Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Đội Vệ binh Thụy Sĩ được chuẩn bị chống tấn công khủng bố, vị chỉ huy khẳng định

Đội Vệ binh Thụy Sĩ được chuẩn bị chống tấn công khủng bố, vị chỉ huy khẳng định

23 tháng Tám, 2017
Đội Hiến binh Thụy Sĩ được chuẩn bị chống tấn công khủng bố, vị chỉ huy khẳng định
© Antoine Mekary / ALETEIA
Les nouveaux gardes suisses lors de leur prestation de serment au Vatican le 6 mai 2016

Cận vệ của Thánh Phê-rô đang được huấn luyện để đối phó với những đe dọa

“Chúng tôi được chuẩn bị” để đối phó với những đe dọa khủng bố, chỉ huy của Đội Hiến binh Thụy sĩ, Christoph Graf, tuyên bố trong buổi đại hội chung của đội cuối tuần trước ở Solothurn, Thụy sĩ, theo một tường thuật trên website Công giáo Thụy sĩ cath.ch. Việc huấn luyện đã được tăng cường để đối phó với nguy cơ.
Cho đến nay, nước Ý và Vatican chưa bị ảnh hưởng bởi những cuộc tấn công khủng bố của Nhà nước Hồi giáo. Tuy nhiên, “có thể chưa có gì nhưng chỉ là vấn đề thời gian trước khi một vụ tấn công như vậy có thể xảy ra ở Roma,” vị đứng đầu đội Hiến binh Thụy sĩ phản ánh.
Đối mặt với khả năng có thể xảy ra, những người canh giữ sự an toàn riêng của Đấng Kế vị Thánh Phê-rô đang tự chuẩn bị. Website này cho biết việc huấn luyện đã gia tăng gấp đôi từ hai đến ba bốn tháng. Được hợp tác thực hiện với cảnh sát bang Ticino của Thụy sĩ, việc huấn luyện này chú trọng đặc biệt vào kỹ năng xạ kích và thắt chặt an ninh.
Trong suốt thời gian phục vụ, kéo dài tối thiểu là 26 tháng, các tân binh đội Cảnh vệ Thụy sĩ cam kết bảo vệ và phục vụ Giáo hoàng, thậm chí đến mức hy sinh.
Đội tân binh tuyên thệ ngày 6 tháng Năm hàng năm, tưởng niệm ngày này năm 1527 khi 147 Cận vệ Thụy sĩ đã hy sinh để bảo vệ cho Đức Giáo hoàng Clement VII (1523-1534) và mộ của Thánh Phê-rô, trong cuộc cướp phá thành Roma của đám lính đánh thuê của vua Charles V.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/08/2017]


Hồng y Parolin, “những cuộc gặp gỡ đầy tính xây dựng và quan trọng” trong suốt chuyến thăm của tôi đến Nga

Hồng y Parolin, “những cuộc gặp gỡ đầy tính xây dựng và quan trọng” trong suốt chuyến thăm của tôi đến Nga

Ngài Quốc Vụ Khanh nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Vatican khi trở về từ Nga, “Đức Thánh Cha hài lòng với những ấn tượng và kết quả lạc quan của chuyến đi,” “có sự sẵn sàng đối thoại với Tòa Thượng Phụ”

Hồng y Parolin, “những cuộc gặp gỡ đầy tính xây dựng và quan trọng” trong suốt chuyến thăm của tôi đến Nga
Hồng y Parolin

Pubblicato il 25/08/2017
Ultima modifica il 25/08/2017 alle ore 18:50
ALESSANDRO GISOTTI*
VATICAN CITY
Dưới đây là toàn văn cuộc phỏng vấn dành riêng mà Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh Phê-rô Parolin dành cho truyền thông Vatican sau chuyến đi đến Nga trở về của ngài.
Thưa Hồng y, có thể thấy là có một sự mong đợi rất lớn cho chuyến đi đến Nga lần này. Ngài trở về Vatican mang theo những cảm xúc như thế nào?
“Tôi cho rằng kết quả của chuyến đi này là “vô cùng lạc quan,” chắc chắn cảm xúc của tôi là tạ ơn Chúa vì đã đồng hành với tôi trong những ngày này. Chúng tôi đã có thể thực hiện được chương trình đã được vạch ra, với những cuộc họp theo đúng những gì đã được vạch ra, và tôi phải nói rằng những cuộc gặp gỡ này - cả với các giới chức dân sự, Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Lavrov và rồi với những vị đứng đầu trong phẩm trật của Giáo hội Chính Thống, cụ thể đó là Đức Thượng phụ Kirill và Đức Tổng Giám mục Chính tòa Hilarion, mang đậm nét của không khí chân thành, lắng nghe, và tôn trọng. Tôi đánh giá đó là những cuộc gặp gỡ quan trọng và đầy tính xây dựng.” Tôi cho rằng tôi phải đặt điểm nhấn vào những từ này: “sự gặp gỡ đầy tính xây dựng.” Chắc chắn là cũng có cuộc gặp gỡ với cộng đoàn Công giáo. Trên tất cả, nhờ vào cuộc nói chuyện và đối thoại mà chúng tôi có với các đức giám mục trong tòa khâm sứ mà có thể hiểu rõ hơn về thực tại, đời sống, của cộng đoàn Công giáo ở Nga, những niềm vui và hy vọng, và cả những thách đố và những khó khăn cộng đoàn đang phải đối mặt. Chúng tôi có cơ hội trình bày những điểm trên lên các giới chức. Trước hết là việc hoàn trả lại những nhà thờ đã bị sung công dưới thời cộng sản cho cộng đoàn Công giáo đang cần có những nơi thờ phượng phù hợp, phải được hoàn trả lại. Vì vậy tôi có thể nói rằng cuối cùng đó là một chuyến đi rất hữu ích, thú vị, nó là một hành trình xây dựng.”
Hồng y đã có cơ hội trình bày với Đức Thánh Cha về chuyến đi? Người có thể chia sẻ những điều người đã nói?
“Vâng, dĩ nhiên, ngay khi tôi trở về tôi đã nói chuyện với Đức Thánh Cha và cho ngài một bài tóm tắt về toàn bộ nội dung và kết quả của chuyến đi. Dĩ nhiên tôi cũng gửi đến cho ngài những lời chào mà tôi được nhờ chuyển từ tất cả các dân tộc tôi đã gặp, trong đó sự nồng hậu và tình liên đới của cộng đoàn Công giáo, và những lời chào của các giới chức. Tôi nhớ là Tổng thống Putin - tôi nghĩ là điều này cũng được ghi trong phần bản tin chung của cuộc gặp gỡ - nhấn mạnh đến kỷ niệm sống động của các lần gặp gỡ của ông với Đức Giáo hoàng Phanxico năm 2013 và 2015, và những lời chào huynh đệ của Đức Thượng Phụ Kirill. Rõ ràng, Đức Thánh Cha rất hài lòng với những ấn tượng và kết quả lạc quan mà tôi chia sẻ với ngài. Đức Thánh Cha như chúng ta đã biết – và cũng như ngài nhắc lại ngay trong trường hợp này – rất, rất chú ý đến mọi cơ hội cho đối thoại. Ngài rất quan tâm đánh giá mọi cơ hội hiện có để đối thoại, và ngài rất cẩn thận nhấn mạnh đến tất cả những cơ hội này và ngài rất hài lòng khi họ đang đi theo hướng này. “Và như ngài đã lặp lại trong trường hợp này – là rất, rất chú ý đến mọi cơ hội có thể dành cho đối thoại. Ngài rất quan tâm đánh giá mọi cơ hội hiện có để đối thoại, và ngài rất vui khi các bước tiến đang được thực hiện theo hướng này.
Những vấn đề chính được đưa ra trong buổi gặp gỡ với Đức Thượng phụ Kirill là gì?  
“Tôi có thể nói rằng về căn bản chúng tôi tập trung vào không khí mới này, bầu khí mới đang bao trùm trong mối quan hệ giữa Giáo hội Chính thống Nga và Giáo hội Công giáo. Không khí mới này, bầu khí mới này đã được thiết lập trong những năm gần đây và dĩ nhiên nó có một động lực đặc biệt và một sức đẩy mạnh mẽ cũng nhờ vào cuộc gặp gỡ ở Havana giữa Đức Thượng phụ và Đức Giáo hoàng mà biến cố này là bước tiếp theo. Thật sự tôi cũng chú ý đến mức độ mà những nhà đối thoại của Chính thống giáo đã rất xúc động sau trải nghiệm viếng thánh tích của Thánh Nicholas thành Bari ở Moscow và St. Petersburg, và ở điểm này họ rất xúc động bởi đức tin và sự đạo hạnh của người dân. Nhiều người Nga theo truyền thống Chính thống giáo nhưng không thực hành, đã xích lại gần Giáo hội hơn nhờ dịp này. Thật sự nó là một sự kiện lớn cả về số lượng - khoảng 2,5 triệu người đã viếng thánh tích - và về sức ảnh hưởng của đức tin và tâm linh mà sự kiện này mang đến. Sau đó chúng tôi điểm qua một số bước mà chúng tôi đã thực hiện và những bước đi mà chúng tôi sẽ đi trong tương lai. Đối với tôi dường như, từ cả hai phía, chúng tôi không muốn dốc hết những tiềm năng mà giai đoạn mới này đã mở ra, và đương nhiên sự hợp tác có thể diễn ra trong nhiều phạm vi khác nhau, ở nhiều tầm mức: từ hợp tác văn hóa đến giáo dục, nhân đạo … chúng tôi đều nhấn mạnh rằng cả hai giáo hội cần thực hiện “những công việc nhân đạo tích cực hơn và hiệu quả hơn” trong những tình hình xung đột trên toàn thế giới. Những vấn đề hơi hóc búa cũng được đụng chạm đến, tôn trọng và đồng thời chân thành, liên quan đến những mối quan hệ giữa hai Giáo hội. Nhưng, chúng tôi cố gắng tạo cho chúng một ý nghĩa tích cực – ít nhất theo ý của tôi, những gì tôi có thể học được – nghĩa là, khám phá ra những con đường chung để đối phó và tìm kiếm để có thể đưa ra được một giải pháp cho những vấn đề này.”
Vấn đề Ukraine là một trong những vấn đề nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Nga. Ngài đã đến thăm Ukraine một năm về trước. Đã có tin tức gì chưa, sau chuyến đi của ngài?
Hiện tại bây giờ, chưa có tin tức gì; có thể, còn hơi sớm. Nếu có những hạt giống tốt lành mà chúng tôi đã tìm cách gieo cấy, chúng tôi hy vọng Chúa sẽ làm cho chúng trổ mầm và trổ sinh hoa trái. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết rõ rằng vấn đề Ukraine là một điều quan tâm lớn của Tòa Thánh. Đức Thánh Cha đã lên tiếng nhiều lần về vấn đề này. Rõ ràng là không thể bỏ qua nó, vấn đề này; không thể quên trong trường hợp đó. Trên hết, tôi muốn nói đến sự cần thiết phải cố gắng tìm xem và đánh giá liệu có thể thực hiện một vài bước đi cụ thể hướng đến một giải pháp dài lâu và công bằng cho cuộc khủng hoảng, với những khí cụ hiện có, thực tế đó là Hiệp ước giữa hai bên. Điều đáng lưu ý là Tòa Thánh luôn giữ vững những khía cạnh nhân đạo, bắt đầu bằng sáng kiến quan trọng của Đức Thánh Cha dành cho Ukraine. Chẳng hạn, về mặt này đó là vấn đề giải phóng các tù nhân. Đây là một chủ đề nhân đạo thực sự quan trọng để tạo ra một sức đẩy nhỏ cho toàn bộ tiến trình, ngay cả đối với chính trị, để thoát ra khỏi tình hình trì trệ này và để thúc đẩy – chẳng hạn – vấn đề ngừng bắn, chủ đề về điều kiện an ninh trong lãnh thổ, và chủ đề về những điều kiện chính trị cần thiết để tạo ra bước tiến cho giải pháp toàn cầu. Hy vọng rằng một điều gì đó có thể giúp bước đi theo đúng hướng, phải suy xét – rằng khi chúng ta nói đến những tình hình, đến những vấn đề nhân đạo - là chúng ta đang nói về con người và chúng ta đang nói về sự đau khổ. Tôi cho rằng đó là điều mọi người phải ghi nhớ trong đầu khi cố gắng đưa ra mọi nỗ lực theo đúng hướng.”
Giới báo chí đã đặt rất nhiều chú ý đến cuộc gặp gỡ của ngài ở Sochi với Tổng Thống Vladimir Putin. Cuộc gặp gỡ diễn ra thế nào?
“Tôi xin nói rằng cuộc nói chuyện với Tổng thống Putin là một cuộc gặp gỡ thân mật, nó là một cuộc gặp gỡ đầy sự tôn trọng vì chúng tôi có thể thẳng thắn thảo luận tất cả các vấn đề chúng tôi quan tâm chẳng hạn xung đột ở Trung Đông, đặc biệt ở Syria, và sự có mặt của người Ki-tô hữu ở đó. Chúng tôi hiểu rằng một trong những điểm chung giữa Nga và Tòa Thánh là sự tập trung vào tình hình của người Ki-tô hữu, sự bách hại người Ki-tô hữu, điều mà chúng tôi muốn mở rộng nói đến tất cả các nhóm tôn giáo, và dĩ nhiên, nói tới tất cả các nhóm thiểu số, kể cả đề cập đến người Hồi giáo, một ví dụ được đưa ra như hội nghị được tổ chức ở Geneva năm ngoái. Và tình hình ở Ukraine, chúng tôi có nói một chút về nó; tình hình ở Venezuela. Ngoài những vấn đề song phương, như tôi đã đề cập từ đầu, chúng tôi trình bày một số tình hình khó khăn cho cộng đoàn Công giáo. Trên tất cả tôi muốn nói về vấn đề này, đây là thông điệp tôi muốn chuyển tải đến: nghĩa là, Nga, vì vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, vì quá khứ, hiện tại và tương lai của nó, đóng một vai trò lớn trong cộng đồng quốc tế. Đóng một vai trò lớn. Vì vậy nó giữ một trách nhiệm đặc biệt trong việc xây dựng hòa bình và phải cố gắng đặt những lợi ích của hòa bình lên trên tất cả những lợi ích khác.”
Ngoài những cuộc gặp gỡ đặc biệt, có giây phút nào hay khía cạnh đặc biệt nào mà ngài muốn nhấn mạnh?
“Có, thời gian tuyệt đẹp của Thánh Lễ dâng cùng với cộng đoàn Công giáo. Nhà thờ Chính tòa chật cứng người, và đó là một điều khá ngạc nhiên vì hôm đó là một ngày làm việc trong tuần. Tôi thật sự xúc động bởi đức tin và sự nhiệt thành: cách họ tham dự Thánh Lễ, thật cầm trí, thật tôn kính và thinh lặng. Tôi nghĩ họ đặc biệt đến để thể hiện sự gắn kết của họ với Đức Thánh Cha và là thành viên của Giáo hội toàn cầu. Đó là một giây phút tuyệt vời. Một thời gian đẹp khác là chuyến viếng thăm ngắn của tôi đến với các chị nữ tu của Mẹ Teresa ở Moscow. Chúng tôi đã đến thăm vào chào tất cả những người mà các chị đang giúp đỡ, và thậm chí ở đó sự nồng hậu mà người ta dành cho Đức Thánh Cha là thấy rất rõ. Và điều cuối cùng mà tôi muốn ghi nhớ: tôi rất ấn tượng với một chuyến đi vào một buổi tối đến Đại Giáo đường Đức Ki-tô Cứu Thế, giáo đường của Chính Thống giáo ở Moscow; Đại Thánh đường đã bị phá tan dưới thời của chính phủ Cộng sản. Vì vậy, đó cũng là thời điểm để nhắc lại lịch sử đau thương, trong suốt thời gian đó một số người muốn nhổ sạch rễ đức tin ra khỏi tâm hồn người dân và triệt tiêu bất cứ dấu hiệu nào của sự hiện diện của Thiên Chúa và Giáo hội trong vùng đất đó. Cố gắng này đã không thành công, vì Thiên Chúa vĩ đại hơn bất kỳ kế hoạch nào của con người.”
* Vatican journalist for Vatican Radio  

[Nguồn: vaticaninsider]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/08/2017]