baptizing 28 Babies In Sistine Chapel
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh Lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa, và ngài rửa tội cho 28 bé (15 bé trai và 13 bé gái):
**
Các cha mẹ thân mến,
Anh chị xin đức tin cho các con. Đức tin sẽ được ban tặng trong Bí tích Rửa tội. Đức tin … có nghĩa là đời sống đức tin, vì đức tin phải được sống, bước đi trên con đường đức tin và đưa ra chứng tá cho đức tin. Đức tin không phải chỉ là đọc Kinh Tin Kính trong Lễ Chúa nhật. Nó không chỉ có vậy. Đức tin là tin vào chân lý: rằng Thiên Chúa, Chúa Cha, Người đã sai Con của Người và Thánh Thần, tặng ban cho chúng ta sự sống. Nhưng đức tin là tín thác vào Thiên Chúa, và điều này, anh chị phải dạy các bé bằng mẫu gương và bằng đời sống của anh chị. Đức tin là ánh sáng: trong nghi thức Rửa tội, anh chị sẽ được trao một cây nến thắp sáng, như trong những ngày đầu của Giáo hội. Lúc đó, phép rửa tội được gọi là “sự soi sáng” vì đức tin soi sáng cho tâm hồn, làm cho con người nhìn thấy mọi việc bằng một ánh sáng khác.
Anh chị xin đức tin, Giáo hội của đức tin, cho các con của anh chị qua phép Rửa tội. Và anh chị có nghĩa vụ làm cho nó lớn lên, giữ gìn nó, và bảo đảm cho nó trở thành một chứng tá cho tất cả mọi người. Đây là ý nghĩa của nghi thức này. Đó là tất cả những gì cha muốn nói với anh chị: hãy giữ đức tin, làm cho nó lớn lên, nó là chứng tá cho những người khác.
Và rồi, bản giao hưởng bắt đầu, vì các con của anh chị ở một nơi mà anh chị không biết, chúng thức dậy sớm hơn bình thường. Có lẽ, bé nào đó bắt đầu một nốt nhạc và các bé khác nối tiếp theo … Một số bé khóc chỉ vì bé khác khóc. Chúa Giê-su cũng vậy: Cha nghĩ rằng ‘bài giảng’ đầu tiên của Chúa Giê-su trong máng cỏ là tiếng khóc, tiếng đầu tiên … Và vì lễ hơi dài, có bé khóc vì đói rồi. Vì vậy các mẹ: hãy cho bé ăn! Đừng ngại ngùng, tất cả là bình thường. Cũng như Thánh mẫu nuôi nấng chăm sóc Chúa Giê-su. Đừng quên anh chị xin đức tin. Với anh chị bổn phận là bảo vệ đức tin, làm cho nó lớn lên, để có thể là chứng tá cho tất cả chúng ta. Cho tất cả chúng ta, thậm chí cho chúng tôi là những linh mục, những giám mục.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Deborah Castellano Lubov]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/01/2017]
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Lễ Rửa tội cho 28 trẻ em trong Nhà nguyện Sistine
Image may contain: 1 person
Image may contain: one or more people
Image may contain: one or more people, crowd and indoor
Image may contain: 1 person, baby


Bài Giảng Lễ Sáng của Đức Thánh Cha: Đưa Chúa Giê-su Vào Trung Tâm Đời Sống

Bài Giảng Lễ Sáng của Đức Thánh Cha: Đưa Chúa Giê-su Vào Trung Tâm Đời Sống

Ngài Phanxico trở lại lịch dâng Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta sau thời gian nghỉ Lễ Giáng Sinh
9 tháng 1, 2017
Bài Giảng Lễ Sáng của Đức Thánh Cha: Đưa Chúa Giê-su Vào Trung Tâm Đời Sống
L'Osservatore Romano
[From Vatican Radio]
Đời sống người Ki-tô hữu rất đơn giản: một Ki-tô hữu không cần phải làm những điều gì khác lạ hay những điều khó khăn, nhưng hãy đưa Chúa Giê-su vào trung tâm đời sống hàng ngày của họ. Đây là thông điệp trọng tâm của bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh Lễ sáng thứ Hai.
Trở lại lịch dâng Lễ hàng ngày tại nhà nguyện Thánh Marta sau thời gian nghỉ Lễ Giáng sinh, Đức Thánh Cha nhận xét rằng chúng ta đã bắt đầu vào một mùa phụng vụ mới là mùa thường niên, tuy nhiên ngài nhấn mạnh rằng Chúa Giê-su phải luôn là trung tâm của đời sống người Ki-tô hữu:
“Chúa Giê-su Ki-tô đã tỏ lộ mình ra; chúng ta được mời gọi để tìm biết Ngài, để nhận biết Ngài trong đời sống của chúng ta và trong rất nhiều tình huống của đời sống,” ngài nói.
Đức Thánh Cha cũng giải thích rằng các Thánh cũng quan trọng, nhưng nếu không có Chúa Giê-su, ngài nói, các Thánh sẽ không tồn tại.
Vì vậy, ngài nói, chúng ta phải tự hỏi mình câu hỏi: “Chúa Giê-su có ở trung tâm đời sống của tôi không? Và đâu là mối quan hệ của tôi với Chúa Giê-su Ki-tô?”
Đức Thánh Cha tiếp tục, chúng ta có ba bổn phận vì “để có thể đưa Chúa Giê-su vào trung tâm chúng ta phải bảo đảm rằng chúng ta biết Ngài và rằng chúng ta có thể nhận ra Ngài.
“Trong thời của Ngài nhiều người đã không nhận ra Ngài: các luật sĩ, các thượng tế, kinh sư, người Sa-đu-sê và Pha-ri-sêu. Quả thật, họ đã bách hại Ngài và giết Ngài. Cả chúng ta nữa hãy tự hỏi mình: “Tôi có quan tâm tìm hiểu Chúa Giê-su? Hay tôi quan tâm đến việc xem những chương trình trò chơi truyền hình, quan tâm đến việc ngồi lê đôi mách, quan tâm đến việc theo đuổi tham vọng hay nói chuyện về đời sống của người khác?” ngài nói.
Để tìm biết Chúa Giê-su, Đức Thánh Cha giải thích, phải có sự cầu nguyện, phải có Chúa Thánh Thần, “cũng phải có Tin mừng, chúng ta phải mang theo bên mình và đọc một đoạn một ngày. Đó là cách duy nhất để tìm biết Chúa Giê-su. Và rồi Chúa Thánh Thần sẽ làm phần công việc còn lại của Ngài. Người làm cho hạt giống nảy mầm và lớn lên chính là Chúa Thánh Thần.”
Bổn phận thứ hai, ngài Phanxico tiếp tục, là tôn thờ Chúa Giê-su: “không chỉ xin Ngài điều này điều kia và tạ ơn Ngài, nhưng hãy thinh lặng cầu nguyện tôn thờ Ngài, và hãy giũ bỏ khỏi tâm hồn mọi thứ khác mà chúng ta đang tôn thờ và bị nó giam hãm sự quan tâm của chúng ta. “Tất cả mọi điều khác, ngài nói, sẽ trở nên hoàn thiện nếu tôi có khả năng tôn thờ chỉ một Thiên Chúa.”
Và Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy cầu nguyện bằng lời ‘Vinh Danh’: “Vinh danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần.”
Ngài nói rằng nhiều khi chúng ta đọc kinh cầu nguyện như con vẹt: “Lời cầu nguyện này là sự tôn thờ! Đó là cách để thờ kính Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Lời cầu nguyện ngắn, trong thinh lặng, trước sự cao cả của Thiên Chúa là một cách để tôn thờ Chúa Giê-su và nói rằng: “Chúa là nguồn mạch duy nhất, Chúa là khởi nguyên và là tận cùng, và con muốn ở cùng Chúa suốt trọn cuộc đời, cho đến cõi trường sinh.” Đó là cách để đuổi những thứ ngăn cản tôi không tôn thờ Chúa Giê-su.
Bổn phận thứ ba, Đức Thánh Cha nói, là bước theo Chúa Giê-su, như được nói đến trong Tin mừng hôm nay trong đó Chúa gọi các môn đệ đầu tiên. Nó có nghĩa là đưa Chúa Giê-su vào trung tâm cuộc sống của chúng ta:
“Đời sống của Ki-tô hữu rất đơn sơ, nhưng chúng ta cần ân sủng của Thánh Thần để thức tỉnh khao khát hiểu biết Chúa Giê-su, tôn thờ Chúa Giê-su và bước theo Chúa Giê-su. Đó là lý do tại sao ngay trong Lời nguyện Nhập lễ chúng ta đã xin Chúa cho chúng ta những gì chúng ta được kêu gọi để thực hiện và chúng ta cầu xin Người sức mạnh để thực hiện điều đó,” ngài nói.
Người Ki-tô hữu, Đức Thánh Cha Phanxico nói, không cần phải làm những điều gì khác lạ, khó khăn, hay siêu quần, vì thế chúng ta hãy xin Chúa ơn sủng được hiểu biết Chúa Giê-su, tôn thờ Chua Giê-su và bước đi theo Ngài.
[Vatican Radio]

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/01/2017]