Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Syria, Đức Giám mục Audo: trẻ em là trung tâm của những bi kịch của chúng tôi

Syria, Đức Giám mục Audo: trẻ em là trung tâm của những bi kịch của chúng tôi


Sau khi công bố ngày Cầu nguyện cho Hòa bình vào 1 tháng 6, sẽ đề cao những vai chính nhỏ nhất, Giám mục Giáo phận Aleppo nói với Đài Vatican

children suffer
Các trẻ em và bi kịch của chiến tranh ở Syria

29/05/2016
VATICAN INSIDER STAFF
ROME
Vào thứ Tư tuần tới, như Đức Thánh Cha đã công bố tại buổi lễ Angelus, các cộng đoàn Ki-tô hữu ở Syria sẽ cầu nguyện cho hòa bình. Và các nhân vật chính sẽ là những trẻ em. Để hiểu thêm về sáng kiến này, đài Vatican đã phỏng vấn Đức Giám mục giáo hội Chaldea thuộc giáo phận Aleppo và chủ tịch Caritas Syria, Đức ông Antoine Audo.
“Nó là một điều gì đó,” ngài nói vào microphone của đài phát thanh Vitican, “cho thấy cách những Ki-tô hữu đang hiện diện, đã có cội rễ ở Syria, trong Giáo hội và họ sẽ không từ bỏ đặc ân đó mà không bảo vệ lấy nguồn cội sự hiện diện của chúng tôi, và tương lai của chúng tôi. Tôi nghĩ trẻ em là trung tâm điểm của tấn bi kịch của Syria. Nó là một điều rất quan trọng, tương lai của Ki-tô giáo, của tất cả mọi Giáo hội. Dấu chỉ hiệp nhất này, khi mọi người cùng đồng tâm vào ngày 1 tháng 6, là rất đặc biệt cho chúng tôi, cho Giáo hội hoàn vũ.”
Hoàn vũ, quả thật như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà các trẻ em ở Syria đang mời gọi trẻ em trên toàn thế giới cùng cầu nguyện với các em. “Tôi nghĩ,” Đức Giám mục đưa lý do, “một đứa trẻ vẫn là một người yếu đuối nhất trong xã hội: tất cả mọi bạo lực đều rơi trên đầu trẻ em, các em không có cách gì để tự bảo vệ trong hoàn cảnh bạo lực này. Theo ý nghĩa này, trái tim của Thiên Chúa nhìn nơi các trẻ em con đường của Thiên quốc, con đường của sự khiêm hạ, con đường đặt ra những câu hỏi về những quyền lực của thế giới. Một trẻ em là một cách rất tốt để kêu gọi sự hòa bình và hòa hợp.”
Như tình hình hiện tại của trẻ em ở Syria, Đức Giám  mục Audo nhận xét: “Các trẻ em ở Syria đang chịu đau khổ, có trên 2 triệu trẻ em không được đến trường; tôi nhìn thấy các em trên các đường phố ở Aleppo, các em bước đi với đôi chân trần, không có bánh ăn, không có cơ hội có được nhân phẩm … Người ta sử dụng trẻ em với nhiều mục đích khác nhau, để làm nhục, để kiếm tiền …”
Nhưng trẻ em lại đại diện cho niềm hy vọng. “Đúng,” Đức Giám mục Audo kết luận, “ngay cả với những người ngoài kia chỉ nghĩ đến quyền lực và tiền vẫn có thể nhìn thấy tính chân thực của trẻ em: mỗi người chúng ta đều đã là một trẻ em, mỗi chúng ta đều mang trong tim mình tính chân thực của một đứa trẻ, tính chân thực của sự hạnh phúc sâu thẳm của con người: bạn có thể nhìn thấy điều đó trong đôi mắt của các em, bạn có thể thấy những điều đó trong câu chuyện của các em. Đây là một vấn đề thuộc con người-nhân loại-tinh thần rất sâu rộng, và tôi hy vọng Đức Thánh Cha sẽ giúp chúng tôi, ngài là người chú ý đến những thực tại của con người nơi những người yếu kém nhất, nơi những người đơn sơ nhất.”

[Nguồn: vaticaninsider]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/05/2016]


Vị linh mục ở Cameroon rao giảng Tin mừng qua bóng đá

Vị linh mục ở Cameroon rao giảng Tin mừng qua bóng đá

Fr. Cañón with his soccer team in Cameroon. Credit: Independiente Santa Fe/@SantaFe via Twitter.
Cha Cañón với đội bóng đá của ngài ở Cameroon. Ảnh: Independiente Santa Fe/@SantaFe via Twitter.
Mamfe, Cameroon, 25 tháng 5, 2016 / 04:11 chiều (CNA/EWTN News).- Cha William Cañón là một nhà truyền giáo người Colombia ở Cameroon, ngài trở thành huấn luyện viên bóng đá mỗi Chúa nhật, giúp mang lại niềm vui cho khoảng 60 trẻ em địa phương qua thể thao và tình thân thiết.
“Sau chầu Thánh thể, chúng tôi tập trung lại và dành thời gian để xây dựng tính cách Ki-tô hữu; rồi, với kiến thức rất hạn chế về thể thao, chúng tôi chơi bóng đá,” Cha Cañón kể với Pablo Romero phóng viên tờ El Tiempo, một tờ nhật báo của Colombia (El Tiempo).
Nhà truyền giáo là một người hâm mộ đội Independiente Santa Fe, đội bóng đá của Bogota đã giành được giải Copa Sudamericana năm ngoái. Ngài là nhà truyền giáo cho vùng Mamfe, thuộc miền tây nam Cameroon, từ năm 2014.
Khi ngài đến Cameroon ngài được chuyển đến một giáo xứ nơi mà hạt giống tin mừng vẫn chưa được gieo: ngài tìm thấy một dân tộc vẫn còn có những tục lệ như đa thê, và một nền văn hóa thượng tôn nam giới. Họ đang phải đối mặt với dịch bệnh, thiếu thực phẩm, và thiếu điện và nước sạch.
Nhưng Cha Cañón để ý thấy các em trai ở Mamfe có một niềm đam mê bóng đá đặc biệt, vì vậy ngài quyết định tận dụng cơ hội này để đưa các em lại gần Chúa hơn. Mỗi Chúa nhật, cha dâng Thán lễ cho khoảng 60 em trai chơi bóng đá. Rất nhiều em phải đi bộ cả 3 tiếng đồng hồ để đến đó, và các trận đá bóng được tổ chức trên cánh đồng đất với khung thành tạm thời, và họ luôn bắt đầu trận bóng bằng lời cầu nguyện.
“Nhìn thấy các em đến là một hình ảnh không tưởng tượng nổi. Một số em đi chân trần, nhưng với niềm vui vô cùng tên nét mặt. Hầu hết các em đều là những cậu bé tự ý đến và rất chân thành. Và trên hết, các em rất mang ơn, vì đó là thời gian duy nhất các em có niềm vui và giấc mơ. Bất kể những hoàn cảnh và những khó khăn, các em vẫn luôn đến đây,” vị linh mục nói với El Tiempo.
“Ở đây các em rất hạnh phúc với những điều rất nhỏ, và với cuộc sống của các em,” ngài nói thêm.
Trong suốt tuần lễ, cha dân lễ mỗi ngày lúc 6 giờ sáng. Sau đó ngài đi thẳng ra bệnh viện địa phương và làm việc ở đây hầu như cả ngày với vị trí tuyên úy.
Đội bóng Independiente Santa Fe đã rất cảm kích khi nghe về công việc của nhà truyền giáo. Trong một chuyến đi đến Colombia, ngài đã xin quyên góp cho đội bóng Cameroon của ngài và họ đã tặng ngài các trái bóng và đồng phục đội bóng Santa Fe uniforms cho các em.
“Tôi đội ơn Chúa vì cơ hội rất tuyệt vời này mà Ngài đã ban cho tôi. Và với Santa Fe, có đồng phục. Từ đây, tôi tiếp tục hỗ trợ đội bóng của tôi,” ngài nói với (El Tiempo).
[Nguồn: catholicnewsagency]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/05/2016]


Đức Tổng Giám mục Diarmuid Martin: ‘Coi trọng giá trị của gia đình,’ ‘Hãy dũng cảm’

PHỎNG VẤN: Đức Tổng Giám mục Diarmuid Martin: ‘Coi trọng giá trị của gia đình,’ ‘Hãy dũng cảm’

Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Ireland nói về Đại hội các Gia đình Thế giới 2018
30 tháng 5, 2016
Diarmuid_Martin,_Archbishop_of_Dublin_in_2012
Đức Tổng giám mục Martin-- Wikimedia Commons
Trên bề mặt của một nền văn hóa đang thay đổi, giá trị của các gia đình phải được coi trọng như là một trường học và không đánh mất lòng dũng cảm.
Trong một buổi phỏng vấn dành riêng cho ZENIT, Đức Tổng Giám mục Diarmuid Martin giáo phận Dublin, Ireland, nhấn mạnh điều này. Vị Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Ireland đã trao đổi với chúng tôi tiếp theo sau một cuộc họp báo ở Vatican hôm thứ Ba để trình bày về Đại hội các Gia đình Thế giới. Đại hội sẽ diễn ra các ngày 22-26 tháng 8 năm 2018, ở Dublin với chủ đề “Tin mừng của Gia đình, Niềm vui của Thế giới.”
Trong buổi phỏng vấn, ngài cũng nói về những đối mặt với sự ngược đãi của các gia đình đã được cân nhắc như thế nào, đại hội ở Philadelphia tháng 9 năm 2015 đã có tác động ra sao đối với chương trình sắp tới, và những điều ngài hy vọng sẽ đem lại cho các gia đình ở quốc gia của ngài.
Thêm nữa, vị giám mục Ireland đã nhận định về lý do tại sao Đức Giáo hoàng Phanxico đã “cách mạng hóa” quan niệm của Thượng hội đồng, và tại sao hiệu quả của nó đòi hỏi phải có sự cộng tác tiếp theo của Giáo hội.
****
ZENIT: Thưa Đức Tổng Giám mục Martin, Đức Thánh Cha Phanxico đã ủng hộ các gia đình như thế nào và tại sao Đại hội các Gia đình Thế giới lần này lại quá quan trọng như vậy?
TGM Diarmuid Martin:  Ngày này thuộc về một quá trình đã được Đức Thánh Cha Phanxico đề xướng, gần như ngay từ khi bắt đầu triều đại của ngài, những ngày đầu tiên. Ngài đã chọn chủ đề của gia đình cho thượng hội đồng. Ngài đã cách mạng hóa quan niệm của thượng hội đồng, trong đó cũng có những tham khảo ý kiến của các gia đình và tiến trình này vẫn phải tiếp tục. Đó là một tiến trình đồng hành với các gia đình, trong những sự thử thách và khó khăn của họ, trong đó có những khó khăn về kinh tế và văn hóa trong môi trường sống của họ. Và đó là một tiến trình cổ vũ các gia đình. Mọi gia đình – hay ít nhất đại đa số các gia đình – cố gắng thể hiện tốt nhất trong môi trường kinh tế hoặc văn hóa mà không phải lúc nào cũng thuận lợi. Chúng ta cần phải hỗ trợ họ, cho họ những lời động viên, và cũng phải làm việc với những chính sách pháp lý và kinh tế để bảo đảm họ có thể làm được những điều họ muốn làm.
Hầu hết các gia đình đều phấn khởi khi thấy con cái của họ làm tốt hơn cha mẹ trước đây và họ rất tự hào với những người con làm tốt như vậy. Khi chúng tôi thảo luận về các gia đình trong Giáo hội, vấn đề không chỉ là gia đình phải được tham gia vào trong các cơ cấu, mà họ còn làm chứng cho tình yêu của Đức Giê-su Ki-tô, tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa, đặc biệt qua tình yêu của họ dành cho vợ chồng hoặc con cái. Có lẽ trong Giáo hội chúng ta chưa nhấn mạnh đủ về vấn đề này như chúng ta đáng lẽ đã phải làm.
ZENIT: Các gia đình đang phải trải qua những ngược đãi trong thời gian này, vậy họ đang được chiếu cố tới như thế nào?
TGM Diarmuid Martin: Một ai đó cần phải đưa vấn đề này ra trong bối cảnh quốc tế. Rất thường khi các gia đình này làm chứng nhân phi thường đơn giản chỉ là người Ki-tô hữu, trong một vùng mà họ phải trở thành công dân hạng hai.
ZENIT: Đại hội Gia đình Thế giới ở Philadelphia tháng 9 vừa qua có đóng vai trò gì trong chương trình không?
TGM Diarmuid Martin: À, tôi cũng có ở đó. Tôi đã quan sát. Tôi cho rằng một trong những vấn đề ở Philadelphia là mức độ an ninh quá cao, và chúng tôi hy vọng rằng ở Ireland, chúng tôi sẽ không gặp những đe dọa đòi hỏi phải nâng cao mức độ an ninh … Rất nhiều người chỉ muốn nhìn thấy Đức Thánh Cha và nhiều người đã không thể vì tình trạng an ninh được siết chặt quá cao. Nhưng ngược lại thì đó là một sự kiện được tổ chức rất tốt và chúng tôi sẽ học lấy những kinh nghiệm.
ZENIT: Ngài hy vọng các gia đình ở Ireland sẽ học được gì từ đại hội này? Họ cần những gì?
TGM Diarmuid Martin: Tôi hy vọng rằng người ta sẽ bắt đầu đánh giá đúng vai trò của gia đình như là một trường học và không mất lòng dũng cảm khi phải đối mặt với một nền văn hóa đang thay đổi. Tôi hy vọng rằng họ có thể giải thích cho con cái của họ những giá trị nền tảng của gia đình là gì: Tại sao con người phải trung thủy? Những ích lợi có được từ sự chung thủy này là gì? Và các gia đình phải trải nghiệm điều này.
Tôi đã đưa ra một ví dụ khi tôi trình bày tại thượng hội đồng rằng lúc tôi còn làm việc trong một trường học dành cho cựu tù nhân ở trung tâm London. Và ngay trước mặt một trong những ngôi nhà tù lớn nhất London, chúng tôi có một cửa hàng nhỏ sắp bị san ủi, phá bỏ. Và tôi nhớ là chúng tôi đã dùng nó để cho những người vợ của các tù nhân đến để sửa soạn, chuẩn bị cho các em bé, và để các bé lại đó, vì họ không thể mang các bé vào trong nhà tù. Nhưng những người phụ nữ đó không bao giờ bỏ qua một tuần, ngay cả khi họ đến chỉ để gặp một người có thể đã không còn chung thủy với họ. Và tôi phải nói rằng có thể họ đã không còn khả năng nói lên được cụm từ ‘không chia lìa,’ nhưng họ đã hiểu được ý nghĩa của sự chung thủy là gì. Đó là một điều vô cùng phi thường. Và cuộc thăm viếng đó có ý nghĩa rất lớn đối với người trong tù.
ZENIT: Thưa Tổng giám mục, ngài có đọc ZENIT không ạ?
TGM Diarmuid Martin: Có chứ, vì tôi rất tò mò muốn biết việc gì đang xảy ra trong Giáo hội.
***
[Nguồn: ZENIT]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 31/05/2016]


Chương trình giảng dạy mới cho chủng sinh, được truyền cảm hứng từ Đức Thánh Cha Phanxico

Chương trình giảng dạy mới cho chủng sinh, được truyền cảm hứng từ Đức Thánh Cha Phanxico

Một báo cáo về Giảng dạy Môi trường cho các Linh mục tương lai

chương trình giảng dạy chủng viện
các linh mục

30/05/2016
LISA PALMIERI-BILLIG
ROME
Một Thầy Rabbi trẻ Do thái giáo người Israel, Yonatan Neril, cam kết phát triển mối tương quan giữa đức tin và sinh thái học đã cân nhắc thật kỹ lưỡng trước lời kêu gọi lặp đi lặp lại của Đức Thánh Cha Phanxico phải có hành động để bảo vệ môi trường chống lại biến đổi khí hậu. Thầy Rabbi Neril là người sáng lập và là giám đốc của Trung tâm Liên Tôn Phát Triển Bền Vững (Interfaith Center for Sustainable Development) ở Jerusalem, tổ chức này vừa hoàn thành một khảo sát mới tại 48 chủng viện Công giáo ở Bắc Mỹ, Roma và Đất Thánh, mục đích để tìm hiểu xem những trường giảng dạy này đã thực hiện nghiêm túc những cảnh báo và yêu cầu khẩn thiết của Đức Phanxico tới mức độ nào. ICSD là một tổ chức phi  lợi nhuận hoạt động nhằm tạo chất xúc tác cho một sự chuyển tiếp sang một xã hội sự con người bền vững hơn qua sự dẫn dắt tích cực của những cộng đồng tôn giáo khác nhau.
Báo cáo về “Các khóa Sinh thái học Công giáo trong các Chủng viện Công giáo”, (tài chính được Quỹ Julia Burke Foundation tài trợ) cho thấy hàng loạt những cố gắng đưa những vấn đề môi trường vào trong chương trình học của chủng việc.
16 lớp học dành riêng cho các bài dạy sinh thái học Công giáo được xây dựng ở 7 chủng viện, và rất nhiều chủng viện khác cũng đưa những vấn đề về môi trường vào trong các khóa học dưới nhiều đề tài khác nhau.
Bảy chủng viện Công giáo đã xây dựng các khóa học về đức tin và sinh thái học. Ở Mỹ gồm Liên Minh Thần Học Công giáo ở Chicago; Đại học Công giáo Hoa kỳ: trường Thần học và các Môn học Tôn giáo ở thủ đô Washington D.C.; trường Thần học Oblate ở San Antonio, Texas; trường Chủng viện Thần học Thánh Phaolo và trường Đại học Thánh Tô-ma ở St Paul, Minnesota.
Các trường đại học Giáo hoàng ở Roma đã giới thiệu các khóa học này gồm Đại học Gregorian, đại học Giáo hoàng Thánh Anselmo và thánh Salesian.
Ngoài ra trường Thần học Dòng Tên ở Berkeley, CA, và Chủng viện Latin Patriarchate ở Beit Jala, Palestine, “đã bước những bước thật dài trong để kết hợp những bài dạy và thực hành về tính tồn tại bền vững trong các chủng viện của họ,” cho dù họ chưa có những khóa học đặc biệt dạy về đức tin và sinh thái học.
Đức Thánh Cha Phanxico đặc biệt đã thúc giục các học viện Công giáo kết hợp môn học này vào trong chương trình giảng dạy. Trong một số báo in, thầy rabbi Neril nhắc lại lời của Đức Giáo hoàng Phanxico trong thông điệp “Laudato Si’ kêu gọi các chủng viện Công giáo giảng dạy về sinh thái học, ngài nói: “Hy vọng của tôi là các chủng viện của chúng ta và các nhà chung sẽ cung cấp một chương trình giáo dục về tính đơn giản biết chịu trách nhiệm của cuộc sống, tư duy sâu lắng về thế giới của Thiên Chúa với tâm tình tri ân, sự quan tâm đến những nhu cầu của người nghèo và biết bảo vệ môi trường” (đoạn 214).
Thầy Neril nói rằng ICSD đang hy vọng rằng Bộ Giáo sĩ, bộ được mong chờ sẽ đưa ra những hướng dẫn mới về chương trình giáo dục chủng viện trong năm nay với tên gọi Ratio Fundamentalis, từ đó sẽ thiết lập nên các khóa giảng dạy sinh thái học Công giáo, một yêu cầu cho hàng ngàn chủng viện Công giáo toàn cầu.
ICSD cũng đã xuất bản 2 nghiên cứu liên quan đến chương trình giảng dạy chủng viện về đức tin và sinh thái học, trong đó một nghiên cứu về cách thức những tôn giáo khác nhau ở Israel và Palestine đã bắt đầu tiếp cận với vấn đề bức thiết này như thế nào.
Trong Báo cáo về việc Giảng dạy Đức tin và Sinh thái học trong các Chủng viện ơ Đất Thánh (Report on Faith and Ecology Teaching in Holy Land Seminaries), xuất bản hồi tháng 3, ICSD và Konrad Adenauer Stiftung đã kết hợp kiểm tra 20 chủng viện Công giáo, Do thái giáo, và Hồi giáo ở vùng Đất thánh – trong đó có 4 trường Công giáo – đang giảng dạy về các vấn đề môi trường như thế nào.
Ngoài ra, bản Báo cáo về các Khóa học Đức tin và Sinh thái học ở các Chủng viện Bắc Mỹ của ICSD (Report on Faith and Ecology Courses in North American Seminaries) cho thấy hơn 160 khóa học đức tin-và-sinh thái học đặc biệt đang được dạy tại hơn 50 chủng viện.
Thầy Rabbi Neril sẽ gặp gỡ những nhà lãnh đạo các học viện Công giáo ở Roma vào tháng 6 để hợp tác thêm trong lĩnh vực này.

[Nguồn: vaticaninsider]
[Chuyển ngữ: TRI  KHOAN 31/05/2016]


Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

10 điều thú vị các bạn chưa biết về đội Cận vệ Thụy sĩ

10 điều thú vị các bạn chưa biết về đội Cận vệ Thụy sĩ


swiss guard

Khi nhìn những bức ảnh của Vatican, một trong những chi tiết thu hút sự chú ý của đôi mắt chúng ta là các quý ông mặc đồ xanh, vàng, đỏ, và đứng nghiêm như tượng chung quanh khu vực sân quảng trường. Đây là những người trong đội cận vệ Thụy sĩ, chúng ta thực sự biết được bao nhiêu thông tin về sự hiện diện đầy kiên trì của họ. Dưới đây là 10 điều bạn nên biết:

1. Lịch sử của đội cận vệ Thụy sĩ quay ngược lài từ thời Đức Giáo hoàng Julius II, khi đó lần đầu tiên ngài mời đội binh Thụy sĩ đến Roma năm 1506; vào năm 1512 đội binh này đã được biết đến như là “Những người bảo vệ sự tự do của Giáo hội.”

Hofburg Schweizertor (Swiss Gate), Vienna
Hofburg Schweizertor (Cổng Thụy sĩ), Vienna Wikipedia

2. Theo lịch sử, ngày 22 tháng 01 năm 1506, được gọi là ngày khai sinh chính thức của Đội Cận vệ Thụy sĩ bảo vệ Đức Giáo hoàng và lúc đó 150 binh sĩ đầu tiên  được Đức Giáo hoàng ban phép lành. Từ đó về sau, cơ cấu của đội cận vệ phải trải qua những đợt xét duyệt tùy theo từng tình trạng đe dọa an ninh khác nhau. Cho mãi đến hôm nay thì đội cận vệ vẫn đứng vững và sẵn sàng bảo vệ Đức Thánh Cha và nhà nước Vatican.

Massacre of the Swiss Guard (1792), Jean Duplessi Bertaux Wikipedia
Cuộc thảm sát của Đội cận vệ Thụy sĩ (1792), Jean Duplessi Bertaux
Wikipedia

3. Những đòi hỏi khắt khe đối với một người muốn gia nhập đội cận vệ bao gồm: phải là công dân Thụy sĩ, trung thành với Giáo hội, đã hoàn thành khóa huấn luyện quân sự đặc biệt, tuổi từ 19 đến 30, cao tối thiểu 5’8’’ (khoảng 1,72m), độc thân, và học vấn tối thiểu đã hoàn thành trung học hay chương trình khác tương đương.

swiss-guard-reviewing

Wikimedia

4. Đồng phục hiện tại của Đội cận vệ Thụy sĩ đã được sửa đổi lại lần gần đây nhất là vào khoảng năm 1914. Tuy nhiên, nó vẫn được lấy cảm hứng từ bộ đồng phục đầu tiên của đội cận vệ.

swiss guard

Wikimedia


5. Hàng năm vào ngày 6 tháng 5, những cận vệ mới được tuyển chọn làm lễ tuyên thệ lòng trung thành để “phục vụ trung thành, trung tín và tôn kính” Đức Giáo hoàng. Đây là ngày tưởng nhớ biến cố lịch sử “Cuộc cướp phá thành Roma” năm 1527 với 147 cận vệ đã hy sinh để bảo vệ Giáo hội.

Last Stand of the Swiss Guard

Cuộc kháng cự cuối cùng của Đội cận vệ Thụy sĩ

6. Ba vị thánh bổn mạng của đội Cận vệ Thụy sĩ là: thánh Martino thành Tours, một chiến binh trở thành tu sĩ (11 tháng 11); Thánh Sebastian (20 tháng 1) cũng là thánh bổn mạng của các binh sĩ; và thánh Niklaus von Flüe (25 tháng 9) là thánh bổn mạng của Thụy sĩ.

St. Martin of Tours
St. Sebastian
St. Niklaus von Flüe

7. Mỗi ngày khoảng 2/3 đội cận vệ đứng gác tại các cổng ra vào của Cung Giáo hoàng, những người khác tháp tùng Đức Giáo hoàng khi ngài tông du nước ngoài hoặc xuất hiện giữa đám đông; họ hoạt động như đội vệ sĩ riêng.

Wikipedia
Wikipedia

8. Ngoài trách vụ chính của họ là bảo vệ, những người này phải tiếp tục cập nhật những bài hướng dẫn khác nhau, giữ kỷ luật qua những bài luyện tập và hành quân và tiếp tục được huấn luyện quân sự như tập bắn thường xuyên.

swiss guard
Wikipedia

9. Họ cũng tham gia vào những hoạt động nhàn rỗi hơn như đội bảo vệ danh dự, đồng ca, và thể thao! Các đơn vị của đội cận vệ thành lập các nhóm và thi đấu với nhau!

swiss guard
Wikimedia

10. Lương khởi điểm hàng năm của một người trong đội Cận vệ Thụy sĩ vào khoảng €15,600, hay $18,400 USD. Mức lương này chỉ nhằm cung cấp đủ cho những nhu cầu cơ bản của một người thanh niên độc thân đã chọn dâng hiến đời mình (trong một khoảng thời gian nào đó) để phục vụ Đức Thánh Cha.

swiss guard
Wikimedia




[Nguồn: epicpew]


Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/05/2016]



Đức Thánh Cha với các phó tế: Đừng keo kiệt với thời gian của anh em

Đức Thánh Cha với các phó tế: Đừng keo kiệt với thời gian của anh em

Trong Thánh lễ Năm thánh, ngài nói phục vụ cần phải bỏ ngay bảng thời gian biểu
29 tháng 5, 2016
pope francis
CTV Screenshot - Bài giảng của Đức Thánh Cha trong lễ Năm thánh cho các thầy Phó tế
Để  làm người tôi tớ trung thành, anh em không thể keo kiệt với thời gian của mình, nhưng phải cho đi một cách hào phóng ngay cả trong những thời điểm bất tiện nhất.
Đức Thánh Cha đã thúc đẩy các phó tế nhận ra được vấn đề này trong thánh lễ bế mạc Năm thánh cho các Thầy Phó tế tại Quảng trường Thánh Phê-rô sáng nay.
Năm thánh đặc biệt này là một lễ mừng cho các phó tế và vợ con của họ tại Roma từ 27 - 29 tháng 5. Họ được mời đến từ khắp nơi trên thế giới để làm cuộc hành hương về Kinh thành Roma trong dịp đặc biệt của Năm thánh Lòng thương xót.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đưa ra suy tư về những điều làm nên một người tôi tớ trung thành, nhấn mạnh đến 3 điểm chính: sẵn sàng, nhân từ, và có một ‘trái tim khỏe mạnh.’
Sẵn sàng
“Một người phục vụ không phải là người nô lệ cho thời gian biểu, nhưng luôn phải sẵn sàng để đối mặt với những tình huống bất ngờ, luôn sẵn sàng cho anh chị em của mình và luôn phải mở lòng trước những điều bất ngờ của Thiên Chúa. Một người phục vụ phải biết mở lòng trước những điều bất ngờ, những bất ngờ của Thiên Chúa,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh.
Ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải hy sinh giây phút nghỉ ngơi xứng đáng hay từ bỏ việc anh em thích làm, Đức Phanxico lưu ý, “một người tôi tớ phải biết cách mở những cánh cửa thời gian và tâm hồn của mình cha tha nhân xung quanh, ngay cả trong những giờ bất tiện nhất.”
“Một người phục vụ không biết lo lắng về thời gian biểu,” Đức Phanxico ứng khẩu nói. “Thật là rắc rối cho tôi khi tôi nhìn thấy một thời gian biểu trong một giáo xứ: “Từ điểm thời gian này sang điểm thời gian khác”. Rồi sao nữa? Chẳng có cánh cửa nào mở, không có linh mục, không có phó tế, không có giáo dân để đón tiếp người khác … Điều này không tốt.
“Đừng lo lắng về bảng thời gian biểu: hãy có can đảm bỏ qua thời gian biểu.”
Một người phục vụ, Đức Thánh Cha nhấn, phải học mỗi ngày phương pháp tách mình ra khỏi những công việc được làm theo cách riêng của mình và sống cuộc sống theo một quy định riêng. “Một người phục vụ không được để dành thời gian nhàn rỗi; người ấy phải từ bỏ ý tưởng làm chủ một ngày của anh ta,” ngài nói.
Ngài nói với các phó tế rằng nếu họ thể hiện tính sẵn sàng với mọi người, thì thừa tác vụ của họ “sẽ không còn là phục vụ cho bản thân, nhưng là sự đơm hoa kết trái của tin mừng.”
Nhân từ
Nói về lòng nhân từ, Đức Phanxico nhắc nhở các Phó tế hãy bắt chước chính Chúa Giê-su là người “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” và Người đến để phục vụ. Cũng vậy, như Chúa Giê-su, Đức Thánh Cha thúc giục, hãy kiên nhẫn, tốt lành và luôn hiện diện.
“Đây là những đặc tính của sự phục vụ của Ki-tô giáo; hiền lành và khiêm nhường, theo gương Chúa phục vụ anh em: bằng cách chào đón mọi người với tình yêu chờ đợi và luôn cảm thông, bằng cách làm cho mình luôn hòa đồng và thân thiết giữa cộng đoàn giáo xứ, là nơi mà người lớn nhất không phải là người ra lệnh, nhưng là người phục vụ (Lc 22:26).”
Lòng nhân từ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, là ơn thiên triệu của chức Phó tế thể hiện đức ái trưởng thành của thừa tác viên.
Trái tim khỏe mạnh
Với tinh thần sẵn sàng phục vụ, ngài nói tiếp, đòi hỏi một trái tim khỏe mạnh: “một trái tim được Thiên Chúa chữa lành, một trái tim biết tha thứ và không biết đóng lại hay trở nên chai đá.”
Đức Thánh Cha động viên họ cầu  nguyện mỗi ngày để được Chúa Giê-su chữa lành và trở nên giống Người hơn.
“Anh em hãy dâng lên Thiên Chúa công việc của mình, những sự phiền phức nho nhỏ của mình, tính mỏng dòn của mình và những hy vọng trong lời cầu nguyện chân thành để dâng cuộc sống mình lên Thiên Chúa và đưa Thiên Chúa vào trong đời sống của mình,” ngài nói.
Đức Thánh Cha kết luận, và nhắc nhở các Phó tế hãy lấy 3 yếu tố này đưa vào đời sống thực hành, họ sẽ trở nên những người tôi tớ phục vụ Chúa Giê-su hiệu quả hơn, có khả năng gặp gỡ và giúp đỡ những ai đang trong cơn thiếu thốn.
***
[Nguồn: ZENIT]
Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/05/2016]


Linh mục bước xuống đường đua trong những ngày diễn ra giải đua xe Indy

Vị linh mục bước xuống đường đua trong những ngày diễn ra giải đua xe Indy

Rao giảng Tin mừng với tốc độ 230 dặm (khoảng 370km) một giờ

SHAWN WOOD
05/29/2016
Shawn Wood photos
Ảnh bên, Cha Glenn O'Connor lau vỏ xe sau chặng dừng trên đường đua trong buổi tập cho Josef Newgarden tại đường đua Indianapolis Motor Speedway. Ảnh dưới, Cha O'Connor mang các vỏ xe chuẩn bị cho vòng đua tiếp theo trong giải Indianapolis 500 driver Newgarden. Vị linh mục sẽ làm việc trong khu đường đua của mình trong suốt ngày đua Chủ nhật của giải 100th Indianapolis 500.
– Ảnh: Shawn Wood
INDIANAPOLIS — Những vệt lờ mờ màu hồng vạch ngang đường chân trời phía đông khi bình minh ló dạng bắt đầu một buổi sáng của ngày đua trên đường đua nổi tiếng Indianapolis Motor Speedway. Cha Glenn O’Connor, một linh mục thuộc Tổng giáo phận Indianapolis, có mặt tại đường đua từ 4:30 sáng.
Đó là khởi đầu cho một ngày làm việc dài dằng dặc của vị linh mục, ngài sẽ làm việc với đội đua Ed Carpenter Racing, sau khi dâng nhiều lễ cho các tín hữu bắt đầu 8 giờ sáng.
Cha O’Connor được đến xem đua xe với tư cách một người hâm mộ lần đầu tiên năm 1969, và ngài bắt đầu làm việc tại đường đua năm 1975.
Năm nay là kỷ niệm giải đua thứ 100 của “Greatest Spectacle in Racing,” (Cảnh đua vĩ đãi nhất) vào ngay 29 tháng 5, và là năm thứ 41 vị linh mục làm việc trên đường đua.
Tiếng gọi vào thiên chức Linh mục
Sinh ngày 6 tháng 7 năm 1952, Cha O’Connor là con cả trong gia đình của Glenn và Eileen O’Connor có 8 người con. Ngài được tiến chức linh mục ngày 17 tháng 5 năm 1980, và hiện tại đang là linh mục quản xứ nhà thờ Thánh Susanna Church, ở Plainfield, Ind., một vị trí ngài đã giữ từ năm 2012.
Ngài cũng là cha tuyên úy Công giáo cho sân bay Quốc tế Indianapolis và là cha linh hướng cho Central Indiana Cursillo, đồng thời là phát ngôn viên cho các buổi họp của Hiệp hội Vận động viên Công giáo của Đức Ki-tô.
“Đó là một tiếng gọi vang vọng làm linh mục,” cha O’Connor nói. “Cha tôi cũng học trong chủng viện, nên khi tôi lớn lên trong nhà lúc nào cũng đầy các linh mục; và các vị thường xuyên động viên tôi, và tôi cũng thích những công việc các cha làm. Rồi tôi đến học ở một trường Latin ở Indianapolis, một trường trung học Công giáo.”
Nhưng năm cuối trung học ngài lại quyết định không đi theo con đường làm linh mục nữa. Vì vậy cha đi làm và bắt đầu học chương trình đại học tại Đại học Indiana University-Purdue University Indianapolis and Ball State, tại đây cha học dự bị luật và cuối cùng chuyển sang môn tâm lý.
“Có cái gì đó giống như động lực đem tôi trở lại với ý nghĩ làm linh mục, và tôi đến St. Meinrad để tìm hiểu xem liệu việc này (làm linh mục) có thực sự là tiếng gọi của tôi hay không; và tôi không bao giờ trở lại gia đình nữa,” cha O’Connor nói.
Cha tốt nghiệp với bằng Cử nhân nghệ thuật của trường Đại học St. Meniard College năm 1976 và tốt nghiệp chủng viện St. Meinrad, ở St. Meinrad, Ind., năm 1980, với bằng cử nhân thần học.

Sứ vụ IndyCar
Mỗi cuối tuần của giải đua cho loạt giải Verizon IndyCar Series, những Ki-tô hữu không thuộc giáo hội nào và người Công giáo có cơ hội tôn thờ và dâng thánh lễ tại đường đua qua nhóm Sứ vụ IndyCar (IndyCar Ministry).
Quay ngược lại năm 2000, Bob Hills, cựu giám đốc của Sứ vụ biết cha O’Connor khi cha đến giúp vì cha Phil DeRea được gọi về Roma.
“Cha Glenn rất tuyệt vời đối với những người trên đường đua; ngài hiểu họ; ngài biết họ. Bất kể họ là người Công giáo hay không, ngài vẫn quan tâm chăm sóc họ,” Hills nói.
Năm 2003, Tony Rena đã bị tử nạn trên đường đua trong một lần chạy thử vỏ. Anh ta đã gặp cha O’Connor chỉ vài ngày trước tai nạn xảy ra, và đã lên kế hoạch kết hôn vài tháng sau.
Hills liên lạc với cha O’Connor, ngài đến cầu nguyện bên xác của Rena trong lễ tang.
“Điều đó có ý nghĩa rất lớn với gia đình Rena,” Hills nói.
Theo Hills, Đức Tổng giám mục Joseph Tobin của tổng giáo phận Indianapolis dâng thánh lễ chung trong khu dành cho khán giả và người cổ động, và cùng đồng tế là cha O’Connor.
Những hạt giống hy vọng
Nhưng đua xe không phải là trọng tâm duy nhất của vị linh mục. Cha O’Connor đồng sáng lập tổ chức “Những hạt giống hy vọng (Seeds of Hope), một nhà dành cho những phụ nữ trên 18 tuổi cần cai nghiện ở mé tây Indianapolis ngày 20 tháng 9, 1999.
“Tôi luôn luôn muốn có một nơi để cho những người cần có một cơ hội thứ hai,” cha O’Connor nói.
Marvetta Grimes là một trong số hơn 500 phụ nữ đã được giúp bởi tổ chức Những hạt giống hy vọng.
Cô bắt đầu sử dụng ma túy năm 12 tuổi và ngày 24 tháng 10, 1999, cô vào nhà này tìm cơ hội chấm dứt 21 năm nghiện.
Qua sự giúp đỡ và hướng dẫn của cha O’Connor, cô đã có thể dứt bỏ sự lệ thuộc vào thuốc phiện và đây là năm thứ 11 cô là giám đốc điều hành của nhà, 17 năm sau khi cô đến tìm sự trợ giúp.
“Cha là một chiến binh cho những người kém may mắn; và qua ơn sủng của Thiên Chúa và nhờ ngài, chúng tôi đã học được cách để trở thành những người như chúng tôi ngày hôm nay và hoàn thiện những gì chúng tôi có thể,” Grimes nói. “Nếu không nhờ sự cả quyết của cha và trái tim nhân hậu của ngài, tổ chức Những hạt giống Hy vọng ngày nay làm gì có được.”
Vì hoạt động của ngài với tổ chức Những hạt giống Hy vọng, tháng trước cha O’Connor đã nhận được giải thưởng Jefferson của kênh truyền hình RTV6, một chi nhánh của kênh ABC TV ở Indianapolis. Đây là một giải thưởng quốc gia cho sự phục vụ cộng đồng được bắt đầu từng phần vào cuối thời Jacqueline Kennedy Onassis.
Ngày đua
Sau thánh lễ 9 giờ sáng của giải đua 500, cha O’Connor sẽ thay bộ áo lễ sang bộ đồ trường đua và làm việc cho Ed Carpenter Racing và tay đua Josef Newgarden.
“Đấy là một sự kết hiệp hoàn hảo,”cha O’Connor nói về cách kết hợp giữa đua xe và Tin mừng. “Khi bạn quen biết những người này, bạn sẽ hiểu được cách làm sao để tiếp cận tới một số những người khác. Họ dạy tôi rất nhiều về nhóm làm việc và cách làm việc với nhau. Có rất nhiều bài học tốt rút ra từ việc đua xe, và tôi luôn kinh ngạc phía bên kia vạch đua, khi có người cần trợ giúp, cộng đồng đua luôn sẵn sàng.”
Khi cha O’Connor trở về nhà xứ sau ngày đua, ngài ngồi xem lại buổi đua, quay ảnh chậm, trên kênh RTV6. Rồi lại đến thứ Ba phục vụ giáo xứ sau một ngày nghỉ trước khi ngài tiếp tục cho sự kiện IndyCar tiếp theo.
Ngoài lễ Phục sinh và Giáng sinh, ngày có lịch làm việc rõ ràng nhất cho cha O’Connor là ngày đua diễn ra tại Indianapolis Motor Speedway.
Vì ở đó ngài có thể kết hợp niềm đam mê đua xe đồng thời với rao giảng Tin mừng của Đức Ki-tô với vận tốc 230 dặm 1 giờ.
[Nguồn: ncregister]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/05/2016]