Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

Đức Thánh Cha thúc giục các bác sĩ Công giáo hãy nhớ cách Chúa Giê-su chữa lành

Đức Thánh Cha thúc giục các bác sĩ Công giáo hãy nhớ cách Chúa Giê-su chữa lành
© Vatican Media

Đức Thánh Cha thúc giục các bác sĩ Công giáo hãy nhớ cách Chúa Giê-su chữa lành

Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Y khoa Công giáo ở Roma tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giê-su

24 tháng Sáu, 2019 01:23

Đức Thánh Cha Phanxico đưa ra lời khuyên cho các bác sĩ ngày 22 tháng Sáu năm 2019: hãy nhớ cách Chúa Giê-su chữa lành.

Những lời của Đức Thánh Cha trong khán phòng Sala Regia của Điện Tông Tòa Vatican, tại đây ngài tiếp các thành viên của Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Y khoa Công giáo (FIAMC), họp tại Roma để cử hành sự tận hiến của Liên đoàn cho Thánh Tâm Chúa Giê-su (Đại học Giáo hoàng Urban, từ 21 đến 22 tháng Sáu, 019).

Đức Thánh Cha nhắc lại rằng những Ki-tô hữu tiên khởi thường miêu tả Chúa Giê-su như một thầy thuốc, như một người chữa lành cho các người bệnh. Và quan tâm chăm sóc cho người bệnh là một hoạt động trung tâm trong đời sống công khai của Chúa Giê-su. Chữa lành bao gồm việc chữa những căn bệnh về thể lý — và trừ quỷ cho những người đã bị quỷ ám. Nhưng không chỉ là việc Chúa làm nhưng chính là cách Chúa làm việc đó, Đức Thánh Cha nói.

“Cách Chúa Giê-su chăm sóc cho người bệnh và người đau khổ cũng rất quan trọng,” Đức Phanxico nói. “Người thường chạm đến những người này và cho phép mình được đụng chạm đến bởi họ, ngay cả trong những trường hợp bị coi là không được phép … Với Chúa Giê-su, chữa lành có nghĩa là đến gần với con người, cho dù có những lúc có người ngăn cản không cho Ngài làm việc đó, như trong trường hợp anh mù Ba-ti-mê, trong thành Giê-ri-cô.

“Cuối cùng, việc chăm sóc của Chúa Giê-su cũng đồng nghĩa với việc trỗi dậy và sai đi theo con đường của Ngài đối với những người được Ngài đụng chạm đến và chữa lành. Có nhiều người bệnh sau khi được Chúa Ki-tô chữa lành đã trở thành môn đệ và những người đi theo Ngài.”

Đức Thánh Cha công nhận những tiến bộ to lớn trong việc chăm sóc y tế trong thế kỷ qua. Nhưng ngài nhắc nhở những người hiện diện rằng trong cách điều trị thì phần thuộc về con người vẫn như vậy.

“Anh chị em được kêu gọi có sự chăm sóc dịu dàng và tôn trọng phẩm giá và tính toàn vẹn về thể lý và tinh thần của con người,” Đức Thánh Cha nói với các bác sĩ. “Anh chị em được kêu gọi phải biết chăm chú lắng nghe, trả lời bằng ngôn ngữ phù hợp, đi kèm với những cử chỉ chăm sóc, làm cho họ cảm nhận tình người hơn và từ đó đạt hiệu quả hơn. Anh chị em được kêu gọi hãy động viên, an ủi, vực dậy, trao niềm hy vọng. Không thể chăm sóc và chữa lành một người nếu không có hy vọng; về vấn đề này, tất cả chúng ta đều cần có và cảm tạ Chúa, Đấng ban cho chúng ta niềm hy vọng. Nhưng cũng tri ân những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu y khoa.”

Dưới đây là diễn từ của Đức Thánh Cha trước những người hiện diện:



Diễn từ của Đứ Thánh Cha

Thưa đức Hồng y

Thưa ông Chủ tịch

Anh chị em thân mến!

Tôi xin chào mừng anh chị em và tôi cảm ơn Đức Hồng y Turkson vì những lời của ngài. Tôi rất trân trọng điều đó, trong cuộc họp này, anh chị em mong muốn thực hiện một hành động đặc biệt là Tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giê-su, và tôi sẽ dâng lời cầu nguyện để công việc trở nên đầy hoa trái cho anh chị em. Tôi muốn chia sẻ một vài suy tư đơn sơ với anh chị em.

Những Ki-tô hữu tiên khởi thường miêu tả Chúa Giê-su như một “thầy thuốc”, luôn đặt nặng vào sự quan tâm chú ý, đầy lòng trắc ẩn, mà Ngài dành cho những người chịu đau khổ ở mọi giai đoạn của căn bệnh. Sứ vụ của Ngài trên hết bao gồm sự gần gũi với người bệnh và những người chịu sự khuyết tật, đặc biệt là những người do tình trạng khuyết tật mà bị khinh bỉ hoặc bị gạt ra bên lề. Bằng cách này, Chúa Giê-su phá đổ cách phán xét kết án thường gán cho người bệnh một cái nhãn là người tội lỗi; qua sự gần gũi đầy lòng trắc ẩn như vậy, Người bày tỏ tình yêu vô biên của Chúa Cha dành cho những đứa con thiếu thốn nhất của Người.

Vì vậy, sự quan tâm chăm sóc cho người bệnh là một trong những chiều kích căn bản của sứ mạng của Đức Ki-tô; và vì lý do này, việc đó vẫn liên tục duy trì trong sứ mạng của Giáo hội. Trong các Tin mừng có thể thấy rõ một sự liên kết giữa việc giảng dạy của Đức Ki-tô và những việc chữa lành mà Ngài thực hiện cho những người “mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt” (Mt 4: 24).

Cách Chúa Giê-su chăm sóc cho người bệnh và người đau khổ cũng rất quan trọng. Người thường chạm đến những người này và cho phép mình được đụng chạm đến bởi họ, ngay cả trong những trường hợp bị coi là không được phép. Chẳng hạn, Người làm điều này với người phụ nữ đã nhiều năm bị băng huyết: Người cảm nhận rằng Người bị đụng chạm đến, Người nhận thấy sức mạnh chữa lành thoát ra từ Người, và khi người đàn bà đó quỳ xuống thú nhận những gì bà đã làm, Người nói với bà ta: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy đi bình an (Lc 8: 48).

Với Chúa Giê-su, chữa lành có nghĩa là đến gần với con người, cho dù có những lúc có người ngăn cản không cho Ngài làm việc đó, như trong trường hợp anh mù Ba-ti-mê, trong thành Giê-ri-cô. Chúa Giê-su cho gọi anh ta lại và hỏi anh ta, “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” (Mc 10: 51). Có lẽ hơi ngạc nhiên vì “người thầy thuốc” lại hỏi bệnh nhân rằng anh ta muốn điều gì từ ông. Nhưng điều này rọi ánh sáng vào giá trị của lời nói và sự đối thoại trong mối quan hệ chữa lành. Đối với Chúa Giê-su, việc chữa lành có nghĩa là đi vào cuộc đối thoại để có thể làm nổi bật lên lòng khát khao của con người và quyền năng dịu hiền của tình yêu của Thiên Chúa, hoạt động nơi Con của Người. Vì chữa lành có nghĩa là bắt đầu một hành trình: một hành trình làm an lòng, an ủi, hòa giải và chữa lành. Khi một sự chữa lành được thực hiện cho người khác bằng tình yêu thương chân thành thì chân trời của người được chữa lành mở rộng, vì có thêm một người nữa: một sự hiệp nhất của tinh thần, linh hồn, và thân xác. Và điều này có thể nhìn thấy rõ trong sứ vụ của Chúa Giê-su: Người không bao giờ chữa lành một phần, nhưng là toàn bộ con người, trọn vẹn. Có những lúc bắt đầu từ thân xác, có những lúc bắt đầu từ tâm hồn – tức là, tha thứ tội (x. Mc 2: 5), nhưng luôn luôn là chữa lành tất cả.

Cuối cùng, việc chăm sóc của Chúa Giê-su cũng đồng nghĩa với việc trỗi dậy và sai đi theo con đường của Ngài đối với những người được Ngài đụng chạm đến và chữa lành. Có nhiều người bệnh sau khi được Chúa Ki-tô chữa lành đã trở thành môn đệ và những người đi theo Ngài.

Vì vậy, Chúa Giê-su đến gần, chăm sóc, chữa lành, hòa giải, kêu gọi và sai đi: như chúng ta thấy, mối quan hệ của Ngài với những người bị đè nặng bởi bệnh tật và yếu đuối thì đối với Ngài vẫn là một con người, giàu có, không phải là máy móc, không phải là một khoảng cách.

Và chính từ ngôi trường này của Chúa Giê-su, là người thầy thuốc, là người anh em của người đau khổ, mà anh chị em được gọi là bác sĩ là những người tin vào Ngài, là những chi thể của Giáo hội của Ngài. Anh chị em được kêu gọi hãy gần gũi với những người trải qua các thời khắc thử thách vì bệnh tật.

Anh chị em được kêu gọi có sự chăm sóc dịu dàng và tôn trọng phẩm giá và tính toàn vẹn về thể lý và tinh thần của con người.

Anh chị em được kêu gọi phải biết chăm chú lắng nghe, trả lời bằng ngôn ngữ phù hợp, đi kèm với những cử chỉ chăm sóc, làm cho họ cảm nhận tình người hơn và từ đó đạt hiệu quả hơn.

Anh chị em được kêu gọi hãy động viên, an ủi, vực dậy, trao niềm hy vọng. Không thể chăm sóc và chữa lành một người nếu không có hy vọng; về vấn đề này, tất cả chúng ta đều cần có và cảm tạ Chúa, Đấng ban cho chúng ta niềm hy vọng. Nhưng cũng tri ân những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu y khoa.

Trong một trăm năm qua đã có sự tiến bộ rất lớn. Đã có những liệu pháp chữa trị mới và những cách điều trị khác nhau trong các chặng đường nghiên cứu. Tất cả những sự chữa lành này là không thể tưởng tượng được đối với những thế hệ trước đây. Chúng ta có thể và phải làm giảm bớt sự đau khổ và giáo dục từng người trở nên có trách nhiệm hơn với sức khỏe của chính họ và sức khỏe của người khác và của người thân. Chúng ta cũng phải nhớ rằng chăm sóc cũng có nghĩa là tôn trọng món quà sự sống từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. Chúng ta không phải là người chủ của nó: sự sống được trao cho chúng ta, và các bác sĩ là những người phục vụ nó.

Đồng thời sứ mạng của anh chị em là một chứng nhân của lòng nhân đạo, một con đường đặc biệt để làm cho mọi người nhìn thấy và nghe thấy rằng Thiên Chúa, là Cha, chăm sóc cho từng con người, không phân biệt bất kỳ ai. Để làm điều này, Người mong muốn sử dụng kiến thức, đôi bàn tay, và con tim của chúng ta để điều trị và chữa lành mọi người, vì Người mong muốn ban tặng sự sống và tình yêu cho từng người.

Điều này đòi hỏi năng lực, sự kiên nhẫn, sức mạnh tinh thần và tình đoàn kết huynh đệ của anh chị em. Phong cách của một bác sĩ Công giáo kết hợp giữa tính chuyên môn cùng khả năng cộng tác và tính nghiêm khắc về đạo đức. Và tất cả những điều này làm ích lợi cho cả bệnh nhân và môi trường mà anh chị em làm việc. Rất thường khi – chúng ta đều biết – chất lượng của phòng ban không tùy thuộc quá nhiều vào tài sản trang thiết bị được lắp đặt, nhưng tùy thuộc vào mức độ chuyên môn và lòng nhân đạo của người trưởng phòng và đội ngũ bác sĩ. Chúng ta nhìn thấy điều này hàng ngày, từ điều mà nhiều con người đơn sơ đến với bệnh viện: “Tôi muốn đến bác sĩ này, bác sĩ kia – Tại sao? – Vì tôi cảm thấy có sự gần gũi, sự tận tâm của họ.”

Bằng cách liên tục làm mới lại bản thân và kín múc từ suối nguồn của Lời Chúa và các Bí tích, anh chị em có thể thi hành sứ mạng của mình trọn vẹn, và Thần Khí sẽ trao cho anh chị em ơn phân định để đối mặt với những trường hợp hiểm nghèo và phức tạp, và nói những lời phù hợp và giữ im lặng đúng lúc.

Anh chị em thân mến, tôi biết rằng anh chị em đã thực hiện như vậy, nhưng tôi vẫn thúc giục anh chị em hãy cầu nguyện cho những người mà anh chị em chăm sóc và những người đồng nghiệp cùng làm với anh chị em. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn:zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/6/2019]


PHỎNG VẤN RIÊNG: Đức Thượng phụ Twal: Người Ki-tô hữu chúng tôi trong Đất Thánh vẫn có thể tồn tại, nhưng đã mất sức ảnh hưởng\

PHỎNG VẤN RIÊNG: Đức Thượng phụ Twal: Người Ki-tô hữu chúng tôi trong Đất Thánh vẫn có thể tồn tại, nhưng đã mất sức ảnh hưởng\
Wikimedia Commons - Medialpj

PHỎNG VẤN RIÊNG: Đức Thượng phụ Twal: Người Ki-tô hữu chúng tôi trong Đất Thánh vẫn có thể tồn tại, nhưng đã mất sức ảnh hưởng

Buổi nói chuyện về nhiều vấn đề của ZENIT với Đức Thượng phụ về hưu của Giê-ru-sa-lem ở Amman, Jordan

21 tháng Sáu, 2019 09:51

Người Ki-tô hữu trong vùng Đất Thánh vẫn có thể tồn tại, nhưng họ đã mất tầm ảnh hưởng như trước đây họ có trong chính trường quốc tế, Đức Thượng phụ Fouad Twal của Giê-ru-sa-lem nói.

Trong một phỏng vấn với ZENIT ở Amman, Jordan, Đức Thượng phụ nghỉ hưu của Giê-ru-sa-lem, ngụ tại Jordan, khẳng định điều này. Đức Thánh Cha Phanxico đã đến thăm Jordan, quê hương của địa điểm chịu Phép Rửa của Chúa Giê-su, năm 2014, trong chuyến thăm vùng Đất Thánh. Ngài thực hiện việc này theo những bước chân của Đức Benedict XVI (2009) và Thánh Gioan Phaolo II (2000). Jordan, với đại đa số là người Hồi giáo, nơi người Công giáo chỉ chiếm không đầy 1% dân số, nổi tiếng là một quốc gia hòa bình và khoan dung trong vùng Trung Đông.

Trong phỏng vấn này, Đức Thượng phụ Twal nói về sự hiện diện ít ỏi vẫn còn tồn tại trong Đất Thánh, và trong khi ngỏ lời tri ân với những người Ki-tô hữu vẫn còn ở đó, ngài than phiền: “Tôi nghĩ chúng tôi không còn ảnh hưởng trên chính trường quốc tế.”

Than phiền về sự hiện diện người Ki-tô hữu bị giảm bớt trong chính quyền, ngài nói: “Họ có chương trình hành động của riêng họ và chúng tôi không còn hiện diện trong chương trình hành động này. Sự có mặt hay không có mặt của họ không còn là vấn đề đối với chính trường quốc tế.”

Ngài cũng nói về Văn kiện về Tình Huynh đệ Nhân loại của Đức Thánh Cha, được ký bởi Đức Đại Imam của Đại học Al Azhar Al Tayyeb ngày 4 tháng Hai năm 2019, ở Abu Dhabi trong chuyến viếng thăm đầu tiên của một Giáo hoàng đến Bán đảo Ả-rập, hành động lịch sử của các tổng thống Israel và Palestine trồng một cây hòa bình trong vườn Vatican, và hội nghị quốc tế diễn ra tại Amman.


PHỎNG VẤN RIÊNG: Đức Thượng phụ Twal: Người Ki-tô hữu chúng tôi trong Đất Thánh vẫn có thể tồn tại, nhưng đã mất sức ảnh hưởng\


Đức thượng phụ #Twal của #Jerusalem, Đức Thượng phụ hưu của Giê-ru-sa-lem theo nghi lễ La-tinh, với phóng viên Vatian của Zenit, Deborah Lubov tại #Amman, #Jordan

Hội nghị quốc tế “Các Phương tiện Truyền thông và vai trò của chúng trong việc bảo vệ sự thật,” phản ánh về sự đối thoại giữa các tôn giáo và con người ở Trung Đông, đã diễn ra tại thủ đô của Jordan, từ ngày 18 đến 20 tháng Sáu năm 2019. Cuộc họp được tổ chức bởi Hội đồng các Thượng phụ Công giáo Đông phương, Trung tâm các Môn học và Truyền thông Công giáo ở Jordan, với sự hợp tác của Diễn đàn Đối thoại và Hợp tác giữa các Nhà Lãnh đạo Tôn giáo và các Học viện của Thế giới Ả-rập” và Văn phòng Du lịch của Jordan.

Phóng viên Vatican của Zenit, Deborah Castellano Lubov, đã có mặt tại Amman để trình bày tại hội thảo trong phiên về chủ đề “Các Phương tiện truyền thông và sự thật: mối quan hệ là gì?”

Dưới đây là cuộc phỏng vấn riêng của Zenit ở Amman với vị lãnh đạo tôn giáo đóng trụ sở tại Jordan:



***

ZENIT: Thưa Đức Thượng phụ, lý do người có mặt ở đây hôm nay?

ĐTP Twal: À, tôi được mời đến nghe và theo dõi sự kiện mà tôi rất trân trọng, rất rất nhiều, vì truyền thông là vô cùng quan trọng. Chúng tôi ở Jordan, nhưng tôi nghĩ chúng tôi có quan điểm cởi mở với thế giới. Jordan là một điểm trung tâm của vùng Trung Đông. Và sự gặp gỡ là phổ biến. Chúng tôi biết những thách thức chống lại sự kiện này, chống lại truyền thông, chống lại truyền thông đại chúng. Truyền thông đại chúng phải được sử dụng vì lợi ích của con người. Một câu hỏi về sự tự do của truyền thông. Đây là vấn đề. Tôi nghĩ rằng mỗi chính phủ đều muốn có những nhà báo, có ngành báo chí, dưới sự bảo hộ của họ, phục vụ cho chính thể, hơn là phục vụ cho sự thật, hoặc cho thực tại. Đây là một thách thức lớn, để hoặc là chúng ta được hoàn toàn tự do hoặc có những lợi ích đặc biệt.

ZENIT: Đức Thượng phụ có ý kiến thế nào về tình hình báo chí ở Đất Thánh? Nó có công bằng hay không, hay là có một chương trình hoạt động của một số đảng nào đó?

ĐTP Twal: Không, không, tôi đã có kinh nghiệm về việc này khi tôi còn đương nhiệm, lúc chúng tôi có những nhà báo muốn đến phỏng vấn trong Tòa Thượng phụ ở Giê-ru-sa-lem. Những gì tôi thường kể ra thật sự chỉ là đời sống hàng ngày. Rồi điều mà tôi thường nghe thấy sau đó là ‘Con không biết là con sẽ có thể đăng lên những gì người đang nói hay không,’ họ cho biết là nó có thể bị sửa lại, bị cắt xén, hoặc điều chỉnh. Chính tôi có kinh nghiệm về điều này. Thật là buồn, nhưng đây là thực tế. Đây là những nhà báo đến từ khắp nơi trên thế giới, gồm cả từ Ý, Đức. Họ hiểu sự nhạy cảm liên quan đến Israel và Đất Thánh. Tuy nhiên, họ thường nói: ‘Con chẳng biết là con sẽ có thể đăng lên tất cả những gì người nói hay không …’

ZENIT: Tầm quan trọng của bộ Quy tắc Đạo đức Truyền thông gồm mười điểm, được chấp thuận bởi hội thảo truyền thông này ở Amman?

ĐTP Twal: Tôi không chắc là chúng tôi có thể đem nó ra thực hành hay không bởi vì sau nhiều, rất nhiều năm dưới sự kiểm soát sự tự do của chúng tôi, chúng tôi không thể thay đổi hoàn toàn tình hình chỉ bằng một tờ giấy. Chúng tôi cần phải có thêm nhiều giáo dục và nhiều độc lập hơn, kể cả độc lập về kinh tế, để nhìn thấy sự thật. Có rất nhiều yếu tố làm cho nó không thể dễ dàng. Bắt đầu vẫn là điều tốt. Chúng tôi hy vọng chúng tôi sẽ cố hết sức. Chúng tôi phải làm việc với các trường học, các đại học, với các học viện. Rất dễ để viết trên của tôi trên bản quy tắc, nhưng không hề dễ dàng thay đổi hoàn toàn môi trường.

ZENIT: Tình hình của người Ki-tô hữu trong vùng Trung Đông hiện nay thế nào?

ĐTP Twal: À, chúng tôi chỉ chiếm không đầy hai phần trăm. Tôi nghĩ là chúng tôi không còn ảnh hưởng trên chính trường quốc tế. Không còn nữa. Thật tuyệt vời nếu chúng tôi có thể vẫn tồn tại và tiếp tục sống trong Đất Thánh, để trở thành một nhân tố nhỏ, là muối, muối cho xã hội, muối cho đất. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì chúng tôi không còn ảnh hưởng như chúng tôi có trước đây. Trong chính quyền, sự hiện diện của chúng tôi đã bị thu hẹp quá nhiều. Chúng tôi không thể thay đổi được chính trị.

ZENIT: Dựa trên toàn bộ số người Ki-tô hữu đã phải chạy trốn khỏi Trung Đông, sự tồn tại của nguồn cội Ki-tô giáo trong vùng thật sự có nguy cơ. Có thể chặn đứng hiện tượng này bằng cách nào?

ĐTP Twal: Rất dễ. Chúng tôi cần có hòa bình. Nếu chúng tôi có được, nếu chúng tôi có hòa bình, họ sẽ ở lại. Nếu không có hòa bình thì họ phải chạy trốn. Họ sợ. Họ bỏ đi. Vấn đề cũng nằm ở chỗ câu hỏi đặt ra với những người Ki-tô hữu rời bỏ Đất Thánh, họ không quan tâm đến chính trị quốc tế. Họ có chương trình hành động của riêng họ và chúng tôi không còn hiện diện trong chương trình hành động này. Sự có mặt hay không có mặt của họ không còn là vấn đề đối với chính trường quốc tế. Họ đi theo những chương trình hành động chính trị của họ, và tùy vào chương trình đó diễn ra như thế nào, chúng tôi có thể trở thành nạn nhân, hoặc chúng tôi không phải là những nạn nhân. Điều đó chẳng có ý nghĩa gì nhiều đối với họ. Cho đến bây giờ, tạ ơn Chúa, chúng tôi vẫn có những người Ki-tô hữu, những gia đình Ki-tô hữu, nhưng chúng tôi không còn một chính phủ Ki-tô giáo. Những gì chúng tôi có chỉ là một chính quyền, nhưng không phải là một chính quyền Ki-tô giáo, một chính quyền Do thái giáo. Nó không còn là một chính quyền Ki-tô giáo nữa. Người dân? Vâng, chúng tôi vẫn còn có người dân. Chúng tôi vẫn có những con người, những gia đình, các nhóm, các hiệp hội tốt lành. Tạ ơn Chúa. Nhưng đây là vấn đề nan giải cho sự hiện diện của chúng tôi ở đây.

ZENIT: Có những tin gì tốt lành về người Ki-tô hữu? Có những điều gì không thường được báo chí đề cập đến mà người muốn chia sẻ?

ĐTP Twal: Chúng tôi vẫn còn những người ở đây, sống ở đây. Họ là chứng nhân cho biết chúng tôi vẫn còn ở đây. Tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ luôn luôn hiện diện ở đây. Tôi chắc chắn chúng tôi ghi nhớ lời của Chúa khi Người nói rằng đừng lo lắng, cho dù điều gì xảy ra thì Ta sẽ không bao giờ rời bỏ anh em một mình là những người bạn của Ta. Ta luôn ở với anh em mọi ngày. Vì vậy câu hỏi về đức tin vẫn còn ở đó. Vì thế, đây là sự hỗ trợ của chúng tôi, lời cầu nguyện và lòng can đảm của chúng tôi, để ở lại và làm việc cho dù có chuyện gì xảy ra. Biết rằng trong sứ mạng này chúng tôi không cô đơn. Có một người đang trông giữ cùng với chúng tôi.

ZENIT: Trong hội nghị này có sự chú ý rất lớn đến truyền thông và sự thật. Trong bối cảnh đối thoại liên tôn, khi nói về sự thật với Hồi giáo, có đúng đắn hoặc phù hợp khi nói toàn bộ sự thật hay cần phải mang tính ngoại giao hơn?

ĐTP Twal: Tôi rất vui khi thấy có một số nhà báo ở đây nói lên vấn đề, và ý thức của họ về tình hình. Họ cũng ý thức được rằng mỗi nhà nước, mỗi chính thể, đều muốn giữ họ trong tầm kiểm soát. Họ đều ý thức rõ về tất cả những điều này. Tôi rất vui được nghe thấy họ nói về tình hình thật và nói lên sự thật. Mỗi sự thật đều có một chút liên quan đến các chính phủ và liên quan đến chúng tôi. Tôi biết chính phủ, thể chế, ngay cả khi tôi còn là Thượng phụ, họ luôn muốn tôi đứng về phía của họ, trong mọi lúc. Đúng là không phải nói ra mọi sự thật đều là tốt, còn tùy vào công chúng của bạn, và tùy vào ai là người đón nhận sự thật này. Ở đây, đôi lúc sự thật không luôn được sử dụng vì lợi ích của mọi người. Nó rất, rất quan trọng nhưng đồng thời cũng rất phức tạp. Nhưng chúng tôi nhờ cậy vào các bạn là phóng viên phải nói lên sự thật càng nhiều càng tốt, để giúp mọi người, để nêu bật lên được sự thật, cho dù có khi sự thật làm bạn đau khổ.

ZENIT: Như nhiều người đề cập đến Văn kiện Abu Dhabi về tình Huynh đệ Nhân loại, Đức Thượng phụ có xem đây là một bước tiến tích cực hay ngược lại?

ĐTP Twal: Nó rất tốt, nhưng đó mới là giữa hai nhà lãnh đạo. Đối với công chúng của chúng tôi, trên đường phố, trong làng mạc, những con người đơn sơ, nó vẫn là một vấn đề xa xôi. Rất xa vời … Người Ki-tô hữu chúng tôi đã sống với người Hồi giáo từ những thế kỷ đầu, chẳng có văn kiện nào, chúng tôi không cần nó.

ZENIT: Câu hỏi cuối cùng. Sau gần 5 năm kể từ khi trồng cây trong vườn Vatican với các Tổng thống của Israel và Palestine, trong một hành động lịch sử của hòa bình. Ảnh hưởng của thời khắc đó như thế nào, sau năm năm?

ĐTP Twal: À, tôi có tham dự nghi thức đó. Chúng tôi rời Giê-ru-sa-lem khi Đức Giáo hoàng không thể họp các tổng thống ở Giê-ru-sa-lem hay Bê-lem. Ngài nói: “Chúng ta sẽ thực hiện ở Vatican.” Vì vậy chúng tôi đến khu vườn, và họ trồng cái cây nhỏ đó. Cái cây đó, tôi nghĩ vẫn đang phát triển, tạ ơn Chúa, nhưng không phải là dự án, không phải là con người. Điều đó thuộc quá khứ rồi.

ZENIT: Đức Thượng phụ có muốn đưa ra lời kêu gọi gì không?

ĐTP Twal: Đừng đánh mất hy vọng. Chúng ta giữ vững niềm hy vọng này. Cái cây phát triển ở Vatican, nhưng con người và dự án đã thuộc về quá khứ.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/6/2019]


Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Đức Thánh Cha nói các bạn trẻ: ‘Chúng con là hiện tại của Chúa, là hiện tại của Giáo hội!’

Đức Thánh Cha nói các bạn trẻ: ‘Chúng con là hiện tại của Chúa, là hiện tại của Giáo hội!’
© Vatican Media

Đức Thánh Cha nói các bạn trẻ: ‘Chúng con là hiện tại của Chúa, là hiện tại của Giáo hội!’

Đức Thánh Cha trình bày với các tham dự viên trong Diễn đàn Giới trẻ Quốc tế,

24 tháng Sáu, 2019 01:11

“Chúng con là hiện tại của Thiên Chúa, là hiện tại của Giáo hội!” Đức Thánh Cha tuyên bố ngày 22 tháng Sáu năm 2019, trong khán phòng Clementine của Điện Tông Tòa trước các tham dự viên của Diễn đàn Giới trẻ Quốc tế, được tổ chức bởi Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, diễn ra tại Sassone di Ciampino, Roma, tại the Casa Il Carmelo, từ 19 đến 22 tháng Sáu, về chủ đề: “Người trẻ hoạt động trong một Giáo hội công đồng”.

Sự kiện được tổ chức bởi Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, nhằm mục tiêu thúc đẩy việc thực hiện Thượng Hội đồng 2018 về Người trẻ, Đức tin và sự Phân định Ơn gọi.

Dưới đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trong cuộc họp:


Huấn từ của Đức Thánh Cha

Các bạn trẻ thân mến,

Cha rất vui được gặp gỡ chúng con trong buổi kết thúc của Diễn đàn Giới trẻ Quốc tế lần Thứ Mười Một được tổ chức bởi Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, nhằm mục tiêu thúc đẩy việc thực hiện Thượng Hội đồng 2018 về Người trẻ, Đức tin và sự Phân định Ơn gọi. Tôi chân thành cảm ơn Đức Hồng y Farrell và toàn ban nhân viên của ngài về sáng kiến này, sáng kiến nhằm chân nhận chúng con, những người trẻ, là những người đóng vai chính trong cuộc đối thoại về mục vụ được các Nghị Phụ vô cùng mong mỏi. Gọi chúng con là “những người đóng vai chính” không chỉ là một cách nói đẹp về chúng con. Bất kể chúng con có là những vai chính hay không. Bất kể chúng con đi ở đầu tàu hay chúng con rơi lại như chiếc xe về sau cùng, bị ghì lại trên đường vì những người còn lại. Hãy là những vai chính. Chúng con là những người trẻ, và là người trẻ trên hành trình, trong một Giáo hội thượng hội đồng, và đây là điều chúng con đã suy nghĩ và phản ánh trong những ngày trước đây.

Tôi cảm ơn Đức Hồng y Farrell về những lời của ngài, cảm ơn tất cả các bạn vì đã đọc bản đúc kết, và cảm ơn Đức Hồng y Baldisseri, ngài đã giữ cho Thượng Hội đồng tiếp tục tiến bước, cảm ơn về sự hiện diện của ngài. Xin cảm ơn!

Tài liệu Đúc kết của đại hội thượng hội đồng vừa qua lấy “trình thuật các môn đệ đi làng Ê-mau (x. Lc 24:13-35) như một kiểu mẫu, một mô hình để hiểu được sứ mạng của Giáo hội đối với giới trẻ” (S. 4). Khi hai môn đệ cùng đồng bàn với Chúa Giê-su, Người “cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người” (Lc 24:30,31.). Không phải là sự ngẫu nhiên mà chúng con cử hành trọng thể Lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô vào đúng dịp chúng con tập trung cho cuộc họp này. Có thể đó là ý Chúa muốn một lần nữa khai mở tâm hồn chúng con để Người có thể nói với chúng con qua trang Tin mừng này?

Kinh nghiệm của các môn đệ đi làng Ê-mau khiến họ một lần nữa nhanh chóng quay trở lại con đường, cho dù họ đã đi được một số dặm. Trời bắt đầu tối, nhưng họ không còn e sợ đi trong bóng đêm, vì Đức Ki-tô đã khai sáng cho cuộc đời của họ. Chúng ta cũng vậy, khi đã gặp Chúa trên hành trình của cuộc sống, cũng như các môn đệ về làng Ê-mau, chúng ta được kêu gọi hãy đem ánh sáng của Đức Ki-tô soi vào bóng đêm của trần gian. Các bạn trẻ thân yêu, chúng con được kêu gọi để trở thành ánh sáng trong bóng đêm đen mà quá nhiều người bạn đồng liêu của chúng con đang trải qua, họ vẫn chưa biết được niềm vui của sự sống mới trong Chúa Giê-su.

Clê-ô-pa và người môn đệ kia, sau khi gặp gỡ Chúa Giê-su, cảm nhận thấy một nhu cầu cấp bách được ở trong cộng đoàn của họ. Không thể nào có niềm vui thật sự nếu chúng ta không chia sẻ nó với người khác. “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau!” (Tv 133:1). Cha hình dung rằng tất cả chúng con vô cùng hạnh phúc vì chúng con tham dự trong Diễn đàn này. Và bây giờ đến lúc trở về nhà, có thể là chúng con cảm thấy một chút nhớ nhà … và Roma sẽ yên tĩnh hơn một chút. Nhưng đó là điều bình thường; nó là một phần của kinh nghiệm của con người chúng ta. Các môn đệ làng Ê-mau không muốn “người khách bí mật” của họ rời đi … “Hãy ở lại với chúng tôi,” họ nói, với cố gắng thuyết phục Ngài ở lại với họ. Trong những đoạn khác của Tin mừng, chúng ta chứng kiến điều tương tự xảy ra. Chẳng hạn, chúng ta có thể nhắc lại trình thuật Biến hình, khi Phê-rô, Gia-cô-bê, và Gioan muốn dựng các ngôi lều và ở lại trên núi. Hoặc khi Maria Mác-đa-la gặp Chúa Phục sinh và muốn ôm ghì lấy Người. Tuy nhiên, “thân thể phục sinh của Người không phải là một kho báu để cất giữ, nhưng là một mầu nhiệm để chia sẻ (Tài liệu Đúc kết Thượng Hội đồng, 115). Chúng ta gặp gỡ Chúa Giê-su trước hết trong cộng đoàn và trên những hành trình của trần gian. Chúng ta càng mang Ngài đến với người khác thì chúng ta càng cảm nhận được sự hiện diện của Ngài trong cuộc đời của chúng ta. Cha chắc chắn rằng chúng con sẽ làm việc này khi chúng con trở về quê nhà chúng con thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Trình thuật Ê-mau kể cho chúng ta rằng Chúa Giê-su thắp lên ngọn lửa trong tâm hồn của các môn đệ (x. Lc 24:32). Như chúng con biết, ngọn lửa, nếu nó không để soi sáng, nếu nó không trở thành tro tàn, thì nó phải lan tỏa. Vậy hãy nuôi dưỡng cho ngọn lửa của Đức Ki-tô bùng cháy trong tâm hồn chúng con, và để cho nó lan tỏa!

Các bạn trẻ thân mến, cha lặp lại với chúng con một lần nữa: chúng con là hiện tại của Thiên Chúa, là hiện tại của Giáo hội! Không chỉ là tương lai, nhưng cả hiện tại. Hoặc là chúng con phải bắt đầu thi đấu hôm nay, hoặc chúng con sẽ thua. Hôm nay, Giáo hội cần chúng con để Giáo hội thấy mình nên trọn vẹn. Là Giáo hội, chúng con là thân thể của Thiên Chúa phục sinh hiện diện trên trần gian. Cha muốn chúng con luôn luôn nhớ rằng chúng con là những chi thể của một thân thể, của cộng đoàn này. Chúng con là một phần của nhau; nếu chỉ có một mình, chúng con sẽ không sống sót. Chúng con cần có nhau nếu chúng con muốn tạo nên sự khác biệt trong một thế giới đang ngày càng bị kích động sự chia rẽ. Hãy suy nghĩ về điều đó. Thế giới chúng ta đang càng ngày càng chia rẽ, và những chia rẽ đó mang đến chiến tranh và xung đột. Chúng con phải là một thông điệp của sự hiệp nhất. Thật đáng để khởi hành trên con đường này. Chỉ khi chúng ta cùng đồng hành với nhau, thì chúng ta mới trở nên mạnh mẽ hoàn toàn. Với Đức Ki-tô, Bánh Hằng Sống là Đấng ban cho chúng ta sức mạnh cho hành trình, chúng ta hãy mang ngọn lửa của Người để thắp sáng cho bóng đen của thế giới này!

Cha muốn nhân cơ hội này để đưa ra một thông báo quan trọng. Như chúng con biết, hành trình chuẩn bị cho Thượng Hội đồng 2018 hầu như trùng hợp với hành trình của Ngày Giới trẻ Thế giới ở Panama, đã diễn ra cách đây ba tháng. Trong Sứ điệp gửi Giới trẻ 2017, cha đã bày tỏ hy vọng về sự phối hợp hài hòa giữa hai hành trình này (x. Tài liệu Chuẩn bị, III, 5). Chúc mừng! Đại hội Quốc tế Ngày Giới trẻ Thế giới lần tới sẽ được tổ chức ở Lisbon năm 2022. (Cha có thể nghe thấy tiếng của một bạn Bồ Đào nha ngoài kia!) Chủ đề cha chọn cho giai đoạn của cuộc hành hương liên lục địa này của giới trẻ là: “Maria vội vã lên đường” (x. Lc 1:39). Trong hai năm đang tới, cha yêu cầu chúng con suy tư về hai câu này: “Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy!” (x. Lc 7:14; Christus Vivit, 20) và “Hãy chỗi dậy. Ta chọn ngươi làm chứng nhân về những điều ngươi đã thấy” (x. Cv 26:16). Bằng cách này, cha hy vọng rằng lần này cũng vậy chúng ta sẽ chứng kiến sự phối hợp hài hòa giữa hành trình của chúng ta tiến về Ngày Giới trẻ Thế giới Lisbon và hành trình hậu thượng hội đồng của chúng ta. Đừng bỏ qua tiếng nói của Chúa, Đấng thúc giục chúng con đứng dậy và bước theo những con đường Người đã chuẩn bị cho chúng con. Cũng như Mẹ Maria, và cùng hiệp nhất với Mẹ, ước mong rằng chúng con mỗi ngày đều mang đến cho người khác niềm vui và sự yêu thương. Chủ đề nói rằng Mẹ Maria đứng dậy và vội vã lên đường để gặp gỡ người chị họ. Luôn luôn sẵn sàng, luôn vội vã, nhưng không lo âu hay bối rối. Cha xin chúng con cầu nguyện cho cha, và bây giờ cha sẽ ban phép lành cho chúng con. Tất cả cùng hòa chung, mỗi người theo ngôn ngữ của mình, nhưng tất cả cùng đồng thanh, chúng ta đọc Kinh Kính Mừng. Kính mừng Maria … 

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/6/2019]


Báo cáo cho biết Trung hoa đang thu hoạch cơ quan nội tạng của tù nhân

Báo cáo cho biết Trung hoa đang thu hoạch cơ quan nội tạng của tù nhân

Báo cáo cho biết Trung hoa đang thu hoạch cơ quan nội tạng của tù nhân


19 tháng Sáu, 2019

Bằng chứng cho thấy các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số đang là mục tiêu của những vụ cấy ghép lục phủ ngũ tạng.

Theo báo cáo của một nhóm hoạt động về nhân quyền công bố những phát hiện của họ hôm thứ Hai, hơn 1,5 triệu tù nhân bị giam giữ trong các nhà tù của Trung hoa đã bị giết để lấy cơ quan nội tạng, và các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo đặc biệt trở thành mục tiêu cho các vụ cấy ghép.

Được Liên minh Quốc tế Phi lợi nhuận Chấm dứt sự Lạm dụng Cấy ghép nội tạng ở Trung hoa (ETAC) trao nhiệm vụ nghiên cứu ngành kinh doanh cấy ghép nội tạng trị giá $1 tỷ ở Trung hoa, China Tribunal đã tìm được bằng chứng cho thấy rằng các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo là mục tiêu, bao gồm những người theo Pháp Luân công và người Ngô Duy Nhĩ theo Hồi giáo đã và đang trở thành mục tiêu của việc cấy ghép.

Cuộc điều tra tìm thấy con số những ca cấy ghép đã được thực hiện, cùng với những danh sách chờ được cấy ghép, đã giúp các nhà điều tra đi đến kết luận “không còn nghi ngờ” rằng “việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã được thực hiện suốt nhiều năm trên khắp Trung hoa với một mức độ đáng kể,” báo cáo cho biết.

Việc thực hiện này là “tàn ác không còn gì để nói — trên căn bản đổi mạng người này cho người khác — bằng những sự sát hại do các tội phạm hàng loạt được thực hiện trong thế kỷ trước,” báo cáo cho biết thêm.

Cũng theo báo báo, một số vụ mổ lấy cơ quan nội tạng được thực hiện trên các tù nhân vẫn còn sống, nhưng bị giết theo những quy trình này.

“Hàng ngàn người vô tội đã bị giết theo sự đặt hàng phải có sự toàn vẹn về thân xác — thân thể của họ — bị mổ khi họ vẫn còn sống để lấy thận, gan, tim, phổi, giác mạc và da và biến thành những món hàng để buôn bán,” tóm tắt của báo cáo cho biết.

“Các bác sĩ giết những con người vô tội này chỉ đơn giản vì họ đi theo sự thật, lòng thương xót, và sự độ lượng và sống với những bài tập về sức khỏe và thiền nhưng lại bị xem là nguy hiểm đối với các lợi ích và mục tiêu của nhà nước chuyên chế Trung hoa,” báo cáo cho biết.

Tòa án quốc tế, chủ tọa là Sir Geoffrey Nice QC, và gồm có các chuyên viên về nhân quyền, cấy ghép cơ quan nội tạng và quan hệ quốc tế, lắng nghe 50 nhân chứng và trong suốt thời gian năm ngoái đã kiểm tra những chứng cứ liên quan đến việc cấy ghép nội tạng ở Trung hoa.

Báo cáo tìm thấy rằng khoảng 60.000 ca giải phẫu cấy ghép đã được thực hiện trong 20 năm qua. Và báo cáo tìm biết rằng hầu hết các ca phẫu thuật đều được thực hiện bởi các bệnh viện nằm gần sát các trung tâm giam giữ.

Chính phủ Trung hoa bác bỏ những cáo buộc rằng họ có dính líu trong việc thu hoạch cơ quan được nhà nước cho phép. Năm 2014, cơ quan thông tấn của nhà nước báo cáo rằng Trung hoa sẽ chấm dứt việc thu hoạch cơ quan nội tạng từ các tù nhân bị tử hình, theo báo cáo của AP.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/6/2019]


Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Công vụ Tông đồ (Cv 2: 42,44-45)

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Công vụ Tông đồ (Cv 2: 42,44-45)
Vatican Media

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Công vụ Tông đồ (Cv 2: 42,44-45)

‘Không có chỗ cho tính tự cao tự đại trong linh hồn của một người Ki-tô hữu’

26 tháng Sáu, 2019 13:25

Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9:25 trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đó Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Trước khi ra Quảng trường Thánh Phê-rô, Đức Thánh Cha chào các bệnh nhân tập trung trong khán phòng Phaolo VI.

Tiếp tục loạt giáo lý nói về Sách Công vụ Tông đồ, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tập trung phân tích về chủ đề: “Họ chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” — cuộc sống trong cộng đoàn tiên khởi giữa yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh em (Trích sách Thánh: Trích Công vụ Tông đồ 2:42.44-45).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các nhóm tín hữu có mặt.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc bằng bài hát Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh.


* * *

Bài Giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hoa trái của Lễ Ngũ Tuần, sự tuôn đổ sức mạnh của Thần Khí Chúa trên cộng đoàn Ki-tô hữu đầu tiên, lên đến mức độ nhiều người cảm nhận thấy tâm hồn của họ bị đâm thấu bởi lời công bố tin vui — kerygma — về ơn cứu độ của Chúa Ki-tô và họ đi theo Ngài một cách tự do, sám hối, lãnh nhận Phép Rửa nhân Danh Người và và đón nhận ơn sủng của Chúa Thánh Thần. Khoảng ba ngàn người tạo nên một phần của tình huynh đệ đó, nó là môi trường sống của người tín hữu và là men của hội thánh của công cuộc rao giảng phúc âm. Nhiệt huyết đức tin của những anh chị em trong Đức Ki-tô xây dựng đời sống của họ thành viễn cảnh cho công cuộc của Thiên Chúa, Đấng tỏ lộ Người bằng những điều phi thường và những dấu chỉ qua các Tông đồ. Sự phi thường trở nên bình thường và mỗi ngày trở thành nơi cho sự khải hiện của Đức Ki-tô sống động.

Tác giả Tin mừng Lu-ca tường thuật, cho chúng ta thấy Giáo hội ở Giê-ru-sa-lem như một mô hình của mọi cộng đoàn Ki-tô giáo, như là biểu tượng của tình huynh đệ cuốn hút và nó không thần thoại hóa hay làm giảm nhẹ. Trình thuật sách Công vụ cho phép chúng ta nhìn thấy bên trong những bức tường của căn nhà nơi những người Ki-tô hữu đầu tiên tụ họp như là gia đình của Chúa, là khu vực koinonia, tức là sự hiệp thông trong yêu thương giữa những người anh chị em trong Đức Ki-tô.

Có thể thấy rằng họ sống theo một cách thức rất chuẩn mực: họ “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2:42). Người Ki-tô hữu chuyên cần lắng nghe didache, tức là lời giáo huấn của các tông đồ; họ thực hành ở mức độ rất cao đối với những mối quan hệ giữa các cá nhân, kể cả sự hiệp thông trong những sự tốt lành thuộc tinh thần và vật chất; họ nhớ đến Chúa qua việc “bẻ bánh,” tức là Phép Thánh Thể, và thưa chuyện với Chúa qua việc cầu nguyện. Đây là những thái độ của một người Ki-tô hữu, bốn đặc điểm của một người Ki-tô hữu tốt lành.

Ngược lại với xã hội con người, với khuynh hướng chỉ nhắm đến ích lợi cá nhân của con người, bất chấp hay thậm chí làm hại người khác, cộng đoàn các tín hữu xua tan chủ nghĩa cá nhân để thúc đẩy việc chia sẻ và tình đoàn kết. Không có chỗ cho tính tự cao trong linh hồn của một người Ki-tô hữu: nếu tâm hồn của bạn tự cao tự đại thì bạn không phải là một người Ki-tô hữu, bạn chỉ là một con người thuộc thế gian, là người chỉ đi tìm lợi lộc, lợi nhuận cho bản thân. Và Thánh Lu-ca nói cho chúng ta biết rằng các tín hữu cùng hợp nhất với nhau (x. Cv 2:44). Sự gần gũi và hiệp nhất là phong cách của người tín hữu: là tha nhân biết quan tâm đến nhau, là người không nói xấu về người khác, nhưng là giúp đỡ, đến gần.

Vì vậy, ơn sủng của Bí tích Rửa tội cho thấy mối dây ràng buộc sâu sắc giữa những người anh em trong Đức Ki-tô được kêu gọi để chia sẻ, để đồng nhất bản thân với người khác và để cho đi “tùy theo nhu cầu” (Cv 2:45), tức là, quảng đại, làm phúc, quan tâm đến người khác, thăm viếng người bệnh, thăm viếng những người thiếu thốn, những người đang cần an ủi.

Và tình huynh đệ này, chính vì nó chọn theo con đường của sự hiệp thông và quan tâm đến người nghèo của tình huynh đệ này, đó là Giáo hội, có thể sống một đời sống phụng vụ thật sự và thích đáng. Thánh Lu-ca nói: “Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến” (Cv 2:46-47).

Cuối cùng, trình thuật của Sách Công vụ nhắc chúng ta rằng Chúa bảo đảm cho sự phát triển của cộng đoàn (c. 2:47): sự bền chí của những tín hữu trong mối liên kết đích thực với Thiên Chúa và với anh chị em trở thành một sức mạnh cuốn hút, lôi kéo và chinh phục nhiều người (x. Tông huấn Evangelii Gaudium, 14), một nguyên tắc nhờ và0 cách sống của cộng đoàn đức tin thuộc mọi thời đại.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần để Người làm cho các cộng đoàn của chúng ta trở thành những nơi đón nhận và thực hành đời sống mới, công cuộc của tình đoàn kết và sự hiệp thông, trở thành những nơi mà phụng vụ trở thành sự gặp gỡ với Chúa, trở thành sự hiệp thông với anh chị em, là những nơi mở rộng cửa tiến về Giê-ru-sa-lem trên trời.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


Tiếng Ý

Cha gửi lời chào thân ái đến anh chị em hành hương nói tiếng Ý.

Buổi Tiếp Kiến chung này là buổi cuối cùng trước khi mùa hè kết thúc, được chia thành hai nhóm: anh chị em là nhóm ở trong Quảng trường và một nhóm các bệnh nhân trong khán phòng Phaolo VI và theo dõi trên một màn hình khổng lồ, vì ngoài này quá nóng và người bệnh nên ở trong nhà. Chúng ta cùng chào nhóm anh chị em bệnh nhân!

Cha rất vui được đón tiếp các tham dự viên trong các Tổng Công nghị: của Dòng Daughters of the Church; Dòng Nữ tu Truyền giáo Nhập thể; Dòng Nữ tu Chúa Hài đồng Giê-su và Dòng Nữ tu Thánh Giu-se Hiện ra. Tôi xin gửi lời chào đến tất cả anh chị em tham dự trong Đại hội được tổ chức bởi Bộ Giáo sĩ dành cho các Giám đốc và những Người đào tạo; và khóa học cho Người Đào tạo, được tổ chức bởi Liên đoàn các Bề trên Tổng quyền Quốc tế.

Cha xin chào các tín hữu của Genoa, được tháp tùng bởi Đức Giám mục Phụ tá là Đức ông Nicolo Anselmi; các nhóm giáo xứ, đặc biệt là giáo xứ Recanati; và Hiệp hội Ad Limina Petri của Ranica.

Cha gửi lời chào đặc biệt đến các bạn trẻ, ông bà cao tuổi, anh chị em bệnh nhân và những đôi uyên ương mới.

Thứ Sáu tới chúng ta sẽ cử hành Lễ trọng Thánh Tâm Chúa Giê-su. Cha mời gọi tất cả anh chị em hãy chiêm ngưỡng Thánh Tâm đó và bắt chước những tình cảm thật nhất. Hãy cầu nguyện cho tất cả các Linh mục và cho Sứ vụ Phê-rô của cha, để mỗi hoạt động mục vụ đều được đánh dấu bởi tình yêu mà Chúa Ki-tô dành cho mọi người.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


Cha xin chào anh chị em bệnh nhân trong khán phòng Phaolo VI.

Hôm nay anh chị em ở đó vì ngoài này quá nóng, nóng quá sức … Ở đó dễ chịu hơn và anh chị em có thể theo dõi Buổi Tiếp Kiến rất rõ trên màn hình. Sẽ có hai nhóm: nhóm ở trong Quảng trường và nhóm của anh chị em, cùng hợp nhất với nhau. Anh chị em tham dự Buổi Tiếp Kiến. Chắc chắn anh chị em sẽ được sắp xếp phù hợp để có thể theo dõi màn hình rõ ràng. Và bây giờ, cha ban Phép lành cho tất cả.

Phép Lành

Hãy cầu nguyện cho cha. Và chúc ngày tốt lành!

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/6/2019]


PHỎNG VẤN: Đức Giám mục Công giáo Armenia ở Alexandria: Văn kiện Abu Dhabi của Đức Thánh Cha đang được truyền bá

PHỎNG VẤN: Đức Giám mục Công giáo Armenia ở Alexandria: Văn kiện Abu Dhabi của Đức Thánh Cha đang được truyền bá
Pope With Grand Imam Of Al Azhar - Copyright: Vatican Media

PHỎNG VẤN: Đức Giám mục Công giáo Armenia ở Alexandria: Văn kiện Abu Dhabi của Đức Thánh Cha đang được truyền bá

Zenit trao đổi với Đức Giám mục ở Amman, Jordan

PHỎNG VẤN: Đức Giám mục Công giáo Armenia ở Alexandria: Văn kiện Abu Dhabi của Đức Thánh Cha đang được truyền bá

20 tháng Sáu, 2019 19:51

Tài liệu của Đức Thánh Cha Phanxico về tình huynh đệ con người đang được chào đón và phổ biến trên báo chí ở Ai-cập, cả Công giáo và đời.

Trong một phỏng vấn với ZENIT ở Amman, Jordan, Đức Giám mục Krikor Augustin Coussa, Giám mục Alexandria của người Công giáo Armenia (Ai-cập, Sudan, và các quốc gia Châu Phi), khẳng định điều này.

Đức Giám mục sinh tại Aleppo, Syria, ngày 17 tháng Sáu năm 1953, được truyền chức linh mục ngày 24 tháng Mười Hai năm 1980, được bổ nhiệm Giám mục Alexandria ngày 9 tháng Chín năm 2003 và thụ phong ngày 9 tháng Năm, 2004.

Hội thảo quốc tế “Truyền thông và vai trò của nó trong việc bảo vệ sự thật,” phản ánh về cuộc đối thoại giữa các tôn giáo và dân tộc ở Trung Đông, đang diễn ra tại thủ đô của Jordan, từ ngày 18 đến 20 tháng Sáu năm 2019. Cuộc họp được tổ chức bởi Hội đồng các Thượng phụ Công giáo Đông phương, Trung tâm các Môn học và Truyền thông Công giáo ở Jordan, với sự hợp tác của Diễn đàn Đối thoại và Hợp tác giữa các nhà Lãnh đạo Tôn giáo và các Học viện của thế giới Ả-rập” và Văn phòng Du lịch Jordan.

Phóng viên Vatican kỳ cựu của Zenit, Deborah Castellano Lubov, đang ở Amman để phát biểu tại phiên hội thảo về “Truyền thông và sự thật: “mối quan hệ là gì?”

Đức Thánh Cha Phanxico đã đến thăm Jordan, quê hương của địa điểm chịu Phép Rửa của Chúa Giê-su, năm 2014, trong hành trình về Đất Thánh. Ngài thực hiện việc đó theo những bước chân của Đức Benedict XVI (2009) và Thánh Gioan Phaolo II (2000). Jordan, với đại đa số là người Hồi giáo, có số người Công giáo chiếm không đầy 1% dân số, nổi tiếng là một quốc gia hòa bình và khoan dung ở Trung Đông.

Dưới đây là phỏng vấn riêng của Zenit được thực hiện tại Amman với Đức Giám mục tòa Ai-cập:


***

ZENIT: Chúng ta ở đây để thảo luận về truyền thông và các phương tiện truyền thông, đặc biệt trong các bối cảnh của Ki-tô giáo và Hồi giáo. Thưa Đức Giám mục, xin cho con biết một chút về tình hình trong đất nước Ai-cập của cha?

ĐGM Krikor Augustin Coussa: Tình hình ở Ai-cập bây giờ khá thú vị, vì đang có chiến tranh ở Trung Đông và tất cả đều nói về chiến tranh. Tuy nhiên, họ không nói sự thật, và trong cuộc hội thảo này, chúng tôi muốn nói sự thật, và trên hết, chúng tôi muốn nói về cuộc sống của người Ki-tô hữu ở Trung Đông như thế nào. Chúng tôi cùng làm việc với nhau cho sự thật và cuộc sống của người Ki-tô hữu và cho sự chung sống với người Hồi giáo — một sự chung sống trong yêu thương và huynh đệ.

ZENIT: Người Ki-tô hữu sống như thế nào ở Trung Đông?

ĐGM Coussa: Trước đây người Ki-tô hữu ở những quốc gia Ả-rập sống rất tốt, nhưng bây giờ vì có chiến tranh, nên tất cả đều sợ hãi. Người Ki-tô hữu muốn bỏ đi. Chẳng hạn, họ muốn bỏ Ai-cập sang Úc, Hoa Kỳ và Canada. Tuy nhiên, chúng tôi là các giám mục và linh mục không muốn giáo dân của mình rời bỏ quê hương, cảm thấy bị áp lực.

ZENIT: Họ vẫn đang sống trong nỗi sợ hãi bị tấn công và khủng bố … 

ĐGM Coussa: Đã có nhiều vụ tấn công vào các nhà thờ và những địa điểm hoặc biểu tượng của Ki-tô giáo ở Ai-cập … Khi người ta chứng kiến những vụ tấn công vào các nhà thờ, dòng tu, các linh mục, vân vân, thường khá là khó đối với nhiều người hiểu và chấp nhận. Đây là thực tế của chúng tôi.

ZENIT: Giáo dân của Đức Cha có sợ đi nhà thờ không?

ĐGM Coussa: Không chỉ người Công giáo, cả người Chính thống giáo, Tin lành, tất cả mọi người, thậm chí cả người Hồi giáo. Sự sợ hãi còn ở đó. Do vậy, cuối cùng thì tất cả chúng tôi, bất kể là tôn giáo nào, đều muốn hòa bình và chung sống với nhau.

ZENIT: Trong hội thảo này, chủ đề nhấn mạnh là sự thật trong truyền thông. Khi vấn đề liên quan đến đối thoại với Hồi giáo, việc nói toàn bộ sự thật có luôn phù hợp không, hay phải mang tính ngoại giao thì phù hợp hơn?

ĐGM Coussa: Đối với tôi, với thực tế của tôi, những mối quan hệ của tôi với người Hồi giáo là rất tốt. Tôi cảm kích về điều này. Quả thật, một số người sẽ ngạc nhiên khi nghe điều này, nhưng có những đại diện của cộng đồng Hồi giáo đến với tôi trong ngày Giáng sinh và Phục sinh để tham dự Lễ. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng chắc chắn có những người khác không giữ mối quan hệ với người Hồi giáo.

ZENIT: Đức Cha mong chờ điều gì từ Bộ Quy tắc Đạo đức Truyền thông gồm 10 điểm đã được trình bày và ký ở đây, ở Amman này, trong cuộc gặp gỡ này?


Hội thảo phát hành mười điểm khuyến nghị dưới đây, được dịch sang tiếng Anh từ tiếng Ả-rập bởi abouna.org:

1. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy trì liên lạc giữa các cơ quan tổ chức hội thảo, cụ thể là Hội động các Thượng phụ Công giáo Đông phương, Trung tâm các Môn học và Truyền thông Công giáo, Diễn đàn Đối thoại và Hợp tác giữa các Nhà Lãnh đạo Tôn giáo và các Học viện của Thế giới Ả-rập. Sự nhấn mạnh cũng được đặt vào tầm quan trọng của việc duy trì những liên lạc giữa các trung tâm là chi nhánh của các bên tổ chức.

2. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “Quy tắc Đạo đức Truyền thông” gồm 10 điểm được ký kết tại hội thảo để hỗ trợ cho các nhà báo và các nhân viên truyền thông. Các tham dự viên trong hội thảo hy vọng rằng tài liệu này sẽ được đánh dấu bởi nhiều cơ quan truyền thông khác nhau tại địa phương, trong vùng, và trên quốc tế.

3. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hoạt động trong lĩnh vực truyền thông để phục vụ cho việc truyền bá và bảo vệ sự thật trong tinh thần hòa nhã của lòng nhân hậu và tôn trọng bất kể những khác biệt về sắc tộc hoặc tôn giáo.

4. Cung cấp sự hỗ trợ cho các cơ quan truyền thông để phục vụ và đẩy mạnh sự đối thoại giữa các tín đồ của các tôn giáo, đồng thời để chuẩn bị những chương trình giáo dục cho các nhà báo nhằm hướng những nguồn truyền thông này đến việc chấp nhận người khác, sự hòa hợp, và văn hóa gặp gỡ.

5. Triệu tập một hội nghị quốc tế về những bài diễn thuyết gieo thù ghét đang lan tràn trên các trang mạng truyền thông xã hội, phân tích những bài diễn thuyết này, thúc giục con người tránh xa những tin đồn và những tin tức giả, và kêu gọi một chiến lược để Liên minh Ả-rập thông qua nhằm kết án những người lăng mạ tôn giáo và dùng các nguồn truyền thông để đối phó với những bài diễn thuyết gieo thù hận.

6. Thúc đẩy các trường học và đại học đưa ra những chương trình đặc biệt đẩy mạnh việc sử dụng mạng truyền thông xã hội thích đáng để đề cao hòa bình xã hội và truyền thông nhân đạo tỏa lan sự yêu thương và tôn trọng lẫn nhau.

7. Xuất bản văn bản của các phiên họp dưới dạng một quyển sách tài liệu để phục vụ cho việc tham khảo cho những thảo luận và đối thoại trong tương lai về mối quan hệ giữa truyền thông và sự thật.

8. Gửi một thông điệp trân trọng đến Hội đồng các Thượng phụ Công giáo Đông phương, sẽ nhóm họp tại Cairo vào tháng Mười Một năm 2019, để thông qua ấn bản phát hành cho truyền thông trong lần họp tiếp theo, và phương hướng thành lập một sự hợp tác truyền thông vĩnh viễn giữa các Giáo hội khác nhau.

9. Hướng dẫn sự phối hợp liên tục giữa các trung tâm truyền thông Ki-tô giáo và Hồi giáo để thông qua một bài viết dựa trên các sách thánh để đưa mọi người lại với nhau và phục vụ như một tường thành ngăn chặn những cố gắng gây ra sự ly giáo và bất hòa.

10. Thiết lập một phòng quan sát truyền thông để bác bỏ những ý tưởng sai lệch và giả tạo, và lan truyền tinh thần đối thoại.


ĐGM Coussa: Tôi muốn mang theo mình những công trình của Hội thảo hòa bình này, để nói lên sự thật mà không sợ hãi, và để tất cả mọi người lại sống trong hòa bình. Chúa Giê-su nói, hãy nói sự thật và đừng sợ.

ZENIT: Đức Cha có ý kiến gì về Văn kiện về Tình Huynh đệ Con người đối với nền Hòa bình Thế giới và Chung sống, được ký kết tại Abu Dhabi, ngày 4 tháng Hai, 2019, giữa Đức Thánh Cha Phanxico và Đức Đại Imam của Đại học Alzhar Al Tayyeb, trong đó cũng có ngôn ngữ rất mạnh mẽ lên án chủ nghĩa cực đoan tôn giáo?

ĐGM Coussa: Nó rất đẹp. Tôi đã nói chuyện với các phóng viên ở Ai-cập để xuất bản nó và công bố rộng rãi những gì Vị Đứng đầu của Giáo hội Công giáo nói với tất cả mọi người Ki-tô hữu; việc cần thiết phải sống với nhau.

ZENIT: Ngoài việc đức cha kêu gọi lan truyền thông điệp này, đức cha có cho rằng văn kiện này được lưu hành trong khắp đất nước? Không những giữa người Công giáo hay Ki-tô hữu, nhưng giữa cả những người Hồi giáo?

ĐGM Coussa: Vâng. Điều đó là chắc chắn. Nó cũng đã được lưu hành trong các ấn bản đời, thậm chí trên báo chí tiếng Ai-cập. Đây là một dấu hiệu tốt lành để dần dần tài liệu này trở nên ngày càng được nhiều người biết đến, và đã nhận được sự chào đón tích cực này.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/6/2019]


Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Đức Thánh Cha Phanxico gửi thông điệp video đến Hội thảo các Trường học về tình trạng bạo lực học đường

Đức Thánh Cha Phanxico gửi thông điệp video đến Hội thảo các Trường học về tình trạng bạo lực học đường
Vatican Media Screenshot

Đức Thánh Cha Phanxico gửi thông điệp video đến Hội thảo các Trường học về tình trạng bạo lực học đường

#StopcyberbullyingDay – 24h Scholas Talks, được tổ chức bởi Tổ chức Scholas Occurrentes

21 tháng Sáu, 2019 18:51

Dưới đây là nguyên văn thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxico gửi các tham dự viên trong hội thảo trực tuyến lần đầu tiên chống lại tình trạng bạo lực học đường và bạo lực internet, với chủ đề “#StopcyberbullyingDay – 24h Scholas Talks” (tạm dịch: Tọa đàm học đường 24 giờ – Ngày chống bạo lực trên mạng), được tổ chức bởi WeZum, tổ chức quan sát thanh thiếu niên quốc tế của Tổ chức Scholas Occurrentes Giáo hoàng, cùng hợp tác với Time4Child Cooperativa Sociale ONLUS, diễn ra ngày 21 tháng Sáu, 2019, tại Roma trong trụ sở của Tổ chức ở biệt thự Piazza San Calisto:



Thông điệp Video của Đức Thánh Cha

Các bạn trẻ của Scholas thân mến:

Thật vui được nói chuyện với các bạn. Cha biết tất cả những việc chúng con đang làm, đây là một công việc khổng lồ, một nỗ lực rất lớn mà mỗi người chúng con đưa ra để tổ chức những cuộc họp này.

Một vấn đề mà cha quan tâm rất nhiều đó là mỗi chúng con phải tìm cho mình một giá trị riêng, mà không cần phải hạ thấp hoặc gạt bỏ giá trị của người khác. Tìm kiếm giá trị cho riêng mình là một hành trình, nó là một hành trình đối thoại, nó là một hành trình suy tư, nó là một hành trình nội tâm.

Và một cách rất dễ dàng để tìm được con đường đó không theo cách đúng đắn là tấn công hoặc hạ thấp giá trị của người khác. Đến đây thì sự bắt nạt nảy ra. Bắt nạt là một hiện tượng tự cân bằng tâm lý, tự đánh giá bản thân, không phải là cách tự tìm lấy chính mình, nhưng là làm giảm giá trị người khác để cảm thấy mình giỏi hơn. Nó có nghĩa là học cách nhìn từ trên cao xuống thấp, và điều đó thật tệ. Đừng quên rằng cách nhìn của một người từ trên xuống chỉ hợp lý khi, chúng con biết khi nào không? Là khi giúp họ đứng dậy. Bất kỳ cái nhìn nào theo cách từ trên xuống đều là không thích đáng. Và khi việc đó xảy ra trong các nhóm thanh thiếu niên chúng con, trong trường học, trong khu xóm, bất kỳ nơi nào, trong những cách nói gây hấn, bắt nạt này, chúng con đều nhìn thấy sự nghèo nàn về giá trị của người tấn công, họ cần phải tấn công để cảm thấy rằng họ là một con người. Trong các hiệu thuốc chữa bệnh lại không bán các toa thuốc chữa bệnh bắt nạt, những phòng thí nghiệm lại chưa tìm được những công thức. Vậy thì, phải làm gì? Cách duy nhất là chia sẻ, sống với nhau, đối thoại, lắng nghe người khác, dành thời gian để cùng nhau bước đi, cần dành thời gian vì chính thời gian tạo mối quan hệ. Đừng sợ đối thoại: mỗi chúng ta đều có điều gì đó để trao tặng cho người khác. Mỗi người chúng ta đều có điều gì đó tốt lành để trao tặng cho người khác, mỗi người chúng ta đều cần phải đón nhận một điều gì đó tốt lành từ người khác. Hãy đối thoại, đối thoại làm cho chúng ta bình đẳng, không phải trong giá trị – tất cả chúng ta đều có các giá trị khác nhau – làm cho chúng ta trở nên bình đẳng trên hành trình. Chúng ta là những người lữ hành, tất cả đều bình đẳng; tất cả chúng ta đều bước đi, tất cả đều khác nhau, nhưng tất cả đều hòa hợp. Hãy tuyên chiến với tình trạng bạo lực học đường, vì nó hạ thấp phẩm giá, và đứng lên bảo vệ sự đối thoại; cùng nhau bước đi, với sự kiên nhẫn lắng nghe người khác. Từ đó nền hòa bình sẽ vững mạnh, và nền hòa bình vững mạnh đó sẽ làm cho chúng con khám phá ra phẩm giá của riêng mình, phẩm giá của riêng chúng con. Xin Chúa chúc lành cho chúng con, và tiến bước, đừng e sợ đối thoại, nó rất giá trị.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/6/2019]


PHỎNG VẤN: Ông Andrea Tornielli nói về Hồi giáo muốn đối thoại; không bao giờ lấy căm thù đáp trả căm thù

PHỎNG VẤN: Ông Andrea Tornielli nói về Hồi giáo muốn đối thoại; không bao giờ lấy căm thù đáp trả căm thù
Andrea Tornielli - Courtesy Of Catholic Center For Studies And Media In Jordan

PHỎNG VẤN: Ông Andrea Tornielli nói về Hồi giáo muốn đối thoại; không bao giờ lấy thù hận đáp trả hận thù

Giám đốc Biên tập của Bộ Truyền thông Vatican trao đổi với ZENIT tại Truyền thông của Amman và Truth Meeting, kêu gọi “giáo dục độc giả với thông tin tốt lành”

19 tháng Sáu, 2019 12:42

Điều rất quan trọng là phải thúc đẩy thông tin thật, chuyên nghiệp, không xây dựng theo những cách đơn giản hóa gây thù hận và theo hệ tư tưởng, để có sự đối thoại giữa con người và các tôn giáo, ông Andrea Tornielli nói.

Trong một phỏng vấn riêng với ZENIT tại Amman, Jordan, Giám đốc Biên tập của Bộ truyền thông Vatican và là một người tin cẩn của Đức Thánh Cha Phanxico trong mối quan hệ với thế giới thông tin, khẳng định điều này.

Hội thảo quốc tế “Những phương tiện Truyền thông và vai trò của chúng trong việc bảo vệ sự thật,” phản ánh về sự đối thoại giữa các tôn giáo và dân tộc ở Trung Đông, đang diễn ra tại thủ đô của Jordan, từ ngày 18 đến 20 tháng Sáu, 2019. Cuộc họp được thúc đẩy bởi Hội đồng các Thượng phụ Công giáo của Đông phương, Trung tâm Công giáo về các Môn học và Truyền thông ở Jordan, với sự hợp tác của Diễn đàn Đối thoại và Hợp tác giữa các nhà Lãnh đạo Tôn giáo và Học viện của Thế giới Ả-rập” và Văn phòng Du lịch của Jordan.

Phóng viên Vatican cấp cao của Zenit, Deborah Castellano Lubov, đang ở Amman để tham dự hội thảo trong phiên thảo luận về “Các Phương tiện Truyền thông và sự thật: mối quan hệ như thế nào?”

Đức Thánh Cha Phanxico đã đến thăm Jordan, quê hương chịu Phép Rửa của Chúa Giê-su, năm 2014 trong hành trình về Đất Thánh. Ngài thực hiện việc đó theo những bước đi của Đức Benedict XVI (2009) và Thánh Gioan Phaolo II (2000). Jordan, với đại đa số là người Hồi giáo, người Công giáo chỉ chiếm không đến 1% dân số, có tiếng là một đất nước hòa bình và khoan dung trong vùng Trung Đông.

Dưới đây là phỏng vấn riêng của Zenit với ông Andrea Tornielli được thực hiện ở Amman;


***

ZENIT: Tầm quan trọng của cuộc họp này ở Amman là gì, trong đó ông tham dự với vai trò giám đốc biên tập của Bộ Truyền thông Vatican?

Andrea Tornielli: Nó là một cuộc họp quan trọng không chỉ vì người Ki-tô giáo của Trung Đông tổ chức nó, nhưng trên hết, vì mục tiêu của nó là thúc đẩy sự đối thoại, thông tin không được xây dựng từ sự thù hận hoặc những va chạm giữa các tín hữu của các tôn giáo khác nhau, nhưng trên hết là chống lại hiện tượng tin giả. Dĩ nhiên là có nhiều vấn đề ở các quốc gia Trung Đông do việc điều khiển thông tin, nhưng cũng bởi vì ở Trung Đông, cũng như trên thế giới, có những nhóm sử dụng truyền thông xã hội để cố gắng thao túng thông tin.

ZENIT: Hiện tượng này có thể được so sánh như thế nào?

Andrea Tornielli: Tôi tin rằng câu trả lời không bao giờ có thể là sự đáp trả theo luật pháp, tức là xây dựng những luật chặn đứng sự tự do của con người. Câu trả lời chỉ có thể là giáo dục. Không lấy thù hận để trả lời cho thù hận. Mặt khác, với sự chỉ trích thì có thể thảo luận. Người ta có thể chỉ trích khi họ không đồng ý. Nhưng khi có những tấn công dựa trên thù hận và niềm tin xấu, người ta không thể đáp trả bằng cách hạ mình xuống cùng mức độ. Người đọc phải được giáo dục và được truyền tải với những thông tin tốt, có nghĩa là những thông tin chuyên nghiệp, thật sự chú ý đến sự thật, cố gắng truyền tải sự thật, và tìm cách giải thích bối cảnh của bản tin. Ngày nay, cái đang thiếu trong quá nhiều thông tin được đăng tải trên truyền thông xã hội là bối cảnh, tức là câu chuyện đi trước bản tin, tường thuật những thật sự xảy ra, những yếu tố thật sự được khẳng định … 

Như tôi đã nói sáng nay trong bài phát biểu, nếu một người truyền tải thông tin cũng có thể cho biết thông tin về bối cảnh của bản tin hay câu chuyện của họ, thì đó là sự phục vụ truyền thông tốt lành. Tuy nhiên, ngày nay bối cảnh người ta cần phải đưa vào bản tin rất thường bị thiếu. Cũng vậy, thật đáng buồn là thông tin chuyên nghiệp cũng bị thiếu. Lý do cũng vì thực tế người làm báo ngày nay phải đóng những vai trò khác và phải luôn kịp thời. Nhưng phải mất thời gian để tìm hiểu, để đọc, để suy nghĩ … 

ZENIT: Ngày 4 tháng Hai năm 2019, trong chuyến đi của Đức Giáo hoàng đến Abu Dhabi, Đức Thánh Cha Phanxico và Đức Đại Imam của Đại học Al Ahzar Al Tayeb đã ký tuyên ngôn chung lịch sử về tình huynh đệ nhân loại. Tôi có vinh dự được có mặt ở đó theo sau chuyến đi trên chuyến bay giáo hoàng. Văn kiện này kết án chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Ông có cảm thấy rằng ở Amman này cũng có cùng tinh thần gặp gỡ như vậy?

Andrea Tornielli: Vâng, có vẻ là như vậy, cũng vì kinh nghiệm ở Jordan là một kinh nghiệm tích cực của sự đối thoại giữa người Ki-tô hữu và người Hồi giáo. Tinh thần là đấu tranh chống sự thù hận, chủ nghĩa cực đoan, cuồng tín và cố gắng tìm con đường đối thoại. Và đối thoại không có nghĩa là từ bỏ những nguyên tắc, bản sắc của một bên, nhưng nó có nghĩa là chân nhận nhau, chân nhận rằng người khác cũng có thể tiến bước … 

ZENIT: Có yếu tố nào trong văn kiện đó mà ông tin là vô cùng quan trọng cần làm nổi bật lên?

Andrea Tornielli: Điều thú vị về Abu Dhabi là lần đầu tiên có một cam kết mạnh mẽ từ phía giới chức Hồi giáo đi theo một hướng. Có thể có người đặt câu hỏi, “như vậy có đủ chưa?” Chắc chắn là chưa! “Quyền hạn đó có được toàn thế giới Hồi giáo công nhận không?” Không. Nhưng đó là cách khởi đầu của một hành trình. Và tôi tin là thiết lập những mối quan hệ con người và cá nhân luôn luôn là một bước đi tích cực, chân nhận nhau là anh em và không thù ghét nhau vì niềm tin.

ZENIT: Theo ý kiến của ông, những hy vọng của Đức Giáo hoàng Phanxico ngày nay là gì qua văn kiện đó? Đức Thánh Cha hy vọng những kết quả cụ thể nào, và có thể được trân trọng nhất sau chữ ký lịch sử đó?

Andrea Tornielli: Sau việc ký kết tài liệu về tình huynh đệ con người ở Abu Dhabi đó, tôi tin rằng niềm hy vọng của Đức Thánh Cha là có thể cho thấy và thể hiện rõ rằng có một Hồi giáo muốn đối thoại, cam kết tôn trọng nhân quyền và cam kết thực hiện sự tiến bộ cụ thể, đặt những bước đi quan trọng!

Chẳng hạn, tôi rất ấn tượng đối với những đoạn tuyên bố về phẩm giá của nữ giới. Tôi tin rằng niềm hy vọng lớn của Đức Phanxico là những lời đó dần dần biến thành sự thật.

ZENIT: Vậy thì, sự thật về Hồi giáo cần tìm được không gian trên truyền thông là gì?

Andrea Tornielli: Sự thật là có một Hồi giáo đối thoại và từ đó một sự chung sống hòa bình có thể được xây dựng. Sự thật là đã có rất nhiều câu chuyện về sự chung sống tốt đẹp, chị cần phải biết và kể về chúng. Điều này không phải là để quên đi cái xấu xảy ra do sự cuồng tín, nhưng để cho thấy rằng thực tế không phải luôn như nhau. Nó rất phức tạp. Và khi tôi nói về tính phức tạp của thực tại, tôi có ý nói rằng chúng ta cần có thể hiểu được điều gì đang xảy ra trong Hồi giáo. “Chiến trường” thật sự ngày nay là bên trong các trại Hồi giáo, trong sự va chạm giữa người Shiite và người Sunni, trong các hoạt động lớn mà chúng ta nhìn thấy trên quốc tế … Không bao giờ nhường đường cho những sự đơn giản hóa hệ tư tưởng theo cách của người Daesh, giống như sự va chạm cuối cùng giữa Hồi giáo và thập tự chinh … không phải như vậy!

ZENIT: Ở Amman này, với sự gặp gỡ giữa người Hồi giáo và Ki-tô giáo, có một không khí rất tích cực. Có cảm giác rằng qua những bước đi nhỏ như vậy, thì những cuộc gặp gỡ liên tôn giữa hai niềm tin có thể ngày càng trở nên bình thường hơn ...

Andrea Tornielli: Những cơ hội gặp gỡ này phải được nhân thêm. Lần gần đây nhất tôi đến Amman là ba năm trước, vì quyển sách ‘Tên của Thiên Chúa là Lòng Thương xót’ đã được dịch sang tiếng Ả-rập. Chúng tôi trình bày về nó ở Jordan này và có Đức Đại Imam của Đền thờ của Amman, ngài chào tôi. Rồi chúng tôi nói về lòng thương xót với một nhà thần học của đại học Hồi giáo. Nó thật sự làm tôi sửng sốt, thật vậy, khi nói về một chủ đề như lòng thương xót của Chúa hầu như đều có điểm chung như nhau, vì người Hồi giáo cũng nói về Thiên Chúa Toàn năng và Giàu lòng Thương xót. Sự thật thì Jordan là một nơi mà sự đối thoại này có thể diễn ra, trong khi đáng buồn là ở nhiều nơi khác chủ nghĩa cuồng tín đang nở ra … vì vậy đây là điểm quan trọng của những cuộc họp như vậy ở Abu Dhabi và như cuộc họp này!



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/6/2019]