Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Đức Thánh Cha công nhận phép lạ qua sự chuyển cầu của Cha Charles de Foucauld

Đức Thánh Cha công nhận phép lạ qua sự chuyển cầu của Cha Charles de Foucauld
Copyright: Vatican Media

Đức Thánh Cha công nhận phép lạ qua sự chuyển cầu của Cha Charles de Foucauld

Sự sống sót không thể giải thích được của một người công nhân sau cú ngã

28 tháng Năm, 2020 14:34

Vatican đã công nhận phép lạ thứ hai qua sự chuyển cầu của Chân phước Phanxico Charles de Foucauld (Charles của Chúa Giêsu) (1858-1916), linh mục triều, từ đó mở con đường tuyên phong thánh cho ngài.

Tin nhận được từ Bộ Phong Thánh, ngày 26 tháng Năm năm 2020, Giáo hội Công giáo công nhận năm phép lạ, bảy vị tử đạo và “các dũng đức” của một tín hữu: thật vậy Đức Thánh Cha Phanxico đã cho phép Bộ Phong Thánh công bố tám Sắc lệnh ngày hôm đó.

Một phép lạ thứ hai, qua sự chuyển cầu của Chân phước Charles de Foucauld xảy ra năm 2016 — kỷ niệm 100 năm ngày mất của Cha Charles de Foucauld — tại Saumur, thuộc miền Loire của Pháp. Đó là sự sống sót không thể giải thích được của một công nhân đang làm việc trên gác xép của nhà nguyện, ở “phía trên vòm” rơi xuống một số vật chướng ngại; các tảng đá đổ xuống, anh ta bị một số cọc gỗ đâm qua người, nhưng anh ta đứng dậy bình an và khỏe mạnh, theo lời kể của Cha Vincent Artarit, linh mục giáo xứ Charles de Foucauld ở Saumur trên micrô với RCF. “người công nhân bình an vô sự; anh ta được kiểm tra bởi các bác sĩ ở Pháp và Ý. Tất cả họ đều kết luận về biến cố không thể giải thích được đối với mạng sống của người đàn ông này … Trong giáo xứ Charles de Foucauld, nó là biến cố liên kết đến kỷ niệm 100 ngày giỗ, với mối liên kết giữa cầu nguyện, đời sống tinh thần, và sự liên kết giữa giáo xứ và Cha Charles de Foucauld.”

Cha Charles de Foucauld sinh tại Strasbourg ngày 15 tháng Chín năm 1858. Ngài mồ côi lúc lên 5 tuổi, ghi chú tiểu sử được Đức ông Claude Rault, Giám mục Laghouat, ở Algeria, phát hành.

Đức ông Rault viết, “Ngay lập tức ngài bắt đầu cuộc đời vừa vui tươi vừa đau khổ. Trong thời gian học trung học phổ thông ngài mất đức tin, đổi lấy sự đam mê học đòi một đời sống thoải mái và những người bạn vui vẻ. Say mê một người bạn, ngài không chịu chia tay với cô ta khi ngài được gửi sang Algeria, và ngài đã rời bỏ quân ngũ. Tuy nhiên, khi biết rằng trung đoàn của ngài chuẩn bị cuộc hành quân, ngài đã chia tay bạn gái và trở về Algeria! Đó là năm 1881.”

Năm 24 tuổi, Charles de Foucauld dứt khoát rời quân ngũ. Giữa năm 1882 và 1884 ngài đi thám hiểm Marốc. Trong thời gian ở đó, ngài trải qua những kinh nghiệm thiêng liêng quan trọng. “Người Hồi giáo là lý do tạo sự thay đổi sâu sắc trong tôi. Hình ảnh của tôn giáo đó, của những con người sống trong sự hiện hữu liên tục của Thượng đế làm cho tôi nhận thức có điều gì đó lớn lao hơn và thật sự hơn những công việc thế gian của tôi,” ngài viết.

Cuối tháng Mười năm 1886, ngài gặp Đức Viện phụ Huvelin ở Paris. Ngài xưng tội và rước lễ. Đó là sự khởi đầu cho một đời sống mới.

Sau bảy năm tìm kiếm đời sống chiêm niệm (ở Đất thánh, là một đan sĩ dòng Trappist ở Pháp và sau đó ở Syria. Ngài rời bỏ đời sống đan viện và đến Nadarét, tại dòng Thánh Clare Hèn mọn (1897): Khi ở đó, ngài phân chia thời gian giữa công việc lao động, nhiều giờ Tôn thờ và suy niệm Sách thánh. Ơn gọi của ngài phát triển ở đó.

Ngài được truyền chức linh mục ngày 9 tháng Sáu năm 1901 tại Giáo phận Viviers. Ngài xin được trở lại Sa mạc Sahara và đến Beni Abbes ở Algeria, và ngài ở đó hai năm. “Tôi muốn tất cả các cư dân ở đó quen thuộc với tôi và xem tôi như người anh em của họ, một người anh em phổ quát,” ngài viết.

Đức ông Rault viết, “Qua những bóng tối và ánh sáng, Cha Charles de Foucauld đã mở ra cho chúng ta ý thức về tình huynh đệ phổ quát. Chiều kích đời sống rao giảng phúc âm này là vô cùng cần thiết trong thời đại của chúng ta. Ngài mời gọi chúng ta hãy thoát ra khỏi sự yếu đuối và những giam hãm của bản thân để bước đi trên con đường đã được vạch ra.”

Tháng Tám năm 1905 Cha Charles xác định bản thân ở Tamanrasset, thuộc miền nam Algeria. Ở đó ngài sống “một đời sống bao gồm việc cầu nguyện, nghiên cứu, tiếp xúc với người Tuaregs và có một mối quan hệ gây tranh cãi với các binh sĩ Pháp đóng trong vùng.” Ngài sáng tác những bài thơ tiếng Touareg (6000 câu thơ được ghi chép và giải mã), và để lại một bộ từ điển tiếng Touareg gồm 4 quyển, và “vẫn còn hiệu lực.”

Ngày 1 tháng Mười Hai năm 1916 ngài bị bắt làm tù nhân bởi một nhóm chiến binh Senoussite, ngài bị giết bởi một người thanh niên canh giữ ngài, do bị hoảng loạn.

Đức Giáo hoàng Benedict XVI phong chân phước cho ngài ngài 13 tháng Mười Một năm 2005. Vào tháng Mười năm 2005 ngài nói: “Tôi xin gửi lời chào đặc biệt đến các thành viên của Tổng Công hội Dòng Tiểu muội Chúa Giêsu, được kêu gọi để theo đuổi việc loan báo Tin mừng theo tinh thần của Tu huynh Charles de Foucauld, là người sẽ sớm được tuyên phong chân phước. Ước mong ngài là một mẫu gương cho sự phó thác thiêng liêng trọn vẹn trong tay Chúa đối với tất cả các Dòng tu được khai sinh từ trực giác của ngài và cho tất cả mọi người Kitô hữu.”

Ngày 13 tháng Mười Một năm 2005 ngài nói, về vị tân Chân phước: “Cha Charles de Foucauld, người vừa được tuyên phong chân phước, mời gọi chúng ta noi theo tinh thần con đường Nadarét và sự thinh lặng ngài đã sống trong sa mạc. Thật vậy, chính từ đó, cùng với Mẹ Maria, mà chúng ta có thể khám phá mầu nhiệm của Đức Kitô, Đấng tự hạ mình khiêm nhường trở thành một người nghèo khó để giải thoát chúng ta, để làm cho chúng ta trở thành con cái của một Cha chung và là anh em của nhau. Như Tu huynh Charles, chúng ta hãy đi vào mầu nhiệm Thánh Thể và trong sự chiêm niệm sức mạnh cho sự sống và cho chứng tá mà qua đó chúng ta góp phần vào việc rao giảng phúc âm.”



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/5/2020]


Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 22-24/05/2020

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 22-24/05/2020

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 22-24/05/2020


22 tháng Năm: Mỗi năm lại chứng kiến sự biến mất của hàng ngàn chủng loài thực vật và động vật mà chúng ta sẽ không bao giờ biết, và con cái chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy. Bởi vì chúng ta mà hàng ngàn chủng loài sẽ không còn ca khen vinh quang của Thiên Chúa qua sự hiện diện của chúng. Chúng ta không có quyền như vậy. #Biodiversity #LaudatoSi5

23 tháng Năm: Những người nam và nữ #cầu nguyện bảo vệ những sự thật nền tảng. Họ lặp lại cho mọi người rằng sự sống này, bất kể tất cả những ngày gian khổ, thử thách, và khó khăn, vẫn đầy tràn ân sủng luôn làm chúng ta kinh ngạc. Vì vậy sự sống phải luôn luôn được giữ gìn và bảo vệ.

23 tháng Năm: Chăm sóc thiên nhiên là một phần của lối sống bao gồm khả năng sống chung và hiệp nhất. Chúa Giêsu nhắc chúng ta rằng chúng ta có Thiên Chúa là Cha chung và do đó chúng ta là anh chị em với nhau. #LaudatoSi5

24 tháng Năm: Sinh thái toàn diện bao gồm việc dành thời gian để khám phá sự hòa hợp thanh bình với tạo vật, phản ánh qua lối sống và những lý tưởng của chúng ta, và chiêm ngưỡng Đấng Tạo dựng là Đấng sống giữa chúng ta. #LaudatoSi5

24 tháng Năm: Sự hiểu biết về Thiên Chúa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu qua cách kể chuyện rằng Ngài vẫn luôn tiếp tục hiện diện. Thiên Chúa của sự sống giao tiếp với chúng ta qua câu chuyện sự sống.

24 tháng Năm: Lễ #Chúa Lên trời kể cho chúng ta rằng Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu Chúa Cha trong vinh quang và vẫn luôn ở giữa chúng ta. Đây là nguồn mạch sức mạnh, sự kiên trì và niềm vui.

24 tháng Năm: Chúng ta hãy dâng những anh chị em người Công giáo Trung quốc cho sự dẫn dắt và bảo vệ của Mẹ Thiên Quốc, để họ được kiên vững trong đức tin và vững vàng trong tình hiệp nhất huynh đệ, là những chứng nhân niềm vui, và là những người thúc đẩy bác ái và hy vọng.

24 tháng Năm: Chúng ta hãy dâng lên Mẹ Maria hằng cứu giúp người Kitô hữu trong thời gian khó khăn này tất cả những người hoạt động cho hòa bình, cho sự đối thoại giữa các dân tộc, cho sự phục vụ người nghèo, cho việc chăm sóc tạo vật, và cho sự chiến thắng của con người đối với bệnh tật về thân xác, tâm hồn và linh hồn.

24 tháng Năm: Thiên Chúa tình yêu, cho chúng ta thấy vị trí của chúng ta trong thế giới này như là những kênh chuyển tải tình yêu của Người cho tất cả mọi thụ tạo trên trái đất, để không một loài nào bị lãng quên trước mặt Người. Ngợi khen Người! #LaudatoSi5




[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 25/5/2020]