Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

PHỎNG VẤN Xơ Jean, hy vọng, và cầu nguyện


PHỎNG VẤN Xơ Jean, hy vọng, và cầu nguyện

Courtesy Of Loyola

PHỎNG VẤN Xơ Jean, hy vọng, và cầu nguyện

Xơ nói rằng bóng rổ mới chỉ là khởi đầu của nguồn cảm hứng

22 tháng Năm, 2018 00:18
Người được truyền thông yêu chuộng nhất của giải bóng rổ NCAA nam thường niên hầu như phải là một cầu thủ cao, nhanh (hoặc vừa cao vừa nhanh) và ghi hàng tá điểm số.

Hoặc có thể là một huấn luyện viên lập kỷ lục về số những trận thắng hay tạo được động lực cho đội thi đấu tốt hơn mong chờ.

Năm 2018, ngôi sao của sân thi đấu là Nữ tu Jean Dolores Schmidt, BVM, tuyên úy của đội Loyola Ramblers, một đội đến được với vòng Tứ kết. Không, không một ai mong chờ chuyện đó xảy ra (ngoại trừ những chàng trai trong đội).

Khi đội Ramblers đạt nhiều tiến bộ, sự chú ý cũng dành tập trung nhiều vào vị tuyên úy. Xơ không phải tuyên úy bóng rổ tiêu chuẩn cho đội nam: nữ tu, gọt giũa những báo cáo hướng đạo với huấn luyện viên, cố vấn cho các cầu thủ những gì họ nên làm cả trên sân và ngoài sân thi đấu, tổ chức nhiều buổi cầu nguyện.


Đương nhiên, bà đã 98 tuổi và sau cũ ngã bất ngờ năm ngoái bà phải ngồi xe lăn để đi lại. Và công việc khác của bà là tuyên úy thường xuyên trong ký túc xá nơi bà cùng ở chung với 400 sinh viên Đại học Loyola University, Chicago.

Như một người hâm mộ trẻ tuổi nói với Xơ Jean trong thời gian diễn ra loạt đấu, “Xơ nổi tiếng lắm rồi.” Nhưng khi ZENIT nói chuyện với Xơ vài ngày trước mới khám phá ra tám thập niên đời sống vô cùng thú vị trước khi vào được vòng Tứ Kết. Trong phỏng vấn dành riêng dưới đây là một chút nếm trải câu truyện vô cùng đặc biệt của Xơ … 

Câu chuyện ơn gọi của tôi bắt đầu khi học lớp ba trong một trường Công giáo ở San Francisco. Khi tôi học lớp một gia đình tôi sống quá xa trường và tôi phải băng ngang qua đường Market một mình – đây là con đường đông xe cộ nhất trong thành phố – và mẹ tôi không muốn điều đó. Vì vậy tôi phải đến trường công. Năm lớp hai tôi đến học tại một trường Công giáo và học với giáo viên là giáo dân. Rồi năm lớp ba, một nữ tu làm giáo viên của tôi.

Dì quá là tuyệt vời với chúng tôi. Dì còn trẻ và mọi học sinh đều thích Dì. Dì là một giáo viên giỏi – và đấy mới là năm đầu tiên Dì dạy học. Và Dì nói với chúng tôi rằng ngay cả khi còn nhỏ như chúng tôi thì cũng không phải là quá sớm để bắt đầu suy nghĩ về ơn gọi trong đời.

Vào thời đó, việc các linh mục vào lớp học và hỏi các học sinh nam có bao nhiêu người dự định làm cảnh sát, làm bác sĩ hay có thể làm linh mục là rất bình thường. Và các cha cũng có thể hỏi học sinh nữ có bao nhiêu dự định trở thành giáo viên, người nội trợ, hay bất cứ nghề gì.

Tôi muốn làm một giáo viên. Và tôi có các cô, dì và các anh chị em họ cả hai bên nội ngoại là những nữ tu và giáo viên. Và thế, theo ý Chúa muốn, tôi có thể vừa làm một nữ tu và một giáo viên.

Tôi cầu nguyện với Chúa mỗi ngày: Xin cho con trở thành một nữ tu – một nữ tu BVM – đó là những nữ tu dạy học tôi. Các Xơ nhìn lúc nào cũng hạnh phúc và dành rất nhiều thời gian sau giờ học để nói chuyện với chúng tôi về Thiên Chúa. Vì thế tôi cầu xin rằng Chúa sẽ đồng ý với tôi; Ngài đã đồng ý, và tôi không bao giờ thay đổi ý định của mình.


Xơ Jean giải thích rằng thời đó những cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho phụ nữ rất giới hạn: nữ tu, y tá, thư ký, bán hàng, nội trợ. Với Xơ chuyện đó không thành vấn đề; Xơ vẫn luôn muốn là một giáo viên.

Cô giáo dạy lớp ba của Xơ được chuyển đến Chicago, là nơi đặt trụ sở chính của tỉnh dòng BVM, nhưng Xơ và Jean lúc đó rất hợp nhau. Cuối cùng, Jean nói với Xơ rằng cô bé muốn trở thành một nữ tu và một giáo viên.

Vài năm sau, Bề trên Tỉnh dòng ở Chicago đến thăm trường học của Jean ở San Francisco và yêu cầu được gặp cô học sinh (Bề trên Tỉnh dòng đã được cô giáo chủ nhiệm của Jean nói trước cho biết). Bề trên hỏi Jean có vẫn muốn trở thành một thành viên của BVM và Jean trả lời: “Dĩ nhiên rồi ạ.”

Khi thời gian trôi qua, giáo viên môn hóa của Jean (cũng là một thành viên của BVM) hỏi không biết Nữ tu tương lai đã tìm hiểu thông tin nhà mẹ của dòng trước đó chưa, Núi Carmel, ở Dubuque, Iowa. Jean trả lời rằng em chỉ nghĩ rằng sau khi học xong trung học là em sẽ khăn gói lên đường ngay.

Cô giáo của em giải thích rằng tiến trình phải gồm nhiều hơn thế và đề nghị em viết một lá thư, thỉnh nguyện, tìm sự giới thiệu – và em đã làm tất cả.

Vào ngày Chúa nhật Phục sinh năm cuối cấp trung học, em nói chuyện với gia đình về chương trình ơn gọi của em. Mọi người quá sức ngạc nhiên và chúc phúc cho ơn gọi của em.

Mẹ tôi nói với các anh em trai của tôi và với tôi rằng Chúa yêu thương chúng tôi; chúng tôi cần phải thưa chuyện với Chúa. Và ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp ba của tôi, tôi con có nhiều gương mẫu khác, trong đó có nhiều nữ tu BVM, dòng Tên tại Loyola, những sinh viên mà tôi cùng làm việc chung và các thành viên trong gia đình của tôi. Đó là lý do tại sao tôi không nhắc tên từng người vì sợ sẽ bỏ sót một ai đó.

Và phần thưởng lớn nhất trong cuộc sống tu trì của tôi là đời sống cầu nguyện. Khi còn ở tập viện, chúng tôi học cách cầu nguyện và suy niệm. Đời sống cầu nguyện là vô cùng quan trọng với tôi.


Công việc giảng dạy đầu tiên của Xơ Jean tại trường Thánh Vinh sơn ở Chicago. Học sinh của Xơ đến từ các gia đình đông con, nghèo, nhập cư. Từ đó Xơ chuyển sang Los Angeles và dạy suốt 20 năm. Học sinh của Xơ đến từ các gia đình khá giả – và thỉnh thoảng có gia đình nổi tiếng. Và tại Hollywood, Xơ có bước đột phá đầu tiên vào truyền hình.

Đó là năm 1957, Tổng Giáo phận Los Angeles khởi động một kênh giáo dục. Họ mời Xơ Jean tham gia một khóa dạy công dân. Xơ sẽ xuất hiện trên truyền hình như trong một lớp học với một số sinh viên. Họ sẽ ghi hình phần đầu trong studio của Đại học Nam California, đại học này trợ giúp cho tổng giáo phận.

Thời đó, bạn không được mặc trang phục màu trắng khi lên truyền hình vì nó sẽ làm mờ hình ảnh, cho nên thay vì mặc sơ-mi trắng, các học sinh và tôi phải mặc màu xanh dương trên truyền hình – và tôi phải nhuộm áo dòng của tôi thành màu xanh dương.

Rất tiếc, khi họ đến studio thì mới biết rằng hệ thống thiết bị gặp trục trặc lớn và không thể ghi hình được. Xơ Jean không nản chí, gọi cho người bố của một học sinh xin ông dành ít thời gian đến studio giúp. Ông ta rất vui được giúp đỡ.


Người bố đó là diễn viên hài Bob Hope. Xơ Jean dạy các con của ông, và con của Frank Sinatra. Các con của John Wayne cũng học trong trường của Xơ, tuy rằng không học trong lớp của Xơ.

Qua công việc dạy học tại Chicago và Hollywood, Xơ Jean gặp gỡ học sinh từ nhiều hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Nhưng Xơ nói trong mọi hoàn cảnh các học sinh rất tốt, cha mẹ thương yêu chúng và muốn chúng có đức tin Công giáo.

Nữ tu thừa nhận rằng mọi việc đã thay đổi quá nhiều theo năm tháng – trong giáo dục cũng như trong mọi phần của cuộc sống. Nhưng Xơ không bao giờ hoài nghi về tình yêu của mình dành cho Đức Ki-tô và tình yêu của Người dành cho Xơ. Khi có những người rời bỏ đời sống tu trì và thậm chí rời bỏ Giáo hội, Xơ vô cùng đau khổ.

Tôi không bao giờ có cảm giác phải rời đi. Tôi ở đó để làm một giáo viên và làm mọi việc cho Giáo hội.

Khi Đức Thánh Cha nói đến việc trở lại với những cội nguồn của người tu sĩ, ngài có ý nói đến sự trung tín với những gì chúng tôi làm. Trong trường hợp của BVM thì chúng tôi là các giáo viên và nếu chúng tôi chuyển qua làm việc khác thì chắc chắn không thể làm tốt được.


Sự ngạc nhiên và niềm vui lớn nhất đó là thành công trong công việc giảng dạy, hoạt động với lớp trẻ, nhìn thấy chúng lớn lên và thành công. Hãy nhìn đến những chàng trai và cô gái đang phát triển trong đại học và đưa ra lời khuyên cho họ.

Tôi không nói với các sinh viên đại học trong khu ký túc xá của tôi rằng họ đang làm điều sai lầm – tôi chắc chắn phải nói chuyện với các em khi chúng phạm lỗi. Điều đầu tiên tôi hỏi là “mẹ của con có biết chuyện này không?” Dĩ nhiên, các em nói là không và tôi nhắc các em rằng những người mẹ biết hết mọi việc. Tôi sống với 400 bạn trẻ và số vốn từ vựng của tôi liên tục thay đổi. Đương nhiên, một số từ ngữ mới của các em quay trở lại với các từ ngữ của thập niên 20.

Có hai điều ngay lập tức thấy rõ trong cuộc chuyện trò với Xơ Jean. Thứ nhất, khó mà tin được rằng tuổi của Xơ đã xấp xỉ một thế kỷ. Phong thái trẻ trung của Xơ, trí óc rất minh mẫn, đầy nhiệt huyết với những người trẻ tuổi mà Xơ cùng sống và làm việc chung. Có lẽ đây là kết quả của điều thứ hai mà bạn ngay lập tức nhận ra: đây là một người phụ nữ yêu mến Giê-su và biết rằng Ngài là người bạn thân nhất của Xơ.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/5/2018]


Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

04 tháng Năm, 2018

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Trong lòng nhà thờ chính tòa

Sự pha trộn giữa kiến trúc Tây phương và Hồi giáo làm cho nhà thờ “Mezquita” trở thành một trong những kiến trúc tôn giáo đặc biệt nhất trên thế giới.

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Lên trời, một nhà thờ chính tòa Công giáo ở Córdoba, thành phố với dân số 320.000 người trong vùng Andalusia của Tây Ban nha, là một nhà thờ Công giáo lớn nhất trong nước và là một trong những nơi thờ phượng đẹp nhất trên thế giới.

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cảnh nhìn từ trên cầu

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cảnh nhìn từ trên cao

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cảnh nhìn từ phía ngoài

Mang nét pha trộn giữa kiến trúc kiểu Visigoth, Roma, Byzantine và Moorish, ngôi nhà thờ trên diện tích 5,9 mẫu Anh này (1 mẫu Anh = 0,4046 ha) tồn tại như là một chứng cứ rõ ràng cho lịch sử đa dạng của vùng bán đảo Iberia.

Người ta tin rằng tòa thành đầu tiên đứng trên địa điểm này là một đền thờ thần Janus (thần hai mặt) của người Roma, sau đó được người Visigoths — một bộ tộc Germanic trở lại Công giáo sau khi chiếm đóng Roma — biến thành một nhà thờ khi họ xâm lăng Cordoba năm 572.

Trong những năm 748–750, nhà Umayyads, một vương triều Hồi giáo thống trị Umayyad Caliphate, bị lật đổ bởi một gia đình thù địch là nhà Abbasids. Người trị vì cuối cùng của Umayyad, Hoàng tử Abd al-Rahman I, lánh nạn sang miền nam Tây Ban nha và nắm quyền cai trị phần lớn bán đảo Iberia, lập nên vương quốc “Al-Andalus” bao gồm Bồ Đào nha, miền nam nước Pháp và quần đảo Balearic.

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cảnh nhìn từ bên kia sông Guadanquivir

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cảnh bên trong lòng nhà thờ

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Phòng cầu nguyện

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Bàn thờ chính

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Nhà nguyệnTeresa

Quốc vương Abd al-Rahman I, cũng được gọi là “Chim ưng của Andalus,” chọn Cordoba là kinh đô của lãnh thổ mới và cố tái tạo lại sự huy hoàng của cung điện Damascus của ông trong thành phố Tây Ban nha này. Ông ta ra lệnh nhà thờ Visigoth phải được chuyển thành một đền thờ Hồi giáo tráng lệ, với những khu đất trồng những loại thực vật và hoa đưa từ Syria sang.

Giữa những năm 883 và 987 đền thờ Hồi giáo được mở rộng theo lệnh của người kế vị vua Abd al-Rahman, trong đó gồm có một tòa tháp mới và hoàn tất sân trong trồng cam.

Năm 1236, Vua Ferdinand III của Tây Ban nha chiếm lại quyền kiểm soát Cordoba trong chiến dịch “Reconquista” — một chiến dịch của các nhà nước Ki-tô giáo giành lại những lãnh địa bị các người cai trị Hồi giáo chiếm đóng — và biến “Mesquita,” tên gọi của đền thờ hồi giáo lúc đó, thành một nhà thờ Công giáo Roma.

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Nhà nguyện Conception

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Deanes

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Chúa Thánh Thần

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Thánh Stêphanô

Tuy nhiên mãi đến thế kỷ 16 thì những yếu tố “Ki-tô giáo” mới được thêm vào kiến trúc Hồi giáo hiện hữu. Năm 1523, Đức Giám mục Alonso Manrique ra lệnh xây dựng nhà thờ chính tòa bên trong đền thờ thể hiện những nét Tây phương chẳng hạn vòm bàn thờ kiểu Ba-rốc và các mái vòm theo phong cách Phục hưng. Ngọn tháp tròn, kiểu tháp đặc trưng của các đền thờ hồi giáo để kêu gọi các tín đồ cầu nguyện, được bao quanh bằng một tháp chuông hình vuông.

Sự kết hợp kiến trúc theo phong cách Tây phương và Hồi giáo làm cho “Mesquita” trở thành một trong những kiến trúc tôn giáo đặc biệt nhất trên thế giới.

Nó có một phòng cầu nguyện rất lớn, một sân trong lộ thiên được bao quanh bởi một lối đi bộ có mái che và một vườn cam rất đẹp.

Hội đường cầu nguyện bên trong với một loạt những cửa vòm màu trắng và đỏ xây bằng đá và gạch đỏ nằm trên 856 cột đôi, tôn giá trị màu sắc và hiệu ứng như mê cung.

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Thánh Miguel

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng thành

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Thánh Ildephonso

Tiêu điểm bên trong hội đường là một “mihrab” hình vòm móng ngựa theo phong cách Moorish (một hốc tường chỉ hướng về Mecca bên trong các đền thờ Hồi giáo) bây giờ được sử dụng như một bàn thờ cầu nguyện. Cửa vòm hình móng ngựa là một trong những nét riêng biệt nhất của kiến trúc Ả-rập và nét riêng đó được thấy tại rất nhiều vị trí bên trong nhà thờ-đền thờ, bao gồm tầng dưới của các cửa vòm trong hội đường cầu nguyện và những cửa vòm ra vào.

Hốc tường “mihrab” được trang trí bằng những miếng khảm bằng vàng và kính tạo ra hiệu ứng trộn màu xanh dương, nâu, và vàng kim lóng lánh khi ánh sáng chiếu vào. Phía trên cửa vòm đứng uy nghi một mái vòm được trang trí với những tranh ghép bằng vàng theo mẫu hoa văn tia sáng — tiền thân của phong cách mái vòm Gothic.

Như lời nhà lịch sử kiến trúc Nuha N.N. Khoury nhận xét, nhà thờ chính tòa-đến thờ của Cordoba “nằm tại ngã tư đường giữa quá khứ và tương lai,” kết hợp giữa truyền thống Umayyad cổ xưa và những nét kiến trúc mới có nguồn gốc qua nhiều thế kỷ mang phong cách văn hóa và tôn giáo liên tục thay đổi của Al-Andalus.

Mỗi năm, ước tính có khoảng 1,5 triệu du khách từ nhiều quốc gia và nền tảng tôn giáo và văn hóa đến thăm địa danh kỳ vĩ này là một bằng chứng kiến trúc rõ ràng cho văn hóa đa dạng và phong phú của Andalusia.

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Thánh Juan

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Tha Thứ

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Nhà Tạm

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Conception Cổ

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Caño Gordo

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 5/5/2018]


“Bóc lột công nhân và tính toán bất nhân trên đồng lương của họ là một trọng tội”

“Bóc lột công nhân và mưu tính bất lương trên đồng lương của họ là một trọng tội”

Đức Phanxico giảng trong Nhà nguyện Thánh Marta: “Ở Ý, người dân bị để thất nghiệp để bảo đảm vốn đầu tư”. Thánh Lễ dâng cho “dân tộc Trung hoa” mừng Đức Mẹ Sheshan

“Bóc lột công nhân và tính toán bất nhân trên đồng lương của họ là một trọng tội”
Đức Thánh Cha Phanxico trong nhà nguyện Thánh Marta

Pubblicato il 24/05/2018
SALVATORE CERNUZIO
VATICAN CITY

Đừng xưng mình là người Ki-tô hữu nếu anh chị em là một người bóc lột người lao động, bóc lột lao động bất hợp pháp, không đóng lương hưu cho họ, và “tính toán bất lương” trên đồng lương của họ. Đức Thánh Cha Phanxico nói khá thẳng thắn: “Đó là một tội, nó là một tội, một tội trọng,” ngài nói trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Thánh Marta, dâng cho “dân tộc Trung hoa” mà hôm nay ở Thượng hải mừng kính Lễ Đức Mẹ SheShan, Đức Maria Cứu giúp người Ki-tô hữu. “Khốn cho những ai bóc lột người khác và bóc lột công việc của họ bằng cách trốn thuế, không đóng quỹ lương hưu cho họ, và không trả lương ngày nghỉ phép của họ. Khốn cho người đó!” Nhưng thưa cha, con đi lễ mọi ngày Chúa nhật và con tham gia vào hội đoàn Công giáo đó và con là người rất Công giáo và con làm những buổi cầu nguyện về việc này …”. Nhưng anh không trả lương người ta phải không? Sự bất công này là một trọng tội.”

Thậm chí còn tệ hơn khi người ta bảo vệ cho lợi ích cá nhân trên da thịt của người công nhân. “Ở đây cũng vậy, trong nước Ý này, người dân bị để thất nghiệp để bảo đảm vốn đầu tư”, Đức Bergoglio đưa ra nhận xét trong bài giảng được Vatican News tường thuật. Ngài lặp lại, “Nó là một tội.” Và đây không phải là điều Giáo hoàng nói, “Chúa Giê-su nói điều đó.” Đây cũng là điều mà Thánh Giacôbê Tông đồ đề cập đến trong thư của ngài khi nói về những của cải “mục nát” và đòi lại những đồng lương của người công nhân đã thu được từ trên những mảnh đất của người giàu có nhưng chưa được trả: Thánh Tông đồng nói những sự phản đối, những lời kêu này đã thấu lên tới Thiên Chúa. Một số người lầm lẫn tưởng ngài như là “một người thuộc công đoàn,” nhưng Đức Thánh Cha khẳng định rằng ngài “nói dưới sự linh hứng của Thánh Thần.”

Thật ra Thánh Giacôbê không nói gì khác hơn là lặp lại lời cảnh báo của Chúa Giê-su: “Khốn cho những kẻ giàu có!” Chúa Giê-su thể hiện trong lời lên án đầu tiên sau các Mối phúc trong Tin mừng Luca. “Khốn cho những kẻ giàu có.” Nếu hôm nay có người rao giảng những lời như vầy, các báo chí ngày mai sẽ chạy hàng tiêu đề lớn: “Ông linh mục đó là một tay Cộng sản!” Đức Phanxico bình luận. “Nhưng sự nghèo khổ là trung tâm của Tin mừng. Rao giảng về sự nghèo khổ là trung tâm của thông điệp của Chúa Giê-su: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó” là mối phúc thứ nhất.”

Và “đây chính là hộ chiếu” mà Chúa Giê-su trình bày về Ngài khi trở về quê Na-da-rét, trong hội đường, tại đó Ngài nói Ngài được sai xuống để mang “tin vui đến cho người nghèo.” Nhưng, “xuyên suốt lịch sử, chúng ta mang tính yếu đuối và cố gỡ bỏ bài giảng về sự nghèo khó, cho rằng nó là một vấn đề thuộc xã hội và chính trị. Không! Đó là Tin mừng, đó chính là Tin mừng,” Đức Phanxico nhấn mạnh.

Và nếu lời của Đức Ki-tô trở nên quá gay gắt đó chính vì của cải đã trở thành một mối nguy hiểm thật sự: chúng trở thành “một ngẫu thần,” chúng “quyến rũ”, chúng “bắt nô lệ,” “tàn phá linh hồn và sự sống,” chúng chia cách chúng ta khỏi Thiên Chúa và “phá hủy mối quan hệ hòa hợp giữa con người.” Của cải “đi ngược lại” điều răn thứ nhất và thứ hai: mến Chúa hết lòng hết trí và yêu thương tha nhân. Một ví dụ cho điều này là Dụ ngôn về người giàu có, ông ta nghĩ đến việc tận hưởng một “cuộc sống tươi đẹp” với những bữa đại tiệc và quần áo sang trọng, và với La-da-rô, “người không có một chút gì.” Của cải “kéo chúng ta xa rời sự hòa hợp với anh chị em của chúng ta, xa rời tình yêu thương tha nhân, chúng là chúng ta trở nên ích kỷ,” Đức Bergoglio nhắc lại.

“Thật vô cùng tốt nếu chúng ta xa cách được chúng, hay tốt hơn nữa là chỉ xét chúng theo đúng giá trị của chúng: là một món quà của Chúa để phục vụ cho tha nhân.” Đức Thánh Cha Phanxico nói thêm, cũng vậy, thật tốt nếu chúng ta “thêm sự cầu nguyện và một chút đền tội: không phải cho người nghèo, nhưng là cho người giàu! Gắn liền với của cải anh chị em sẽ không có tự do. Đức Thánh Cha kết luận, để có tự do anh chị em phải để bản thân xa lánh và cầu nguyện với Thiên Chúa. Nếu Chúa ban cho chúng ta của cải, đó là để trao tặng, để nhân danh Người làm những điều tốt lành cho tha nhân.”


[Nguồn: vaticaninsider]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/5/2018]


Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

TIẾP KIẾN CHUNG: Phép Thêm sức (Phần I)





TIẾP KIẾN CHUNG: Phép Thêm sức (Phần I)

‘Nếu trong Phép Rửa tội chính Chúa Thánh Thần dìm chúng ta vào trong Đức Ki-tô, thì trong Phép Thêm sức chính Đức Ki-tô đổ đầy chúng ta với Thần Khí của Người, thánh hiến chúng ta thành những chứng nhân của Người, trở thành những người tham dự vào trong cùng một sự sống và sứ mạng, theo chương trình của Cha trên trời’

23 tháng Năm, 2018 17:31

Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9:25 trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm tín hữu và từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Bắt đầu loạt bài giáo lý mới về Bí tích Thêm sức, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tập trung suy tư về chứng tá của người Ki-tô hữu (trích đoạn Tin mừng theo Thánh Luca 4:16-18).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các nhóm tín hữu hiện diện. Sau đó ngài đưa ra lời thỉnh cầu, mời gọi cầu nguyện cho người Công giáo ở Trung quốc.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh.

* * *

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Sau những bài giáo lý về Phép Rửa tội, những ngày tiếp theo sau Đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống mời gọi chúng ta suy tư về chứng tá mà Thần Khí thúc đẩy trong người được rửa tội, thực hành trong cuộc sống của họ, mở rộng tấm lòng vì sự tốt đẹp cho tha nhân. Chúa Giê-su đã trao phó một sứ mạng vĩ đại cho các môn đệ của Người: “Chính anh em là muối cho đời; anh em là ánh sáng cho trần gian” (x. Mt 5:13-16). Đó là những hình ảnh buộc chúng ta phải suy nghĩ về cách cư xử của mình, vì nếu thức ăn mà thiếu hay quá nhiều muối sẽ không còn ngon nữa, cũng như thiếu ánh sáng hay quá nhiều ánh sáng cũng làm trở ngại cho thị lực của chúng ta. Đấng có thể làm cho chúng ta thật sự trở nên muối để tạo hương vị và giữ không bị hư thối, và trở nên ánh sáng cho trần gian chỉ có thể là Thần Khí của Đức Ki-tô! Và đây là ơn chúng ta lãnh nhận trong Bí tích Thêm sức hoặc Cresima, cha muốn dừng lại và suy tư cùng với anh chị em. Nó được gọi là “Thêm sức” vì nó củng cố cho Phép Rửa tội và bồi bổ thêm ơn sủng (x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1289); và với “Cresima” vì chúng ta đón nhận Thần Khí qua việc xức dầu bằng “dầu thánh hiến” (chrism) — dầu được trộn với trầm hương được thánh hiến bởi Đức Giám mục –, một thuật ngữ chỉ về Đức Ki-tô (Christ), Đấng được Xức dầu của Chúa Thánh Thần.

Bước đầu tiên là được tái sinh vào sự sống nước trời trong Phép Rửa tội; chúng ta từ đó phải giữ thái độ là những người con của Thiên Chúa, tức là phải trở nên giống như Đức Ki-tô, Đấng hoạt động trong Hội Thánh, để cho bản thân mình dự phần vào sứ mạng của Người trên trần gian. Việc xức dầu của Chúa Thánh Thần cung cấp cho chúng ta điều này: “không có sức mạnh của Người, con người không thể làm được điều gì” (x. Bài ca Tiếp liên Lễ Chúa Thán Thần hiện xuống). Chúng ta không thể làm được điều gì nếu không có sức mạnh của Thánh Thần: chính Thần Khí ban cho chúng ta sức mạnh để tiến bước; như suốt cuộc đời của Chúa Giê-su được linh hứng bởi Thần Khí thế nào thì đời sống của Giáo hội và của mỗi thành viên trong Giáo hội cũng ở trong sự dẫn dắt của cùng một Thần Khí. Được thụ thai trong lòng Đức Trinh Nữ bởi Thánh Thần, Chúa Giê-su thi hành sứ mạng của ngài sau khi bước lên khỏi dòng sông Gio-đan. Người được thánh hiến bởi Thần Khí, Đấng ngự xuống và ở lại với Người (x. Mc 1:10; Ga 1:32). Ngài giảng giải một cách rành mạch trong hội đường ở Na-da-rét: cách trình bày về bản thân của Chúa Giê-su thật đẹp, giấy hộ chiếu của Chúa trong hội đường Na-da-rét là gì? Chúng ta hãy nghe cách Ngài trình bày: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4:18). Chúa Giê-su giới thiệu bản thân là Đấng được Xức dầu tấn phong trong hội đường, Người là Đấng được xức dầu bởi Thần Khí. Chúa Giê-su tràn đầy Thánh Thần và là nguồn mạch Thần Khí xuất phát từ Chúa Cha (x. Ga 15:26; Lc 24:49) Cv 1:8; 2:33). Quả thật, vào tối Phục sinh Đấng Sống lại thổi hơi trên các môn đệ và nói với các ông: “Hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20:22); và vào ngày Lễ Ngũ Tuần sức mạnh của Thần Khí ngự xuống trên các Tông đồ theo một cách vô cùng đặc biệt (x. Cv 2:1-4), như chúng ta đã biết.

“Hơi thở” của Đức Ki-tô Phục sinh đổ đầy sự sống cho những lá phổi của Giáo hội; và quả thật miệng của các môn đệ “tràn đầy ơn Thánh Thần” loan báo những kỳ công của Thiên Chúa (x. Cv 2:1-11).

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống — mà chúng ta mừng trọng thể Chúa nhật vừa qua — là ban cho Giáo hội những gì mà sự xức dầu của Thần Khí đã ban cho Đức Ki-tô tại sông Gio-đan, tức là sự thôi thúc thừa sai với trọn cuộc sống chúng ta cho sự thánh hóa con người, cho vinh quang của Thiên Chúa. Nếu Thần Khí hoạt động trong mọi Bí tích, thì Người cũng hoạt động như vậy theo một cách rất đặc biệt trong Phép Thêm sức mà “người tín hữu lãnh nhận như là Ân huệ của Thánh Thần” (Phaolo VI, Tông hiến Divinae Consortium Naturae). Và khi làm phép xức dầu, Đức Giám mục nói lời này: “Hãy nhận lấy Thánh Thần được ban tặng cho con như là một ân huệ”: Thánh Thần là ân huệ lớn lao của Thiên Chúa. Và tất cả chúng ta đều có Thần Khí trong lòng. Thần Khí ở trong tâm hồn của chúng ta, trong linh hồn chúng ta. Và Thần Khí hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống để chúng ta trở thành muối thật và ánh sáng thật cho con người.

Nếu trong Phép Rửa tội chính Chúa Thánh Thần dìm chúng ta vào trong Đức Ki-tô, thì trong Phép Thêm sức chính Đức Ki-tô đổ đầy chúng ta với Thần Khí của Người, thánh hiến chúng ta thành những chứng nhân của Người, trở thành những người tham dự vào trong cùng một sự sống và sứ mạng, theo chương trình của Cha trên trời. Chứng tá được thể hiện bởi người đã chịu Phép Thêm sức cho thấy sự đón nhận Thần Khí và vâng nghe theo sự linh hứng sáng tạo của Người. Cha tự hỏi: Việc chúng ta lãnh nhận Ân huệ của Thần Khí sẽ được nhìn thấy như thế nào? Nó sẽ được nhận ra nếu chúng ta thực hiện công cuộc của Thần Khí, nếu chúng ta tuyên xưng những lời được dạy bởi Thần Khí (x. 1 Cr 2:13). Chứng tá của người Ki-tô hữu chỉ được thể hiện khi chúng ta làm tất cả những gì Thần Khí của Đức Ki-tô yêu cầu chúng ta, ban cho chúng ta sức mạnh để thực hiện nó.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


Lời thỉnh cầu của Đức Thánh Cha

Ngày mai 24 tháng Năm là Lễ Mẹ Maria Đồng trinh Diễm phúc “Hằng cứu giúp người Ki-tô hữu” thường niên được mừng trọng thể tại Đền thờ Sheshan của Thượng hải, Trung quốc. Lễ này mời gọi chúng ta hiệp nhất trong tinh thần với tất cả các tín hữu Công giáo sống ở Trung quốc. Chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện lên Đức Mẹ cho họ, để họ có thể sống đức tin với lòng quảng đại và bình an, và để họ có thể thi hành những hành động cụ thể của tình huynh đệ, hòa hợp và hòa giải, trong sự hiệp nhất trong vẹn với Đấng Kế nhiệm Thánh Phê-rô.

Các môn đệ của Chúa trong nước Trung quốc thân yêu, Giáo hội hoàn vũ cầu nguyện cùng với anh chị em và cho anh chị em, để cho dù giữa những khó khăn nhưng anh chị em vẫn có thể tiếp tục dâng hiến cho ý định của Thiên Chúa. Đức Mẹ sẽ không bao giờ thiếu sự trợ giúp cho anh chị em, và Mẹ sẽ bảo vệ anh chị em bằng tình yêu thương hiền mẫu của Mẹ.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/5/2018]


Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

19 tháng Năm, 2018
Public Domain


Mời bạn xem những bức ảnh dưới đây: từ xe ngựa đến những chiếc Mercedes hiện đại!

Tất cả chúng ta đều biết chiếc xe giáo hoàng đặc trưng màu trắng hiện nay, nhưng có bao giờ bạn nhìn thấy bộ yên cương của ngựa giáo hoàng chưa? Hoặc chiếc xe lục mã chính thức của giáo hoàng?

Dưới đây mời các bạn lướt qua các xe giáo hoàng trong ba thế kỷ qua:

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Tiền thân của tất cả các xe giáo hoàng: bộ yên cương cho ngựa của giáo hoàng.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

1/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc xe lục mã lớn.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

2/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Đức Lê-ô XII cho đóng chiếc xe này năm 1824 và Đức Giáo hoàng Gregory XVI cho cải tiến lại rất nhiều.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

3/22


Chiếc xe này được đóng ở Roma bởi anh em nhà Casalini năm 1823 dưới triều đại của Đức Giáo hoàng Piô IX. Huy hiệu của ngài được vẽ trên cửa hai bên và nội thất được trang trí rất sặc sỡ. Nó được sử dụng trong nhiều triều đại giáo hoàng suốt đến thế kỷ 20.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

4/22


Chiếc xe này là một quà tặng từ Vua Ferdinand II, Quốc vương Naples, cho Đức Piô IX. 

Ngày 24 tháng Mười Một, 1848, Đức Giáo hoàng Piô IX buộc phải rời khỏi Roma trong đêm, cải trang thành một linh mục, và lánh nạn tại Gaeta.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

5/22


Chiếc kiệu được Tổng Giáo phận Naples tặng cho Đức Leo XIII năm 1887. Chiếc kiệu được đóng theo hình con thuyền, một biểu tượng của Giáo hội Công giáo mà Đức Giáo hoàng là người lái con thuyền. Trên cửa là hình vẽ Thánh Phê-rô thánh hóa Thánh Asprenas.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

6/22


Bên hông kiệu miêu tả đức Giáo hoàng đang giữ bánh lái tàu.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

7/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc Citroën Lictoria C6 được tặng cho Đức Piô XI ngày 9 tháng Sáu, 1930 bởi nhà sản xuất xe hơi Citroën của Ý để kỷ niệm sự hòa giải giữa Giáo hội và Chính phủ Ý.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

8/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Không như những xe khác, nội thất của chiếc Lictoria C6 này được thiết kế rất tinh xảo, theo phong cách phòng trà Venetic thế kỷ 18. Nó được lót lớp vải nhung đỏ thẫm và có những hộp gỗ rất tinh tế để đựng các đồ vật hữu dụng mỗi khi di chuyển, chẳng hạn sách kinh nhật tụng.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

9/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc Mercedes Benz 460 Nürburg được tặng cho Đức Piô XI ngày 14 tháng Mười Một, 1930, nhân kỷ niệm sự hòa giải giữa Giáo hội và Chính phủ Ý. Cũng như nhiều xe giáo hoàng khác, nội thất phía sau xe được trang bị chỗ ngồi lót vải gấm đỏ, gợi nhớ đến ngai tòa của giáo hoàng.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

10/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Mỗi xe giáo hoàng đều gắn cờ Vatican. Nó được thông qua ngày 7 tháng Sáu, 1929, năm Đức Giáo hoàng Piô XI ký Hiệp ước Lateran với chính phủ Ý, thành lập Nhà nước Vatican, độc lập và được lãnh đạo bởi Tòa Thánh.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

11/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Từ năm 1930, Vatican có hệ thống bảng số xe riêng. Có hai loại bảng số: SCV cho những xe thuộc sở hữu của Nhà nước Vatican và xe CV cho những công dân được cấp phép đăng ký này.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

12/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc limousine Mercedes-Benz 300 SEL 1966 được sử dụng làm xe chính thức của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II, cho dù không có máy điều hòa.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

13/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Năm 1981, sau vụ tấn công trong Quảng trường Thánh Phê-rô, chiếc xe này được bọc thép tứ phía.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

14/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Năm 1980, trong chuyến thăm nước Pháp, Đức Giáo hoàng đi trên chiếc Citroën SM nổi tiếng, loại xe chính thức dùng cho các nhà lãnh đạo chính phủ Pháp.

Public Domain

15/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc SEAT Panda (1980-1985), được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II sử dụng trong suốt chuyến thăm của ngài đến Barcelona Tây Ban nha năm 1982.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

16/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc Nuova Campagnola được tặng cho Đức Gioan Phaolo II năm 1980 bởi hãng xe Fiat làm “xe giáo hoàng” trong suốt một năm 1 ngày.

Đây là chiếc xe Đức Gioan Phaolo II đi trong ngày ngài bị ám sát 13 tháng Năm, 1981.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

17/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc Mercedes-Benz 230 GE phục vụ làm xe giáo hoàng từ năm 1990 và vẫn sử dụng đến năm 2002.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

18/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc Maggiolino Volkswagen được dâng cho Đức Gioan Phaolo II ngày 26 tháng Năm, 2004 bởi Luis Manuel Abella Armella, chủ tịch hãng xe Volkswagen ở Mexico, để tạ ơn ngài vì chuyến đi của ngài đến Mexico năm 2002, trong chuyến đi đó ngày đã phong chân phước cho Juan Diego Cuauhtlatoatzin.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

19/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Renault 4L, được dâng cho Đức Thánh Cha Phanxico ngày 7 tháng Chín, 2013. Chiếc xe này của Cha Renzo Zocca, người phục vụ thừa tác linh mục nhiều năm trong khu Saval của giới lao động ở Verona (Ý).

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

20/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Đức Thánh Cha Benedict XVI trong chiếc xe giáo hoàng Mercedes-Benz năm 2008. 

Ảnh của Katherine Ruddy

21/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Đức Thánh Cha Phanxico trong chiếc xe giáo hoàng Chevrolet Traverse của ngài năm 2017. 

Marko Vombergar | Aleteia | I.Media

22/22


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/5/2018]