Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Những người sống sót của nạn buôn người kể bằng chứng của họ tại Hội nghị Nhóm Thánh Marta

Những người sống sót của nạn buôn người kể bằng chứng của họ tại Hội nghị Nhóm Thánh Marta

“Sự thật là, tình trạng nô lệ không chỉ xảy ra ở những quốc gia xa xôi. Nó xảy ra trong các thành phố, các thị trấn, và các khu xóm của chúng ta”
27 tháng 10, 2016
card-vicent-nichols-in-the-vatican-press-office-2026-10-27-zenit-cc
ZENIT Photo
Hôm nay trong buổi họp báo tại Vatican, hai người sống sót của nạn buôn người kể những bằng chứng của họ, cùng với Đức Hồng y Nichols là Tổng Giám mục Westminster. Hồng Y Chủ tịch Nhóm Thánh Marta đang có Hội nghị lần thứ ba. Nhóm quốc tế này được bắt đầu năm 2014 bởi Đức Thánh Cha Phanxico để chống lại nạn buôn người.
Dưới đây là những câu chuyện bằng chứng của họ do Vatican cung cấp:
__
1. Bằng chứng của Al Bangura
Al Bangura sinh ra và lớn lên ở Sierra Leone nhưng hiện tại sống ở London với vợ và các con nhỏ. Anh là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp chơi cho Câu Lạc Bộ Watford trong giải Ngoại hạng Anh. Al cũng là người sống sót của nạn buôn người. Đây là câu chuyện của anh ...
Tôi cũng lớn lên giống như bất kỳ đứa con trai nào khác. Tôi thích chạy nhảy, cười đùa và vui chơi với bạn bè. Đôi chân trần của tôi luôn luôn nhuốm màu đất, nhuộm màu theo từng giờ đá bóng quanh khu đất đầy bụi gần nhà tôi.
Tôi lớn lên với hai em gái, mẹ và cha, lúc đó cha tôi là một người đứng đầu của tổ chức bí mật. Tôi được 1 tuổi khi ông qua đời nhưng lúc tôi lên 15 tuổi tôi đã chịu rất nhiều áp lực  để đảm trách vị trí của cha tôi. Trong suốt thời gian này, Sierra Leone trải qua cuộc nội chiến tàn bạo và đe dọa nhiều đến sự sống của tôi và của gia đình, tôi được gửi đến Guinea.
Tôi liều mạng bảo vệ và chu cấp cho mẹ và các em gái tôi nhưng tôi ở trong một quốc gia hoàn toàn xa lạ và không biết ai để có thể nhờ đến. Chính tại đây tôi gặp một người Pháp hứa hẹn cho tôi cả một thế giới – cơ hội nhiều thanh niên và tôi đặc biệt mơ đến – cơ hội được chơi bóng đá chuyên nghiệp. Tôi bắt đầu tin tưởng người đàn ông này nhưng cũng chính tại đây cơn ác mộng của tôi bắt đầu.
Tôi được đưa đến Paris theo lời hứa là tôi sẽ chơi cho một đội bóng Châu Âu. Từ đó tôi được đưa đến London. Ngay sau đó mọi việc dần sáng tỏ là có gì đó không đúng. Tôi bị đưa đến một khách sạn và để ở đó một mình. Liền sau đó những người đàn ông lớn tuổi hơn bắt đầu xuất hiện và tiếp cận tôi, sờ soạng tôi và cưỡng bức tôi. Quá sợ hãi và tôi chẳng còn biết chuyện gì xảy ra, không thể nói được tiếng Anh và không có ai đến để giúp đỡ. Tôi cảm thấy bị mắc bẫy. Tuy nhiên, cưỡng lại tất cả những chuyện kinh khủng, và tôi cũng không biết bằng cách nào, tôi đã trốn thoát.

Tôi tìm được người nói được ngôn ngữ của tôi và ông ta trả tiền xe buýt cho tôi đến Văn phòng Di trú của Anh. Họ không thể xác định được tuổi của tôi, vì tôi không có giấy chứng minh. Tôi được đưa vào một nhà ở Chertsey ở Đông Nam nước Anh và chính tại đó tôi bắt đầu chơi bóng. Thật kỳ diệu là một người chiêu mộ cho Câu Lạc Bộ Bóng đá Watford phát hiện ra tôi và tôi được ký chơi cho đội. Tôi đã có thể giúp họ đưa Câu Lạc Bộ lên Giải Ngoại hạng và cuối cùng được chơi trước hàng ngàn người trong một số những sân vận động nổi tiếng nhất trên thế giới.
Tôi nhận ra mình quá may mắn đã trốn thoát được. Thật buồn cho rất nhiều người khác trong hoàn cảnh của tôi không thoát được. Trong các quốc gia trên khắp thế giới, nạn buôn người không chỉ tồn tại nhưng nó còn phất lên. Ở Tây Phi, câu chuyện của tôi là rất bình thường. Hàng ngàn các thiếu niên, rất nhiều trong số đó muốn trở thành cầu thủ bóng đá, bị bán vì một ước mơ và kết cục là ác mộng. Thực tế tôi vẫn nghe những câu chuyện như của tôi ở quê nhà.
Sự thật là, tình trạng nô lệ không chỉ xảy ra ở những quốc gia xa xôi. Nó xảy ra trong các thành phố, các thị trấn, và các khu xóm của chúng ta. Nó đang xảy ra ngay bây giờ và nó phải chấm dứt. Những thủ phạm phải bị đưa ra công lý … cho tôi, cho các nạn nhân khác, cho các bạn. Những kẻ buôn người phải bị tống ngục để họ không thể tiếp tục hoạt động tội ác của họ.
Bóng đá là niềm đam mê của tôi và nó cho tôi mọi thứ tôi có. Quan trọng hơn cả nó cho tôi tự do. Những gì đã xảy ra cho tôi vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của tôi. Ví dụ, tôi cảm thấy rất khó tin tưởng được các ông bầu bóng đá là những người nói rằng họ đại diện cho những đam mê của tôi và tôi đã phải chiến đấu để sử dụng tốt nhất những tài năng của tôi. Thỉnh thoảng nó cũng ảnh hưởng đến khả năng chu cấp cho gia đình tôi trong những ngày về sau này trong sự nghiệp. Tuy nhiên, khi tôi chơi bóng đá tôi vẫn cảm thấy mình tự do. Tôi tìm lại được sự tự tin. Tôi bắt đầu cười.
Bây giờ tôi rất tự hào được làm Đại sứ cho Thể thao vì Tự do, một tổ chức bác ái sử dụng sức mạnh tích cực của thể thao để nâng cao nhận thức về tình trạng buôn người và giúp phục hồi cho những người sống sót.
Tuần trước tôi có nói chuyện tại giải Bóng đá vì Tự do, một giải Quốc tế U16 do tổ chức bác ái của chúng tôi chủ trì cùng liên kết với Giải Ngoại hạng. Nó đem các cầu thủ trẻ chuyên nghiệp lại với nhau từ nước Anh cũng như các đội quốc tế khác. Tôi cùng phát biểu với Kevin Hyland, Ủy viên Chống Nô lệ Độc lập của Anh, người đã đạt được rất nhiều thành công trong năm đầu tiên, và tôi đã có thể dạy và kể câu chuyện của tôi cho các thiếu niên, những em đang bắt đầu vào sự nghiệp bóng đá của chúng.
Tôi cũng rất vinh dự được nói chuyện trong một buổi lễ tưởng nhớ công cuộc của William Wilberforce và cuộc chiến gần đây của nước Anh chống lại tình trạng nô lệ hiện đại. Thủ tướng Anh, Theresa May, là một người vô địch trong vấn đề này, cũng tham dự và nói một cách rất mạnh mẽ về sự cần thiết phải có cuộc chiến chống lại nạn buôn người và nô lệ hiện đại. Bà đã nói chuyện riêng với tôi và cảm ơn tôi về công việc tôi đang làm.
Vì vậy được ở đây hôm nay và có cơ hội để chia sẻ câu chuyện của tôi với tất cả quý vị và gặp gỡ được Đức Giáo Hoàng là một trong những giây phút đặc biệt nhất đời tôi.
Tôi sẽ tiếp tục đại diện cho tổ chức Thể thao vì Tự do và sử dụng sức mạnh của thể thao để dạy người khác về tội ác kinh khủng này. Thật tuyệt vời khi thấy rằng một giờ thể thao hay hoạt động thể lý có thể mang đến sự thanh thản cho những người sống sót đã phải trải qua sự kinh hoàng thực tại. Nó có thể giúp tái xây dựng sự tin tưởng, hy vọng và lòng tự tin. Thể thao có thể tái xây dựng cuộc sống và nó có thể mang các cộng đồng lại gần nhau. Đó là cách tôi lựa chọn để giúp đỡ và tôi hy vọng tất cả quý vị có thể tìm thấy được điều này trong con tim của mình để chung tay làm bất cứ điều gì có thể. Tôi tin chắc rằng bằng cách làm việc chung với nhau chúng ta có thể giúp chấm dứt nạn buôn người và tình trạng nô lệ hiện đại.

2. Bằng chứng của Princess Inyang
Tôi tên là Princess Inyang, tôi đã là một nạn nhân của nạn buôn người.
Những kẻ buôn người đưa tôi từ Nigeria đến London và Pháp năm 1999. Họ hứa cho tôi việc làm tốt là công việc nấu ăn ở Châu Âu vì ở quê tôi là một người đầu bếp.
Nhưng khi tôi đến Ý những kẻ buôn người đưa tôi đến một Tú bà và bà ta bắt tôi phải bán dâm và cũng bắt tôi phải trả món nợ là € 45,000,00. Tuy nhiên tôi đã trả hơn con số này, vì nhà thuê đắt hơn số tiền nợ.
Cuộc sống ngoài đường phố quá khó khăn cho đến khi tôi tìm được vị cứu tinh của tôi là Mossino Alberto đã giúp tôi một tay, ông Piero Vercelli mà sau đó trở thành giám đốc của tôi và linh mục Don Gallo của Caritas ở Asti.
Tôi đã trốn thoát khỏi những kẻ buôn người và sau đó thành lập hội PIAM Onlus với ý tưởng giúp đỡ những nạn nhân của mại dâm, vì chính tôi đã trải qua như họ. Tôi đang sống chứng nhân cho những mối nguy hiểm và những tàn bạo mà nhiều phụ nữ Nigeria đang là đối tượng gánh chịu. Tim tôi nhảy mừng khi tôi có thể giúp được một người.
PIAM được thành lập giữa năm 1999 và 2000 với sự giúp đỡ của những vị đã nói ở trên. Chúng tôi bắt đầu bằng nhóm tiếp cận đường phố để nhận diện những nạn nhân trên đường và đưa họ về văn phòng của chúng tôi để cho họ những thông tin về sức khỏe và những địa chỉ liên lạc của những văn phòng khác có ích cho họ.
Ngoài ra, PIAM hỗ trợ những nạn nhân, xin giấy phép cư trú phù hợp theo luật của nước Ý, và chúng tôi bảo đảm cho nạn nhân một nơi ở, học hành và đào tạo hướng nghiệp.
Việc này giúp giáo dục và huấn luyện và giúp họ hòa nhập vào văn hóa và đời sống xã hội của Ý, bằng cách cho họ những cơ hội nghề nghiệp.
Giữa năm 2004-2009, chúng tôi làm việc với Nigeria để chống lại nạn buôn người cùng hợp tác với một số Tổ chức Phi chính phủ (NGO) và chúng tôi cũng xây dựng một phòng y tế để kiểm soát và điều trị HIV và những bệnh lây lan theo đường tình dục khác.
Đây là một con đường tạo những cơ hội để tiếp cận với những em gái ở Edo State và ngăn chặn các em không rơi vào tay những kẻ buôn người và mạng lưới này đã hoạt động để giảm bớt con số nạn nhân ở Ý trong những năm đó.
Nhưng chúng ta có thể thấy rằng những kẻ buôn người tiếp tục công việc của họ ngày một mạnh hơn, cho dù các tổ chức NGO đã làm hết sức để hỗ trợ các nạn nhân, nhưng có ba điều đáng lưu ý chúng ta có thể giúp để giảm bớt con số các nạn nhân.
1) có những dự án quốc tế ở trong nước, không chỉ là một sự hợp tác với những tổ chức NGO ở Edo State, nhưng phải tập trung vào những vùng địa phương để xây dựng những kỹ năng và học bổng cho các thiếu nữ, vì điều này có thể thuyết phục các em không sang Châu Âu với những kẻ buôn người.
2) những cơ quan thực thi luật quốc tế phải hoạt động mạnh mẽ với nhau để tìm ra những kẻ buôn người đang hoạt động ở Nigeria, Niger và Libya để giảm tình trạng thương mại tình dục và hoạt động tội phạm.
3) để kết luận, cần phải có thêm nhiều nơi trú ngụ ở Châu Âu cho những nạn nhân buôn người và thêm những quỹ cho các chương trình bảo vệ cho rất nhiều các nạn nhân đang tìm sự trợ giúp.

3. Bằng chứng của Crystal (cô không kể bằng chứng tại hội nghị nhưng được trình bày ở đây theo những gì cô viết gửi cho Đức Thánh Cha)
Hoàn cảnh quá khứ:
Con tên Crystal và con từ Ca-ri-bê bị bán như một nô lệ hầu trong nhà. Con đã cố trốn thoát một cuộc hôn nhân bạo lực nhưng cuối cùng rơi vào môi trường làm việc 18 giờ/7 ngày một tuần cho một gia đình trung lưu ở Nigeria. Con không quen biết một người nào ở đất nước này; vì thế con bị lệ thuộc hoàn toàn vào những kẻ buôn người. Con không được phép nói chuyện với hàng xóm/bất cứ ai. Lúc con bị bán sang London tuổi của những đứa con của con là (13, 10, 7 và 4).
Thậm chí cho đến hôm nay điều gây trở ngại nhất cho con là những người bán con giữ vị trí cao trong nhà thờ nơi họ làm việc. Con đã có một người bạn (hay có thể gọi như vậy) người mà con tin cậy khi con trở về được Ca-ri-bê. Bà này trước đây đã có sang Anh, và con không hề biết điều này, bà này cũng hoạt động như là một kẻ dắt người cho những tay buôn người. Sau khi con thổ lộ cho bà ấy biết con muốn bỏ người chồng cục cằn của con, bà ta liền giải thích cho con rằng điều đó sẽ là vô ích nếu con không rời khỏi Ca-ri-bê, đặc biệt vì hòn đảo của chúng con rất nhỏ. Chỉ vì con đã cố tìm cách chạy thoát khỏi người chồng vũ phu trong quá khứ và sợ rằng ông ta tìm được con, đánh con và đưa con trở về nhà như một món đồ sở hữu, con đã nhắm mắt tin người đàn bà này.
Trước khi đến Anh, con chưa bao giờ ra khỏi đất nước, và không hề nghe nói gì về chuyện buôn bán người. Vì thế con chẳng có lý do gì nghi ngờ bà ta. Khi bà ta nói rằng bà sẽ hỗ trợ con sắp xếp mọi thứ, con không hề nghĩ là con bị bà ta đưa vào hoàn cảnh cuối cùng như vậy.
Bà ta nói với con về một gia đình Ki-tô hữu mà bà ta đã liên lạc ở bên Anh, sau đó bà ta giới thiệu con cho người vợ qua điện thoại. Người vợ sau đó gọi nói chuyện với con rất bình thường và cuối cùng con bắt đầu trải lòng với bà ta. Bà ta giải thích với con rằng chính bà cũng đã từng trả qua bạo lực gia đình trong mối quan hệ trước, bà ta hiểu những gì con đang trải qua. Một lần nữa, con lại được bảo rằng cách duy nhất để thoát khỏi bánh xe đọa đày này là rời bỏ đất nước và đi sang Anh. Con cũng được bảo đảm rằng họ (gia đình Ki-tô hữu) cũng sẽ giúp các con của con đi, khi nào con đã định cư ổn định. Con thấy đây như là cơ hội cả đời. Ôi lạy Chúa, có thật chuyện này xảy ra cho con? Đây có phải là dấu chấm hết cho cuộc sống đau khổ của con? Con cảm thấy dường như một cứu tinh đã đến cứu thoát con. Con gọi bà ta là thiên thần bản mệnh của con, con quá ngây thơ. Vấn đề của những kẻ buôn người là họ là dã thú; họ chắc chắn nhe nanh vuốt.
Tình hình hiện tại:
Sau một thời gian dài 7 năm thử thách trường hợp của con đã được Phòng Di Trú cho định cư, con rất vui kể rằng hai đứa con út của con, bây giờ 19 và 16 tuổi, đã di cư sang Anh năm ngoái và chúng đã định cư rất tốt. Đứa con cả của con hiện cũng đang ở đây trong chuyến nghỉ hè 6 tuần. (Con đã không được gặp nó trong hơn 10 năm!) và cuộc sống đang diễn ra rất tốt.
Hơn nữa con cũng đã tìm được và giữ được một việc làm toàn thời gian ổn định với vị trí cố vấn quản lý cho một tổ chức bác ái phúc lợi việc làm ở Đông Nam London
Mặc dù công việc ước mơ của con là làm việc với các nạn nhân/những người cứu tinh của nạn buôn người trong tương lai
(1) Vì những kẻ buôn người rất có tổ chức, họ thường xuyên di chuyển chúng con đi nơi này nơi khác. Ban đầu chúng con bị chuyển đến St. Albans, sau đó sang Reading và cuối cùng đến Dartford.
(2) Con đã trải qua 4 năm làm nô lệ trong nhà cho ba gia đình khác nhau.
(3) Con đã bị bắt tại nhà cuối cùng, ở Dartford. Nữ nhân viên di trú hỏi con bằng cách nào con lại đến sống tại địa chỉ đó và sau khi kể chuyện của con bà ấy khuyên con ngay lập tức đến nhà ga, và sau khi đến nơi con nên xin được nói chuyện với nhân viên Văn Phòng Phản Ứng Nhanh với Nạn Buôn Người. Con rất biết ơn vì lời khuyên này vì chỉ sau lần gặp gỡ đầu tiên đó con mới thực sự hiểu tại sao người nhân viên di trú đó khuyên con như vậy.
(4) Đầu tiên, sau khi bảo lãnh cho con, cảnh sát chuyển con qua cho sự quản lý chăm sóc của Hội trợ giúp Người Di dân. Một vài tổ chức khác sau đó đến giúp con, chẳng hạn: Medaille Trust, Tư pháp Tị nạn và Di trú, Dự án Poppy, Quỹ Helen Bamber, Mạng lưới Phụ nữ và Thiếu nữ, Quỹ Chống Buôn Người, HERA (Nghiệp đoàn Phụ nữ chống Buôn người), Tư vấn Tị nạn (một vài tên tiêu biểu).
(5) Một số thách thức chính sau khi con thoát khỏi tay những kẻ buôn người như sau:
- Được sự tin tưởng của Phòng Di Trí. Cho dù họ thừa nhận con là nhân chứng đáng tin. Cuối cùng vẫn phải mất 5 năm để tình trạng tị nạn của con được chấp nhận.
- Do thiếu những huấn luyện phù hợp khi tiếp xúc với những nạn nhân buôn người, một số kinh nghiệm của con khi tiếp xúc với cảnh sát thật kinh khủng
- Thiếu sự giao tiếp hiệu quả giữa những bên có liên quan chính (chẳng hạn Văn phòng Di trú, các Tổ Chức Phi Chính Phủ, Cảnh sát và Nạn nhân) gây ra rất nhiều sự chậm trễ.
- Bản quyết định tình trạng tị nạn (NRM) cho trường hợp của con hoàn toàn vô ích khi quyết định được đưa ra. Phải mất hơn 3 năm; cuối cùng kết quả đưa đến là quyết định phủ nhận. Cho dù quyết định phải được đưa ra trong vòng 45 ngày theo quyết định khung hợp lý.
- Do sự trì hoãn lâu đối với trường hợp bị buôn người của con, phòng Khởi tố Tội phạm (CPS) nói rằng những kẻ bán con sẽ không bị truy tố. Tuy nhiên cả hai đã bị bắt
- Trong suốt 5 năm chờ đợi quyết định của Văn phòng Di trí, con bị chuyển qua lại trên 11 lần (có sự hỗ trợ chỗ ăn ở)
Từ kinh nghiệm này con hiểu được rằng Thiên Chúa có thể đưa chúng con vượt qua bất kỳ hoàn cảnh hoặc tình trạng nào. Hành trình tinh thần của con cùng với Đức Ki-tô đã trở nên mạnh mẽ rất nhiều vì con đã có thể dựa vào sức mạnh nội tâm của con; một điều con thậm chí không biết là mình có được nó.

[Nguồn:  zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/10/2016]


Đức Thánh Cha gặp gỡ các thành viên của Nhóm do Ngài thành lập chống lại Nạn Buôn người

Đức Thánh Cha gặp gỡ các thành viên của Nhóm do Ngài thành lập chống lại Nạn Buôn người

Đức Ki-tô cũng nói, “Ta bị lạm dụng, bị bóc lột, bị làm nô lệ, và các ngươi đã đến cứu giúp ta’
27 tháng 10, 2016
Santa Marta Group against human trafficking
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Đức Thánh Cha hôm nay tiếp khoảng 100 thành viên của “Nhóm Thánh Marta” nhâp dịp Hội nghị lần thứ ba của tổ chức quốc tế chống buôn người này
Được Đức Thánh Cha Phanxico khởi xướng năm 2014 và chủ tịch là Đức Hồng Y Vinh-sơn Nichols, Tổng Giám Mục Westminter, Nhóm Thánh Marta gồm các sĩ quan cảnh sát, các giám mục, nữ tu và các đại diện của xã hội dân sự và mục đích là tạo ra những mối quan hệ tin tưởng giữa cảnh sát và Giáo hội, đặc biệt với các nữ tu, để có thể đánh bại được tội ác này và các nạn nhân được hỗ trợ, giúp đỡ, và trên hết là được tái hòa nhập vào xã hội.
Từ năm 2014 Nhóm Thánh Marta đã tổ chức các hội nghị ở Anh và Tây Ban Nha, và cùng với quan sát viên thường trực của Tòa Thánh liên kết tổ chức một hội nghị tại Liên Hợp quốc. Nhóm cũng đã tổ chức những buổi họp cấp miền trong vùng Mỹ La-tinh, Châu Phi và Châu Á, cũng như một hội nghị ở Ireland tập trung về ngành công nghiệp biển.
Đức Thánh Cha chào thân ái các thành viên của Nhóm và nhấn mạnh rằng nạn buôn người là đại diện cho một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta.
“Nhóm Thánh Marta, gồm các giới chức của Giáo hội và dân sự, đang có một đóng góp quan trọng trong việc chiến đấu với tai họa của tình trạng buôn người, đây là hình thức nô lệ mới, nạn nhân là đàn ông và phụ nữ, thường là nhóm người thiểu số, bị bóc lột và dẫn đến nghèo khổ và bị gạt ra bên lề xã hội. Khi tôi viết gửi quý vị 1 năm trước nhân cuộc họp của quý vị tại El Escorial, những gì cần có là một nỗ lực hài hòa, tích cực và bền bỉ vừa để chấm dứt những nguyên nhân của hiện tượng phức tạp này, vừa để gặp gỡ, hỗ trợ và giúp đỡ những người phải rơi vào những cái bẫy của nạn buôn người. Theo các tổ chức quốc tế, thật không may, con số những nạn nhân này tăng lên mỗi năm. Họ là những người không có khả năng tự vệ, họ bị cướp mất phẩm giá, cướp mất tính toàn vẹn thể xác và tâm lý, và thậm chí cả mạng sống của họ.”
“Các bạn thân mến, tôi xin cảm ơn và tôi khuyến khích các bạn tiếp tục những nỗ lực của mình. Thiên Chúa sẽ biết cách bù đắp lại cho những gì quý vị đã làm cho những người bé mọn nhất của xã hội hôm nay. Người nói, ‘Ta đói, Ta khát,’ và các ngươi giúp Ta; ngày nay Người có lẽ nói rằng, ‘Ta bị lạm dụng, bị bóc lột, bị làm nô lệ, và các ngươi đã đến giúp ta.’
“Tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng quý vị trong sự gần gũi và lời cầu nguyện. Và cả quý vị nữa, xin cầu nguyện cho tôi,” Đức Phanxico kết luận.
Đức Thánh Cha gặp gỡ các thành viên của Nhóm do Ngài thành lập chống lại Nạn Buôn người

Dưới đây là bản dịch lời chào mừng của Đức thánh Cha với những người có mặt trong buổi gặp gỡ.
* * *
Huynh đệ Giám mục thân mến,
Kính thưa quý vị,
Tôi vô cùng vui mừng được gặp gỡ quý vị nhân dịp hội nghị này, một dịp để phát triển sự hợp tác của quý vị chống lại tình trạng buôn người và hỗ trợ những nạn nhân. Tôi xin cảm ơn Đức Hồng Y Nichols về những lời của ngài và sự cam kết của ngài giải quyết những nguyên nhân này, nó góp phần vào một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta.
Nhóm Thánh Marta, gồm các giới chức của Giáo hội và dân sự, đang có một đóng góp quan trọng trong việc chiến đấu với tai họa của tình trạng buôn người, đây là hình thức nô lệ mới, nạn nhân là đàn ông và phụ nữ, thường là nhóm người thiểu số, bị bóc lột và dẫn đến nghèo khổ và bị gạt ra bên lề xã hội. Khi tôi viết gửi quý vị 1 năm trước nhân cuộc họp của quý vị tại El Escorial, những gì cần có là một nỗ lực hài hòa, tích cực và bền bỉ vừa là chấm dứt những nguyên nhân của hiện tượng phức tạp này, vừa là gặp gỡ, hỗ trợ và giúp đỡ những người phải rơi vào những cái bẫy của nạn buôn người. Theo các tổ chức quốc tế, thật không may, con số những nạn nhân này tăng lên mỗi năm. Họ là những người không có khả năng tự vệ, họ bị cướp mất phẩm giá, cướp mất tính toàn vẹn thể xác và tâm lý, và thậm chí cả mạng sống của họ.
Các bạn thân mến, tôi xin cảm ơn và tôi khuyến khích các bạn tiếp tục những nỗ lực của mình. Thiên Chúa sẽ biết cách bù đắp lại cho những gì quý vị đã làm cho những người bé mọn nhất của xã hội hôm nay. Người nói, ‘Ta đói, Ta khát,’ và các ngươi giúp Ta; ngày nay Người có lẽ nói rằng, ‘Ta bị lạm dụng, bị bóc lột, bị làm nô lệ, và các ngươi đã đến giúp ta.’
Tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng quý vị trong sự gần gũi và lời cầu nguyện. Và cả quý vị nữa, xin cầu nguyện cho tôi. Xin cảm ơn quý vị.
Đức Thánh Cha gặp gỡ các thành viên của Nhóm do Ngài thành lập chống lại Nạn Buôn người
Đức Thánh Cha gặp gỡ các thành viên của Nhóm do Ngài thành lập chống lại Nạn Buôn người
Đức Thánh Cha gặp gỡ các thành viên của Nhóm do Ngài thành lập chống lại Nạn Buôn người
Đức Thánh Cha gặp gỡ các thành viên của Nhóm do Ngài thành lập chống lại Nạn Buôn người
Đức Thánh Cha gặp gỡ các thành viên của Nhóm do Ngài thành lập chống lại Nạn Buôn người
Đức Thánh Cha gặp gỡ các thành viên của Nhóm do Ngài thành lập chống lại Nạn Buôn người
Đức Thánh Cha gặp gỡ các thành viên của Nhóm do Ngài thành lập chống lại Nạn Buôn người
Đức Thánh Cha gặp gỡ các thành viên của Nhóm do Ngài thành lập chống lại Nạn Buôn người
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

[Nguồn:  zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/10/2016]


Đức Thánh Cha: nền tảng của đời sống chúng ta là Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta

Đức Thánh Cha: nền tảng của đời sống chúng ta là Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta

Pope Francis celebrating Mass at the Santa Marta residence - OSS_ROM
Đức Thánh Cha Phanxico đang dâng Lễ tại nhà nguyện thánh Marta - OSS_ROM
28/10/2016 11:46
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng nền tảng của đời sống cho người Ki-tô hữu là Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta, ngài nói rằng Đức Giê-su luôn chuyển sang cầu nguyện tại mọi thời điểm quan trọng trong đời Ngài. Lời chia sẻ của ngài trong Thánh Lễ sáng Thứ Sáu trong nhà nguyện Thánh Marta.
Lấy ý từ bài đọc Tin mừng thuật lại việc Chúa Giê-su trải qua suốt đêm cầu nguyện trước khi chọn các tông đồ, bài giảng của Đức Thánh Cha đưa ra những suy tư về tầm quan trọng gốc rễ của cầu nguyện cho người Ki-tô hữu. Ngài nói rằng rằng Đức Giê-su là nền tảng của Giáo hội và sẽ không có Giáo hội nếu không có Người, chiếc chìa khóa cho nền tảng là Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta.

Nền tảng của Giáo hội là Đức Giê-su đang cầu nguyện cho chúng ta trước mặt Chúa Cha
Đức Giê-su lên núi để cầu nguyện và trải qua suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa.” Và sau đó là nghỉ ngơi, gặp những đám đông, chọn các tông đồ, chữa lành bệnh tật,  trừ quỷ … Vâng, nền tảng là Đức Giê-su nhưng là Giê-su cầu nguyện. Giê-su đang cầu nguyện. Ngài đã cầu nguyện và Ngài tiếp tục cầu nguyện cho Giáo hội. Nền tảng của Giáo hội là Đức Giê-su trước mặt Chúa Cha chuyển cầu thay cho chúng ta, Ngài đang cầu nguyện cho chúng ta. Chúng ta cầu nguyện lên Ngài nhưng điểm then chốt là Ngài đang cầu nguyện cho chúng ta.”

Sự an toàn của chúng ta là Đức Giê-su đang cầu nguyện cho mỗi người chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxico tiếp tục mô tả rằng Đức Giê-su luôn luôn cầu nguyện cho những người đi theo Ngài, như tại bữa Tiệc Ly hoặc trước khi thực hiện một phép lạ chẳng hạn lúc Ngài cầu nguyện với Chúa Cha trước khi đưa La-za-rô trở về từ cõi chết.
“Chúa Giê-su cầu nguyện trên Núi Cây Dầu, trên Thánh Giá, Ngài cầu nguyện: hành trình dương thế của Ngài kết thúc trong lời cầu nguyện. Và đây là sự an toàn của chúng ta, đây là nền tảng của chúng ta, và đây là tảng đá gốc của chúng ta: Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta! Giê-su đang cầu nguyện cho tôi! Và mỗi người chúng ta có thể nói như vầy: Tôi chắc chắn rằng Đức Giê-su đang cầu nguyện cho tôi; Người đang ở trước mặt Chúa Cha và đọc tên tôi lên. Đây là nền tảng của Giáo hội: Chúa Giê-su cầu nguyện.”
Đức Thánh Cha trình bày tiếp, một ví dụ khác về Chúa Giê-su cầu nguyện cho những người đi theo Ngài diễn ra trước cuộc Thương khó của Ngài, khi đó Ngài bảo ông Phê-rô rằng Ngài đã cầu nguyện cho ông để chống lại cám dỗ của Satan và cầu nguyện cho đức tin kiên vững của ông.
“Và những gì Chúa Giê-su nói với ông Phê-rô, là Ngài nói với anh chị em và với cha, với mọi người: ‘Ta đã cầu nguyện cho con, ta đang cầu nguyện cho con, ngay giờ đây ta đang cầu nguyện cho con’ và khi Người bước lên bàn thờ, Người lên để chuyển cầu, để cầu nguyện cho chúng ta. Như Người đã làm trên cây Thập tự. Và điều này cho chúng ta một cảm nhận an toàn. Tôi thuộc về cộng đoàn này, điều đó vô cùng vững vàng cho tôi vì có Giê-su là tảng đá gốc của cộng đoàn, Giê-su Người đang cầu nguyện cho tôi, Người đang cầu nguyện cho chúng ta. Ngày nay chúng ta hãy làm thật tốt để phản ánh cho Giáo hội , phản ánh mầu nhiệm của Giáo hội. Tất cả chúng ta giống như một tòa nhà nhưng nền móng của nó là Đức Giê-su, Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta, Giê-su Người  đang cầu nguyện cho tôi.”
Đức Thánh Cha: nền tảng của đời sống chúng ta là Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta
Đức Thánh Cha: nền tảng của đời sống chúng ta là Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta
Đức Thánh Cha: nền tảng của đời sống chúng ta là Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta
Đức Thánh Cha: nền tảng của đời sống chúng ta là Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta
Đức Thánh Cha: nền tảng của đời sống chúng ta là Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta
Đức Thánh Cha: nền tảng của đời sống chúng ta là Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta
Đức Thánh Cha: nền tảng của đời sống chúng ta là Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta
Đức Thánh Cha: nền tảng của đời sống chúng ta là Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta
Đức Thánh Cha: nền tảng của đời sống chúng ta là Đức Giê-su Người đang cầu nguyện cho chúng ta


[Nguồn:  radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/10/2016]