Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Đức Thánh Cha: Đừng lảng tránh việc sám hối, hãy từ bỏ đời sống hai mặt

Đức Thánh Cha: Đừng lảng tránh việc sám hối, hãy từ bỏ đời sống hai mặt

Đức Thánh Cha: Đừng lảng tránh việc sám hối, hãy từ bỏ đời sống hai mặt
23/02/2017 12:06
(Vatican Radio) Đừng gây cớ vấp phạm “cho những người bé nhỏ” bằng đời sống hai mặt. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico trong bài giảng Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta. Và như vậy, Đức Thánh Cha nói, chúng ta không được lảng tránh việc sám hối.
“Hãy chặt tay của ngươi,” “Móc mắt của ngươi,” nhưng “đừng gây cớ vấp phạm cho những người bé nhỏ,” đó là sự công chính của những người phó thác cho Thiên Chúa, những người tin tưởng với lòng đơn sơ vào Thiên Chúa. Đó là lời khuyên dạy của Đức Thánh Cha trong bài giảng, dựa trên bài Tin mừng trong ngày. Vì với Thiên Chúa, ngài nói, nên cớ vấp phạm là sự phá hủy:
“Nhưng nên cớ vấp phạm là gì? Nên cớ vấp phạm là nói một đường nhưng làm một nẻo; nó là một đời sống hai mặt, một đời sống hai mặt. Một đời sống hoàn toàn hai mặt: ‘Tôi là người Công giáo sùng đạo, tôi luôn luôn đi nhà thờ. Tôi thuộc về đoàn thể này và đoàn thể kia; nhưng đời sống của tôi lại không phải là của người Ki-tô hữu, tôi không trả lương xứng đáng cho công nhân của tôi, tôi bóc lột người, tôi bẩn thỉu trong việc kinh doanh của tôi, tôi rửa tiền …’ Một đời sống hai mặt. Và bây giờ rất nhiều Ki-tô hữu như vậy, và những người này nên cớ vấp phạm cho người khác. Không biết bao nhiêu lần chúng ta nghe – tất cả chúng ta, quanh khu xóm và chỗ này chỗ kia – ‘nhưng là một người Công giáo như vậy, thà là người vô thần còn hơn.’ Nó là như vậy, nên cớ vấp phạm. Anh phá hủy. Anh đạp đổ. Và điều này xảy ra mỗi ngày, chỉ cần xem tin tức trên TV, hay đọc báo là đủ. Trong báo chí có quá nhiều những vụ bê bối, và cũng có những sự quảng bá rất nhiều về những vụ bê bối. Và với những vụ bê bối này là sự tàn phá.”
Đức Thánh Cha đưa ví dụ về một công ty đang trên bờ vực thất bại. Những người điều hành muốn tránh một cuộc đình công đòi công bằng, nhưng công ty không làm tốt, và họ muốn nói chuyện với những người lãnh đạo của công ty. Người công nhân không có tiền cho những nhu cầu hàng ngày của họ vì họ không nhận được lương. Và người đứng đầu của công ty, một người Công giáo, đang đi nghỉ đông ở một bờ biển vùng Trung Đông, và công nhân biết chuyện đó, cho dù vẫn chưa lên mặt báo. “Đây là những chuyện bê bối,” Đức Thánh Cha Phanxico nói:
“Chúa Giêu-su nói, trong Tin mừng, về những người gây ra những vụ bê bối này, dù Ngài không nói đến chữ ‘bê bối’, nhưng hàm ý là vậy: Và rồi ngươi sẽ đến cổng thiên đàng và ngươi sẽ gõ cổng: ‘Con đây, lạy Chúa!’ – ‘Nhưng Chúa không nhớ sao? Con đi nhà thờ, con gần gũi với Chúa, con ở trong hội đoàn này, con làm việc này … Chúa không nhớ mọi đóng góp của con sao?’ ‘Có, ta nhớ. Những đóng góp, ta nhớ chúng: tất cả là bẩn thỉu. Tất cả là ăn cắp từ người nghèo. Ta không biết người.’ Đó sẽ là câu trả lời của Chúa Giê-su cho những người nên cớ vấp phạm, những người sống hai mặt.
“Đời sống hai mặt xuất phát từ những đam mê của con tim, các mối tội đầu là những vết thương của tội nguyên tổ,” che giấu đi những đam mê, nhưng lại theo đuổi chúng, Đức Thánh Cha giải thích. Quả thật, Bài đọc Một kể cho chúng ta rằng người ta không thỏa mãn, và không tin vào những của cải, không nói, “Có đủ cho tôi rồi.” Và Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta đừng lảng tránh sám hối:
“Ngày hôm nay thật tốt cho tất cả chúng ta, cho mỗi chúng ta suy nghĩ kỹ xem có cái gì đó mang cuộc sống hai mặt ở trong chúng ta, có gì đó ra vẻ là công chính, có vẻ là những tín hữu tốt lành, người Công giáo tốt lành, nhưng bên dưới đó lại làm điều khác; nếu có gì đó mang cuộc sống hai mặt, nếu có sự quá tự tin vào bản thân: ‘Nhưng, chắc chắn, cuối cùng Thiên Chúa cũng tha thứ tất cả, vậy tôi cứ đi theo cách của tôi từ trước tới nay …’ Nếu có gì đó bảo rằng, ‘Chắc chắn rồi, điều này là không tốt, tôi sẽ sám hối, nhưng không phải hôm nay: ngày mai.’ Chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó. Và chúng ta hãy tìm lợi ích từ Lời của Chúa và cân nhắc sự thật về điểm này, Thiên Chúa rất nghiêm. Làm gương mù là tàn phá.”

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/02/2017]



Phủ Quốc Vụ Khanh gia tăng bảo vệ những hình ảnh của Đức Thánh Cha

Phủ Quốc Vụ Khanh gia tăng bảo vệ những hình ảnh của Đức Thánh Cha

Phủ Quốc Vụ Khanh gia tăng bảo vệ những hình ảnh của Đức Thánh Cha
Huy hiệu giáo hoàng
22/02/2017 12:00
(Vatican Radio) Phủ Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh phát hành một thông cáo báo chí hôm thứ Tư, đưa ra chi tiết những bước được thực hiện để bảo vệ hình ảnh của Đức Thánh Cha. Dưới đây, xin đọc toàn văn của thông cáo báo chí, bản dịch (tiếng Anh) chưa chính thức.
***************************
Phủ Quốc Vụ Khanh, với những trách nhiệm của mình, trong đó có việc bảo vệ hình ảnh của Đức Thánh Cha, để thông điệp của người có thể đến được với tín hữu một cách toàn vẹn và hình ảnh của người không bị lợi dụng.
Trên quan điểm của những mục đích này, Phủ Quốc Vụ Khanh bảo vệ những biểu tượng và những huy hiệu của Tòa Thánh, qua những công cụ lập quy phù hợp được cung cấp trên mức độ quốc tế.
Để hành động bảo vệ có hiệu quả hơn theo những mục tiêu đã được nêu ra, và để chặn lại những tình huống bất hợp pháp phát sinh, Phủ Quốc Vụ Khanh sẽ thực hiện những hoạt động giám sát theo hệ thống dễ dàng kiểm soát những cách sử dụng hình ảnh của Đức Thánh Cha và những huy hiệu của Tòa Thánh, [và] nếu cần thiết can thiệp bằng hành động phù hợp.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/02/2017]



Buổi nói chuyện trực tiếp của Đức Thánh Cha với thiếu nhi, các hội đoàn khác tại Giáo xứ Thánh Mary Josephine Thánh Tâm Chúa Giê-su thuộc Roma

Buổi nói chuyện trực tiếp của Đức Thánh Cha với thiếu nhi, các hội đoàn khác tại Giáo xứ Thánh Mary Josephine Thánh Tâm Chúa Giê-su thuộc Roma

‘Hồi xưa Đức Thánh Cha muốn làm gì khi người lớn lên?’ Đức Thánh Cha Phanxico: ‘Cha sẽ kể cho chúng con, nhưng không được cười nhé! Cha không nói đùa đâu. Cha nói thật. Cha muốn là một người bán thịt. Lúc cha đi chợ với bà của cha, cha nhìn thấy cách những người bán thịt sắt thịt: “Ông ta sao tài thế!” và cha thích ông ấy’
21 tháng Hai, 2017
Buổi nói chuyện trực tiếp của Đức Thánh Cha với thiếu nhi, các hội đoàn khác tại Giáo xứ Thánh Mary Josephine Thánh Tâm Chúa Giê-su thuộc Roma
CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của Zenit buổi nói chuyện trực tiếp của Đức Thánh Cha Phanxico với thiếu nhi và các hội đoàn khác trong chuyến đến thăm một giáo xứ thuộc vùng ngoại ô của thành Roma, chiều Chúa nhật, 19 tháng Hai, chuyến thăm thứ hai theo cách này từ sau bế mạc Năm Thánh Thương Xót, và là chuyến thứ 13 theo tinh thần này. Giáo xứ Thánh Mary Josephine Thánh Tâm Chúa Giê-su trong vùng Castelverde di Lunghezza, 6 cây số cách đường cao tốc chạy vòng quanh Roma về hướng đông:
***
Gặp gỡ thiếu nhi
Cha chánh xứ: Alessandro rất thông minh. Vài Chúa nhật trước, nói về tiếng gọi các Tông đồ, con hỏi: “Nếu hôm nay Chúa Giê-su đến và gọi chúng con, ai sẵn sàng đi?” Và có vài ba em giơ tay, và em là trong số đó. Alessandro, Đức Thánh Cha Phanxico ở đây, Mục tử của Đức Ki-tô, và con có thể hỏi ngài bất cứ điều gì con muốn.
Alessandro: Tại sao cha trở thành Giáo hoàng?
ĐTC Phanxico: Vì những “người có lỗi” đang ở trong phòng. Một trong những người đó là ngài đây [Đức Thánh Cha chỉ vào Đức Hồng y Agostino Vallini, cha sở Roma, và thiếu nhi cười ầm lên]. Thế chúng con có biết một Giáo hoàng được chọn như thế nào không? Đây, cha sẽ giải thích cho các con. Các con có biết giáo hoàng được chọn theo cách nào không? [“Không ạ!”]. Có ai trả tiền để làm Giáo hoàng được không? [“Không!”] Nhưng nếu có ai đó trả thật nhiều thật nhiều tiền, cuối cùng mọi người bầu người đó thành Giáo hoàng được không? [“Không!”] Không. Việc bầu Giáo hoàng có bằng cách rút thăm không? [“Không!”] Không. Nó không được thực hiện bằng cách rút thăm. Như vậy làm bằng cách nào? Ai là những người chọn Giáo hoàng? Nghĩ kỹ nhé: họ là ai?  [“Các Hồng y”]. Các Hồng y, Đúng! Và Đức don Agostino [Vallini] là một Hồng y, ngài là cha sở Roma, và ngài là một trong số 115 vị họp để bầu giáo hoàng. Các con rõ chưa? Và các ngài họp lại, các ngài nói chuyện với nhau, suy nghĩ … “Ồ, nhưng chúng ta phải nghĩ về chuyện này, nghĩ về chuyện kia, việc này có lợi điểm như vầy, vấn đề kia có lợi điểm khác …” Và các ngài suy luận … Nhưng trên tất cả - và đây là điều quan trọng nhất, các ngài cầu nguyện. Chúng con rõ chưa? Các vị bị cách ly ở bên trong, nghĩa là các ngài không thể nói chuyện với người ở bên ngoài. Các ngài bị cô lập. Từ nhà nguyện Thánh Marta các ngài đi sang Nhà nguyện Sistine để bầu Giáo hoàng. Các ngài nói chuyện với nhau về những điều cần thiết trong Giáo hội hôm nay, và đối với vấn đề này thì cá tính tốt hơn với tiểu sử cá nhân như vầy, hay tiểu sử kia …; mọi lập luận theo con người. Và Chúa gửi Thánh Thần xuống và Thánh Thần giúp việc bầu chọn. Rồi mọi người bỏ phiếu, các lá phiếu sau đó được đếm, và người được hai phần ba số phiếu được chọn làm Giáo hoàng. Chúng con thấy rồi đó, đó là một tiến trình có rất nhiều cầu nguyện. Không ai trả tiền; không có bạn bè quyền thế tạo sức đẩy ở đây. Không. Không. Vậy ai chọn Giáo hoàng? … Không, cha sẽ nhắc lại câu hỏi: ai là người quan trọng nhất trong nhóm quyết định chọn Giáo hoàng? Suy nghĩ xem! Người đó là ai? [Một thiếu nhi nam nói: “Đức Giáo hoàng”]. Không, đức giáo hoàng vẫn chưa được chọn mà. [Có giọng nói, “Thiên Chúa”] Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần qua việc bỏ phiếu chọn Giáo hoàng. Và có thể, người được chọn không phải là người thông minh nhất, cũng không phải khéo léo nhất, có thể ngài cũng không phải người nhanh nhẹn nhất làm việc này việc kia, nhưng ngài là người Chúa muốn trong thời điểm đó cho Giáo hội. Chúng con hiểu chưa? [“Rồi ạ!” Thiếu nhi trả lời.] Cha hỏi chúng con một câu nhé, suy nghĩ kỹ. Con đã đặt câu hỏi đầu tiên, Alessandro, trong lần bầu chọn cha làm Giáo hoàng, có tất cả 115 vị. Câu hỏi như vầy: Ai là vị thông minh nhất trong số 115? [“Cha!”] Không đúng! [một số em: “Tất cả!”] Không. Thông minh nhất, thông minh nhất cơ … [“Thiên Chúa,”]. Thiên Chúa. Thiên Chúa đứng thứ 116 … Chà, chẳng ai biết, nhưng người được chọn không nhất thiết phải là người thông minh nhất. Chúng con rõ chưa? Có những vị thông minh hơn ngài, nhưng Chúa đã chọn ngài. Thời gian trôi qua, và cũng như mọi điều trong cuộc sống, Đức Giáo hoàng cũng phải chết như mọi người khác, hoặc là về hưu như Đức Giáo hoàng Benedict vĩ đại đã làm, vì ngài có sức khỏe không tốt, và rồi một giáo hoàng khác lên thay, ngài sẽ khác, ngài có thể thông minh hơn hoặc ít thông minh hơn, chẳng ai biết. Nhưng ngài cũng đến theo cùng một cách: được bầu bởi một nhóm các đức Hồng y dưới sự hướng dẫn của ánh sáng của Thánh Thần. Các con hiểu chưa? Nói cho cha biết xem, Alessandro, con đã hài lòng với câu trả lời chưa? Nó có đúng không? Cha có nói sai không? Cha không nói dối đúng không? Cảm ơn các con.”
Cha chính xứ: Flavio, nhóm Thêm sức. Cậu bé đâu rồi? Chúng ta hỏi từng người từng người nhé.
Flavio: Lúc cha còn bé, cha muốn làm gì khi cha lớn lên?
ĐTC Phanxico: Cha sẽ nói cho con biết, nhưng tên con là gì đã?
Flavio: Dạ, Flavio.
ĐTC Phanxico: Cha sẽ kể cho chúng con, nhưng không được cười nhé! Cha không nói đùa đâu. Cha nói thật. Cha muốn là một người bán thịt. Thật mà! Lúc cha đi chợ với bà của cha, cha nhìn thấy cách những người bán thịt xắt thịt: “Ông ta sao tài thế!” và cha thích ông ấy. “Khi mình lớn mình sẽ làm người bán thịt,” cha tự bảo mình vậy đấy.
Flavio: Và … cho con chụp một tấm hình với cha nhé?
ĐTC Phanxico: Được! Và con, cho cha biết, con muốn làm gì khi con lớn?
Flavio: Dạ, cầu thủ bóng đá.
ĐTC Phanxico: Cầu thủ bóng đá! Chúng con thấy bạn đá banh bao giờ chưa? [“Rồi ạ!”] Bạn đá tốt không? [“Bạn đá giỏi lắm”] Vậy con giữ vị trí nào?
Flavio: Trung vệ ạ.
ĐTC Phanxico: Trung vệ, rất tốt ...
Cha chính xứ: Con giới thiệu đi, nói tên con.
Cristian: Con tên là Cristian. Đức Thánh Cha đã làm gì để trở thành Giáo hoàng?
Cha chánh xứ: Câu này hỏi rồi.
Cristian: Nhưng, nó là câu hỏi của con!
Cha chánh xứ: Đây là câu hỏi của con? Và Đức Thánh Cha đã trả lời con rồi … con hỏi câu khác đi …
ĐTC Phanxico: Hỏi cha câu khác đi. Nghĩ xem, suy nghĩ. Bình tĩnh suy nghĩ; con nghĩ về một vấn đề khác ở đây và …
Cha chánh xứ: Con cứ hỏi một câu đi, bất cứ câu gì con muốn?
ĐTC Phanxico: Con tên gì?
Agostino: Dạ, Agostino.
ĐTC Phanxico: Agostino, con có thích làm linh mục của Roma?
Agostino: Nhưng để trở thành Giáo hoàng, cha có phải học giỏi ở trường không?
ĐTC Phanxico: Để trở thành Giáo hoàng, trước hết, con phải là một người Ki-tô hữu tốt đã. Bình thường phải trở thành linh mục trước, sau đó là Giám mục. Tuy nhiên, trong thời gian đầu của Giáo hội, không phải tất cả các Giáo hoàng đều đã là linh mục: một vài vị là thầy phó tế. Nhưng chắc chắn phải là người Ki-tô hữu tốt. Rồi cộng đoàn lúc đó chọn các vị. Có quá nhiều người Ki-tô hữu biết điểm này hay điểm kia và rồi chọn ngài ra; một số vị là linh mục, một số là phó tế. Nhưng rồi với thời gian, hệ thống bầu chọn được thiết lập có trật tự và bây giờ chỉ các Hồng y mới bầu chọn giáo hoàng — những hồng y dưới 80 tuổi.
Một thiếu nhi: Thời gian khó khăn nhất của cha là gì?
ĐTC Phanxico: Cái gì nhỉ …?
Thiếu nhi: … thời gian khó khăn nhất của cha?
ĐTC Phanxico: Đúng, có những lúc rất khó khăn. Cha có những khoảng thời gian khó khăn với sức khỏe. Lúc cha 20 tuổi, cha suýt chết vì nhiễm trùng; họ lấy ra một phần của  lá phổi … nhưng Chúa cứ cho cha sống. Và rồi, có những lúc khó khăn mà tất cả chúng ta đều có, tất cả chúng ta, trong cuộc sống. Chúng con chú ý điều này! Cuộc sống là một ân ban của Thiên Chúa, nhưng trong đời có những khoảnh khắc rất kinh khủng, có những lúc rất khó khăn mà chúng ta phải vượt qua và tiến bước. Cha có nhiều thời gian như vậy lắm, cũng như tất cả mọi người. Nhưng cha nhớ bệnh này lúc 20 tuổi, và cha cũng có những lúc khó khăn khác. Nhưng cha khẳng định điều này: cuộc sống không dễ dàng đối với cha. Cha hỏi chúng con: tất cả, với con người, nói chung cuộc sống có dễ dàng không? [“Không ạ”]. Trong cuộc sống có những khó khăn không? [“Có ạ”] Luôn luôn! Bây giờ có và sẽ có. Nhưng chúng ta không phải sợ. Những khó khăn rồi cũng qua đi; chúng ta tiến bước, với đức tin, với sức mạnh, với lòng can đảm! Nhưng con có can đảm không … Có hay không? ...
Thiếu nhi: Có từng lúc thôi ạ …
ĐTC Phanxico: Con can đảm hay không can đảm? [“Có ạ”]. Con có ngoan không? [“Có và không ạ”]. Con có hoàn toàn sợ hãi không? [“Không ạ”] Con có dũng cảm không? [“Có ạ”]. Tốt, cứ tiến lên! Cám ơn con!
Thiếu nhi: Con cảm ơn cha. Cho con chụp một tấm hình với cha nhé?
ĐTC Phanxico: Được. Bây giờ chúng ta chuyển sang bước hai: thời gian cho các bạn nữ. Chúng ta xem ai thắng nhé, hả?
Giulia: Cha cảm thấy làm đại diện cho Giáo hội Công giáo như thế nào?
ĐTC Phanxico: Cha cảm thấy trách nhiệm rất lớn. Con nói từ “đại diện,” và như vậy một người làm “đại diện” cho Giáo hội không thể gây ấn tượng xấu. Đức giáo hoàng gây ấn tượng xấu được không? [“Không ạ”]. Không, ngài không được làm như vậy. Ngài phải cẩn thận để không tạo ra ấn tượng xấu. Nhưng cũng có một trách nhiệm khác. Giáo hoàng cũng là giám mục … Giáo hoàng có là một giám mục hay không?
Giulia: Có ạ.
ĐTC Phanxico: Của Roma, Đức Giáo hoàng là Giám mục của Roma, nhưng ngài có trách nhiệm chăm sóc mục vụ cho toàn Giáo hội trên khắp thế giới cùng với các Đức Giám mục khác. Nhưng giáo phận của Đức Giáo hoàng là gì? [Một số em nói: “Thánh Gio-an”] Thánh Gio-an là nhà thờ Chính tòa … và giáo phận là …
Giulia: Thánh Phê-rô.
ĐTC Phanxico: Roma, cha đồng ý. Và Đức Giáo hoàng vừa là giám mục và cũng là một người cha và điều Đức Giáo hoàng cần phải cảm nhận chính ngài là một người cha; nếu Đức Giáo hoàng hay Giám mục không cảm thấy mình là một người cha, có gì đó không đúng. Nó là vậy đấy.
Cha chánh xứ: Các con, bằng đó câu hỏi là đủ rồi chứ.
Thiếu nhi: Chưa ạ!
ĐTC Phanxico: Bây giờ để tôi hỏi các em …
Cha chánh xứ: Này, các con, thật im lặng, vì Đức Thánh Cha muốn hỏi chúng con một câu. Chúng con phải chú ý.
ĐTC Phanxico: Cha hỏi và tất cả chúng con trả lời. Có bao nhiêu “Thiên Chúa”? [“Có một”]. Nhưng … cha biết tới ba! [“Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”]. Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần: một và hai và ba. Có ba. Các con trả lời cho điều này như thế nào! Ai có thể trả lời? [Có một giọng nói: Có ba”]. Có ba Thiên Chúa hay một? [Có em trả lời: Chỉ có một được chia thành ba phần”] — ba phần? Không, Thiên Chúa là một. [“Người chỉ có một nhưng đại diện cho nhiều điều”]. Không được rồi … Có mấy Thiên Chúa? [“Có ba”]. Ba Thiên Chúa hay một? [“Một”]. Nhưng nếu có một … Cha hỏi chúng con: Chúa Cha có phải Thiên Chúa không? [“Phải’]. Chúa Con có phải Thiên Chúa không? [“Phải … không…”]. Như vậy, Ngài không phải là Thiên Chúa? [Phải, Ngài là Thiên Chúa”]. Thánh Thần có phải là Thiên Chúa không? [“Phải”]. Có ba, nhưng đây là một điều không dễ hiểu: Có ba Ngôi, các con biết điều này chưa? Có Ba Ngôi, nhưng Ba Ngôi là Một Thiên Chúa. Đồng ý không? [“Đồng ý”]. Chúng con thấy thuyết phục không? Như vậy, có Ba điều gì? Ba … [“Ngôi”] và Một … [“Thiên Chúa”]. Ba … [“Ngôi”] và Một … [“Thiên Chúa”]. Và Đức Mẹ có phải Thiên Chúa không? [“Không phải”]. Vậy Đức Mẹ là gì? [“Là Mẹ …”]. Mẹ Thiên Chúa. Tại sao Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa? Vì Mẹ là người sinh Chúa Giê-su cho trần gian. Đồng ý chưa? [“Rồi ạ”]. Đúng. Và Thánh Giu-se giúp đỡ Đức Mẹ. Chúa Cha có phải là Thiên Chúa không? Phải. Chúa Con có phải là Thiên Chúa không? Phải. Chúa Thánh Thần có phải là Thiên Chúa không? Phải. Ba Ngôi, đồng ý chưa? Có mấy Ngôi? [“Ba”]. Có mấy Thiên Chúa? [“Một”]. Đức Mẹ có phải là Thiên Chúa không? [“Không”]. Đức Mẹ là …? Mẹ của Thiên Chúa… Rõ rồi nhé. Đừng bao giờ quên điều này. Tốt rồi.
Cha chánh xứ: Chúng con cảm ơn Đức Thánh Cha rất nhiều. Thiếu nhi, chúng ta đứng dậy và Đức Thánh Cha sẽ hướng dẫn chúng ta thinh lặng cầu nguyện, như chúng ta vẫn thường làm trong nhà thờ.
ĐTC Phanxico: Giữ thinh lặng, chúng con nhắm mắt vào. Chúng ta hãy nghĩ về Mẹ Maria và chúng ta cầu nguyện với Mẹ, Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta. – Chúng ta cùng đọc. Kính mừng Maria …
Nguyện xin Thiên Chúa Toàn Năng ban phúc lành cho chúng con ...
Và cầu nguyện cho cha nhé, đồng ý không? [“Vâng”]. Chắc không? [“Chắc”]. Cảm ơn chúng con.

[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]

Gặp gỡ các gia đình được Giáo xứ Parish giúp đỡ, cùng với các nhân viên
ĐTC Phanxico: Xin cảm ơn những gì anh chị em làm. Công việc của anh chị em là đến với những người đang cần giúp đỡ, và không phải chỉ là đem đến cho một món gì đó, nhưng còn để lắng nghe: làm “tông đồ bằng tai.” Đôi khi người ta có thể nghĩ: “Nhưng điều này phải cố gắng nhiều lắm, phải cố gắng thật nhiều … để lắng nghe quá nhiều đau khổ như vậy, khi không cần phải mua thuốc, khi chẳng có gì để ăn …
Một người đàn ông: Thưa Đức Thánh Cha, Almonry chuyển đến rất nhiều sự giúp đỡ của cha.
Một phụ nữ: … đó là một xứ đang rất cần, rất cần giúp đỡ!
ĐTC Phanxico: Cứ tiến tới! … nhưng đừng cãi nhau nhé! Hãy suy nghĩ đến việc này: khi một người đến xin giúp đỡ,một người đàn ông, một phụ nữ hay bất kỳ ai, người đó chính là Giê-su. Vì Chúa Giê-su cũng đã phải xin sự giúp đỡ khi ngài là một người tị nạn ở Ai-cập. Chính Giê-su đang cần giúp đỡ trong con người này. “Nhưng đây là người nói xấu rất nhiều, người này chẳng đi nhà thờ, người này không tin Thiên Chúa …” Nhưng bà ta là Giê-su; bà ta là Giê-su. Chính lời cầu nguyện của anh chị em làm mở rộng tâm hồn và đức tin: đó là Giê-su, Người đến với tôi; hôm nay Người đến với tôi. Và tôi tặng túi quà này cho Giê-su. Và tôi tặng nụ cười này cho Giê-su. Đây là con đường nên thánh của anh chị em. Nếu anh chị em làm như vậy, anh chị em sẽ nên thánh — tất cả anh chị em. Dễ lắm. Nhưng đừng quên: chính Chúa Giê-su đứng gõ cửa. Cha sẽ ban phép lành cho anh chị em nhưng trước hết chúng ta cầu nguyện với Mẹ Maria của chúng ta, để Mẹ sẽ can thiệp giúp cho tất cả chúng ta và cho anh chị em. Kính mừng Maria ...
[Phép lành]
Và hãy nhớ: mọi người đến kia là Giê-su. Người đó có phải là Giê-su không? Đúng. Cái người không tốt lắm kia có phải là Giê-su không? Với tôi, đó là Giê-su. Tôi phải đón tiếp ông ta như Giê-su. Người đàn bà có miệng lưỡi như rắn kia có phải là Giê-su không? Đúng. Và, với lòng nhân từ và sự yêu thương của tôi, tôi phải làm cho cái lưỡi bà ta “được khử độc” và không nói xấu nữa. Tuy nhiên, luôn luôn phải nhân từ, yêu thương vì mọi con người thiếu thốn đều là Giê-su đang gõ cửa tâm hồn của tôi. Và hãy cầu nguyện cho cha nhé: cha cũng đang gõ cửa tâm hồn của anh chị em và xin lời cầu nguyện. Cha không xin một túi quà, nhưng cha xin lời cầu nguyện, một Kinh Mân côi … Cảm ơn anh chị em!
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]

Lời chào kết thúc
Xin cảm ơn anh chị em rất nhiều đã có mặt ở đây để cùng nhau cầu nguyện, để cầu nguyện cho khu xóm, cho giáo xứ. Cha xin chào tất cả, tín hữu Công giáo cũng như anh chị em Hồi giáo, và cha khẩn xin Thiên Chúa chúc phúc cho tất cả anh chị em. Cha cũng gửi lời chào tất cả anh chị em muốn đến đây nhưng không thể: xin gửi phép lành và lời chào cho họ. Và bây giờ, một phút cầu nguyện trước khi cha ban phép lành. Chúng ta cùng cầu nguyện với Mẹ Maria: Kính mừng Maria …
[Phép lành]

Và xin cầu nguyện cho cha. Tạm biệt anh chị em!
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/02/2017]