Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Nam Hàn, sinh viên đại học được khơi nguồn hứng khởi bởi Đức Thánh Cha Phanxico mang Tin mừng ra đường phố

Nam Hàn, sinh viên đại học được khơi nguồn hứng khởi bởi Đức Thánh Cha Phanxico mang Tin mừng ra đường phố

Với chủ đề, “Hỡi các bạn trẻ, hãy thức dậy! Không ai có thể khiêu vũ khi ngủ,” các bạn tập trung về các khu vực trung tâm để thể hiện niềm tự hào về đức tin của mình
10 tháng 10, 2016
University students. street evangelization in Seoul.
Stephany Sun, Tổng Giáo phận Seoul
Là một việc thực hành thực tế của Phúc âm hóa đường phố, Hiệp hội Sinh viên Công giáo Seoul (SFCS) chủ trì Đại hội PAX lần 2 ngày 8 tháng 10 tại Sinchon — một trong những vùng láng giềng có sức sống mạnh mẽ nhất của Seoul nơi tập trung rất đông giới trẻ.
Đại hội gồm một dãy các gian hàng hoạt động, nhạc dân ca và trình diễn ca nhạc do các sinh viên là thành viên của SFCS. Một nhân viên đội mặt nạ của Đức Thánh Cha Phanxico như là linh nhân của sự kiện và thu hút đôi mắt của người qua lại. Toàn bộ chương trình bắt đầu lúc 1 giờ chiều và kết thúc lúc 6 giờ tối với một Thánh lễ ngoài trời.
Khi Đức Thánh Cha Phanxico đến Nam Hàn năm 2014 để tham dự Ngày Giới trẻ Châu Á, ngài nói với giới trẻ trong bài giảng rằng “hãy thức dậy và tiến bước” vì “không ai có thể hát, khiêu vũ hay vui mừng khi đang ngủ. Cha không thích nhìn thấy những bạn trẻ ngủ.”
Ghi nhớ những lời của Đức Thánh Cha, SFCS bắt đầu đại hội PAX năm 2015 với chủ đề “Các bạn trẻ, hãy thức dậy! Không ai có thể khiêu vũ khi ngủ.” Sự kiện được thiết kế nhằm đưa các sinh viên đại học Công giáo lại với nhau để phúc âm hóa đường phố: nó không được tổ chức trong một nhà thờ, nhưng trên các đường phố của trung tâm Seoul.
“Qua hình thức của sự kiện cộng đồng này, chúng tôi hy vọng khuyến khích được các hội viên sinh viên cảm thấy tự hào về đức tin Công giáo của mình thay vì tìm cách giấu nó đi,” Clara Oh Yu-jung nói, chị là chủ tịch của SFCS, một sinh viên năm hai Đại học Nữ Sookmyong.
“Có đôi khi chúng tôi cảm thấy lúng túng khi tỏ lộ giá trị Công giáo của mình ở nơi công cộng. Chúng tôi cố gắng tránh không làm dấu thánh giá trước khi ăn trong một nhà hàng. Mục tiêu của Đại hội PAX là khuyến khích giới trẻ tiến bước và giao tiếp với mọi người bên ngoài Giáo hội, có can đảm để trở thành những chứng nhân của Thiên Chúa,” cô nói.
Một sự kiện không thể quên khi một người đàn ông nhìn thấy mặt nạ Đức Thánh Cha Phanxico, ông ta đã Làm Dấu Thánh Giá, nhưng lại làm ngược.
“Người nhân viên đeo mặt nạ ngay lập tức dạy ông ta làm dấu đúng cách. Người đàn ông mỉm cười biết ơn và đập tay với ‘Đức Giáo hoàng,’” Clara nói. “Sau đó ông ta kể cho chúng tôi rằng ông ta nghe nói về Đức Thánh Cha Phanxico và rất quan tâm đến đạo Công giáo. Tôi tin rằng khi đó mọi người xung quanh rất xúc động. Đây là một dịp mà chúng tôi muốn trao tặng cho các hội viên sinh viên: giữ niềm tự hào là người Công giáo..”
Cha Phê-rô Choi Bong-yong, người hướng dẫn cho SFCS, nói rằng Đại hội PAX là một cách để cách sinh viên đem thông điệp của Chúa Giê-su đến với thế giới bên ngoài.
“Bằng cách giới thiệu Tin mừng đến với những người không Công giáo, sinh viên nhận ra rằng điều quý giá nhất họ sở hữu được đó là đức tin.”
Phong trào sinh viên Công giáo ở Hàn Quốc năm 1954 khi Hiệp hội Sinh viên Công giáo Hàn Quốc được thành lập. Cùng năm đó, hiệp hội trở thành thành viên của Romana, liên hiệp sinh viên đại học và sau đại học Công giáo quốc tế.
SFCS có khoảng 1.200 hội viên sinh viên từ 36 trường đại học trong Seoul — mỗi Chúa nhật, các hội viên của cùng trường họp nhau dự Thánh lễ; trong suốt thời gian hè, họ về các vùng quê để tham gia các chương trình trải nghiệm làm nông trong nông trại thực sự.
Street Evangelization in Seoul

[Nguồn:  zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/10/2016]



Giáo hội Công giáo Albania xúc động trước hành động của Đức Thánh Cha đối với Vị linh mục bị ngược đãi

Giáo hội Công giáo Albania xúc động trước hành động của Đức Thánh Cha đối với Vị linh mục bị ngược đãi

Pope Francis at consistory to create new cardinals in 2015 - AP
Đức Thánh Cha Phanxico tại mật hội hồng y sắc phong các tân hồng y năm 2015 - AP
10/10/2016 11:21
(Vatican Radio) Giáo hội Công giáo Albania đón mừng quyết định của Đức Thánh Cha Phanxico sắc phong cho một vị linh mục vào Hồng y đoàn đã chịu đau khổ nhiều thập kỷ vì đức tin của ngài vào Đức Ki-tô. Ernest Troshani Simoni là một trong số 17 tân hồng y được sắc phong bởi Đức Thánh Cha hôm Chủ nhật.
Với Giáo hội Công giáo nhỏ bé của Alabania việc sắc phong linh mục Troshani vào Hồng y đoàn là một hành động mang tính biểu tượng rất sâu sắc.
Giáo hội nói rằng Giáo hội biết ơn về những đau khổ của vị linh mục Công giáo ở Albania trong suốt chế độ của nhà độc tài Enver Hoxha theo chủ nghĩa Staline, ông này đã cấm cách tôn giáo năm 1967.
Cha Troshani sẽ tròn 88 tuổi vào cuối tháng này và dùng địa danh nơi sinh làm tên lót của ngài, là một trong 17 vị tân hồng y được sắc phong bởi Đức Thánh Cha Phanxico, ngài sẽ chính thức được sắc phong trong một nghi thức tại Vatican ngày 19 tháng 11. Ngài nằm trong số 4 hồng y ngoài 80 tuổi không thể bỏ phiếu trong mật nghị bầu giáo hoàng.
Nhưng các ngài được sắc phong trong nhóm vì sự phục vụ của các ngài cho Giáo hội.
Một phát ngôn viên Giáo hội Albania thậm chí gọi đó là “một sự trung thành của một giáo sĩ tượng trưng cho tất cả giới giáo sĩ chịu đau khổ ở Albania.”
NƯỚC MẮT
Khi Đức Thánh Cha Phanxico đến thăm Albania năm 2014, ngài đã xúc động rơi lệ vì hai thập kỷ bị cầm tù, bị tra tấn và bị lao động cưỡng bức của Cha Troshani chịu đựng dưới thời của những nhà cầm quyền cộng sản của Albania vì từ chối không chối bỏ đức tin Công giáo.
Cha Troshani kể chi tiết câu truyện cuộc đời của ngài cho Đức Phanxico trong chuyến thăm một ngày của ngài đến Tirana 21 tháng 9 năm 2014, có ý nghĩa làm nổi bật sự hài hòa liên tôn đã tồn tại giữa một quốc gia với dân số hơn 3 triệu người và đại đa số là Hồi giáo.
Nói chuyện tại Thánh đường Tirana, cha Troshani kể lại việc ngài bị bắt giữ, sau khi dâng Thánh lễ Giáng sinh ngày 24 tháng 12 năm 1963 và bị đưa vào nơi cách ly.
Ngài kể rằng ngài bị kết án tử, nhưng bản án thay thế chuyển sang 25 năm lao động cưỡng bức.
Trong suốt thời gian bị ngồi tù, cha trở thành người linh hướng cho nhiều tù nhân khác, và những người này đã biện hộ cho ngài khi ngài một lần nữa bị kết án tử vào năm 1973 sau một cuộc nổi dậy. Ngài được tha vì những chứng cứ của họ.
Cha Troshani được tha năm 1981 nhưng phải tiếp tục dâng lễ lén lút cho đến khi thể chế cộng sản sụp đổ năm 1990.
ĐƯỢC CHẠM ĐẾN CÁC VỊ TỬ ĐẠO
Khi Cha Troshani kể lại chi tiết sự thử thách của mình, Đức Thánh Cha Phanxico - ngài đọc bản dịch tiếng Ý những lời kể - thể hiện sự xúc động rõ trên nét mặt.
Khi kết thúc, cha Troshani quỳ trước Đức Giáo hoàng. Sau đó cả hai vị ôm nhau gần một phút đồng hồ trong tràng vỗ tay của các linh mục và nữ tu trong buổi tiếp kiến.
“Hôm nay tôi đã chạm được vào những vị tử đạo,” Đức Thánh Cha Phanxico nói ngay lúc đó.
Cha Troshani sẽ được nâng lên hàng hồng y hai tuần sau khi Vatican tôn vinh 38 bạn đồng tín ngưỡng của cha đã bị hành hạ hoặc xử tử dưới thời của Hoxha. Nghi thức tôn phong chân phước được lên lịch vào ngày 5 tháng 11 tại Shkoder, Albania, đây là nơi được dâng Thánh lễ công khai đầu tiên sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản.
Giáo hội Albania nói rằng sự sắc phong của cha Troshani là một dấu chỉ của “sự tôn vinh và tri ân” của Đức Thánh Cha trước ngày tôn phong chân phước.
Giáo hội nói thêm rằng “Việc nâng linh mục người Albania bị hành hạ dưới chế độ cộng sản là một dấu chỉ cho thấy bao nhiêu sự đóng góp của vị linh mục này cho Giáo hội Hoàn vũ bằng những vị tử đạo của họ.”

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/10/2016]



Đức Thánh Cha trong Thánh lễ: Nói không với một tôn giáo “màu mè” chỉ thể hiện bên ngoài

Đức Thánh Cha trong Thánh lễ: Nói không với một tôn giáo “màu mè” chỉ thể hiện bên ngoài

Pope Francis at Tuesday's morning Mass in the Santa Marta residence. - OSS_ROM
Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh lễ sáng Thứ Ba tại nguyện đường Santa Marta. - OSS_ROM
11/10/2016 14:26
(Vatican Radio)  Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng Chúa Giê-su yêu cầu chúng ta thực hiện những công việc tốt lành bằng tính khiêm nhường và từ bỏ một tôn giáo “màu mè” (hóa trang) chỉ đơn thuần quan tâm đến hình thức bên ngoài và ra vẻ là có những điều gì đó nhưng thực sự thì không. Đức Thánh Cha nói trong Thánh lễ sáng nay thứ Ba dâng trong nguyện đường Santa Marta.
Nguồn cảm hứng của bài giảng của Đức Thánh Cha được lấy từ các bài đọc trong thư của Thánh Phaolo gửi giáo đoàn Ga-lát và bài Tin mừng kể việc Chúa Giê-su quở trách một người Pha-ri-sêu vì quá chú tâm đến hình thức sạch sẽ bên ngoài hơn là tinh chất bên trong của đức tin.
Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng câu trả lời của Chúa Giê-su cho người Pha-ri-sêu đó, người đã chỉ trích Ngài không thực hiện việc rửa tay trước khi ăn, là rất rõ ràng.
Thật, nhóm Pha-ri-sêu các người, bên ngoài chén đĩa, thì các người rửa sạch, nhưng bên trong các người thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà.” và Chúa Giê-su lặp lại điều này nhiều lần trong Tin mừng về những người này: Bên trong của các ngươi thì đầy xấu xa, không có điều gì tốt lành và không được tự do. ‘Các ngươi là những nô lệ vì các ngươi không chấp nhận sự công bằng đến từ Thiên Chúa, sự công bằng mà Chúa Giê-su đã trao tặng cho chúng ta.’”
Đề cập đến một đoạn khác trong Tin mừng, Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giê-su thúc giục chúng ta cầu nguyện ở những nơi kín đáo, không phô trương hay giống những người trơ trẽn đáng xấu hổ kia, họ thích cầu nguyện và bố thí để họ được ca tụng. Thay vì vậy, Thiên Chúa của chúng ta, ngài nhấn mạnh, chỉ cho chúng ta con đường khiêm nhường.
Đức Thánh Cha Phanxico tiếp tục giải thích rằng, như Chúa Giê-su nói, điều quan trọng cho chúng ta là sự tự do được trao tặng cho chúng ta bằng ơn cứu độ.
Nói không với một tôn giáo “màu mè”, tránh thể hiện bên ngoài
“Sự tự do nội tâm, sự tự do làm những việc tốt đẹp trong nơi kín đáo không cần phải thổi kèn chào mừng vì con đường của tôn giáo đích thực là con đường của Chúa Giê-su: sự khiêm nhường và nhịn nhục. Và như Thánh Phaolo nói với giáo đoàn Ga-lát, Chúa Giê-su đã tự hạ mình, đã cho đi tất cả. Đây là con đường duy nhất  để tháo bỏ hết tính tự cao tự đại, tính tham lam, tính kiêu ngạo, tính huênh hoang và trần tục khỏi con người chúng ta. Ngược lại, những con người mà Chúa Giê-su quở trách là những người theo một tôn giáo “màu mè”: phô trương, hình thức và tỏ vẻ là cái gì đó nhưng thực sự bên trong … Chúa Giê-su sử dụng một hình ảnh rất mạnh để miêu tả những người này: “Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế.
Cầu xin Thiên Chúa loại bỏ một tôn giáo chỉ thể hiện bên ngoài
Tiếp tục suy tư, Đức Thánh Cha Phanxico chỉ ra rằng Chúa Giê-su yêu cầu chúng ta thực hiện những việc tốt lành với lòng khiêm nhường. Ngài nói chúng ta có thể làm tất cả mọi việc tốt lành theo ý chúng ta muốn nhưng nếu chúng ta không làm với lòng khiêm nhường, như Chúa Giê-su dạy chúng ta, những việc lành này lại trở nên vô nghĩa vì chúng được sinh ra bởi chúng ta và sự tự tin của chúng ta hơn là được sinh ra từ ơn cứu độ mà Chúa Giê-su ban tặng cho chúng ta. Ơn cứu độ này đến qua “con đường khiêm nhường và sự nhịn nhục và lòng khiêm nhường không bao giờ không có sự nhịn nhục. Và chúng ta đã nhìn thấy Chúa Giê-su chịu nhục trên cây Thập giá.”
“Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa cho chúng ta không bao giờ cảm thấy mệt mỏi đi trên hành trình này, không bao giờ biết mệt mỏi từ bỏ kiểu tôn giáo theo hình thức, theo bề ngoài, và ra vẻ này. Và xin cho chúng ta biết bước đi thực hiện những điều tốt đẹp trong kín đáo, cho đi một cách nhưng không cũng như chúng ta đã đón nhận một cách nhưng không sự tự do nội tâm của chúng ta. Và nguyện xin Người bảo vệ cho sự tự do nội tâm này của tất cả chúng ta. Chúng ta hãy nguyện xin cho được ân sủng này.”
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis




[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/10/2016]